intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu tính ăn và phổ thức ăn cá bống cát

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

89
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cá bống cát Glossogobius aureus Akihito & Meguro, 1975 (G. aureus) là loài cá có thịt thơm ngon được nhiều người ưa thích và có giá trị kinh tế. Nghiên cứu tính ăn và phổ thức ăn của cá bống cát được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2013 tại vùng ven biển tỉnh Bến Tre.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu tính ăn và phổ thức ăn cá bống cát

TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 29, THÁNG 3 NĂM 2018<br /> <br /> NGHIÊN CỨU TÍNH ĂN VÀ PHỔ THỨC ĂN CÁ BỐNG CÁT<br /> Glossogobius aureus Akihito & Meguro, 1975<br /> STUDY ON FEEDING HABIT AND FEED SPECTRUM OF<br /> GOLDEN TANK GOBY Glossogobius aureus Akihito & Meguro, 1975<br /> Nguyễn Minh Tuấn1 , Trần Đắc Định2<br /> <br /> Tóm tắt – Cá bống cát Glossogobius aureus<br /> Akihito & Meguro, 1975 (G. aureus) là loài cá<br /> có thịt thơm ngon được nhiều người ưa thích và<br /> có giá trị kinh tế. Nghiên cứu tính ăn và phổ thức<br /> ăn của cá bống cát được thực hiện từ tháng 01<br /> đến tháng 12 năm 2013 tại vùng ven biển tỉnh<br /> Bến Tre. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá bống<br /> cát thuộc nhóm cá miệng trên, miệng rộng, lưỡi<br /> phát triển, phần tự do của lưỡi dài, phần cuối<br /> lưỡi xẻ thùy và chia làm đôi, răng lớn, nhọn, răng<br /> hầu phát triển, lược mang có dạng núm hoặc gai<br /> nhọn, thực quản và ruột ngắn, thành dạ dày và<br /> thành ruột dày. Cá bống cát có tỉ lệ chiều dài<br /> ruột/chiều dài cơ thể (RLG) < 1, thức ăn chủ<br /> yếu là cá (46,3%) và giáp xác (40,5%). Kết quả<br /> nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ quan tiêu hóa<br /> và phổ thức ăn cho thấy cá bống cát là cá dữ ăn<br /> động vật.<br /> Từ khóa: Cá bống cát, Glossogobius aureus,<br /> phổ thức ăn, tính ăn.<br /> <br /> was less than 1. The results also indicated that<br /> G. Aureus are fed mainly on small fish (46.3%)<br /> and crustaceans (40.5%). The result showed that<br /> G. aureus is the carnivorous species<br /> Keywords: Golden tank goby, Glossogobius<br /> aureus, feed spectrum, feeding habit.<br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Cá bống cát Glossogobius aureus Akihito &<br /> Meguro, 1975 thuộc giống Glossogobius, họ cá<br /> bống trắng (Gobiidae), bộ cá vược (Perciformes)<br /> [1]; phân bố vùng Tây Thái Bình Dương, Nam<br /> Phi, Châu Á và Châu Đại Dương: Nhật Bản đến<br /> Úc; sông Mekong và sông Chao Phraya [1], [2].<br /> Loài này sống được ở cả 3 môi trường ngọt, lợ<br /> và mặn. Cá bống cát có chiều dài thân đến 26,9<br /> cm (chiều dài chuẩn) [2]. Cá có chiều dài thành<br /> thục đầu tiên là 13,02 cm (chiều dài chuẩn) [3].<br /> Cá bống cát G. aureus có thịt ngon, giá trị kinh<br /> tế cao [4]. Đồng bằng sông Cửu Long ghi nhận<br /> được 3 loài cá bống cát thuộc giống Glossogobius<br /> là Glossogobius aureus, Glossogobius giuris và<br /> Glossogobius sparsipappllus [2]. Về hình thái, ba<br /> loài này rất giống nhau. Đặc điểm để phân biệt ba<br /> loài này là các hàng nốt cảm giác của cá trên má<br /> và nắp mang (Hình 1) [2], [5], [6]. Tuy nhiên, các<br /> nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng<br /> và sinh sản của cá bống cát đa số tập trung cho<br /> loài G. giuris, còn loài G. aureus ở vùng bãi bồi<br /> ven biển vùng ĐBSCL nói chung và ở Bến Tre<br /> nói riêng cho đến nay vẫn còn hạn chế. Do đó,<br /> việc xác định được tính ăn và phổ thức ăn của cá<br /> bống cát G. aureus sẽ làm cơ sở cho sự phát triển<br /> nghề nuôi và bảo vệ nguồn lợi của loài cá này.<br /> Với lí do trên, đề tài “Nghiên cứu tính ăn và<br /> phổ thức ăn cá bống cát Glossogobius aureus<br /> Akihito & Meguro, 1975” đã được thực hiện.<br /> <br /> Abstract – Glossogobius aureus Akihito &<br /> Meguro, 1975 is a fish with good flesh, which<br /> has brought about high economic value. The<br /> study on feeding habit and feed spectrum of G.<br /> aureus was conducted from January to December<br /> 2013 at the coastal area of Ben Tre province.<br /> The results have showed that the mouth of this<br /> fish is wide, tongue is bilobate, teeth on faws<br /> develop well. The gill rakers are sparse, short and<br /> hard. The esophagus and the intestine are short,<br /> the stomach and intestinal walls are thick. The<br /> Relative Length Gut index (RLG) of G. aureus<br /> 1<br /> <br /> Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bến Tre<br /> Email: nmtuan.snn@bentre.gov.vn<br /> 2<br /> Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ<br /> Ngày nhận bài: 07/3/2018; Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br /> 13/3/2018; Ngày chấp nhận đăng: 21/3/2018<br /> <br /> 63<br /> <br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 29, THÁNG 3 NĂM 2018<br /> <br /> hoặc cá ăn ven bờ (marginal feeder).<br /> Bên cạnh các cách phân chia như trên, Das<br /> and Moitra [10] cho rằng có thể chia tính ăn của<br /> cá dựa vào loại thức ăn tự nhiên mà cá ưa thích<br /> như cá ăn sinh vật nổi hay cá ăn chất vẩn. Nhóm<br /> cá ăn tạp được chia thành 2 nhóm phụ: cá ăn<br /> tạp thiên về thực vật và cá ăn tạp thiên về động<br /> vật. Riêng nhóm cá ăn động vật thì được chia:<br /> cá ăn côn trùng (insectivorous), cá ăn giáp xác<br /> (carciniphagus), cá ăn thân mềm (malacophagus),<br /> cá ăn các loài cá nhỏ khác (piscivorous), cá ăn ấu<br /> trùng của các loại côn trùng và cá (larvivorous),<br /> cá ăn thịt lẫn nhau (cannibalistic).<br /> Theo Nguyễn Bạch Loan [11], có thể dựa vào<br /> đặc điểm hình thái ống tiêu hóa để dự đoán tính<br /> ăn của cá. Cá hiền thường có miệng nhỏ, hẹp như<br /> cá sặc rằn, cá linh. Cá dữ thường có miệng rộng<br /> lớn như cá lóc, cá chẽm, cá bống tượng, cá bống<br /> cát. Cá ăn lọc thường không có răng; cá ăn động<br /> vật kích thước nhỏ có răng nhỏ, mịn; cá ăn động<br /> vật kích thước lớn có răng to, bén, thường có<br /> răng chó. Lược mang cũng khác nhau tùy theo<br /> tính ăn của mỗi loại cá. Cá ăn lọc lược mang<br /> dài, mảnh, xếp khít nhau; cá ăn động vật kích<br /> thước nhỏ lược mang dài, mảnh, xếp thưa; cá ăn<br /> mùn bã hoặc động vật đáy lược mang ngắn, to<br /> thô, xếp thưa; cá ăn động vật kích thước lớn trên<br /> cung mang có nhiều gai bén hoặc lược mang biến<br /> thành những núm có nhiều gai. Độ dài của ruột<br /> cũng quan hệ chặt chẽ với tính ăn: cá ăn động<br /> vật thì ruột ngắn, cá ăn thực vật thì ruột dài, cá<br /> ăn tạp thì ruột trung bình [12]. Trong thủy sản<br /> thường chia tính ăn của cá làm 3 nhóm: nhóm cá<br /> ăn động vật, nhóm cá ăn thực vật, nhóm cá ăn<br /> tạp [10].<br /> Hệ tiêu hóa của cá có chức năng lấy thức ăn từ<br /> môi trường bên ngoài, chuyển hóa thức ăn thành<br /> chất dinh dưỡng và hấp thụ chúng để cung cấp<br /> cho các hoạt động sống của cơ thể cá. Mỗi loại<br /> cá thích nghi với việc dinh dưỡng bằng những<br /> loại thức ăn nhất định và phù hợp với đặc tính<br /> dinh dưỡng của cá, các cơ quan mà cá dùng để<br /> tìm thức ăn cũng khác nhau [13]. Theo Phạm<br /> Thanh Liêm và Trần Đắc Định [7], nghiên cứu<br /> cấu trúc của cơ thể cá như vị trí miệng, răng,<br /> kích cỡ miệng,. . . sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn<br /> về loại thức ăn tự nhiên và tập tính bắt mồi của<br /> cá. Cá có miệng dưới hay miệng nằm ở mặt bụng<br /> chính là loài cá ăn đáy.<br /> <br /> Hình 1: Ba loài cá bống cát giống Glossogobius.<br /> (Nguồn: Trần Đắc Định và ctv., 2013) [2]<br /> (a) G. aureus, (b) G. sparsipappllus và<br /> (c) G. giuris.<br /> <br /> II.<br /> <br /> NÔNG NGHIỆP - THỦY SẢN<br /> <br /> TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU<br /> <br /> Thức ăn của cá được chia làm 3 loại, thức ăn<br /> chính (thức ăn tự nhiên) là loại thức ăn cá ưa<br /> thích nhất, giúp cá sẽ phát triển tốt nhất; thức ăn<br /> phụ được cá sử dụng một khi chúng xuất hiện;<br /> thức ăn bắt buộc là loại thức ăn mà cá bắt buộc<br /> sử dụng khi không có loại thức ăn khác [7]. Thức<br /> ăn tự nhiên của cá được chia thành 4 nhóm: sinh<br /> vật phù du, sinh vật tự bơi, sinh vật đáy và chất<br /> vẩn. Có 2 loại chất vẩn là chất vẩn lơ lững và<br /> chất vẩn lắng đọng dưới nền đáy [8].<br /> Nikolsky [9] phân chia thức ăn của cá ra thành<br /> 4 loại: thức ăn cơ bản, thức ăn thứ cấp, thức ăn<br /> ngẫu nhiên và thức ăn cưỡng bức. Tùy vào khối<br /> lượng của các loại thức ăn được cá sử dụng, chia<br /> tập tính dinh dưỡng của cá ra thành các nhóm<br /> như: cá ăn đơn, chúng chỉ ăn một loại thức ăn<br /> duy nhất; cá có phổ dinh dưỡng hẹp, chúng ăn<br /> được một số loại thức ăn khác nhau; và cá có<br /> phổ dinh dưỡng rộng, chúng ăn được nhiều loại<br /> thức ăn khác nhau.<br /> Tập tính dinh dưỡng của cá cũng có thể được<br /> phân chia theo vị trí của chuỗi thức ăn (hay loại<br /> thức ăn) sẵn có hoặc nơi mà loại thức ăn ưa thích<br /> của cá xuất hiện nhiều nhất. Theo đó, cá được<br /> chia thành: cá ăn tầng mặt (surface feeder), cá ăn<br /> tầng giữa (mid feeder), cá ăn đáy (bottom feeder)<br /> 64<br /> <br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 29, THÁNG 3 NĂM 2018<br /> <br /> Cá bống cũng có loài có tính ăn thiên về thực<br /> vật như cá bống kèo vảy nhỏ (Pseudapocryptes<br /> elongatus), thức ăn chủ yếu là tảo khuê, tảo<br /> lam và mùn bã hữu cơ. Các động vật phù du<br /> (Copepoda, Cladocera) cũng thấy hiện diện trong<br /> thức ăn của cá nhưng không nhiều [13].<br /> Cá bống Pomatoschistus minutus và những loài<br /> cá bống thường có chung mồi là động vật giáp<br /> xác, copepoda và polychaeta [14]–[16]. Theo kết<br /> quả phân tích tần số xuất hiện của thức ăn trong<br /> dạ dày cá, cá Platichthys flesus ăn Polychaeta<br /> trong những giờ buổi sáng và Neomysis integer<br /> vào buổi tối [17].<br /> Nghiên cứu của Borek et al. [18], trong tháng 8<br /> năm 2001, ghi nhận tất cả các nhóm chiều dài của<br /> cá bống Pomatoschistus minutus (Pallas, 1770)<br /> đều có calanoida chiếm ưu thế trong chế độ ăn<br /> của cá. Trứng của Copepoda, Chironomus và cá<br /> bống P. minutus con thường được tìm thấy nhiều<br /> nhất trong thành phần thức ăn của tất cả các nhóm<br /> chiều dài của cá bống P. minutus. Trong chế độ<br /> ăn của cá bống P. minutus ở nhóm chiều dài 30 –<br /> 49 mm, amphipoda trội về sinh khối, nhưng trong<br /> dạ dày của nhóm cá có chiều dài lớn nhất thì con<br /> mồi bao gồm cá con của chúng. Đối với cá bống<br /> P. minutus nhỏ hơn (chiều dài các nhóm từ 30 –<br /> 39 và 40 – 49 mm), con mồi quan trọng nhất là<br /> calanoida, trong khi những con lớn nhất (trên 50<br /> mm) có các đối tượng con mồi quan trọng nhất<br /> là P. minutus.<br /> Ravi [19] cho rằng cá bống sao (B. boddarti) ở<br /> rừng ngặp mặn Pichavaram, Ấn Độ là loài có tính<br /> ăn thiên về thực vật và tảo khuê là thành phần chủ<br /> yếu [20]. Nhìn chung, đa số các loài có hình thái<br /> tương tự cá bống sao thuộc giống Periophthalmus<br /> và Periophthalmodon là loài ăn động vật, trong<br /> khi những loài thuộc giống Boleophthamus là loài<br /> có tính ăn thiên về thực vật, đặc biệt tảo khuê là<br /> thành phần chủ yếu [21], [22]. Cá bống sao lấy<br /> thức ăn bằng cách di chuyển trên bãi bùn và cạp<br /> một lớp bùn mỏng từ bề mặt [20]. Fenchel [23]<br /> cho rằng tảo khuê đáy tạo thành một nguồn thức<br /> ăn quan trọng cho sinh vật đáy, trong khi Heald<br /> và Odum [24] giải thích rằng tảo khuê đóng vai<br /> trò quan trọng trong việc thiết lập các chuỗi thức<br /> ăn và mối quan hệ giữa các nhóm khác nhau của<br /> các sinh vật trong các hệ sinh thái.<br /> Họ cá bống trắng (Gobiidae) là nhóm cá rộng<br /> muối và ăn động vật nhỏ; đồng thời cũng là loài<br /> <br /> NÔNG NGHIỆP - THỦY SẢN<br /> <br /> có giá trị kinh tế cao góp phần đáng kể vào sản<br /> lượng khai thác và thu nhập của người dân trong<br /> vùng đầm Ô Loan, tỉnh Bình Định [25].<br /> Thức ăn của cá bống rất đa dạng, có nghĩa là<br /> chúng cũng thích nghi với những thay đổi sinh<br /> học trong môi trường và dễ dàng chuyển sang<br /> các loại thức ăn phù hợp. Ngay cả trong điều<br /> kiện thiếu thức ăn, chúng có một thời gian giới<br /> hạn chờ có được nguồn thức ăn phong phú cung<br /> cấp để đẻ trứng. Ngoài ra, còn có các giá trị<br /> khác có tính linh động, chẳng hạn sinh sản giảm,<br /> tăng trưởng giảm. Khi nguồn cung cấp thức ăn<br /> có sự thay đổi lớn, như trong trường hợp vùng<br /> ven biển, cá có thể bị buộc phải lưu trữ chất béo<br /> để sử dụng sau. Vì vậy, tính ăn linh động dự kiến<br /> sẽ tăng với môi trường biến đổi [26].<br /> Một số nghiên cứu cho thấy thức ăn của các<br /> loài cá bống rất đa dạng và tùy theo loài, có loài<br /> ăn chủ yếu là thực vật như cá bống kèo, có loài<br /> ăn chủ yếu là động vật như cá bống tượng và có<br /> loài ăn cả động vật và thực vật. Do vậy, trong<br /> quá trình nghiên cứu, tác giả luôn lưu ý điều này<br /> để xác định thức ăn của đối tượng nghiên cứu.<br /> Do không phải tất cả thành phần có trong dạ dày<br /> của cá đều là thức ăn của cá, có thể trong quá<br /> trình ăn mồi vô tình các thức ăn này theo nước<br /> đi vào dạ dày của cá.<br /> III.<br /> <br /> PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> <br /> A. Thời gian, địa điểm nghiên cứu<br /> Nghiên cứu này được tiến hành từ tháng 1 năm<br /> 2013 đến tháng 12 năm 2013 tại vùng ven biển<br /> tỉnh Bến Tre (Hình 2).<br /> Địa điểm phân tích mẫu: phân tích hình thái<br /> cơ quan tiêu hóa tại hiện trường khu vực thu mẫu<br /> và phân tích phổ thức ăn tại Phòng Thí nghiệm<br /> Nguồn lợi Thủy sản, Khoa Thủy sản, Trường Đại<br /> học Cần Thơ.<br /> B. Phương pháp thu và cố định mẫu<br /> Số mẫu phân tích tương quan chiều dài ruột<br /> và chiều dài tổng của cá là 411 cá thể, phân tích<br /> phổ thức ăn là 35 cá thể.<br /> Mẫu cá được thu bằng lưới đáy (có kích thước<br /> mắt lưới phần đục là 2a = 15mm) và thu định<br /> kì hàng tháng trong suốt 12 tháng. Mẫu cá phân<br /> tích phổ thức ăn sau khi thu được gây mê bằng<br /> nước đá, sau đó cố định ngay trong dung dịch<br /> 65<br /> <br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 29, THÁNG 3 NĂM 2018<br /> <br /> NÔNG NGHIỆP - THỦY SẢN<br /> <br /> - Tính % xuất hiện của mỗi loại thức ăn:<br /> T =<br /> <br /> T: TSXH thức ăn loại a (%)<br /> Cách tính tương tự cho tất cả các loại thức ăn<br /> khác còn lại.<br /> * Phương pháp khối lượng<br /> Trước tiên sử dụng cân điện tử (3 chữ số lẻ)<br /> cân tổng khối lượng thức ăn có trong dạ dày cá,<br /> sau đó cân khối lượng của từng loại thức ăn có<br /> trong dạ dày cá. Khối lượng của mỗi loại thức ăn<br /> được tính thành phần trăm trên tổng khối lượng<br /> thức ăn có trong dạ dày cá.<br /> Phổ thức ăn của cá được xác định bằng tích<br /> số giữa tỉ lệ tần số xuất hiện và tỉ lệ khối<br /> lượng thức ăn, sau đó tính ra tỉ lệ % trên tổng<br /> tích số [8].<br /> <br /> Hình 2: Bản đồ khu vực nghiên cứu<br /> <br /> formol 10%, chọn cá thể no và tiến hành phân<br /> tích tại Phòng Thí nghiệm Nguồn lợi Thủy sản,<br /> Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.<br /> <br /> E. Phương pháp xử lí số liệu<br /> Số liệu ghi nhận được phân tích giá trị trung<br /> bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, tần số phần<br /> trăm bởi phần mềm Excel 2007.<br /> <br /> C. Phương pháp phân tích đặc điểm hình thái<br /> cấu tạo cơ quan tiêu hóa<br /> Quan sát cấu tạo răng, miệng, lược mang, đo<br /> chiều dài ruột và chiều dài tổng của cá. Tính<br /> tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài tổng<br /> của cá (RLG) theo Al-Hussainy [12].<br /> RLG =<br /> <br /> Số lượng dạ dày hiện diện thức ăn (a)<br /> ×100<br /> Tổng số cá thể quan sát<br /> <br /> IV.<br /> <br /> KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> <br /> A. Đặc điểm hình thái cơ quan tiêu hóa của cá<br /> bống cát G. aureus<br /> <br /> Chiều dài ruột (cm)<br /> Chiều dài tổng (cm)<br /> <br /> Kết quả quan sát cấu tạo hệ tiêu hóa cá bống<br /> cát được ghi nhận như sau:<br /> Miệng: cá bống cát có hàm dưới nhô ra và dài<br /> hơn hàm trên (Hình 3), rạch miệng kéo dài đến<br /> bờ trước của ổ mắt. Như thế, chúng thuộc nhóm<br /> cá miệng trên, miệng khá rộng.<br /> Răng: cá có hai hàng răng trên mỗi hàm, cả<br /> hai hàng răng bên trong và bên ngoài đều có răng<br /> lớn và nhọn (Hình 3). Tuy nhiên, hàng răng ngoài<br /> lớn và nhọn hơn so với hàng trong. Có răng hầu<br /> nhỏ, nhọn và xếp thành đám hình bầu dục ở vùng<br /> hầu (Hình 4 [1]). Kết quả quan sát răng của cá<br /> bống cát ở nghiên cứu này cũng phù hợp với mô<br /> tả của Akihito and Meguro [5]. Đối chiếu với tài<br /> liệu Nguyễn Bạch Loan [11], cá bống cát có đặc<br /> điểm về răng như thế thì có thể dự đoán được cá<br /> bống cát là loài cá dữ.<br /> Lưỡi: rất phát triển, phần tự do của lưỡi dài,<br /> phần cuối xẻ thùy và chia làm đôi (Hình 3).<br /> Mang: Cá bống cát có khe mang rộng, gồm<br /> có 4 đôi cung mang kích thước lớn dần từ dưới<br /> <br /> D. Phương pháp phân tích phổ thức ăn của cá<br /> Cách lấy thức ăn ra khỏi ống tiêu hóa để phân<br /> tích: mẫu dạ dày cá no được đặt trên khai mổ có<br /> trải tấm nhựa mỏng, dùng kéo mổ dạ dày cá rồi<br /> chuyển hết phần thức ăn có trong dạ dày ra tấm<br /> nhựa để phân tích.<br /> Cá bống cát có thành phần thức ăn là cá và<br /> giáp xác có kích thước và khối lượng lớn nên<br /> nghiên cứu này phân tích phổ thức ăn của cá<br /> theo phương pháp tần số xuất hiện và phương<br /> pháp khối lượng.<br /> * Phương pháp tần số xuất hiện (TSXH)<br /> Phương pháp này được tiến hành theo hai bước:<br /> - Tất cả các loại thức ăn trong các mẫu quan<br /> sát sẽ được liệt kê thành một danh sách, sau đó<br /> ghi nhận lại sự hiện diện của mỗi loại thức ăn<br /> trong từng dạ dày và tính ra % trên tổng số dạ<br /> dày quan sát.<br /> 66<br /> <br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 29, THÁNG 3 NĂM 2018<br /> <br /> Hình 3: Hình thái miệng, răng và lưỡi cá bống<br /> cát G. aureus<br /> <br /> NÔNG NGHIỆP - THỦY SẢN<br /> <br /> Hình 5: Hệ tiêu hóa cá bống cát (G. aureus)<br /> [1] Thực quản; [2] Gan; [3] Mật; [4] Dạ dày;<br /> [5] Ruột.<br /> <br /> lên trên (Hình 4). Lược mang cá bống cát nằm<br /> trên xương cung mang và đối xứng với tia mang,<br /> hướng vào xoang miệng hầu. Trên mỗi xương<br /> cung mang, lược mang có màu trắng ngà xếp<br /> thành một hàng thưa, dạng núm gai nhọn và bén.<br /> Cấu tạo lược mang cá bống cát phù hợp với đặc<br /> điểm của nhóm cá ăn động vật có kích thước lớn.<br /> Mỗi cung mang có khoảng 7 đến 10 lược mang.<br /> <br /> Hình 4: Hình thái cung mang của cá bống cát<br /> (G. aureus) [1] Răng hầu; [2] Tia mang;<br /> [3] Xương cung mang; [4] Lược mang.<br /> <br /> Hình 6: Cấu tạo ống tiêu hóa cá bống cát<br /> (G. aureus) (a) Cấu tạo ngoài ống tiêu hóa.<br /> (b) Cấu tạo mặt trong ống tiêu hóa.<br /> <br /> Thực quản: tương đối ngắn, nằm tiếp xoang<br /> hầu. Thực quản có thành dày, gấp nếp ở mặt<br /> trong. Cấu tạo thực quản như trên chứng tỏ cá<br /> bống cát thích hợp với thức ăn là các loài động<br /> vật kích thước lớn (Hình 5-6).<br /> Dạ dày cá bống cát rất phát triển, có dạng túi<br /> hình chữ J phình to và vách dày (Hình 5-6), cấu<br /> tạo của dạ dày vách dày đã thể hiện được thức<br /> ăn của cá bống cát có kích thước lớn.<br /> Ruột ngắn, thành ruột cá tương đối dày, bên<br /> trong bề mặt gấp nếp để tăng diện tích hấp thu<br /> chất dinh dưỡng.<br /> Để xác định chính xác hơn tính ăn của cá bống<br /> cát thì chỉ số tương quan giữa chiều dài ruột và<br /> chiều dài cơ thể (RLG) được khảo sát. Tương<br /> quan giữa chiều dài ruột (Lr) và chiều dài tổng<br /> <br /> (L) của cá bống cát được phân tích trên 411 mẫu,<br /> chỉ số này dao động trong khoảng 0,08–0,57 với<br /> giá trị trung bình 0,26 (Bảng 1).<br /> Bảng 1: Các thông số về chiều dài ruột và chiều<br /> dài tổng cá bống cát (G. aureus) (n = 411)<br /> Trung bình<br /> <br /> Min<br /> <br /> Max<br /> <br /> Chiều dài tổng (cm)<br /> <br /> Các chỉ tiêu đo<br /> <br /> 18,5<br /> <br /> 9,30<br /> <br /> 30,1<br /> <br /> Chiều dài ruột (cm)<br /> <br /> 4,85<br /> <br /> 1,60<br /> <br /> 12,0<br /> <br /> 0,26<br /> <br /> 0,08<br /> <br /> 0,57<br /> <br /> Tương quan chiều dài<br /> ruột/chiều dài tổng (RLG)<br /> <br /> Theo Nikolsky [9], khi chỉ số RLG < 1 cá<br /> thuộc nhóm ăn động vật, cá bống cát có RLG<br /> 67<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0