NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CỦA CÂY HỌ CÀ<br />
(SOLANACEAE) TẠI QUẢNG NAM<br />
Lê Thị Khánh1<br />
Trần Thị Kim Phụng2<br />
Phạm Lê Hoàng3<br />
Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện tại Quảng Nam từ 2-12/2013, nhằm xác định được<br />
tính đa dạng về loài, hình thái, môi trường sống, tiềm năng và giá trị sử dụng (làm thực<br />
phẩm, làm cảnh, làm thuốc) của cây họ cà trên địa bàn Quảng Nam, làm cơ sở đề xuất<br />
hướng bảo tồn, phát triển và sử dụng nguồn gen các loài họ cà có hiệu quả; áp dụng<br />
phương pháp điều tra PRA, theo tuyến địa hình sinh thái thấp dần từ Tây sang Đông,<br />
đại diện 3 vùng sinh thái: đồi núi, trung du, vùng đồng bằng ven biển. Kết quả cho thấy:<br />
Nguồn gen cây họ cà tại các điểm điều tra rất đa dạng và phong phú, phân loại theo<br />
bậc taxon chi loài: đã xác định được 7 chi (Solanum (cà); Lycopersicon (cà chua);<br />
Physalis (thù lù); Datura (cà dược); Capsicum (ớt); Brunfeldsia (lài hai màu); Petunia<br />
(dạ yên thảo) và 14 loài. Trong đó chi Solanum (cà) có 8 loài, có độ đa dạng loài cao<br />
nhất chiếm 50%. Số loài ở 3 khu vực và huyện xã biến động từ 6 đến 13 loài. Độ đa<br />
dạng loài cao nhất ở khu vực 1 (trung tâm) và huyện Duy Xuyên với 13 loài chiếm<br />
92,86 %. Đặc điểm hình thái thân, cành, lá, hoa, quả các loài cây họ cà được tìm thấy,<br />
mô tả ở Quảng Nam rất đa dạng, phong phú kiểu hình: có 22 đặc điểm thân, cành; 17<br />
đặc điểm về lá; 11 đặc điểm về hoa; 30 đặc điểm về quả. Sự phân bố của cây họ cà ở các<br />
môi trường sống đa dạng: cây trong vườn hộ có độ đa dạng loài cao nhất (chiếm 38,88%),<br />
ven bụi bờ, ven sông, ven đồi 22,22%. Giá trị sử dụng rất phong phú: làm thực phẩm,<br />
gia vị, làm thuốc, làm cảnh, trong đó cây hoang dại làm thuốc có độ đa dạng loài lớn<br />
nhất (chiếm 50%). Vì vậy, nghiên cứu này khuyến nghị tiếp tục điều tra nguồn gen, thu<br />
thập, bảo tồn và phát triển những loài đang trồng trọt và hoang dại quý để phục vụ<br />
công tác chọn tạo giống mới, sử dụng nguồn gen có hiệu quả nhất.<br />
Từ khóa: Bảo tồn, cây họ cà, chi, đa dạng, loài, nghiên cứu.<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Ngày nay nguồn gen cây trồng có vai trò vô cùng quan trọng đối với nông nghiệp,<br />
môi trường, đa dạng sinh học và bảo tồn các nguồn tài nguyên khác như đất và nước<br />
cho sự sống của con người [7]. Vì vậy nó có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sự<br />
phát triển của nhân loại trên phạm vi toàn cầu hiện tại và tương lai.<br />
Họ cà (Solanaceae) là một họ thực vật có hoa nằm trong bộ cà (Solanales) với<br />
khoảng 96 chi với 3000 - 4000 loài [11]. Chúng phân bố trên tất cả các châu lục, trừ<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Nông Lâm Huế<br />
Trường Đại học Nông Lâm Huế<br />
3<br />
Trường Đại học Nông Lâm Huế<br />
2<br />
<br />
LÊ THỊ KHÁNH, TRẦN THỊ KIM PHỤNG, PHẠM LÊ HOÀNG<br />
Nam cực, với sự đa dạng loài chủ yếu ở Trung và Nam Mỹ, trong đó sự đa dạng loài lớn<br />
nhất là ở gần xích đạo. Theo Vũ Văn Hợp (2006), ở Việt Nam họ cà đã được phát hiện<br />
và định danh bao gồm 15 chi với 61 loài phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam với nhiều<br />
vùng sinh thái khác nhau [5].<br />
Cây họ cà đã giữ một vị trí quan trọng trong cây trồng làm rau, làm cảnh, làm<br />
thuốc ở Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng. Nhiều loài có giá trị kinh tế cao<br />
như ớt, cà chua, cà tím, cà pháo, khoai tây, thuốc lá được trồng và sử dụng rất rộng rãi.<br />
Các món ăn từ cây họ cà được sử dụng hàng ngày dưới nhiều hình thức và cách chế<br />
biến khác nhau. Những món ăn dân dã, lâu đời của người Việt Nam như cà dầm tương,<br />
cà muối (muối chua, muối mặn, muối xổi), ớt muối, tương ớt, ớt bột, tương cà chua... đã<br />
trở nên quen thuộc và có dấu ấn rõ nét trong văn hóa người Việt Nam. Vì vậy, cây họ cà<br />
không những có giá trị dinh dưỡng, kinh tế mà còn mang lại giá trị văn hóa, ẩm thực,<br />
truyền thống của người Việt Nam.<br />
Trong những năm gần đây, sự đa dạng của các nguồn tài nguyên di truyền ở Việt<br />
Nam nói chung và nguồn gen cây họ cà nói riêng đang bị đe dọa nghiêm trọng hoặc<br />
đang đứng trên bờ tuyệt chủng, do việc khai thác bừa bãi, thiếu ý thức, thói quen canh<br />
tác lạc hậu, thiên tai, sự gia tăng dân số và đô thị hóa. Đặc biệt, sự biến đổi khí hậu,<br />
nước biển dâng đã đe dọa tới việc trồng trọt và sản xuất của nông dân. Cùng với sự du<br />
nhập các giống cây trồng mới và những giống lai năng suất cao đã làm suy giảm cả về<br />
diện tích lẫn nguồn gen của các giống cây trồng bản địa. Hơn 80% giống cây trồng bản<br />
địa đã mất đi trên đồng ruộng sau những phong trào hiện đại hóa [10]. Việt Nam đã mất<br />
đi vĩnh viễn 10 loài, 900 loài bị đe doạ tuyệt chủng (Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên<br />
nhiên, 2008). Quyết định của Bộ Nông nghiệp (2005) đã nêu rõ: về nguồn gen cây trồng<br />
quý hiếm cần phải bảo tồn, họ cà có tổng số 107 nguồn gen thuộc 28 loài, 3 chi quý<br />
hiếm cần phải bảo tồn tại Việt Nam. Để giảm nguy cơ tuyệt chủng các loài thực vật<br />
hoang dại, cách tốt nhất là nhanh chóng đưa các loài thực vật này vào hệ thống cây<br />
trồng của người dân. (Zubaida, 2007).<br />
Quảng Nam là một tỉnh thuộc khu vực duyên hải miền Trung, là nơi giao thoa<br />
của khí hậu 2 miền Nam Bắc, mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông lạnh, ẩm<br />
và mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Đồng thời mang nét<br />
đặc thù của khí hậu vùng đồng bằng ven biển miền Trung là có chế độ bức xạ phong<br />
phú, nền nhiệt độ cao và chế độ nhiệt tương đối ổn định. Về thổ nhưỡng có 9 loại đất<br />
thuộc 5 nhóm đất cơ bản. Hơn nữa, Quảng Nam từng là nơi hội tụ, giao lưu giữa các<br />
nền văn hóa tiên tiến trên thế giới. Điều kiện khí hậu, địa hình và thổ nhưỡng rất đa<br />
dạng cùng với sự phong phú của các nền văn hóa đã tạo nên sự đa dạng sinh học,<br />
trong đó có cây họ cà. Tuy nhiên, các loài cây họ cà ở Quảng Nam chưa được quan<br />
tâm đúng mức. Từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu tính đa<br />
dạng cây họ cà tại Quảng Nam nhằm: Xác định được tính đa dạng về loài, hình thái,<br />
môi trường sống, tiềm năng và giá trị sử dụng (làm thực phẩm, làm cảnh, làm thuốc)<br />
của cây họ cà trên địa bàn Tỉnh, làm cơ sở đề xuất hướng bảo tồn, phát triển và sử<br />
dụng nguồn gen các loài họ cà có hiệu quả.<br />
38<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CỦA CÂY HỌ CÀ (SOLANACEAE)…<br />
2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng: Các loài cây thuộc họ cà bao gồm cây hoang dại, bán hoang dại,<br />
giống địa phương… phục vụ sản xuất và đời sống ở Quảng Nam<br />
- Phạm vi nghiên cứu: Điều tra, mô tả, phân loại và đánh giá tính đa dạng các<br />
thành phần cây họ cà theo bậc taxon, môi trường sống, giá trị sử dụng (bộ phiếu điều tra<br />
quỹ gen cây họ cà và 60 vườn hộ). Thời gian nghiên cứu từ tháng 2-12/2013; tại 3<br />
huyện và thành phố: Duy Xuyên, TP.Tam Kỳ, TP. Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam (đại<br />
diện địa hình thấp dần từ Tây sang Đông)<br />
2.2. Nội dung nghiên cứu<br />
- Điều tra và nhận diện, mô tả các loài cây họ cà ở địa bàn tỉnh Quảng Nam, Phân loại cây họ cà theo bậc taxon.<br />
- Đánh giá sự đa dạng loài, đặc điểm hình thái, môi trường sống và giá trị sử dụng<br />
của các loài cây họ cà.<br />
- Đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển nguồn gen cây họ cà tại Quảng Nam.<br />
2.3 Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp chọn tuyến và điểm điều tra<br />
+ Dựa vào “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật” của Nguyễn Nghĩa Thìn (1996) [1].<br />
+ Dựa vào bản đồ hiện trạng và đặc điểm địa hình, thiết lập các tuyến điều tra, thu<br />
thập và đánh giá sao cho tuyến đường đi phải xuyên qua các môi trường sống của khu<br />
nghiên cứu, các tuyến đó phải cắt ngang các vùng đại diện cho khu nghiên cứu. Từ<br />
tuyến chính, các tuyến phụ theo kiểu xương cá được mở về hai phía và đi qua các<br />
huyện, xã khác nhau. Trung bình 1,5 km chiều dài của tuyến chính lại có 2 tuyến phụ<br />
được mở ra. Trên mỗi tuyến, điều tra tất cả các loài họ cà nằm ở phạm vi 10 m mỗi bên.<br />
Dựa vào vị trí địa lý, địa hình Quảng Nam thấp dần từ Tây sang Đông, hình thành<br />
3 vùng sinh thái: vùng đồi núi, trung du, vùng đồng bằng và ven biển. Chúng tôi chọn 3<br />
khu vực điều tra: (1) Khu vực 1 (trung tâm): xã Duy Vinh - huyện Duy Xuyên; phường<br />
An Phú – TP.Tam Kỳ; phường Cẩm Châu – TP.Hội An; (2) Khu vực 2 (phía Đông): xã<br />
Duy Nghĩa – huyện Duy Xuyên; xã Tam Phú – TP.Tam Kỳ; Phường Cẩm An - TP. Hội<br />
An; (3) Khu vực 3 (phía Tây): Phường An Mỹ - TP.Tam Kỳ; thị trấn Nam Phước Huyện Duy Xuyên; Phường Thanh Hà – TP Hội An<br />
- Phương pháp điều tra chuyên ngành<br />
+ Phỏng vấn trực tiếp có sự tham gia của người dân (PRA) theo bộ phiếu điều tra,<br />
quỹ gen, đối tượng là chủ hộ vườn, người sản xuất cây họ cà, những người lớn tuổi, phụ<br />
nữ, người buôn bán cà ở các chợ địa phương.<br />
<br />
39<br />
<br />
LÊ THỊ KHÁNH, TRẦN THỊ KIM PHỤNG, PHẠM LÊ HOÀNG<br />
+ Quan sát ghi chép vào phiếu điều tra, mô tả tất cả các thông tin về các loài đã<br />
gặp như tên địa phương, vị trí, đặc điểm hình thái bên ngoài (thân, lá, hoa, quả), thông<br />
tin từ người dân, ngoài ra chụp ảnh và thu mẫu về định danh những loài chưa biết.<br />
- Phương pháp nhận diện mẫu và xác định bậc taxon<br />
+ Dựa vào các tài liệu của các tác giả: Vũ Văn Hợp, 2006 [5]; Phạm Hoàng Hộ,<br />
1999 [4]; Võ Văn Chi, 1999 [3]; Đỗ Tất Lợi, 2011 [8].<br />
+ Đối chiếu cây trên thực địa với hình ảnh màu, tài liệu in sẵn và học hỏi người<br />
dân địa phương.<br />
- Phương pháp mô tả và đánh giá tính đa dạng nguồn gen cây họ cà<br />
+ Mô tả nguồn gen cây họ cà bằng phương pháp trực quan kết hợp so sánh đối<br />
chiếu với tài liệu chuẩn mô tả và đánh giá nguồn gen “Bộ phiếu điều tra, thu thập, mô<br />
tả, đánh giá quỹ gen cây trồng” [2].<br />
- Phương pháp đánh giá tính đa dạng về giá trị sử dụng cây họ cà<br />
Dựa vào số liệu sơ cấp thu được qua các phiếu điều tra (60 hộ) và tài liệu của các tác<br />
giả [3] [4] [5] [8] [6]; ngoài ra, còn tham khảo sách, tạp chí, tài liệu nghiên cứu, thông tin<br />
internet và từ người dân địa phương.<br />
- Các chỉ tiêu nghiên cứu:<br />
+ Đánh giá độ đa dạng loài (trong điều kiện tự nhiên) theo công thức: d (%)= S/Nx100<br />
(S là tổng số mẫu thu thập, N số mẫu phát hiện theo chỉ tiêu cụ thể)<br />
+ Độ gặp/tần suất xuất hiện của loài theo công thức của Nguyễn Văn Tuyên, 2000<br />
p<br />
[9]: Công thức: C (%) = x100; trong đó: p là số xã (hộ) tìm thấy mẫu có loài (giống)<br />
P<br />
nghiên cứu, P là tổng số xã (hộ) thấy mẫu.<br />
Mức độ đánh giá: loài phổ biến (thường gặp): C > 50%; loài khá phổ biến (ít<br />
gặp): C = 25 - 50%; Loài ngẫu nhiên (rất ít): C < 25%<br />
- Phương pháp xử lý số liệu<br />
Các số liệu được xử lý bằng chương trình Microsoft EXCEL<br />
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br />
3.1 Tính đa dạng nguồn gen cây họ cà ở Quảng Nam<br />
Qua nghiên cứu 3 huyện/thành phố với 9 phường xã theo tuyến sinh thái địa hình<br />
từ cao (phía Tây) thấp dần sang thấp (phía Đông), chúng tôi thu được bảng 3.1<br />
<br />
40<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CỦA CÂY HỌ CÀ (SOLANACEAE)…<br />
Bảng 3.1. Danh sách các loài cây họ cà đã nhận diện/xác định tại Quảng Nam<br />
TT<br />
<br />
Tên khoa học<br />
<br />
Tên thường gọi<br />
<br />
Nơi tìm thấy/phường xã điều tra<br />
<br />
1<br />
<br />
Lycopersicon<br />
esculentum L.<br />
<br />
Cà chua<br />
(Tomato)<br />
<br />
Duy Nghĩa - Duy Xuyên<br />
<br />
2<br />
<br />
Capsicum<br />
annuum L.<br />
<br />
Ớt cay<br />
(Hot pepper)<br />
<br />
3<br />
<br />
Capsicum<br />
frutescens L.<br />
<br />
Ớt cảnh<br />
(pepper)<br />
<br />
4<br />
<br />
Solanum<br />
melongena L.<br />
<br />
Cà tím, cà trắng<br />
(Egg plant)<br />
<br />
5<br />
<br />
Solanum<br />
undatum Poir.<br />
<br />
Cà pháo<br />
(Eggplant)<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
8<br />
<br />
Solanum<br />
diphyllum L.<br />
Datura metel<br />
L.<br />
Solanum<br />
procumber<br />
Lour.<br />
<br />
9<br />
<br />
Physalis<br />
angulata L.<br />
<br />
10<br />
<br />
Solanum<br />
americanum<br />
Mill.<br />
<br />
Cà hai lá<br />
Cà độc dược<br />
Datura<br />
Cà gai leo<br />
Thù lù cạnh<br />
(Cape-goose<br />
Ground-Cherry)<br />
Lu lu đực<br />
(Bittersweet,<br />
Woody<br />
ighrshade)<br />
<br />
11<br />
<br />
Solanum<br />
torvum<br />
Swartz.<br />
<br />
Cà dại hoa<br />
trắng<br />
<br />
12<br />
<br />
Solanum<br />
indicum Linn.<br />
<br />
Cà đắng<br />
<br />
Độ gặp<br />
C*<br />
X<br />
<br />
Xã Duy Vinh- Duy Xuyên,<br />
Phường An Phú- Tam Kỳ, P.<br />
Cẩm Châu, P. Thanh Hà - Hội<br />
An<br />
P. Cẩm Châu - Hội An<br />
<br />
XXX<br />
<br />
Xã Duy Nghĩa, Duy Vinh- Duy<br />
Xuyên, Phường An Phú, Tam<br />
Phú- Tam Kỳ, P. Cẩm Châu, P.<br />
Cẩm An - Hội An<br />
Xã Duy Nghĩa, Nam phước Duy Xuyên, Tam Phú- Tam Kỳ,<br />
P. Cẩm An - Hội An<br />
Xã Duy Vinh, Duy Nghĩa,<br />
Nam Phước - Duy Xuyên;<br />
Phường An Mỹ, Tam Phú - Tam<br />
Kỳ; P. Cẩm Châu, P. Thanh Hà<br />
và P. Cẩm An – Hội An<br />
Xã Duy Vinh- Duy Xuyên; P.<br />
Cẩm Châu- Hội An<br />
Xã Duy Vinh- Duy Xuyên, Xã<br />
Tam Phú- Tam Kỳ<br />
<br />
XXX<br />
<br />
Xã Duy Vinh, Duy Nghĩa- Duy<br />
Xuyên, P. Cẩm Châu - Hội An<br />
<br />
XX<br />
<br />
Xã Duy Vinh- Duy Xuyên, P.<br />
Cẩm Châu, P. Cẩm An, Thanh<br />
Hà - Hội An<br />
<br />
XXX<br />
<br />
Xã Duy Vinh, Duy Nghĩa,<br />
Nam Phước - H. Duy Xuyên,<br />
Phường An Phú, Xã Tam PhúTP Tam Kỳ, P. Cẩm Châu- Hội<br />
An, P. Thanh Hà- TP Hội An<br />
Xã Duy Vinh- Duy Xuyên<br />
<br />
XXX<br />
<br />
X<br />
<br />
XXX<br />
XXX<br />
<br />
X<br />
X<br />
<br />
X<br />
<br />
41<br />
<br />