intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu tổn thương sụn chêm do chấn thương qua nội soi khớp gối

Chia sẻ: Hạnh Thơm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

71
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu tiến cứu trên 106 bệnh nhân, được chẩn đoán rách sụn chêm do chấn thương và phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 7/2006- 7/2011 nhằm mục đích tìm hiểu hình thái và mức độ tổn thương sụn chêm do chấn thương qua nội soi khớp gối.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu tổn thương sụn chêm do chấn thương qua nội soi khớp gối

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> NGHIÊN CỨU TỔN THƯƠNG SỤN CHÊM DO CHẤN THƯƠNG<br /> QUA NỘI SOI KHỚP GỐI<br /> Võ Thành Toàn*, Nguyễn Tiến Bình**, Trần Đình Chiến**<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: tìm hiểu hình thái và mức độ tổn thương sụn chêm do chấn thương qua nội soi khớp gối.<br /> Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu trên 106 bệnh nhân (BN), được chẩn đoán rách sụn<br /> chêm do chấn thương và phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 7/20067/2011.<br /> Kết quả: tổn thương sụn chêm trong chiếm đa số với 72 trường hợp (chiếm 68%). Tỷ lệ gặp rách ở sừng<br /> sau sụn chêm là cao nhất, 61/106 trường hợp (chiếm tỷ lệ 48,2%), tổn thương giải phẫu hay gặp nhất là: rách dọc<br /> chiếm 55/106 trường hợp (chiếm 51,9%). Phân bố vùng rách: vùng đỏ - đỏ có 24/106 trường hợp (chiếm tỷ lệ<br /> 22,6%), vùng đỏ - trắng có 38/106 trường hợp (chiếm tỷ lệ 35,9%), vùng trắng - trắng có 44/106 trường hợp<br /> (chiếm tỷ lệ 41,5).<br /> Kết luận: tổn thương sụn chêm trong chấn thương thường tổn thương sụn chêm trong, đặc biệt là sừng<br /> sau, hình thái giải phẫu hay gặp là rách dọc và vùng đỏ - đỏ và vùng đỏ - trắng chiếm tỷ lệ cao<br /> Từ khóa: Nội soi khớp, tổn thương sụn chêm.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> STUDY ON THE TEAR MENISCUS IN THE KNEE TRAUMA WITH ARTHROSCOPY<br /> Vo Thanh Toan, Nguyen Tien Binh, Tran Dinh Chien<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 226 - 230<br /> Ojective: to study the meniscus damage in the knee trauma with arthroscopy.<br /> Methods: a prospective study was carried out on 106 patients who had diagnosed meniscus tear due to<br /> trauma and were arthroscopic surgery at Thong Nhat Hospital, Ho Chi Minh city, from july 2006 to july 2011.<br /> Results: we had the results: radial meniscal tears with 72 cases (68%). The rate of meniscal posterior horn in<br /> the highest 61/106 cases (48.2%), the most common: vertical tearing 55/106 cases (51.9%). Distribution torn<br /> areas: the red-red: 24/106 cases (22.6%), the red-white: 38/106 cases (35.9%), the white-white: 44/106 cases<br /> (41.5%).<br /> Conclusions: In Trauma, meniscus tears are often radial meniscal tears, vertical tearing. Distribution torn<br /> zone: the red-red and the red-white zone high percentage.<br /> Keywords: Arthroscopy, Meniscus damage<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Phẫu thuật nội soi khớp gối lần đầu tiên<br /> được tiến hành trên thế giới vào ngày 9 tháng 3<br /> năm 1955 do Watanabe M. thực hiện(3). Từ đó,<br /> phẫu thuật nội soi đã có nhiều sự phát triển<br /> <br /> nhanh chóng, từng bước hoàn thiện và được<br /> ứng dụng rộng rãi như hiện nay nhờ vào nhiều<br /> ưu điểm: không những giúp chẩn đoán chính<br /> xác các thương tổn bên trong khớp gối, mà còn<br /> xử trí các thương tổn đó.<br /> <br /> * Bệnh viện Thống Nhất TP.Hồ Chí Minh<br /> ** Học viện Quân Y<br /> Tác giả liên lạc: ThS Võ Thành Toàn<br /> ĐT: 0918554748<br /> Email:<br /> <br /> 226<br /> <br /> Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> Ở nước ta, những năm gần đây, cùng với sự<br /> gia tăng các phương tiện giao thông và phong<br /> trào tập luyện thể dục thể thao ngày càng phát<br /> triển sâu rộng, làm cho số lượng chấn thương<br /> khớp gối nói chung và thương tổn sụn chêm nói<br /> riêng ngày càng tăng. Thương tổn sụn chêm do<br /> chấn thương thường gặp nhiều hơn so với các<br /> loại tổn thương sụn chêm do các nguyên nhân<br /> khác, chiếm 68-75%(5).<br /> Việc chẩn đoán chính xác hình thái và mức<br /> độ tổn thương sụn chêm rất quan trọng vì qua<br /> đó giúp phẫu thuật viên đưa ra chẩn đoán và<br /> phương pháp điều trị thích hợp và kịp thời,<br /> điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc tránh<br /> được những hậu quả không đáng có phát sinh<br /> từ thương tổn này như hạn chế vận động của<br /> khớp gối, teo cơ, thoái hóa khớp cũng như việc<br /> phục hồi vận động khớp gối.<br /> Tại Bệnh viện Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh,<br /> từ tháng 7 năm 2006 đã tiến hành phẫu thuật nội<br /> soi khớp gối. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài<br /> này nhằm mục tiêu tìm hiểu hình thái và mức<br /> độ tổn thương sụn chêm do chấn thương qua<br /> nội soi khớp gối.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP<br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> 106 BN được chẩn đoán rách sụn chêm do<br /> chấn thương và phẫu thuật nội soi từ tháng<br /> 7/2006 đến tháng 7/2011 tại Bệnh viện Thống<br /> Nhất, TP Hồ Chí Minh.<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu<br /> Các bước tiến hành<br /> <br /> Phẫu thuật nội soi khớp gối<br /> Các dụng cụ phẫu thuật cần thiết: que thăm<br /> dùng để kiểm tra, kéo cắt, kìm cặp, kìm gặm với<br /> các góc độ nghiêng trái, nghiêng phải hoặc<br /> thẳng để xử lý các thương tổn sụn chêm tại các<br /> vị trí khác nhau.<br /> Phương pháp vô cảm và tư thế của BN: BN<br /> được tiến hành gây tê tủy sống. Tư thế BN nằm<br /> ngửa, đùi được cố định chắc vào một giá đỡ ở<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> đoạn 1/3 giữa tiếp giáp 1/3 dưới đùi. Garo đặt ở<br /> đoạn 1/3 giữa đùi. Gối có thể gấp tới 100°.<br /> Kỹ thuật tiến hành: trước hết, BN nằm ngửa,<br /> khớp gối ở tư thế gấp 90o, xác định điểm mốc<br /> giải phẫu để rạch da, qua đó đưa hệ thống dụng<br /> cụ vào quan sát, thăm dò, để chẩn đoán và điều<br /> trị, chúng tôi thường sử dụng hai đường.<br /> <br /> Hình 1: Đường vào khớp gối<br /> Đường trước ngoài: điểm mốc dọc bờ ngoài<br /> gân bánh chè, đường chéo dọc theo lồi cầu<br /> ngoài xương đùi và đường theo bờ trước ngoài<br /> của mâm chày. Ba đường này tạo thành một tam<br /> giác, trong diện tích của tam giác này là vị trí có<br /> thể vào khớp gối. Dùng dao rạch dài khoảng<br /> 0,5cm qua da và mô dưới da, dùng troca đưa<br /> vào ổ khớp, mở van cho dung dịch rửa (nước<br /> mối sinh lý vô khuẩn) vào khớp, hút rửa cho<br /> đến khi nước trong.<br /> Đường trước trong: điểm mốc đối diện phía<br /> trong khe khớp, dùng dao rạch da 0,5cm, đưa<br /> que thăm dò vào trong khớp để kiểm tra, xác<br /> định hình thái tổn thương sụn chêm trong khớp,<br /> tổn thương vị trí sừng trước, sừng giữa hay<br /> sừng sau và các thương tổn kèm theo nếu có<br /> như dây chằng chéo, diện khớp, mặt sụn lồi cầu<br /> đùi, mâm chày, bánh chè,…<br /> Sau khi đã xác định vị trí đường vào khớp<br /> gối, phẫu thuật viên đưa ống soi vào để quan<br /> sát theo một trình tự nhất định từng vị trí của<br /> khớp gối như: túi bịt cơ tứ đầu đùi, mặt khớp lồi<br /> cầu bánh chè, mặt sụn sau xương bánh chè,<br /> ngăn khớp phía ngoài, ngăn khớp phía trong,<br /> sụn chêm trong và mâm chày, lồi cầu trong<br /> xương đùi, vị trí hố liên lồi cầu để đánh giá tình<br /> trạng dây chằng chéo, sụn chêm ngoài, lồi cầu<br /> và mâm chày ngoài, phẫu thuật viên khi quan<br /> <br /> Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br /> <br /> 227<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> sát hết sức cẩn thận, tránh bỏ sót thương tổn.<br /> <br /> Nghiên cứu tổn thương sụn chêm do chấn<br /> thương qua nội soi khớp gối<br /> Có rất nhiều cách phân loại thương tổn<br /> sụn chêm, nhưng theo chúng tôi chọn các<br /> cách phân loại góp phần định hướng xử trí<br /> trong khi phẫu thuật.<br /> <br /> Đường rách biến dạng: rách toàn bộ sụn<br /> chêm, rách kèm theo thoái hóa.<br /> <br /> Nghiên cứu vị trí rách theo sừng: sừng trước,<br /> sừng sau và sừng giữa (thân).<br /> Sừng sau<br /> <br /> Thân<br /> <br /> Sừng trước<br /> <br /> Hình 3: Phân loại tổn thương sụn chêm theo<br /> O’Connor(9). (A: rách dọc; B: rách chéo; C: rách<br /> ngang; D: rách nan quạt; E: rách biến dạng). *Nghiên<br /> cứu vị trí rách theo vùng cấp máu của sụn chêm:<br /> <br /> Vùng đỏ<br /> <br /> Hình 2: Các phần của sụn chêm<br /> Nghiên cứu theo phân loại của O’Connor: được<br /> coi là đầy đủ nhất(9), chúng tôi áp dụng kiểu<br /> phân loại này.<br /> Đường rách dọc theo thân sụn chêm: đường<br /> rách kéo dài theo thân sụn chêm, theo phương<br /> thẳng đứng, hướng song song với bờ sụn chêm,<br /> đường rách có thể toàn bộ chiều dày của sụn<br /> hay không hết chiều dày.<br /> Đường rách ngang thân sụn chêm: đường<br /> rách theo phương nằm ngang, chia sụn chêm<br /> thành hai phần trên và dưới.<br /> Đường rách chéo thân sụn chêm: đường<br /> rách toàn bộ chiều dày sụn chêm, xiên chéo từ<br /> trong ra thân sụn chêm, có thể chéo ra trước<br /> hoặc ra sau.<br /> Đường rách hình nan quạt: đường rách theo<br /> phương thẳng đứng từ trong sụn chêm ra giống<br /> nan quạt, có thể rách hết chiều dày của sụn<br /> chêm hay không hết chiều dày.<br /> <br /> 228<br /> <br /> Vùng đỏ-trắng<br /> <br /> Vùng trắng<br /> <br /> Hình 4: Phân vùng sụn chêm theo cấp máu<br /> Vùng giàu mạch máu nuôi (vùng đỏ-đỏ):<br /> chiếm 1/3 ngoài, vùng này có đầy đủ mạch máu<br /> nuôi, rách vùng này dễ phục hồi nếu phát hiện<br /> sớm và điều trị đúng.<br /> Vùng trung gian (vùng đỏ-trắng): ở 1/3 giữa<br /> mạch máu nuôi, mạch máu bắt đầu giảm dần,<br /> tổn thương có thể lành khi điều trị đúng nhưng<br /> kết quả đem lại với tỷ lệ thấp hơn.<br /> Vùng vô mạch (vùng trắng–trắng): 1/3 trong<br /> <br /> Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> không có mạch máu nuôi, rách ở đây không có<br /> khả năng phục hồi nên thường điều trị cắt bỏ đi<br /> phần rách.<br /> <br /> chêm, đặc biệt sụn chêm trong là hay gặp,<br /> nhưng chưa giải thích cơ chế một cách rõ ràng.<br /> <br /> Xử lý số liệu<br /> <br /> Bảng 2: Phân loại hình thái tổn thương<br /> <br /> Bằng phần mềm SPSS 15.0.<br /> <br /> Hình thái<br /> tổn thương<br /> <br /> KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br /> Tổn thương sụn chêm rách theo sừng<br /> Bảng 1: Tổn thương sụn chêm rách theo sừng<br /> Vị trí<br /> Sừng trước<br /> Sừng giữa<br /> (thân)<br /> Sừng sau<br /> Toàn bộ<br /> Tổng<br /> <br /> Sụn chêm<br /> trong<br /> SL TL%<br /> 8<br /> 7,5<br /> <br /> Sụn chêm<br /> ngoài<br /> SL TL%<br /> 8<br /> 7,5<br /> <br /> Theo phân loại của O’Connor<br /> <br /> Chung<br /> SL<br /> 16<br /> <br /> TL%<br /> 15<br /> <br /> 25<br /> <br /> 23,6<br /> <br /> 9<br /> <br /> 8,5<br /> <br /> 34<br /> <br /> 32,1<br /> <br /> 37<br /> 2<br /> 72<br /> <br /> 35<br /> 1,9<br /> 68<br /> <br /> 14<br /> 3<br /> 34<br /> <br /> 13,2<br /> 2,8<br /> 32<br /> <br /> 61<br /> 5<br /> 106<br /> <br /> 48,2<br /> 4,7<br /> 100<br /> <br /> Chúng tôi đã nội soi 106 khớp gối (106 BN).<br /> Tổn thương sụn chêm trong chiếm đa số với 72<br /> trường hợp (chiếm 68%) (bảng 1), sự khác biệt<br /> này là có ý nghĩa thống kê (p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2