intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá độ phù hợp thương tổn sụn chêm trên cộng hưởng từ và nội soi

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

43
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu nhằm đánh giá độ phù hợp hình ảnh thương tổn sụn chêm trên cộng hưởng từ và nội soi. Đề tài tiến hành nghiên cứu trên 400 sụn chêm bị rách được chẩn đoán và phẫu thuật nội soi tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 6 năm 2006 đến tháng 6 năm 2013.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá độ phù hợp thương tổn sụn chêm trên cộng hưởng từ và nội soi

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ ĐỘ PHÙ HỢP THƯƠNG TỔN SỤN CHÊM<br /> TRÊN CỘNG HƯỞNG TỪ VÀ NỘI SOI<br /> Võ Thành Toàn*, Võ Việt Đức*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: đánh giá độ phù hợp hình ảnh thương tổn sụn chêm trên cộng hưởng từ và nội soi.<br /> Đối tượng và phương pháp: 400 sụn chêm bị rách được chẩn đoán và phẫu thuật nội soi tại bệnh viện<br /> Thống Nhất - thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 6 năm 2006 đến tháng 6 năm 2013. Phương pháp nghiên cứu:<br /> tiến cứu.<br /> Kết quả: trong chẩn đoán vị trí bên sụn chêm bị rách trên MRI với hình ảnh nội đạt sự phù hợp cao độ<br /> (K = 0,79). Sự phù hợp trong chẩn đoán rách sụn chêm theo sừng trên MRI với hình ảnh nội là từ khá tới<br /> tốt (K= 0,62). Đặc biệt trong chẩn đoán rách sừng sau sụn chêm có sự nhầm lẫn, bỏ sót 59/182 trường hợp<br /> chiếm tỷ lệ 32,4%.<br /> Kết luận: MRI cho chúng ta giá trị phù hợp cao độ về vị trí, tuy nhiên chỉ đạt mức độ từ khá đến tốt đối với<br /> chẩn đoán vị trí sừng rách trong thương tổn sụn chêm.<br /> Từ khóa: sụn chêm, nội soi.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> TO ASSESS THE RELEVANCE OF IMAGE TEAR MENISCUS<br /> ON MAGNETIC RESONANCE IMAGING (MRI) AND ARTHROSCOPY<br /> Vo Thanh Toan, Vo Viet Duc<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 3- 2014: 78-80<br /> Objective: To assess the relevance of image tear meniscus on magnetic resonance imaging (MRI) and<br /> arthroscopy.<br /> Methods: 400 meniscus tear diagnosis and arthroscopic surgery at Thong Nhat Hospital - Ho Chi Minh<br /> City, from June 2007 to June 2013.<br /> Results: in the diagnosis of locations meniscus tear on the MRI image with the appropriate slots (K = 0.79).<br /> Conformity in the diagnosis of torn meniscus horn on MRI with the internal image is from fair to excellent (K =<br /> 0.62). Especially in the dorsal horn of the meniscus tears diagnostic confusion, missed 59/182 cases, accounting<br /> for 32.4%.<br /> Conclusion: MRI gives us value highly suitable for the position, however, only reached the level from fair to<br /> excellent locations for diagnosis horn tear in the meniscus lesions.<br /> Key word: meniscus, laparoscopic.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Những năm gần đây, cùng với sự gia tăng<br /> các phương tiện giao thông và phong trào tập<br /> luyện thể dục thể thao ngày càng phát triển sâu<br /> rộng, làm cho số lượng chấn thương khớp gối<br /> <br /> nói chung và thương tổn sụn chêm nói riêng<br /> ngày càng tăng. Bên cạnh đó bệnh nhân lớn tuổi<br /> ngày càng nhiều, trong đó các tổn thương khớp<br /> gối nói chung, tổn thương sụn chêm nói riêng<br /> ngày càng tăng.<br /> <br /> * Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình bệnh viện Thống Nhất Tp. Hồ Chí Minh<br /> Tác giả liên lạc: TS. Võ Thành Toàn<br /> ĐT: 0918554748<br /> Email: vothanhtoan1990@yahoo.com<br /> <br /> 78<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014<br /> Nhờ sự xuất hiện kỹ thuật chụp cộng hưởng<br /> từ hạt nhân (MRI) có thể cho hình ảnh tổn<br /> thương sụn chêm tương đối chính xác, qua đó<br /> giúp phẫu thuật viên đưa ra chẩn đoán và<br /> phương pháp điều trị thích hợp và kịp thời, điều<br /> này có ý nghĩa rất lớn trong việc tránh được<br /> những hậu quả không đáng có phát sinh từ<br /> thương tổn này như hạn chế vận động của khớp<br /> gối, teo cơ, thoái hóa khớp cũng như việc phục<br /> hồi vận động khớp gối.<br /> Tuy nhiên trên thực tế lâm sàng có những<br /> trường hợp hình ảnh tổn thương trên MRI và nội<br /> soi khớp có sự khác biệt. Xuất phát từ thực tế nói<br /> trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục<br /> tiêu: đánh giá độ phù hợp hình ảnh thương tổn sụn<br /> chêm trên cộng hưởng từ và nội soi.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> 400 sụn chêm bị rách do chấn thương được<br /> chẩn đoán và phẫu thuật nội soi tại bệnh viện<br /> Thống Nhất – thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng<br /> 6 năm 2006 đến tháng 6 năm 2013. Chúng tôi loại<br /> ra khỏi nhóm nghiên cứu đối với các bệnh nhân<br /> đã có can thiệp trên sụn chêm trước đó.<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> Nghiên cứu tiến cứu.<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> Tiến hành nghiên cứu<br /> Từ tháng 6 năm 2006 đến tháng 6 năm 2013,<br /> chúng tôi thu thập được 400 sụn chêm rách sụn<br /> chêm được phẫu thuật nội soi tại bệnh viện<br /> Thống Nhất – thành phố Hồ Chí Minh. Chúng<br /> tôi có phiếu nghiên cứu với các chỉ tiêu được<br /> đánh giá:<br /> - Chụp cộng hưởng từ: đánh giá tổn thương<br /> sụn chêm rách ở sụn chêm trong hay ngoài, rách<br /> ở sừng trước hay thân, sừng sau.<br /> - Hình ảnh thương tổn sụn chêm rách ở sụn<br /> chêm trong hay ngoài, rách ở sừng trước hay<br /> thân, sừng sau trong nội soi.<br /> <br /> Xử lý số liệu<br /> + Xử lý thống kê theo chương trình SPSS 15.0.<br /> + Sự phù hợp giữa hai phương pháp chẩn<br /> đoán “hình ảnh cộng hưởng từ” và “hình ảnh<br /> nội soi” được đo đạc bằng hệ số Kappa (viết tắc<br /> là K) về tính tương đồng giữa hai phương pháp.<br /> Trong đó: K > 0,75: phù hợp cao độ, K: 0,4 – 0,75:<br /> phù hợp mức độ khá đến tốt, K < 0, 4: phù hợp<br /> mức độ kém.<br /> <br /> KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br /> Qua 400 sụn chêm mà chúng tôi nghiên cứu,<br /> chúng tôi thu được những kết quả sau:<br /> + Về vị trí sụn chêm giải phẫu:<br /> <br /> Bảng 1: Vị trí bên sụn chêm bị rách trên MRI và nội soi<br /> Phương pháp chẩn đoán<br /> Hình ảnh MRI<br /> <br /> Rách sụn chêm trong<br /> Rách sụn chêm ngoài<br /> Tổng<br /> <br /> Hình ảnh nội soi<br /> Rách sụn chêm trong<br /> Rách sụn chêm ngoài<br /> 264<br /> 25<br /> 22<br /> 86<br /> 286<br /> 114<br /> <br /> Ở bảng 1: ta thấy có 264/289 (chiếm tỷ lệ<br /> 91,3%) sụn chêm trong, 86/108 (chiếm tỷ lệ 79,6%)<br /> sụn chêm ngoài bị tổn thương được chẩn đoán<br /> chính xác trên hình ảnh MRI. Chúng tôi so sánh<br /> sự phù hợp trong chẩn đoán vị trí bên sụn chêm<br /> bị rách trên MRI với hình ảnh nội soi bằng<br /> phương pháp kiểm định Kappa. Với K = 0,79 thì<br /> sự phù hợp giữa hai phương pháp chẩn đoán<br /> này đạt sự phù hợp cao độ. Kết quả này có<br /> tương đương so với các tác giả nước ngoài.<br /> <br /> Tổng<br /> 289<br /> 108<br /> 400<br /> <br /> Nghiên cứu của các tác giả này cho thấy nếu<br /> thực hiện đúng, hình ảnh cộng hưởng từ trong<br /> chẩn đoán tổn thương sụn chêm trong có độ<br /> nhạy và độ đặc hiệu là 90%, còn với sụn chêm<br /> trong độ nhạy là 80% và độ đặc hiệu là 90%. Các<br /> tác giả chỉ ra rằng chụp cộng hưởng từ cho phép<br /> chẩn đoán chính xác thương tổn sụn chêm với tỷ<br /> lệ cao, tuy nhiên vẫn có trường hợp bỏ sót<br /> thương tổn vì các lý do khác nhau như kỹ thuật<br /> chụp hoặc những trường hợp rách ngắn, rách<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br /> <br /> 79<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> ngang ở phần trung tâm hoặc rách dọc theo<br /> chiều dày hay do kinh nghiệm của người chụp<br /> và đọc kết quả MRI, có thể là do những trường<br /> hợp rách ở vùng rìa của sừng sau, sát bao khớp<br /> dễ bị nhầm là vùng sụn chêm ngoài không liên<br /> kết với bao khớp nên để sót hoặc nhầm lẫn tổn<br /> thương khi đọc hình ảnh MRI(1,2,3).<br /> + Về vị trí theo sừng:<br /> Qua kết quả thu được ở bảng 2, ta thấy có<br /> 123/182 trường hợp (chiếm tỷ lệ 67,6%) rách<br /> sừng sau, 133/185 trường hợp (chiếm tỷ lệ 71,9%)<br /> <br /> rách sừng giữa (thân), có 24/33 trường hợp<br /> (chiếm tỷ lệ 72,7%) rách sừng trước là được phát<br /> hiện chính xác trên MRI. Trong nhóm chẩn đoán<br /> chưa chính xác chúng tôi thấy nhóm rách sừng<br /> sau là cao nhất (có 59/182 trường hợp chiếm tỷ lệ<br /> 32,4%). Chúng tôi so sánh sự phù hợp trong<br /> chẩn đoán rách sụn chêm theo sừng trên MRI<br /> với hình ảnh nội soi bằng phương pháp kiểm<br /> định Kappa. Với K = 0,62 chứng tỏ sự phù hợp ở<br /> mức độ khá tới tốt giữa hai phương pháp chẩn<br /> đoán.<br /> <br /> Bảng 2: Rách sụn chêm theo sừng trên chụp cộng hưởng từ và nội soi<br /> Phương pháp chẩn đoán<br /> Hình ảnh MRI<br /> <br /> Rách sừng trước<br /> Rách sừng giữa (thân)<br /> Rách sừng sau<br /> Tổng<br /> <br /> Rách sừng trước<br /> 24<br /> 4<br /> 5<br /> 33<br /> <br /> + Về nguyên nhân<br /> Về nguyên nhân khách quan, theo tác giả<br /> Wouter C. hình ảnh tối ưu đòi hỏi độ phân giải<br /> không gian cao và tỷ lệ tín hiệu -độ nhiễu cao.<br /> Điều này có thể đạt được bằng coil khớp gối<br /> chuyên biệt, sử dụng chuỗi xung spin echo với<br /> FOV nhỏ cỡ 16cm hoặc ít hơn. độ dày lát cắt<br /> không hơn 3mm và kích thước ma trận ít nhất<br /> 256 x 192 theo chiều mã hoá phase và tần số. Bên<br /> cạnh đó có nhiều cạm bẫy thông thường có thể<br /> giống rách sụn chêm gồm các điểm bám của dây<br /> chằng gian sụn chêm đến sừng trước, gân cơ<br /> kheo chạy qua gần góc sau ngoài của sụn chêm<br /> ngoài và nguyên uỷ của dây chằng sụn chêm đùi<br /> từ sừng sau sụn chêm ngoài…Về nguyên nhân<br /> chủ quan, có thể người chụp và người đọc thiếu<br /> kinh nghiệm…(4).<br /> <br /> Hình ảnh nội soi<br /> Rách sừng giữa (thân)<br /> 9<br /> 133<br /> 43<br /> 185<br /> <br /> Rách sừng sau<br /> 14<br /> 45<br /> 123<br /> 182<br /> <br /> Tổng<br /> 47<br /> 182<br /> 171<br /> 400<br /> <br /> rách trong thương tổn sụn chêm do chấn<br /> thương. Đặc biệt là thương tổn sừng sau sụn<br /> chêm dễ bỏ sót, nhầm lẫn trên MRI do đó đòi<br /> hỏi thầy thuốc cần phối hợp với khám lâm<br /> sàng và các phương pháp chẩn đoán khác<br /> nhằm giúp đưa ra chẩn đoán và phương pháp<br /> xử trí tốt nhất cho bệnh nhân.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> Muellner T., Weinstabl R., Schabus R. (1997), “The diagnosis<br /> of meniscal tears in athletes: a comparison of clinical and<br /> magnetic resonance imaging invertigation”. Am J Sports Med<br /> (25), p7 – 12.<br /> Patrick E., Davide D., Bardana M.D., Greis M.D. (2002),<br /> “Meniscal injury: Basic science and Evaluation”, J Am Acad<br /> Orthop Surg, (10), p: 168 -176.<br /> Robert S. P., Fan M. D., Richard K. N. (2004), “Meniscal<br /> Lesions: Diagnosis and Treatment”, Medscape Orthopaedics &<br /> Sports Medicine 4(2).<br /> Wouter C. cs (2008), “Meniscus Imaging”, Semi Musculoskelet<br /> Radiol, (12), p: 318 -333.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Phương pháp MRI cho chúng ta giá trị phù<br /> hợp cao độ về vị trí, tuy nhiên chỉ đạt mức độ<br /> từ khá đến tốt đối với chẩn đoán vị trí sừng<br /> <br /> 80<br /> <br /> Ngày nhận bài báo:<br /> <br /> 23-03-2014<br /> <br /> Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br /> <br /> 11-04-2014<br /> <br /> Ngày bài báo được đăng:<br /> <br /> 20 – 05 - 2014<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2