TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TRỊ LIỆU UNG THƢ TUYẾN TIỀN LIỆT NGƢỜI<br />
BẰNG PHỐI HỢP HAI ONCOLYTIC VIRUT SỞI (MEASLE)<br />
VÀ QUAI BỊ (MUMP) TRÊN THỰC NGHIỆM<br />
Hồ Anh Sơn*; Bùi Khắc Cường*; Hoàng Văn Lương*<br />
Li Feng Zhang**; Naoki Yamamoto**; Nguyễn Lĩnh Toàn*<br />
TÓM TẮT<br />
Trị liệu virut phân giải tế bào ung thư (TBUT) (Oncolytic virus, OLV) được hiểu là sự nhân lên của<br />
OLV trong khối u đặc hiệu. Kết quả, TBUT bị phân giải và phá hủy, đồng thời giải phóng hàng ngàn<br />
tiểu phần OLV. OLV mới được giải phóng lại lây nhiễm vào TBUT lân cận, do đó, tạo ra một làn<br />
sóng tấn công của OLV vào khối u. Nghiên cứu của chúng tôi tập trung đánh giá tác dụng điều trị<br />
ung thư của phức bộ OLV gồm virut dạng vắcxin sởi (measlse) và quai bị (mump) trên chuột thiếu<br />
hụt miễn dịch mang khối ung thư tiền liệt tuyến người.<br />
* Từ khóa: Ung thư tiền liệt tuyến người; Trị liệu bằng virut; Chuột nude.<br />
<br />
STUDY OF HUMAN PROSTATE CANCER TREATMENT<br />
BY COMBINED TWO ONCOLYTIC VIRUSES MEASLE AND<br />
MUMP ON EXPERIMENT<br />
SUMMARY<br />
Oncolytic virotherapy is tumor-selective viral replication, resulting in lytic tumor cell destruction<br />
and release of thousands of viral particles. Newly released viruses go on to infected neighboring<br />
tumor cells, theoretically causing and maintaining a wave of virus attack throughout the tumor. Our<br />
study will evaluate the effectiveness of cancer treatment by complex of OLV of measlse with mump<br />
on defficient nude mice xenograft human protate cancer cells.<br />
* Key words: Human protate cancer; Oncolytic virotherapy; Nude mice.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nhiều nghiên cứu cho thấy, mỗi OLV có<br />
tế bào đích khác nhau, một dòng TBUT có<br />
thể bị xâm nhiễm bởi nhiều loài virut khác<br />
nhau tại cùng thời điểm. Để làm sáng tỏ cơ<br />
chế này và tăng hiệu quả của trị liệu liệu<br />
pháp virut, chúng tôi đề xuất một hướng trị<br />
liệu mới gồm phức hợp các vắcxin virut<br />
<br />
trong điều trị ung thư. Vắcxin sởi (Measle<br />
virus, MeV) có thể xâm nhập vào nhiều loại<br />
TBUT thông qua thụ thể CD 46 có mặt<br />
khá dày đặc trên bề mặt của nhiều dòng<br />
ung thư khác nhau. Mặc dù thụ thể của<br />
virut quai bị (Mump virus, MuV) chưa được<br />
làm sáng tỏ, nhiều nghiên cứu cho thấy<br />
loài OLV này có thể xâm nhập vào TBUT.<br />
<br />
* Học viện Quân y<br />
** Đại học Quốc gia Singapore<br />
Người phản hồi: (Corresponding): Hồ Anh Sơn (hoanhsonhp@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 21/12/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 22/1/2014<br />
Ngày bài báo được đăng: 24/1/2014<br />
<br />
39<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br />
<br />
Hơn nữa, vắcxin của hai loại virut này được<br />
sử dụng an toàn trên khắp thế giới trong<br />
một thời gian dài. Dựa trên hoạt động phân<br />
giải TBUT của các dòng vắcxin khác nhau,<br />
chúng tôi lựa chọn phức hợp MeV và MuV<br />
(MM) cho trị liệu virut. Chúng tôi hy vọng<br />
phức hợp MM/hóa trị liệu có thể áp dụng<br />
trên thử nghiệm lâm sàng trong tương lai.<br />
Tuy nhiên trước đó, cần chứng minh hiệu<br />
quả của phương pháp này trong thử<br />
nghiệm tiền lâm sàng. Để thực hiện nội<br />
dung này, nghiên cứu sẽ tiến hành trên<br />
chuột thiếu hụt miễn dịch mang khối ung<br />
thư tiền liệt tuyến người để đánh giá hiệu<br />
quả của phương pháp trị liệu mới.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
Chuột thiếu hụt miễn dịch (nude mice)<br />
(Charles River, Mỹ) được nuôi trong phòng<br />
sạch. Mỗi nhóm 5 chuột được nhốt chung<br />
một lồng và mỗi chuột đánh số theo dõi.<br />
Mỗi lồng chuột có lỗ cấp và thoát khí qua<br />
màng lọc HEPA riêng. Duy trì ánh sáng<br />
theo chu kỳ tự nhiên, tự động điều khiển<br />
bật lúc 7 giờ, tắt lúc 19 giờ. Chuột được<br />
thay lồng và chất lót 2 lần, đồng thời kiểm<br />
tra tình trạng toàn thân, phân, tiêu thụ thức<br />
ăn, nước uống. Thức ăn được nhập khẩu<br />
(Zeigler, Hoa Kỳ), nước uống tinh khiết hấp<br />
tiệt trùng. Nhiệt độ duy trì 26 ± 20C, duy trì<br />
độ ẩm không khí bằng máy hút ẩm. Theo dõi<br />
ẩm kế để duy trì độ ẩm trung bình khoảng<br />
60 ± 5%. Hàng tuần, môi trường nuôi chuột<br />
được cấy khuẩn kiểm tra mức độ nhiễm<br />
khuẩn. Thực hiện vệ sinh vô khuẩn hàng<br />
tuần [1].<br />
<br />
Phân lập, tăng sinh MeV và MuV nguồn<br />
gốc vắcxin: MeV và MuV tách dòng từ vắcxin<br />
Priorix (GlaxoSmithKline, Anh), thực hiện tại<br />
Đại học Quốc gia Singapore. Sau đó, lựa<br />
chọn dòng virut bằng cách hút 2 μl dung<br />
dịch nuôi trong mỗi đĩa và nhân lên trong<br />
tế bào Vero trên đĩa 24 giếng. Thu thập dịch<br />
nổi của tế bào Vero nhiễm và ly tâm ở<br />
3.200 g/15 phút/40C và bảo quản ở -800C<br />
(Trung tâm Nghiên cứu Y học Quân sự,<br />
Học viện Quân y).<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Sau khi TBUT tiền liệt tuyến người được<br />
tăng sinh đủ số lượng [1]. Tạo khối u dưới<br />
da đùi phải chuột nude, tiêm TBUT người<br />
với số lượng trung bình 106 tế bào/con.<br />
Theo dõi sự xuất hiện và kích thước u, tính<br />
theo công thức:<br />
V = D x R2 x 0,5. Trong đó, V: thể tích<br />
khối u; D: chiều dài khối u; R: chiều rộng<br />
khối u. Kích thước khối u được đo bằng<br />
thước kẹp. Khi khối u đạt kích thước trung<br />
bình 50 mcl, chia chuột thành 4 nhóm, mỗi<br />
nhóm 10 con:<br />
- Nhóm chứng: mang u, tiêm nước muối<br />
sinh lý 0,9%.<br />
- Nhóm MeV: mang u, điều trị bằng MeV.<br />
- Nhóm MuV: mang u, điều trị bằng MuV.<br />
- Nhóm MM: mang u, điều trị bằng MeV<br />
+ MuV.<br />
Chuột được tiêm trực tiếp vào khối u<br />
các loại virut đơn lẻ MeV, MuV hoặc kết<br />
hợp cả hai MM (gồm MeV và MuV có số<br />
lượng tương đương) 6 lần, 2 lần/tuần, liều<br />
106cfu/lần/con.<br />
Theo dõi kích thước khối u, tỷ lệ sống<br />
chết tới khi kết thúc thí nghiệm.<br />
<br />
40<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Tác dụng của OLV tới kích thƣớc<br />
khối u.<br />
<br />
3. Hình ảnh đại thể của chuột mang<br />
khối u tiền liệt tuyến ngƣời.<br />
<br />
1600<br />
<br />
1200<br />
Chứng<br />
MeV<br />
<br />
800<br />
<br />
MuV<br />
MM<br />
<br />
400<br />
<br />
0<br />
Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7<br />
<br />
Hình 1: Kích thước khối u tại các tuần điều<br />
trị (mm3).<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy, kích thước<br />
khối u tiền liệt tuyến nhóm trị liệu bằng MM,<br />
MeV và MuV nhỏ hơn có ý nghĩa thống kê<br />
so với nhóm chứng (p < 0,01). Nhóm chuột<br />
trị liệu bằng MM có kích thước khối u nhỏ<br />
hơn nhóm MuV có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
Nhóm chuột MM có kích thước khối u nhỏ<br />
hơn nhóm MeV, nhưng sự khác biệt chưa<br />
có ý nghĩa thống kê.<br />
2. Trị liệu virut ảnh hƣởng tới thời<br />
gian sống của chuột.<br />
<br />
Nhóm chứng tại thời điểm bắt đầu điều trị.<br />
<br />
Nhóm MeV tại thời điểm bắt đầu điều trị.<br />
<br />
Kaplan-Meier Cum. Survival Plot for Thoi gian song<br />
Censor Variable: Song_chet<br />
Grouping Variable: Nhom<br />
1<br />
<br />
Cum. Survival<br />
<br />
Cum. Survival (Control)<br />
,8<br />
<br />
Event Times (Control)<br />
<br />
,6<br />
<br />
Event Times (MeV)<br />
<br />
Cum. Survival (MeV)<br />
<br />
Nhóm MuV tại thời điểm bắt đầu điều trị<br />
<br />
Cum. Survival (MM)<br />
,4<br />
<br />
Event Times (MM)<br />
Cum. Survival (MuV)<br />
<br />
,2<br />
<br />
Event Times (MuV)<br />
<br />
0<br />
0<br />
<br />
20<br />
<br />
40<br />
<br />
60<br />
Time<br />
<br />
80<br />
<br />
100<br />
<br />
120<br />
<br />
Hình 2: Thời gian sống nhóm chuột.<br />
Tại thời điểm 115 ngày sau trị liệu virut,<br />
trong số các chuột mang khối ung thư tiền<br />
liệt tuyến người, nhóm chứng còn 2 chuột<br />
sống. Trong khi đó, nhóm trị liệu bằng MeV,<br />
MuV và MM lần lượt còn 8, 6 và 10 chuột<br />
còn sống.<br />
<br />
Nhóm MM tại thời điểm bắt đầu điều trị<br />
Hình 3: Hình ảnh khối u đồng đều của các<br />
nhóm chuột.<br />
<br />
41<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br />
<br />
Sau khi ghép TBUT tiền liệt tuyến người,<br />
khối u hình thành trên tất cả chuột ghép và<br />
chia đều về các nhóm sao cho kích thước<br />
khối u tương đồng nhau ở tất cả nhóm chuột.<br />
<br />
Nhóm MuV tại thời điểm 7 tuần sau điều trị.<br />
<br />
Nhóm MM tại thời điểm 7 tuần sau điều trị.<br />
<br />
Nhóm chứng tại thời điểm 7 tuần sau<br />
điều trị.<br />
<br />
Hình 4: Hình ảnh khối u kích thước không<br />
đồng đều giữa các nhóm chuột.<br />
Sau 6 lần trị liệu, kích thước khối u có<br />
khác biệt đáng kể tại thời điểm 7 tuần.<br />
Trong đó, kích thước khối u nhỏ nhất ở<br />
nhóm chuột được trị liệu bằng phức hợp<br />
virut MM, tiếp đó là nhóm trị liệu bằng MeV<br />
và MuV. Nhóm chứng có kích thước khối u<br />
lớn nhất.<br />
Bµn luËn<br />
<br />
Nhóm MeV tại thời điểm 7 tuần sau điều trị.<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy trị liệu<br />
bằng virut sởi, quai bị và phức hợp hai loại<br />
virut này có hiệu quả kiềm chế tốc độ phát<br />
triển khối ung thư tiền liệt tuyến người ghép<br />
trên chuột nude và kéo dài thời gian sống<br />
của chuột. Nghiên cứu tiền lâm sàng về khả<br />
năng phân giải TBUT của MeV giảm độc<br />
lực được Peng công bố sớm nhất năm<br />
2001 [6]. Nghiên cứu này cho thấy khả<br />
năng phân giải TBUT cơ cả in vitro và in<br />
vivo trên mô hình chuột SCID/NOD mang<br />
khối u. Kết quả: khối u giảm phát triển khi<br />
được điều trị bằng tiêm MeV vào khối u<br />
cũng như theo đường tĩnh mạch. Khi tiêm<br />
trực tiếp MeV giảm độc lực vào khối u, gây<br />
hoạt động của gen beta-galactosidase<br />
<br />
42<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br />
<br />
reporter gen gây gảm kích thước khối u<br />
lympho trên chuột ghép. Virut xâm nhập<br />
vào tế bào thông qua thụ thể CD46 có<br />
nhiều trên bề mặt TBUT [7]. Do đó, virut sởi<br />
sống giảm độc lực có khả năng phân giải<br />
TBUT mà trên bề mặt bộc lộ nhiều thụ thể<br />
CD46 [5]. Ong và CS đánh giá khả năng<br />
của MeV trên các dòng TBUT tủy xương<br />
(neoplastic plasma cells, PCs) và không<br />
ung thư (nonplasma cells, NPCs) ở 38 BN<br />
đa u tủy xương. Kết quả cho thấy: PCs bộc<br />
lộ nhiều hơn số lượng thụ thể CD46 so với<br />
tế bào NPCs. Trung bình số thụ thể CD46<br />
trên PCs và NPCs lần lượt là 49.130/tế bào<br />
và 7.340/tế bào. Khả năng phân giải tế bào<br />
của MeV xảy ra trên tế bào PCs, nhưng<br />
không xảy ra trên tế bào thường NPCs [5].<br />
Härfast và CS đã phát hiện độc tế bào<br />
của tế bào lympho trong máu ngoại vi và tế<br />
bào của mô nuôi cấy sau khi tiếp xúc với<br />
MuV. Các tế bào này có thụ thể với phần Fc<br />
của IgG, do đó, hiệu ứng này bị ảnh hưởng<br />
khi loại bỏ thụ thể Fc trên bề mặt và cho tế<br />
bào chạy qua cột chứa phức hợp miễn dịch [4].<br />
Đối với virut quai bị, MuV thủy phân làm<br />
giảm protein nội bào STAT1, đồng nghĩa<br />
với việc virut này có thể thoát khỏi đáp ứng<br />
chống virut bởi interferon. Đây là protein có<br />
vai trò trung gian đáp úng cytokine, yếu tố<br />
phát triển, nonreceptor tyrosine kinases và<br />
một số kích thích gây ung thư. Protein V<br />
của virut có đích ảnh hưởng là STAT1 và<br />
STAT3. Kết quả là protein V chống lại đáp<br />
ứng của tế bào với IL-6 và tín hiệu v-Src có<br />
thể gây chết tế bào theo chương trình ở<br />
TBUT máu [2, 3]. Như vậy, nếu thay đổi cấu<br />
trúc MuV ở dạng vắcxin sống giảm độc lực,<br />
virut này không có khả năng trốn thoát khỏi<br />
hệ miễn dịch. Khi đó các cytokine có thể<br />
gây chết tế bào thông qua con đường<br />
STAT1 và STAT3.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Trị liệu virut vắcxin sởi và quai bị có tác<br />
dụng hạn chế kích thước khối ung thư tiền<br />
liệt tuyến người trên chuột mang khối u và<br />
kéo dài thời gian sống ở nhóm chuột được<br />
trị liệu đơn loại virut hoặc kết hợp hai virut<br />
so với nhóm chứng.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Đình Bảng, Hồ Anh Sơn, Bùi Khắc<br />
Cường, Nguyễn Lĩnh Toàn. Nghiên cứu tạo khối<br />
ung thư tuyến tiền liệt người trên chuột thiếu<br />
hụt miễn dịch “nude mice” bằng kỹ thuật ghép<br />
dị loài. Tạp chí Y-Dược học Quân sự. 2011, 2.<br />
tr.90-95.<br />
2. Christina M. Ulane, Jason J. Rodriguez, JeanPatrick Parisien, and Curt M. Horvath. STAT3<br />
ubiquitylation and degradation by Mumps virus<br />
suppress cytokine and oncogene signaling.<br />
J Virol. 2003, June, Vol 77, No 11, pp.6385-6393.<br />
3. Fujii N, Yokota S, Yokosawa N, Okabayashi T.<br />
Molecular mechanisms for suppression of<br />
interferon signal transduction pathways caused<br />
by viral infections. Uirusu. 2004, Dec, 54 (2),<br />
pp.69-78.<br />
4. Härfast B, Andersson T, Alsheikhly A,<br />
Perlmann P. Effect of Fc-receptor modulation on<br />
mumps-virus-dependent lymphocyte-mediated<br />
cytotoxicity in vitro. Scand J Immunol. 1980, 11 (3),<br />
pp.357-362.<br />
5. Ong HT, Timm MM, Greipp PR et al.<br />
Oncolytic measles virus targets high CD46<br />
expression on multiple myeloma cells. Experimental<br />
Hematology. 2006, 34 (6), p.713-720.<br />
6. Peng KW, Ahmann GJ, Pham L, Greipp<br />
PR, Cattaneo R, Russell SJ. Systemic therapy of<br />
myeloma xenografts by an attenuated measles<br />
virus. Blood. 2001, 98 (7), pp.2002-2007.<br />
7. Tatsuo H, Ono N, Tanaka K, Yanagi Y.<br />
Slam. (CDw150) is a cellular receptor for measles<br />
virus. Nature. 2000, 406 (6798), pp.893-897.<br />
<br />
43<br />
<br />