So sánh kỹ thuật xạ trị 3DCRT và IMRT trong xạ trị ung thư cổ tử cung
lượt xem 2
download
Xạ trị ngoài là phương pháp điều trị phổ biến đối với ung thư cổ tử cung tiến triển tại chỗ, tại vùng. Xạ trị phù hợp mô đích ba chiều (3DCRT) và xạ trị điều biến cường độ chùm tia (IMRT) là hai kỹ thuật phổ biến trong xạ trị ngoài. Nghiên cứu này nhằm mục đích so sánh các khía cạnh về mặt liều lượng của 3DCRT và IMRT trên cơ sở liều đạt được trên mô đích và liều cho các cơ quan bình thường xung quanh (OAR).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: So sánh kỹ thuật xạ trị 3DCRT và IMRT trong xạ trị ung thư cổ tử cung
- XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ SO SÁNH KỸ THUẬT XẠ TRỊ 3DCRT VÀ IMRT TRONG XẠ TRỊ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG NGUYỄN TRUNG HIẾU1, HỒ HOÀNG THÂN2 TÓM TẮT Tổng quan: Xạ trị ngoài là phương pháp điều trị phổ biến đối với ung thư cổ tử cung tiến triển tại chỗ, tại vùng. Xạ trị phù hợp mô đích ba chiều (3DCRT) và xạ trị điều biến cường độ chùm tia (IMRT) là hai kỹ thuật phổ biến trong xạ trị ngoài. Tuy nhiên kỹ thuật nào tốt hơn, những ưu điểm và nhược điểm của mỗi kỹ thuật chưa được nghiên cứu nhiều. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Ba mươi ca ung thư cổ tử cung được xạ trị bằng kỹ thuật IMRT đã được lựa chọn cho nghiên cứu này. Kế hoạch 3DCRT cũng được tạo ra cho tất cả các ca để so sánh. Hai kế hoạch này được so sánh dựa trên liều V50 vào PTV, so sánh chỉ số đồng nhất HI, chỉ số phù hợp CI, liều đến các cơ quan lành. Các kết quả: Trong cả hai kỹ thuật, tiêu chuẩn liều V50Gy lớn hơn 97% của PTV NODE và PTV VARGINAL đều đạt. Chỉ số HI của cả hai kỹ thuật không có nhiều sự khác biệt, tuy nhiên chỉ số CI của kỹ thuật IMRT tốt hơn rõ rệt so với 3DCRT. Đối với các cơ quan lành kỹ thuật IMRT cho liều thấp hơn so với 3DCRT. Đồng thời tỉ lệ các ca có liều vào cơ quan lành đạt tiêu chuẩn cho phép của kỹ thuật IMRT cao hơn so với kỹ thuật 3DCRT. ABSTRACT Background: External beam radiotherapy (EBRT) is mainstay of treatment in patients with locally advanced cervical carcinoma (LACC). Three dimensional conformal radiotherapy (3DCRT) and intensity modulated radiotherapy (IMRT) are mainly used in EBRT. However which one is superior is still controversial. Materials and Methods: Thirty patients of LACC treated with IMRT were selected for this study. 3DCRT plans were also created for all the patients. 3DCRT and IMRT plans were compared on the basis of planning target volume (PTV) coverage (V50), homogeneity index (HI) and conformity index (CI), dose to normal organs. Results: In both the techniques, 100% of prescribed dose (50Gy) was covered with more than 97% of PTV NODE and PTV VARGINAL. The CI in IMRT plans was found much better than that in 3DCRT whereas HI in both the techniques were found almost same. IMRT significantly reduced the irradiated volume of OAR compared to that by 3DCRT. The rate of cases with dose to OAR meeting the standards of IMRT is higher than that of 3DCRT. NỘI DUNG mỗi năm có khoảng hơn 5000 ca ung thư cổ tử cung mới và hơn phân nửa số đó tử vong[5]. Tổng quan Liệu pháp xạ trị ngoài (EBRT) cùng với xạ trị Trên thế giới, ung thư cổ tử cung vẫn là ung thư trong vẫn là phương pháp điều trị chính ở bệnh nhân phụ khoa phổ biến nhất, với hơn 500.000 phụ nữ ung thư cổ tử cung. Trong nhiều thập kỷ, trường toàn cầu phát hiện mắc mới và khoảng 233.000 ca chiếu và thể tích xạ trị cho ung thư cổ tử cung hầu trong số đó tử vong vì căn bệnh này mỗi năm. Phần như không thay đổi mặc dù có nhiều tiến bộ công lớn các ca tử vong này xảy ra ở các nước đang phát nghệ trong xạ trị. Trong điều trị ung thư cổ tử cung, triển với khoảng 132.000 phụ nữ mới được chẩn điều quan trọng là cung cấp đủ liều không chỉ cho đoán và 74.000 tử vong hàng năm [1]. Ở Việt Nam khối u nguyên phát mà còn cho các hạch bạch huyết 1 KS. Trưởng Khoa Kỹ thuật phóng xạ - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 2 KS. Khoa Kỹ thuật phóng xạ - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 272 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
- XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ vùng chậu để tối đa hóa kiểm soát khối u. Đối với Bảng 1. Đặc điểm các ca được chọn hồi cứu bệnh nhân ung thư cổ tử cung, xạ trị tiêu chuẩn bao Số bệnh nhân 30 gồm toàn bộ tử cung, âm đạo trên, chu cung hai bên, dây chằng tử cung cùng và dẫn lưu hạch bạch Độ tuổi Khoảng: 30 - 72; Trung bình 51 huyết vùng. Trong xạ trị hai chiều (2DRT) và xạ trị Giới tính Nữ phù hợp mô đích ba chiều (3DCRT), phần lớn các Loại bệnh Ung thư cổ tử cung đã mổ cơ quan lành như trực tràng, bàng quang và ruột cũng nằm trong vùng liều cao để đảm bảo đủ liều chỉ định cho thể tích mô đích. Điều này cũng đồng nghĩa PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU rằng, để mô đích nhận đủ liều chỉ định thì các cơ quan quý xung quanh cũng sẽ bị quá liều. Mục đích CT Mô phỏng chính của xạ trị là tăng xác suất kiểm soát khối u Tất cả các bệnh nhân được cố định ở tư thế (TCP) và giảm xác suất biến chứng trên mô bình nằm ngửa bằng tấm nền mica và lưới cố định bụng thường (NTCP) và quyết định về việc lựa chọn chậu. Máy quét CT 2 lát và 64 lát của bệnh viện kỹ thuật điều trị, đặc tính chùm tia và kỹ thuật hình đã được sử dụng để chụp CT mô phỏng cho những ảnh được thực hiện theo hai nguyên tắc này. bệnh nhân này. Thu nhận hình ảnh CT độ dày lát Kỹ thuật 3DCRT được thực hiện thông qua việc sử 3 mm khu vực bao gồm toàn bộ bụng và xương dụng hình ảnh CT và lập kế hoạch điều trị trên máy chậu của bệnh nhân. Những hình ảnh này đã được tính, cho phép giảm liều tốt hơn trên mô bình thường chuyển đến hệ thống lập kế hoạch điều trị (TPS) xung quanh, nhưng cách thiết lập các trường chiếu Eclipse để lập kế hoạch xạ trị. vẫn không có thay đổi nhiều so với kỹ thuật 2DCRT. Do đó, những tiến bộ gần đây tập trung vào việc Vẽ thể tích đích và cơ quan lành cung cấp liều xạ cho mô đích mà không làm quá liều Thể tích khối u (GTV), Thể tích mục tiêu lâm trên mô bình thường bằng cách sử dụng các sàng (CTV), thể tích lập kế hoạch (PTV) và OAR kỹ thuật phù hợp với hình dạng mô đích hơn, như bàng quang, trực tràng, túi ruột, đầu xương đùi dẫn đến việc phát triển các kỹ thuật xạ trị mới trực tràng, vv được vẽ trên hình ảnh CT của tất cả và hiện đại như xạ trị điều biến cường độ (IMRT). các bệnh nhân. Thể tích đích và cơ quan lành được IMRT được thực hiện bằng cách sử dụng nhiều vẽ dựa trên các nguyên tắc quy định bởi RTOG. chùm bức xạ với cường độ được điều biến tối ưu Trong khi GTV bao gồm khối u và phần mở rộng trong mỗi trường chiếu nhằm phân phối hiệu quả có thể nhìn thấy của nó. CTV bao gồm GTV, cổ tử liều bức xạ đồng nhất trong toàn bộ mô đích và làm cung, tử cung, tử cung, âm đạo và buồng trứng giảm nhanh liều xạ bên ngoài mô đích, nhờ vậy có và các hạch vùng chậu có liên quan. PTV bao gồm thể tránh được tối đa liều vào các mô bình thường CTV cộng thêm một khoảng mở rộng tùy vào chuyển xung quanh. Do đó IMRT có thể đạt được sự phù động của tử cung và sai số trong thiết lập bệnh hợp liều tốt hơn nhiều so với 3DCRT. Tuy nhiên việc nhân[2]. thực hiện kỹ thuật IMRT đòi hỏi đội ngũ y tế phải có nhiều kinh nghiệm, lập kế hoạch điều trị phức tạp Lập kế hoạch điều trị hơn, yêu cầu độ chính xác cao để đảm bảo xạ trị Tất cả các kế hoạch đã được thực hiện trên nhắm trúng đích, nên việc cố định bệnh nhân, kiểm phần mềm Eclipse với tổng liều 50 Gray (Gy) trong tra kế hoạch điều trị trước xạ là vô cùng cần thiết. 25 phân liều với lịch trình 5 lần/ tuần. Phần mềm này Điều đó có nghĩa, kỹ thuật IMRT đòi hỏi nhiều thời được kết nối với máy gia tốc tuyến tính điện tử y tế gian hơn so với 3DCRT đồng thời tăng chi phí điều (Clinac) Varian Clinac DMX (Hệ thống y tế Vary, trị cho bệnh nhân. Nghiên cứu này nhằm mục đích Palo Alto, CA) có năng lượng photon 6 và 18MV và so sánh các khía cạnh về mặt liều lượng của 3DCRT năng lượng 6, 9, 12 và 15 (Clinac1) hoặc 18MeV và IMRT trên cơ sở liều đạt được trên mô đích và (Clinac2). Máy gia tốc được trang bị hệ thống ổng liều cho các cơ quan bình thường xung quanh chuẩn trực đa lá (MLC) có 40 cặp lá, mỗi lá có chiều (OAR). rộng 1cm. Các đầu lá MLC được làm tròn. Sự sắp ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU xếp lưỡi và rãnh của lá làm giảm thiểu sự rò rỉ giữa các lá. Tốc độ lá MLC tiêu chuẩn theo số liệu hãng Ba mươi bệnh nhân ung thư cổ tử cung đã cung cấp là 2,25cm/s. được xạ trị bằng kỹ thuật IMRT tại bệnh viện Ung Bướu TP Hồ Chí Minh từ năm 2016 đến năm Kế hoạch IMRT 2019 đã được chọn cho nghiên cứu hồi cứu này. Các kế hoạch IMRT được thực hiện bằng cách Đặc điểm của bệnh nhân được đưa ra trong bảng 1. sử dụng năng lượng 6MV với bảy đến chín trường chiếu với góc quay bàn 0° và không có trường đối song song nào được chọn. Các kế hoạch đã được TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 273
- XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ tối ưu hóa bằng cách sử dụng công cụ tối ưu hóa Bảng 2. Dose contraints dùng cho kế hoạch IMRT[4] liều thể tích (DVO). Thuật toán phân tích bất đẳng Thể tích đích và cơ quan lành Constraints hướng (AAA) đã được sử dụng để tính toán liều lượng với kích thước lưới tính liều là 0,3cc. PTV V50 ≥ 97% Bàng quang V45 ≤ 35%; V55 ≤ 0.03cc Trực tràng V45 ≤ 60%; V55 ≤ 0.03cc Cổ xương đùi V30 ≤ 15%; V45 ≤ 5% Ruột non V40 ≤ 30%; V15 ≤ 120cc Túi ruột V40 ≤ 30%; V55 ≤ 0.03cc Tủy xương V10 ≤ 90%; V20 ≤ 75% * Vx = thể tích nhận liều x Gy Đánh giá kế hoạch Các thông số liều lượng của tất cả các kế hoạch được tạo ra bởi cả hai kỹ thuật được so sánh một cách khách quan bằng cách sử dụng biểu đồ thể tích liều (DVH). Cả hai loại kế hoạch đều Hình 1. Sắp xếp trường chiếu trong một kế hoạch IMRT được so sánh bằng tiêu chuẩn V50 vào PTV. Liều Kế hoạch 3DCRT vào OAR cũng được so sánh trong cả hai kỹ thuật. Đối với giá trị bàng quang và trực tràng so sánh liều Bốn trường chiếu (AP - PA và hai trường bên) V45; đầu xương đùi so sánh giá trị của V30 và V45; với góc quay bàn 0° đã được sử dụng trong tất cả ruột non và túi ruột so sánh V40, tủy xương so sánh các kế hoạch 3DCRT. Isocenter được đặt tại trung liều V10 và V20. Ngoài ra, chỉ số đồng nhất (HI) và chỉ tâm hình học của PTV. Để giảm thiểu liều da và để số phù hợp (CI) cho 100% liều chỉ định được tính phủ PTV tốt hơn, tất cả các kế hoạch đã được thực cho cả hai kỹ thuật. hiện bằng cách sử dụng năng lượng photon 18MV. Các lá MLC được thiết lập phù hợp với PTV với biên HI và CI được tính toán theo các công thức 0,8cm tính từ PTV. Trọng số các trường chiếu được được đưa ra dưới đây[3]: giảm/ tăng bằng cách nếu cần để xử lý điểm nóng/ * CI = VTV/ VPTV lạnh và tăng độ đồng nhất liều. Có thể sử dụng thêm nêm cơ học (physical wedge) hoặc nêm động * HI = (D2 – D98)/ D50 (dynamic wedge) để dồn liều từ vùng liều cao sang Trong đó: + VTV: Thể tích cơ thể nhận 100% liều vùng có liều thấp hơn. chỉ định (50Gy) + Dx: Liều vào x % thể tích Giá trị của CI = 1.0 và HI = 0.0 được coi là lý tưởng. CÁC KẾT QUẢ Liều vào các PTV Liều V50 tính trung bình trên 30 ca cho PTV NODE là 98,89% và 98,65% liều chỉ định. Liều V50 tính trung bình trên 30 ca cho PTV VARGINAL trong các kế hoạch 3DCRT và IMRT lần lượt là 98,56% và 99,10%. Cả hai kỹ thuật đều cho liều V50 đạt chuẩn V50 ≥97% (tỉ lệ 100%), và không có sự khác biệt đáng kể nào giữa hai kỹ thuật. Chỉ số CI trung bình thu được trong kế hoạch của 3DCRT và IMRT lần Hình 2. Sắp xếp trường trong một trong kế hoạch lượt là 2,59 và 1,18; sự khác biệt của chỉ số CI trong 3DCRT cả hai kỹ thuật là rất đáng kể. Đối với PTV NODE, chỉ số HI trung bình thu được là 0,052 và 0,050 lần lượt cho hai kế hoạch 3DCRT và IMRT, đối với PTV VARGINAL, chỉ số HI trung bình thu được là 0,046 274 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
- XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ và 0,052 lần lượt cho hai kế hoạch 3DCRT và IMRT. số HI và CI trong tất cả các kế hoạch của cả hai kỹ Sự khác biệt giữa HI trong cả hai kỹ thuật là không thuật được đưa ra trong bảng 3. đáng kể. Kết quả chi tiết về liều V50 vào các PTV, chỉ Bảng 3. Các giá trị trung bình cho các thông số trên PTV của cả hai kỹ thuật 3DCRT và IMRT Thông số khảo sát liều 3DCRT IMRT Tỉ lệ đạt PTV NODE 98,89 ± 0,98 98,65 ± 0,91 100% V50 PTV VARGINAL 98,56 ± 1,14 99,10 ± 0,81 100% PTV NODE 0,052 ± 0,012 0,050 ± 0,018 HI PTV VARGINAL 0,046 ± 0,014 0,052 ± 0,014 CI (PTV TOTAL) 2,59 ± 0,66 1,18 ± 0,08 Liều vào các cơ quan lành Kết quả so sánh liều của cả hai kỹ thuật 3DCRT và IMRT đối với các cơ quan lành cho thấy kỹ thuật IMRT cho liều vào các cơ quan lành giảm rõ rệt so với 3DCRT. Đồ thị so sánh liều thể tích (DVH) của hai kế hoạch 3DCRT và IMRT thể hiện trên hình 3. Số liệu chi tiết của liều vào các cơ quan lành (OAR) được thể hiện trong bảng 4. Bảng 4. So sánh các thông số liều trên cơ quan lành 3DCRT IMRT Cơ quan lành Thông số so sánh Giá trị trung bình Tỉ lệ đạt Giá trị trung bình Tỉ lệ đạt Bàng quang V45 92,33 ± 6,34 0% 38,77 ± 16,03 50% Trực tràng V45 97,12 ± 3,26 0% 50,37 ± 23,40 60% V30 26,18 ± 18,97 40% 9,77 ± 5,75 86,67% Cổ xương đùi trái V45 4,75 ± 4,22 63,33% 1,16 ± 1,47 100% V30 27,91± 19,24 30% 10,72 ± 6,39 73,33% Cổ xương đùi phải V45 5,96 ± 4,66 46,67% 1,44 ± 1,62 96,67% Ruột non V40 36,70 ± 18,95 36,67% 13,31 ± 8,53 93,33% Túi ruột V40 42,20 ± 17,08 33,33% 22,04 ± 9,62 73,33% V10 95,81 ± 7,96 3,33% 87,57 ± 9,08 53,33% Tủy xương V20 92,26 ± 8,75 3,33% 75,39 ± 9,55 36,67% Hình 3. So sánh DVH của hai kế hoạch 3DCRT và IMRT TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 275
- XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ BÀN LUẬN sẽ cho ra phân phối liều rất phù hợp với thể tích mô đích có hình dạng phức tạp và do đó tránh được các Liều V50 ≥97% mong muốn vào các PTV đã đạt cơ quan lành xung quanh như trong hình 4 (a). được bằng cả hai kỹ thuật. Tuy nhiên, các kế hoạch IMRT chỉ số CI tốt hơn đáng kể so với 3DCRT.Chỉ Trong kỹ thuật 3DCRT, chỉ có bốn trường chiếu số CI tốt hơn trong trường hợp sử dụng kỹ thuật có cường độ đồng đều được lên kế hoạch, do đó, IMRT chủ yếu là do sử dụng nhiều góc chiếu và OAR trước và sau PTV nằm trên đường đi của từng chùm tia được điều biến cường độ nhờ được tối ưu trường chiếu cũng nhận được liều. Giao điểm của hóa bằng phần mềm tính liều trên máy tính. Trong tất cả bốn trường tạo thành hình chữ nhật (trên mặt quá trình tối ưu hóa, các chùm tia này được chia cắt ngang) nơi nhận được liều thống nhất từ toàn bộ thành nhiều chùm nhỏ hơn, sau đó cường độ của bốn trường chiếu. Khu vực này không chỉ bao gồm các chùm tia này được điều chỉnh bằng cách sử PTV có hình dạng bất thường mà cả OAR xung dụng ống chuẩn trực đa lá (MLC) cho đến khi đạt quanh PTV dẫn đến OAR liều cao, điều này dẫn đến được phân phối liều mong muốn. Các chùm tia điều sự phù hợp kém của liều xung quanh PTV như trong biến cường độ này sau khi đi vào cơ thể bệnh nhân hình 4 (b). (a) IMRT (b) 3DCRT Hình 4. Phân bố vùng nhận 100% liều chỉ định (50Gy) trên một lát cắt CT Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy kỹ thuật IMRT cho kết quả liều trên cơ quan lành giảm rõ rệt so với 3DCRT. Điều đó có nghĩa rằng, xạ trị bằng kỹ thuật IMRT cho kết quả xác suất biến chứng trên mô lành của bệnh nhân thấp hơn đối với xạ trị bằng kỹ thuật 3DCRT. TÀI LIỆU THAM KHẢO 3. Gurjar OP and Mishra SP (2013) “Dosimetric analysis of intensity modulated radiotherapy 1. A. Naik, O.P. Gurjar, P. Bagdare, K.L. Gupta, V. plans having one or more pairs of parallel Bhandari, M. Kausar, D.D. Ladia, H.K. Mittal opposed beams among the set of beams in (2016) “Dosimetric comparison between intensity some special cases”, Radiat Prot Environ, 36: modulated radiotherapy and three dimensional 138 - 42. conformal radiotherapy planning in patients with locally advanced cervical carcinoma”, 4. Radiation therapy oncology group (2011) “A International Journal of Radiation Research Phase II Study of Intensity Modulated Radiation (Volume 14, No 3) 189 - 196. Therapy (IMRT) to the Pelvis +/- Chemotherapy for Post-operative Patients with either 2. Lim K, Small W Jr, Portelance L, Creutzberg C, Endometrial or Cervical Carcinoma”, RTOG JürgenliemkSchulz IM, Mundt A, et al. (2011) 0418. Consensus guidelines for delineation of clinical target volume for intensitymodulated pelvic 5. Y tế dự phòng - http://yteduphong.com.vn/tieng- radiotherapy for the definitive treatment of cervix viet/tin-tuc/tin-chuyen-nganh/moi-nam-co- cancer. Int J Radiat Oncol Biol Phys, 79: khoang-5000-phu-nu-mac-ung-thu-co-tu-cung- 348 - 55. c3455i2797.htm. 276 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
So sánh phân bố liều xạ của kỹ thuật Field in field, IMRT và VMAT trong lập kế hoạch xạ trị thư vú bảo tồn tại Bệnh viện K
6 p | 14 | 7
-
So sánh kỹ thuật xạ trị 3D-CRT, IMRT và VMAT trong điều trị ung thư phổi sử dụng xạ trị lập thể định vị thân
11 p | 59 | 6
-
So sánh, đánh giá chất lượng kế hoạch xạ phẫu não giữa kỹ thuật DCAT và VMAT tại khoa Xạ trị - Bệnh viện E
10 p | 17 | 5
-
So sánh sự phân bố liều giữa kỹ thuật xạ trị 3D và IMRT trong xạ trị bổ túc ung thư vú
10 p | 21 | 5
-
Nghiên cứu so sánh phân bố liều giữa kỹ thuật VMAT Split X-Jaw với Open X-Jaw và Limited X-Jaw trong xạ trị ung thư cổ tử cung
10 p | 9 | 4
-
So sánh kế hoạch điều trị ung thư di căn não sử dụng kỹ thuật xạ phẫu lập thể có xoay bàn và không xoay bàn trên máy gia tốc TrueBeam tại Bệnh viện Ung bướu Tp. HCM
7 p | 5 | 3
-
So sánh quy trình lập kế hoạch xạ trị 3D-CRT và IMRT đối với bệnh ung thư trực tràng tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh
12 p | 14 | 3
-
So sánh các thông số về liều trên thể tích điều trị và cơ quan lành trong lập kế hoạch xạ trị ung thư vú trái sử dụng kỹ thuật thở bình thường và hít sâu nín thở tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
8 p | 13 | 2
-
Đánh giá liều vú đối bên trong xạ trị ung thư vú khi sử dụng kỹ thuật điều biến liều IMRT và kỹ thuật trường trong trường FiF
9 p | 8 | 2
-
So sánh kết quả hóa xạ trị tiền phẫu bằng kỹ thuật 3D-CRT và IMRT trong ung thư trực tràng giai đoạn T3-T4/N0
4 p | 6 | 2
-
So sánh sự phân bố liều giữa kỹ thuật 3D CRT – IMRT – VMAT trong xạ trị ung thư trực tràng giai đoạn II - III
8 p | 33 | 2
-
So sánh phân bố liều lượng giữa xạ trị điều biến thể tích cung tròn 2 cung và 3 cung với xạ trị điều biến cường độ cho ung thư vòm họng
7 p | 40 | 2
-
So sánh các thông số liều lượng của kỹ thuật VMAT và 3D-CRT trong xạ trị ung thư vú trái và hạch vùng
8 p | 30 | 2
-
So sánh kết quả điều trị nối gân Achilles bằng kỹ thuật nối gân với đường mổ thông thường và đường mổ nhỏ
5 p | 6 | 2
-
So sánh sự phân bố liều xạ của kỹ thuật xạ điều biến liều (IMRT) với 3D trong điều trị ung thư vú bảo tồn
6 p | 1 | 1
-
So sánh kỹ thuật ghi hình xung lực xạ âm với đo độ đàn hồi thoáng qua trong đánh giá xơ hóa gan trên bệnh nhân bị viêm gan nhiễm mỡ không do rượu
8 p | 39 | 1
-
Đánh giá độ di lệch trong quá trình xạ trị ung thư cổ tử cung sử dụng hệ thống EPID
5 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn