intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu triết học " HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN CÁN BỘ CẤP CAO CỦA VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM TẠI TRUNG QUỐC "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

59
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ ngày 28 tháng 1 đến ngày 04 tháng 2 năm 2007, Đoàn cán bộ cấp cao của Viện Khoa học xã hội Việt Nam do GS,TS. Đỗ Hoài Nam, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam dẫn đầu đã sang thăm và làm việc tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc (Bắc Kinh) và Viện Khoa học xã hội Quảng Đông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu triết học " HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN CÁN BỘ CẤP CAO CỦA VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM TẠI TRUNG QUỐC "

  1. Nghiên cứu triết học HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN CÁN BỘ CẤP CAO CỦA VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM TẠI TRUNG QUỐC
  2. HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN CÁN BỘ CẤP CAO CỦA VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM TẠI TRUNG QUỐC Từ ngày 28 tháng 1 đến ngày 04 tháng 2 năm 2007, Đoàn cán bộ cấp cao của Viện Khoa học xã hội Việt Nam do GS,TS. Đỗ Hoài Nam, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam dẫn đầu đã sang thăm và làm việc tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc (Bắc Kinh) và Viện Khoa học xã hội Quảng Đông. Đoàn gồm 8 thành viên: 1. GS,TS. Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam 2. PGS,TS. Lê Bộ Lĩnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á 3. GS,TS. Trịnh Duy Luân, Viện trưởng Viện Xã hội học 4. PGS,TS. Đỗ Tiến Sâm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc 5. PGS,TS. Phạm Văn Đức, Quyền Viện trưởng Viện Triết học 6. PGS,TS. Trần Đình Thiên, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam 7. Bà Trần Lan Anh, Trợ lý Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam 8. ThS. Nguyễn Xuân Cường, cán bộ phiên dịch * Đoàn đã làm việc với Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Trường Đại học Thanh Hoa, Viện Khoa học xã hội Quảng Đông, Trường Đại học Trung Sơn và Viện Khoa học xã hội Thâm Quyến. Trong thời gian ở Trung Quốc, Đoàn đã làm việc và trao đổi với GS. Trần Khôi Nguyên, Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Trung Quốc; GS. Trần Phu, Viện trưởng Viện Chủ nghĩa Mác; GS. Lý Cảnh Nguyên, Viện trưởng Viện Triết học thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc; GS. Cốc Nguyên Dương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Á - Phi thuộc Trung tâm phát triển Quốc Vụ Viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; GS. Lương Quế Toàn, Viện trưởng
  3. Viện Khoa học xã hội Quảng Đông; GS. Bách Hồng, Phó Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Thâm Quyến cùng các đồng chí lãnh đạo và một số chuyên gia của nhiều Viện thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Viện Khoa học xã hội Quảng Đông, Viện Khoa học xã hội Thâm Quyến, Trường Đạo tạo nghiên cứu sinh thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Trường Đại học Thanh Hoa và Trường Đại học Trung Sơn (Quảng Đông). * Nội dung làm việc của Đoàn: - Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của Viện khoa học xã hội Trung Quốc, Viện khoa học xã hội Quảng Đông và Viện Khoa học xã hội Thâm Quyến. - Trao đổi với các nhà khoa học xã hội Trung Quốc về một số vấn đề lý luận mà hai nước đang quan tâm. - Tìm hiểu kinh nghiệm đào tạo của Trường Đào tạo nghiên cúu sinh (Viện Khoa học xã hội Trung Quốc), của Trường Đại học Thanh Hoa và Trường Đại học Trung Sơn. - Trao đổi và ký kết một số văn bản hợp tác. Sau đây, chúng tôi xin trình bày khái quát một số nội dung làm việc của Đoàn: 1. Chức năng của các Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Viện khoa học xã hội Quảng Đông, Viện Khoa học xã hội Thâm Quyến Hiện nay, ở Trung Quốc, nghiên cứu khoa học xã hội do 5 loại cơ quan đảm nhiệm, đó là Viện Khoa học xã hội, Trường Đảng, các Trường đại học, các Trường của quân đội và một số Ban, Ngành của Trung ương. Mỗi cơ quan đều xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của mình để thực hiện nghiên cứu khoa học xã hội, góp phần giải quyết những vấn đề do sự phát triển của khoa học x ã hội
  4. và thực tiễn đất nước đặt ra. Nhưng, khác với giai đoạn trước, trong những năm gần đây, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, ngoài nhiệm vụ đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản, đã chú trọng nhiều hơn đến các nghiên cứu có tính chất ứng dụng hay các nghiên cứu tư vấn chính sách. Đảng và Nhà nước Trung Quốc thường xuyên đặt hàng cho Viện Khoa học xã hội những đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết hoặc trả lời những vấn đề do thực tiễn đất n ước đặt ra. Tất nhiên, để đưa ra được những câu trả lời có giá trị, bản thân các nhà khoa học phải nắm vững những kiến thức cơ bản, đồng thời phải thấu hiểu thực tiễn đất nước. Như vậy, để có các nghiên cứu ứng dụng hay nghiên cứu tư vấn tốt, phải chú ý đến 2 điều: thứ nhất, cần kết hợp nghiên cứu ứng dụng với nghiên cứu cơ bản và thứ hai, cần tiến hành nghiên cứu liên ngành, trong đó mỗi ngành khoa học xuất phát từ khía cạnh nghiên cứu của mình để đưa ra những câu trả lời về các vấn đề cụ thể và sự tổng hợp kết quả nghiên cứu của các ngành khác nhau cho phép đưa ra một câu trả lời mang tính toàn diện, chỉnh thể và chính xác hơn về những vấn đề do thực tiễn đất nước đặt ra. Bên cạnh đó, theo định kỳ nhất định, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị thường xuyên nghe các nhà khoa học xã hội thuộc các chuyên ngành khác nhau thuyết trình những báo cáo mang tính chuyên đề. Hiện nay, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nghe 37 chuyên đề khác nhau. Bằng con đường và cách thức đó, các nhà khoa học xã hội có thể kiến nghị và phản ánh một cách trực tiếp ý kiến của giới khoa học xã hội về những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của đất nước tới các đồng chí lãnh đạo cao cấp, còn bản thân các đồng chí lãnh đạo cao cấp có thể hiểu sâu thêm ý kiến của các nhà khoa học xã hội về những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách đó. Ngoài Viện Khoa học xã hội Trung Quốc (Bắc Kinh), các tỉnh, thậm chí các thành phố trực thuộc tỉnh cũng có các Viện Khoa học x ã hội thuộc tỉnh hoặc
  5. thành phố. Mỗi Viện như vậy lại có chức năng và nhiệm vụ riêng. Chẳng hạn, Viện Khoa học xã hội Quảng Đông, ngoài những chức năng chung, như kết hợp nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng, trong đó nhiệm vụ cơ bản là nghiên cứu vấn đề Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác trong điều kiện của tỉnh Quảng Đông, tuyên truyền các quyết sách và đào tạo nghiên cứu sinh, còn có một chức năng hết sức quan trọng - nghiên cứu tư vấn chính sách. Trên thực tế, trong những năm qua, Viện Khoa học xã hội Quảng Đông là cơ quan đi đầu trong tư vấn chính sách và nghiên cứu những vấn đề lý luận, như phát triển kinh tế thị trường, mở rộng kinh tế đối ngoại, xây dựng đặc khu kinh tế, v.v.. Một trong những phương châm mà Viện theo đuổi là phải tích cực đổi mới lý luận, thông qua thực tiễn để đổi mới lý luận. Trong những năm tới, Viện sẽ phấn đấu để nâng cao hơn nữa năng lực phục vụ quyết sách. Khác với Viện Khoa học xã hội Trung Quốc và Viện Khoa học xã hội Quảng Đông, Viện Khoa học xã hội Thâm Quyến lại chủ yếu tập trung nghiên cứu những vấn đề do thực tiễn phát triển của một thành phố công nghiệp đặt ra, như những vấn đề về văn hóa thị dân và văn hóa cộng đồng, du lịch văn hóa, vấn đề di dân, v. v.. 2. Một số vấn đề lý luận mà Việt Nam và Trung Quốc đang quan tâm Cuối năm nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tiến hành Đại hội Đảng lần thứ XVII. Về mặt nhân sự, theo đánh giá của các học giả Trung Quốc, sẽ không có sự thay đổi nhiều. Đường lối cơ bản của Đại hội lần thứ XVII là tiếp tục cụ thể hóa và phát triển đường lối mà Đại hội lần thứ XVI đã thông qua, tiếp tục phát triển sâu hơn chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc. Nhiệm vụ của Đại hội XVII là tổng kết kinh nghiệm 5 năm, từ Đại hội lần thứ XVI đến nay; xem xét, đánh giá lại quá trình cải cách, mở cửa gần 30 năm qua. Đại hội lần thứ XVII chắc chắn sẽ có bước đột phá về lý luận. Tư tưởng chủ đạo của Đại hội là chủ nghĩa Mác, lý luận Đặng Tiểu Bình kết hợp với thực tiễn Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ tr ương huy động nhân dân toàn quốc tham gia
  6. góp ý kiến trên cơ sở nguyên tắc thực sự cầu thị và phải xuất phát từ thực tế. Đại hội sẽ đưa ra và thông qua lý luận phát triển một cách khoa học xã hội hài hòa, chủ trương xây dựng nông thôn kiểu mới, giáo dục tính tiên tiến của Đảng Cộng sản, xây dựng nhà nước có sáng kiến mới. Trong nhiều năm gần đây, Trung Quốc chủ tr ương Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác mà lý thuyết về Ba đại diện của Giang Trạch Dân, lý luận Phát triển một cách khoa học xã hội hài hòa của Hồ Cẩm Đào là những bước đột phá. Hài hòa vốn là một truyền thống của Đông Á. Đó là truyền thống văn hóa có liên quan đến triết lý con người sống hài hòa với tự nhiên và hài hòa với người khác. Mục đích của xây dựng xã hội hài hòa là kết hợp xây dựng xã hội nhỏ và xã hội lớn, bao gồm cả việc xây dựng nông thôn mới, kết hợp việc xây dựng Trung Quốc hài hòa và châu Á hài hòa. Để thực hiện được mục tiêu đó, Trung Quốc cần vừa thu hút nguồn vào, vừa đẩy mạnh nguồn ra; vừa mở cửa trong nước, vừa mở cửa đối ngoại và đẩy mạnh hoạt động quảng bá th ương hiệu của mình. Về mặt chính trị, cần thực hiện cầm quyền theo pháp luật, dân chủ và khoa học; mở rộng dân chủ trong Đảng để thúc đẩy dân chủ ngo ài xã hội. Hài hòa là khái niệm có nội dung rất rộng lớn, bao gồm hài hòa cả về đối nội lẫn về đối ngoại, cả trong nước lẫn châu Á; bao hàm cả mục tiêu trước mắt lẫn mục tiêu lâu dài. Để làm rõ lý luận phát triển một cách khoa học xã hội hài hòa, có 6 cặp quan hệ cần phải giải quyết, đó là: 1. Bản chất của xã hội hài hòa và bản chất của chủ nghĩa xã hội; 2. Quan hệ giữa xây dựng xã hội hài hòa và chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc; 3. Quan hệ giữa chủ trương lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm với xây dựng xã hội hài hòa; 4. Quan hệ giữa xây dựng xã hội hài hòa và giải quyết những mâu thuẫn nảy
  7. sinh; 5. Quan hệ giữa xây dựng xã hội hài hòa với lợi ích thiết thân và những vấn đề quần chúng quan tâm nhất. Hiện nay, nhân dân quan tâm nhất đến 1 lớn, 2 khó và 3 cao (Một lớn là chênh lệch thu nhập ngày càng lớn; hai khó là nói thật khó và chống tham nhũng khó, ba cao là phí giáo dục cao, phí bệnh viện cao và giá nhà cao). 6. Quan hệ giữa xây dựng xã hội hài hòa và vấn đề xây dựng Đảng. Về vấn đề tam nông: Hiện nay, Trung Quốc rất quan tâm đến việc xây dựng nông thôn mới và coi đó là một trong những nội dung của xây dựng xã hội hài hòa. Trong những năm vừa qua, Trung Quốc đã chuyển được 200 triệu nông dân sang lĩnh vực công nghiệp, chuyển vùng địa lý được 80 triệu người; thu nhập của nông dân tăng 5%. Cơ sở hạ tầng và nguồn nước ở nông thôn đã được cải thiện đáng kể. Trung Quốc chủ trương quản lý chặt chẽ vấn đề trưng dụng đất đai; cho phép nông dân lập ngân hàng, mở rộng hoàn toàn thị trường lao động. Điều đó đã thúc đẩy sản xuất phát triển, đời sống của nông dân đ ược nâng cao hơn, thôn làng sung túc hơn. Tuy nhiên, khoảng cách thu nhập đang ngày càng rộng ra, đời sống của nông dân ở vùng núi và vùng sâu còn gặp nhiều khó khăn. Về mặt quan điểm, Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương thay thế quan điểm nông thôn phục vụ thành thị (thành thị bóc lột nông thôn) bằng quan điểm thành thị phục vụ nông thôn, công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp, thành thị và nông thôn cùng hưởng thành tựu của cải cách. Mục đích của xây dựng nông t hôn mới là thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động. Muốn vậy, chính phủ cần tăng c ường sự hỗ trợ đối với người dân lao động, miễn giảm tiền học phí, nâng cao giá lương thực, đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu lao động. Trên thực tế, trong những năm qua, tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động của Trung Quốc tương đối nhanh, khoảng
  8. 50% lao động trong độ tuổi thanh niên đã chuyển sang khu vực kinh tế phi nông nghiệp. Việc chuyển dịch lao động gắn chặt với vấn đề thị tr ường hóa và hiện đại hóa. Về vấn đề toàn cầu hóa và tác động của WTO: Trước những năm 90 của thế kỷ XX, nhiều học giả cho rằng, toàn cầu hóa là toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa theo nghĩa chủ nghĩa t ư bản chiếm ưu thế, còn Trung Quốc tham gia vào quá trình này một cách tự phát. Nhưng hiện nay, mọi người lại nghĩ khác, coi toàn cầu hóa là quá trình của tất cả các nước, trong đó có cả các nước đang phát triển. Chủ thể của quá trình này không chỉ là các nước phương Tây. Trung Quốc và Việt Nam đang tham gia một cách tự giác và có những đóng góp nhất định vào quá trình toàn cầu hóa. Trong quá trình toàn cầu hóa, hiện đang có 2 con đường cơ bản: con đường của phương Tây và con đường của Việt Nam, Trung Quốc – những nước tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, nhưng đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Về tác động của WTO đối với Trung Quốc, một số học giả cho rằng, hiện không thấy rõ. Trong khi đó, GS. Bách Hồng, Phó Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Thâm Quyến cho rằng, toàn cầu hóa mang lại cho Trung Quốc nhiều cơ hội hơn là thách thức. Sau khi gia nhập WTO, thu nhập quốc dân của Trung Quốc tăng hơn 9%, còn của Thâm Quyến tăng hơn 14 %. Về các vấn đề xã hội khác: Sự phát triển về kinh tế của Trung Quốc là rất đáng phấn khởi, song cũng đang đặt ra nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Hàng loạt vấn đề thuộc về an sinh xã hội, như y tế, việc làm, nông dân mất đất, dưỡng lão, chênh lệch về thu nhập… đã trở thành tâm điểm của sự quan tâm xã hội. Chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân cư ngày càng lớn (chỉ số gini của Trung Quốc hiện là 0,5). Hiện nay, các học giả hay nói về vấn đề chênh lệch trong phân phối, nh ưng thực ra ở Trung Quốc, sự chênh lệch về tài sản cũng rất lớn. Trung Quốc hiện có 80
  9. triệu người nghèo, v.v.. Hai vấn đề cần được đặc biệt quan tâm: GS. Trần Phu, Viện trưởng Viện Chủ nghĩa Mác chuyển lời của Phó Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Trung Quốc lưu ý các học giả Việt Nam 2 điều: 1. Trung Quốc và Việt Nam đang cải cách và đổi mới. Các học giả nên chống lại chủ nghĩa tự do mới và chủ nghĩa xã hội dân chủ. Về vấn đề này, Việt Nam nên xem xét bài học của Trung Quốc. 2. Hiện nay, chúng ta đang chủ trương xây dựng xã hội hài hòa. Nhưng hai nước không được quên một điều là Mỹ và một số nước muốn tiêu diệt Trung Quốc và Việt Nam. 3. Kinh nghiệm đào tạo nghiên cứu sinh của Trung Quốc Trong thời gian thăm và làm việc tại Trung Quốc, Đoàn đã đi sâu tìm hiểu kinh nghiệm đào tạo của Trường Đào tạo nghiên cứu sinh của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Trường Đại học Thanh Hoa và Trường Đại học Trung Sơn. Qua các cuộc trao đổi, các thành viên trong Đoàn hiểu được nội dung, cấu trúc chương trình đào tạo nghiên cứu sinh và cao học ở Trung Quốc, cũng như khả năng cử cán bộ của Viện Khoa học xã hội Việt Nam sang học cao học và nghiên cứu sinh tại Trung Quốc. Đối với Việt Nam, khó khăn lớn nhất của việc cử cán bộ đi học chính là học bổng. Con đường khả dĩ hơn cả là xin học bổng của chính phủ Việt Nam hoặc Trung Quốc. Bên cạnh đó, con đường quan hệ trực tiếp song phương giữa Viện Khoa học xã hội Việt Nam với các cơ sở nói trên của Trung Quốc cũng một là hướng cần tính tới. Trước mắt, GS.TS.Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã chính thức mời 1 đoàn cán bộ cấp cao của các cơ sở đó sang thăm và làm việc tại Việt Nam để cùng thảo luận về các cơ hội hợp tác đào tạo với các Viện chuyên ngành. Phía bạn đã nhận lời sang thăm và làm việc vào thời gian thích hợp.
  10. 4. Trao đổi và ký kết các văn bản hợp tác * GS.TS.Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam và GS.Trần Khôi Nguyên, Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Trung Quốc đã thống nhất những điểm cơ bản trong Hiệp định khung 5 năm giữa hai Viện và Hiệp định này sẽ được ký kết vào thời điểm thích hợp trong thời gian tới. * GS.TS. Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam và GS. Lương Quế Toàn, Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Quảng Đông đã ký Hiệp định khung 5 năm giữa hai Viện, trên cơ sở bổ sung và phát triển những điều khoản trong Hiệp định đã ký 5 năm trước đây. Điều đáng lưu ý là, cùng với Hiệp định khung còn có bản kế hoạch kèm theo. Theo đó, trong thời gian tới, ngoài việc trao đổi học giả, trao đổi tư liệu, hội thảo khoa học, hai Viện sẽ hợp tác nghiên cứu 3 chương trình khoa học chung: 1. Phát triển nhanh, bền vững của Việt Nam và Quảng Đông (nghiên cứu so sánh và tư vấn chính sách) - Cải cách, mở cửa và đổi mới ở Quảng Đông và Việt Nam. - Biến đổi xã hội ở Việt Nam và Quảng Đông. - Đổi mới chính trị ở Việt Nam và Quảng Đông. - Phát triển văn hóa của Việt Nam và Quảng Đông. Từ những nghiên cứu đó, rút ra những bài học cho Việt Nam. 2. Hợp tác phát triển giữa Quảng Đông và Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác ASEAN - Thực trạng của sự hợp tác, những tiềm năng và cơ hội hợp tác trong thời gian tới. - Những giải pháp nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa Quảng Đông và Việt Nam. 3. Sứ mạng lịch sử của chủ nghĩa xã hội với công cuộc cải cách, đổi mới ở
  11. Trung Quốc và Việt Nam. * GS.TS.Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam và GS. Cốc Nguyên Dương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Á - Phi thuộc Trung tâm phát triển Quốc Vụ Viện n ước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã thỏa thuận hợp tác tổ chức hội thảo luân phiên hàng năm giữa hai Viện về những vấn đề lý luận và thực tiễn mà hai nước cùng quan tâm. Trước mắt, trong năm 2007, một cuộc hội thảo về tam nông do Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Á - Phi thuộc Trung tâm phát triển Quốc Vụ Viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sẽ được tổ chức tại Việt Nam. P.V.Đ (Viện Triết học Viện Khoa học xã hội Việt Nam)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2