Nghiên cứu triết học " PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ VỚI TÍNH CÁCH MỘT MỤC TIÊU TOÀN CẦU CỦA NHÂN LOẠI "
lượt xem 7
download
Trong bài viết này, tác giả đã luận chứng để làm rõ rằng, quan niệm cũ về phát triển được hiểu trùng khít với phát triển kinh tế. Cách hiểu như vậy về phát triển đã bộc lộ những khiếm khuyết và nó cần được bổ sung bằng những đặc trưng mang bản chất phi kinh tế – phát triển văn hoá. Theo tác giả, phát triển là một khái niệm đa chiều, phương diện kinh tế rất quan trọng nhưng phương diện văn hoá cũng quan trọng không kém và do vậy, phải phát triển cả hai chứ không...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu triết học " PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ VỚI TÍNH CÁCH MỘT MỤC TIÊU TOÀN CẦU CỦA NHÂN LOẠI "
- PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ VỚI TÍNH CÁCH MỘT MỤC TIÊU TOÀN CẦU CỦA NHÂN LOẠI EVANDRO AGAZZI(*) Trong bài viết này, tác giả đã luận chứng để làm rõ rằng, quan niệm cũ về phát triển được hiểu trùng khít với phát triển kinh tế. Cách hiểu như vậy về phát triển đã bộc lộ những khiếm khuyết và nó cần được bổ sung bằng những đặc trưng mang bản chất phi kinh tế – phát triển văn hoá. Theo tác giả, phát triển là một khái niệm đa chiều, phương diện kinh tế rất quan trọng nhưng phương diện văn hoá cũng quan trọng không kém và do vậy, phải phát triển cả hai chứ không phải chỉ riêng một phương diện nào. Gần đây, khi UNESCO công bố thập niên thế giới phát triển văn hoá, tổ chức này đã không đưa ra một khái niệm thực sự rõ ràng theo hai nghĩa: trước đây nó chưa từng được phổ biến (tức không có một ý nghĩa xác định) và ngay cả trong những văn kiện của UNESCO, nó cũng chưa được định nghĩa tường minh (một yêu cầu thường thấy đối với những khái niệm mới khi chúng được đưa vào từ vựng hiện có). Tuy nhiên, điều này không ngăn cản chúng ta cố gắng phác hoạ ít nhất một số đặc điểm trong ý nghĩa của khái niệm này bằng cách xem xét bối cảnh trong đó nó xuất hiện và những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của nó. Việc xem xét này cũng sẽ tính đến những gì còn mơ hồ bao quanh khái niệm ấy. Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự mơ hồ của khái niệm này chính là việc nó được đề ra trong bối cảnh mà một khái niệm tương tự đã được biết đến một cách chính thức từ rất lâu, khái niệm “phát triển”. Vậy giờ đây, khái niệm “phát triển văn hoá” có nghĩa là gì? Việc thêm vào đó tính từ “văn hoá” có ý nghĩa hay ám chỉ điều gì? Phải hiểu nó như một sự thay thế khái niệm cũ hay là được phát triển chi
- tiết hơn? Việc trả lời những câu hỏi này không dễ dàng. Trên thực tế, việc đưa ra tư tưởng phát triển văn hoá là hậu quả của những bất thành hiển nhiên trong lịch sử của những nỗ lực xuất hiện trong ba thập ni ên đề xuất “phát triển” (theo n ghĩa thứ nhất) trong cái gọi là các nước thế giới thứ ba. Điều này, theo nghĩa nào đó, có thể bị coi như một sự lạ lùng, bởi người ta không thể hiểu ngay được tại sao những bất thành thực tế trong việc vận dụng một khái niệm lại tác động đến ý nghĩa của nó và dẫn đến sự thay đổi hay từ bỏ nó. Tuy nhiên, từ một góc nhìn khác, điều này là hợp lý. Trên thực tế, khi một khái niệm được đề xuất như cơ sở hướng dẫn hành động, tức như sự mô tả cho một mục tiêu hợp lý (và điều này đúng với trường hợp khái niệm “phát triển”) mà những hoạt động được thực hiện không thành công thì, về mặt phương pháp luận, ta sẽ đúng khi đặt câu hỏi phải chăng thất bại của chúng là do việc áp dụng những bước đi cụ thể không thích đáng hay do việc cụ thể hoá khái niệm mục ti êu không thoả đáng. Trong trường hợp chính sách “phát triển” thất bại theo nguyên nghĩa, những nguyên nhân đã được xác định, ít nhất trong một phạm vi nào đó, là ở tính không đầy đủ của sự đặc trưng hoá khái niệm phát triển. Nói một cách cụ thể, cho dù nó có tính chất “chung chung”, người ta cũng sẽ sớm nhận ra rằng, tư tưởng cũ về phát triển đã được xét đến dưới dạng những đặc điểm rất giới hạn và cụ thể, tức là dưới dạng những đặc điểm kinh tế nghiêm ngặt: phát triển đã được ngầm hiểu là trùng khít với phát triển kinh tế. Dù sao, nhận thức đơn giản này cũng không dẫn chúng ta đi quá xa. Quả thực, những khả năng khác nhau đều có thể xảy ra. Khả năng thứ nhất nằm trong nhận thức, tức là sự thừa nhận tư tưởng phát triển không bao giờ có thể được sử dụng theo một nghĩa chung chung, mà phải luôn đi kèm với chỉ báo về một phương diện xác định cần phát triển. Điều này chứng minh cho việc thêm vào ý nghĩa cụ thể hoá cho tư tưởng phát triển, tức là thêm vào một tính từ bổ nghĩa, kiểu như “kinh tế” hay “văn hoá”. Sự bổ sung này lại dẫn đến câu hỏi, liệu cái lĩnh vực được lựa chọn có có đủ “đại diện” cho phát triển toàn cầu mà người
- ta hướng đến? Thứ nữa, ta phải đặt câu hỏi liệu phương diện ấy có đủ độc lập để phát triển vì chính mình hay nó không thể phát triển được nếu không có sự liên hệ với những phương diện khác. Trong trường hợp của chúng ta, câu hỏi kép này trở thành vấn đề - đặt ra ngay trước sự bất thành của phát triển “kinh tế” (vốn được coi là “đại diện” cho phát triển) – liệu thất bại ấy có phải do phát triển kinh tế không thực sự là một tiêu chí đủ để “khái quát hoá” tư tưởng phát triển nói chung (tức là nó không đủ vững chắc và toàn diện cho tư tưởng ấy), hay phải chăng nó đã không ở vào cái vị trí bị xuyên tạc nếu không xét đến những phương diện khác. Thực ra, hai tình huống này không giống nhau. Trường hợp thứ nhất, người ta sẵn sàng thừa nhận rằng cái “mô hình phát triển” vạch ra dưới góc độ kinh tế trong tự thân nó đã không thoả đáng và phải được bổ sung bằng những đặc trưng khác mang bản chất phi kinh tế. Trường hợp thứ hai, người ta tin rằng mô hình kinh tế là mô hình tốt và thừa nhận những đặc trưng phi kinh tế phải được tính đến để bổ sung vào sự thành công của nó. Khi xem xét “phát triển văn hoá” và giả định nó được đưa ra để bù lại những khiếm khuyết của khái niệm “phát triển kinh tế”, người ta có thể đứng trước những lựa chọn: 1/ Thừa nhận rằng, không thể nói đến “phát triển” m à không xác định thực chất nó là gì; rằng, những đặc điểm kinh tế không đủ để mô tả sự phát triển theo đúng nghĩa của từ, cho nên phải tìm kiếm một mô tả đầy đủ trong “văn hoá”. Thay cho “phát triển kinh tế”, chúng ta có “phát triển kinh tế” với tính cách một chính sách thành công và hợp lý. 2/ Chúng ta tiếp tục thừa nhận rằng, về bản chất, phát triển phải được hiểu dưới góc độ kinh tế; đồng thời thừa nhận sự phát triển ấy không thể được thúc đẩy một cách đúng đắn nếu không chú ý đầy đủ đến bối cảnh “văn hoá” chung. Do đó, “phát triển văn hoá” đ ược coi như một phần bù không thể thiếu cho những thành tựu trong phát triển kinh tế. 3/ Chúng ta thừa nhận phát triển là một khái niệm đa chiều, trong đó có những ph ương diện về bản chất là tương tự nhau: phương diện kinh tế rất quan trọng nhưng phương diện văn hoá cũng quan trọng không kém; do đó, chúng ta phải phát triển cả hai và
- vấn đề là ở chỗ, càng thành công, chúng ta càng phải chú ý đến cả hai chứ không chỉ một phương diện nào. Những nhận xét trên đã đủ để nói lên rằng, tư tưởng phát triển văn hoá, trong chừng mực mà nó được đề xuất như một phương thuốc cho thất bại của chính sách phát triển từ góc độ kinh tế, không xuất hiện từ sự mô tả đầy đủ, như ta thường thấy với mọi khái niệm đ ược đưa ra dưới hình thức phủ định hay chống lại cái gì đó. Chúng ta cần nhiều hơn thế để biết thực chất phát triển văn hoá l à gì và có lẽ chúng ta sẽ thừa nhận rằn g, việc hiểu được phát triển văn hoá còn khó khăn hơn việc hiểu phát triển kinh tế. Trên thực tế, khó khăn đầu tiên xuất phát từ những mơ hồ xung quanh khái niệm văn hoá, những điều này đã được biết đến khá nhiều và chúng ta không cần nhắc lại ở đây. Sự tồn tại của những khác biệt sâu sắc trong cách thức lĩnh hội khái niệm văn hoá rõ ràng sẽ in dấu vào chính cách thức nắm bắt sự phát triển văn hoá và những chính sách thúc đẩy nó; trong khi đó, dường như người ta không tranh luận nhiều lắm về thực chất của phát triển kinh tế. Khó khăn thứ hai nảy sinh từ bản chất bên trong của “phát triển”. Đây không phải là “sự thay đổi” thuần tuý (như chúng ta đã cố gắng xác định ở đâu đó, mà là sự tăng trưởng, tiến bộ và đồng thời, điều này hàm nghĩa những đánh giá về số lượng và chất lượng. Những đánh giá về mặt chất lượng là cần thiết để xác định giá trị hay tập hợp giá trị cần được phát triển (trong t ư tưởng phát triển, khi nó được áp dụng cho những thực tại người, có một nội dung quy chuẩn đặc trưng, tức chỉ báo về cái tự thân có giá trị và đáng để thúc đẩy). Những đánh giá về số lượng thì ẩn trong cái sự thực theo đó việc tìm kiếm sự phát triển có nghĩa là tìm kiếm sự tiến bộ trong khi hiện thực hoá những giá trị trên đây và chúng ta cần có những tiêu chuẩn để đánh giá tiến bộ ấy, để biết có sự tiến bộ hay không và “tiến bộ” đến mức nào. Do đó, chúng ta cần biết “có giá trị về mặt văn hoá” nghĩa là gì nếu ta muốn thúc đẩy phát triển văn hoá. Tương tự như thế, chúng ta cần biết thế nào là có giá trị về kinh tế, về khoa học, về công nghệ, về nghệ thuật, v.v. nếu
- muốn thúc đẩy các lĩnh vực t ương ứng. Cách xác định đó có khả dĩ không? Hay ít nhất thì nó có khả dĩ hay không trong chừng mực đem lại cho chúng ta những định hướng thực tế? Câu trả lời là rất không chắc chắn. Điều này dẫn đến một nguy cơ nghiêm trọng là chúng ta lặp lại trong phát triển văn hoá cái sai lầm đã mắc phải trong phát triển kinh tế khi mà, để tạo nên cái gọi là “có giá trị” về kinh tế, một mô hình hay “kiểu mẫu” kinh tế đặc thù đã được coi như hiển nhiên, tức là cái mô hình công nghiệp hoá của các nước giàu có phương Tây. Theo cách thức đó, việc thúc đẩy phát triển kinh tế ở các nước thuộc thế giới thứ ba đã được hiểu như việc buộc họ chấp nhận và bắt chước mô hình kinh tế phương Tây. Phải chăng giờ đây chúng ta đang sẵn sàng lặp lại kinh nghiệm ấy? Liệu chúng ta có lấy các nước phương Tây như là hình mẫu của các nước “phát triển về văn hoá” và bắt buộc hay ít nhất là khuyến khích những bộ phận còn lại của thế giới bắt chước mô hình ấy? Đây không đơn thuần là câu hỏi tu từ. Chúng ta cần nhớ rằng, đã từng có một kiểu biện hộ mang tính đạo đức cho chủ nghĩa thực dân trong những thế kỷ vừa qua: chúng ta áp đặt cho những đất nước này sự thống trị của chúng ta và lấy đi của họ vàng bạc, của cải, nguyên liệu thô cùng những hàng hoá vật chất; đổi lại, chúng ta đem đến cho họ những giá trị văn hoá, chúng ta “văn minh hoá” họ và giúp họ tham dự vào tiến bộ của nhân loại. Tất nhiên, ngày nay không còn ai nhắc lại luận điệu đó. Nhưng vấn đề không khác về bản chất, bởi thực chất là những đặc điểm nào sẽ xác định tiến bộ theo nghĩa văn hoá. Chúng ta chỉ cần xem xét một thí dụ: rất nhiều trí thức đ ã tin rằng, thực chất của tiến bộ văn hoá là sự thừa nhận một thái độ duy lý, về bản chất dựa trên khoa học, trong tất cả những lĩnh vực của tồn tại người và do đó, niềm tin tôn giáo phải bị phản đối hay quy về một yếu tố cảm xúc tối thiểu trong đời sống riêng của mỗi người. Trái lại, một số khác thì cho rằng, chủ nghĩa duy lý và duy khoa học thái quá đã dẫn đến cuộc khủng hoảng giá trị trong thời đại chúng ta và do đó, coi sự tiến bộ văn hoá là sự phục hồi phương diện tôn giáo trong đời sống
- con người. Phương diện nào trong hai cách tiếp cận đối lập này sẽ nằm trong chương trình “phát triển văn hoá”? Bên cạnh khó khăn khi xác định những đặc điểm của cái sẽ được phát triển trong sự phát triển văn hoá, chúng ta còn gặp phải một khó khăn lớn hơn trong việc tìm ra tiêu chuẩn về mặt định lượng để đánh giá tiến bộ ấy. Nguyên nhân là những giá trị văn hoá tiêu biểu nhất và sâu sắc nhất về bản chất đều là định tính: làm thế nào chúng ta có thể “đo” được sự sáng tạo khoa học, sự liêm khiết đạo đức, cảm quan về cái đẹp, tinh thần đoàn kết, trách nhiệm công dân, v.v.. Điều mà ta có thể tưởng tượng chỉ là một dạng khuyến khích những giá trị ấy thông qua hành vi giáo dục và việc tạo nên những cơ hội để phát triển chúng. Nhưng điều này thì hoàn toàn khác với cách hiểu thông thường về những tiêu chuẩn định lượng. Những khó khăn này có thể là lý do giải thích tại sao phát triển văn hoá đôi khi được hiểu theo một nghĩa ít nghiêm ngặt hơn, tức không phải theo nghĩa trong đó văn hoá (với tính cách một phạm trù phổ quát tương tự như khoa học, kinh tế, dân chủ, v.v.) là cái phải được phát triển, mà theo nghĩa là sự phát triển phải “có tính nhạy cảm văn hoá” hay, nếu ta muốn nói dễ hiểu h ơn, phải thích hợp, hoà hợp với những nền văn hoá khác (nơi mà “văn hoá” được hiểu theo nghĩa cơ bản thứ hai của nó, tức theo nghĩa xã hội học). Với cách nhìn mới này, tư tưởng về phát triển văn hoá trở thành cái gì đó giống như một quy tắc phương pháp luận chung: bất kể quan niệm phát triển là gì (nghĩa là không phụ thuộc vào việc ta định phát triển “cái gì”), nếu muốn thành công, chúng ta phải chú ý đến những bối cảnh văn hoá khác nhau trong đó ta hoạt động. Cách hiểu này phản ánh một cách rõ ràng sự tiến bộ trong khái niệm về phát triển, mà vốn trước kia còn có những khiếm khuyết, thậm chí được đồng nhất với phát triển kinh tế, bởi nó nhấn mạnh đến bản chất “toàn cầu” của phát triển theo đúng nghĩa của từ. Tuy nhiên, nó vẫn chưa đầy đủ để là một giải pháp cho vấn đề, ít nhất trong cái vai trò mà văn hoá được trông đợi. Trên thực tế, sự ám chỉ “về mặt phương pháp luận” này đối với văn hoá, như chúng ta đã lưu ý trên đây,
- hoàn toàn trùng với khái niệm phát triển mà theo đó, cái được phát triển là những đặc điểm kinh tế, trong khi sự chú ý đến những đặc điểm văn hoá chỉ mang tính phương tiện đối với những thành tựu đạt được trong lĩnh vực kinh tế. Theo nghĩa này, văn hoá chỉ đóng vai trò phụ thuộc, những giá trị đặc trưng cho phát triển vẫn là những giá trị kinh tế. Trong khi đó, văn hoá không đ ược mong đợi là sẽ thực sự đem lại những giá trị gia nhập vào đặc trưng của phát triển, nó chỉ nói lên những điều kiện thực tế mà ta phải tính đến khi xác định kế hoạch phát triển (kinh tế). Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể nghi ngờ rằng, ngay cả sự quan tâm có giới hạn đối với những điều kiện văn hoá ấy có thể có tác dụng thực sự hay không.r (Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội NGƯỜI DỊCH: ThS. Khuất Duy Dũng Việt Nam) (*) Nguyên Chủ tịch Liên đoàn các hội triết học quốc tế (FISP).A
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu triết học: Bản thể luận và cách tiếp cận bản thể luận trong triết học phương Tây
11 p | 836 | 158
-
Tiểu luận triết học: Tư tưởng triết học phật giáo và sự ảnh hưởng đến đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nam
30 p | 417 | 127
-
Nghiên cứu khoa học: Nguồn nhân lực ngành Hướng dẫn viên du lịch vừa thừa lại vừa thiếu
54 p | 505 | 78
-
Nghiên cứu triết học " MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI TRONG "HỆ TƯ TƯỞNG ĐỨC" "
8 p | 258 | 54
-
Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học: Thùng rác thân thiện
26 p | 349 | 37
-
Tiểu luận Triết học số 29 - Triết học Phật giáo
31 p | 163 | 32
-
NGHIÊN CỨU TRIẾT HỌC:" THIỀN TRONG KINH VĂN NGUYÊN THUỶ CỦA PHẬT GIÁO "
12 p | 115 | 31
-
Nghiên cứu triết học " “HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT” TỪ TRUYỆN CỔ DÂN GIAN ĐẾN KỊCH BẢN CỦA LƯU QUANG VŨ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT TRIẾT LÝ SỐNG "
10 p | 135 | 28
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Một số phép toán trên hệ biểu diễn tri thức dựa theo triết lý tập thô.."
7 p | 220 | 26
-
Nghiên cứu triết học " PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN DI SẢN KINH ĐIỂN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN "
13 p | 158 | 22
-
NGHIÊN CỨU TRIẾT HỌC:" SỰ THỐNG NHẤT GIỮA ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ VÀ PHÁT HUY DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA - CƠ SỞ CỦA ĐỒNG THUẬN XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY "
11 p | 106 | 20
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Phát triển có hiệu quả các khu công nghiệp ở Nghệ An nhằm đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá."
10 p | 112 | 20
-
Nghiên cứu triết học " TIẾP TỤC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY TRIẾT HỌC Ở NƯỚC TA "
5 p | 151 | 19
-
Đề tài: Triết học nghệ thuật của Selinh - Nguyễn Duy Hoàng
12 p | 156 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Kết hợp phương pháp chiếu và hàm phạt giải bài toán bất đẳng thức biến phân đơn điệu"
13 p | 121 | 15
-
TIỂU LUẬN: Nghiên cứu, tìm tòi phát triển KHCN là một vấn đề rất quan trọng
28 p | 110 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Phát huy vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Bắc hiện nay
27 p | 16 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn