TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG QUY TRÌNH PHÁT HIỆN SNP<br />
RS9263726 ĐỂ SÀNG LỌC ALEN HLA-B*58:01 BẰNG<br />
PHƢƠNG PHÁP PCR-RFLP<br />
Ngô Trường Giang*; Trần Văn Khoa*<br />
Nguyễn Minh Tâm*; Trần Thị Thu Huyền*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: ứng dụng quy trình phát hiện SNP rs9263726 để sàng lọc gen HLA-B*58:01 bằng<br />
phương pháp PCR-RFLP. Đối tượng và phương pháp: 36 mẫu máu tĩnh mạch chưa biết loại<br />
alen HLA-B được tách ADN tổng số, tiến hành phản ứng PCR-RFLP xác định kiểu gen của<br />
SNP rs9263726, điện di sản phẩm trên gel agarose 2% và phân tích kết quả để kết luận kiểu<br />
gen, giải trình tự gen PSORS1C1 10% số mẫu để kiểm chứng quy trình. Kết quả: trong 36 mẫu<br />
AND, sàng lọc được 5 mẫu dương tính với HLA-B*58:01. Kết luận: đã ứng dụng được quy trình<br />
phát hiện SNP rs9263726 để sàng lọc gen HLA-B*58:01 bằng phương pháp PCR-RFLP.<br />
* Từ khóa: HLA-B*58:01; rs9263726; PCR-RFLP.<br />
<br />
Applying a Protocol to Detect SNP RS926726 for Screening HLAB*58:01 Allele Using PCR-RFLP Technique<br />
Summary<br />
Objectives: Applying a protocol to detect SNP rs9263726 for screening HLA-B*58:01 gene<br />
using PCR-RFLP technique. Subjects and methods: 36 blind blood samples with unknown<br />
HLA-B allelic types, total DNA was extracted, SNP rs9263726 was detected using PCR-RFLP<br />
technique, electrophoresis PCR products in 2% agarose gel and analysis, sequencing 10%<br />
samples. Result: We were able to detect HLA-B*58:01 in 5 of 36 samples. Conclusion: We<br />
have applied a protocol to detect SNP rs9263726 for screening HLA-B*58:01 gene using<br />
PCR-RFLP technique.<br />
* Key words: HLA-B*58:01; PCR-RFLP; rs9263726.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong thực hành lâm sàng, tỷ lệ phản<br />
ứng thuốc thể nặng ngày càng giảm nhờ<br />
nguyên tắc dùng thuốc được hoàn thiện<br />
theo hướng cá thể hoá. Tuy nhiên, số<br />
lượng các dược chất được đưa vào điều<br />
trị lâm sàng ngày càng tăng. Khi phản<br />
<br />
ứng thuốc nặng xảy ra, tỷ lệ bệnh nhân<br />
(BN) tử vong khá cao (30%). Do đó, dự<br />
phòng phản ứng thuốc thể nặng vẫn còn<br />
là một vấn đề rất đáng quan tâm. Hiện<br />
nay, một số kháng nguyên bạch cầu<br />
người (HLA) được sử dụng như marker<br />
để phát hiện phản ứng thuốc nặng như:<br />
<br />
* Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Ngô Trường Giang (legiangngo@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 14/03/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/05/2018<br />
Ngày bài báo được đăng: 09/06/2018<br />
<br />
37<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018<br />
hội chứng Stevens Johnson hay nhiễm<br />
độc hoại tử. Trong các HLA này, HLAB*58:01 là một marker di truyền có liên<br />
quan chặt chẽ tới phản ứng thuốc thể<br />
nặng khi dùng thuốc allopurinol, đặc biệt<br />
ở cộng đồng người châu<br />
3 . Do đó,<br />
cần sàng lọc HLA-B*58:01 trước khi dùng<br />
allopurinol để dự phòng phản ứng thuốc<br />
thể nặng do thuốc. Tuy nhiên, việc phát<br />
hiện trực tiếp HLA-B*58:01 đòi hỏi máy<br />
móc hiện đại, tiêu tốn nhiều thời gian và<br />
tiền bạc. Gần đây, các nghiên cứu đã<br />
phát hiện một số SNP liên kết khá chặt<br />
với HLA-B*58:01 [2]. Trong số đó, SNP<br />
rs9263726 (110G>A) trên gen PSORS1C1<br />
liên kết hoàn toàn với HLA-B*58:01. Do<br />
đó, có thể phát hiện HLA-B*58:01 thông<br />
qua SNP này. PCR-RFLP là một kỹ thuật<br />
đơn giản, dễ triển khai, thời gian cho kết<br />
quả nhanh, giá thành rẻ và khá hiệu quả<br />
để phát hiện SNPs.<br />
Trước thực tiễn đó, chúng tôi tiến<br />
hành nghiên cứu này với mục tiêu: Ứng<br />
dụng quy trình sàng lọc alen HLA-B*5801<br />
thông qua marker SNP rs9263726<br />
(110G>A) bằng kỹ thuật PCR-RFLP để<br />
dự phòng phản ứng thuốc thể nặng trên<br />
BN s dụng allopurinol.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
36 mẫu máu chưa biết loại alen HLAB, chống đông bằng EDTA thu thập tại<br />
Học viện Quân y. 2 mẫu ADN đã biết<br />
trước kiểu gen của SNP rs9263726 bằng<br />
phương pháp giải trình tự Sanger sử<br />
dụng làm chứng âm (GG) và chứng<br />
dương (GA).<br />
38<br />
<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
* Tách chiết ADN tổng số từ 36 mẫu<br />
máu thu thập được: tách chiết bằng kít<br />
tách chiết ADN từ máu toàn phần của<br />
Qiagen.<br />
* PCR-RFLP phát hiện gen HLAB*58:01:<br />
- Khuếch đại gen PSORS1C1: trình tự<br />
các cặp mồi tham khảo theo Kaiko và CS<br />
(2012) [5].<br />
Thành phần phản ứng PCR nhân gen:<br />
master mix: 12,5 μl; primers (10 pmol/μl):<br />
0,25 μl; nước deion: 7 μl; mẫu: 5 μl, tổng<br />
thể tích 25 μl.<br />
Chu trình nhiệt phản ứng PCR:<br />
trong 5 phút; tiếp theo 30 chu kỳ:<br />
trong 30 giây, 600C trong 60 giây,<br />
trong 30 giây. Cuối cùng 720C<br />
5 phút.<br />
<br />
940C<br />
940C<br />
720C<br />
trong<br />
<br />
Sản phẩm PCR được điện di trên gel<br />
agarose 2%, phân tích kết quả.<br />
* X lý enzym giới hạn:<br />
- Các mẫu có kết quả nhân gen<br />
PSORS1C1 được xử lý cùng enzym<br />
Fok1.<br />
- Thành phần hỗn hợp xử lý enzym:<br />
sản phẩm nhân gen: 5 μl; enzym Fok1:<br />
0,4 ui.<br />
- Chu trình nhiệt xử lý enzym: ủ hỗn<br />
hợp ở 37oC trong 2 giờ, bất hoạt enzym ở<br />
65oC trong 20 phút.<br />
Sản phẩm thu được điện di trên gel<br />
agarose 2%, phân tích kết quả.<br />
* Giải trình tự Sanger: sản phẩm nhân<br />
gen PSORS1C1 được tinh sạch, giải trình<br />
tự Sanger.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Kết quả nhân gen PSORS1C1.<br />
Sản phẩm nhân gen được điện di trên gel agarose 2% trong 30 phút:<br />
<br />
Hình 1: Kết quả điện di sản phẩm nhân gen PSORS1C1.<br />
(-1; -2: Chứng âm; (+): Chứng dương; M: Marker 00 bp;<br />
các dải còn lại: B ng gen PSORS C có kích thước 260 bp)<br />
Kết quả cho thấy băng xuất hiện khi điện di sản phẩm nhân gen đều rõ ràng, đúng<br />
kích thước thiết kế và không xuất hiện băng phụ. Như vậy, điều kiện cho phản ứng<br />
nhân gen được tối ưu.<br />
Sản phẩm nhân gen xử lý cùng enzym cắt giới hạn.<br />
2. Kết quả xử lý enzym cắt giới hạn để phát hiện SNP rs9263726.<br />
Sản phẩm nhân gen PSORS1C1 được xử lý cùng enzym cắt giới hạn Fok1.<br />
Sản phẩm xử lý enzym điện di trên gel agarose 2%.<br />
<br />
Hình 2: Kết quả xử lý enzym sản phẩm nhân gen PSORS1C1.<br />
(-1; -2: Chứng âm; (+): Chứng dương; M: Marker 00 bp; các dải còn lại: Sản phẩm x<br />
lý enzym mẫu nhân gen PSORS1C1)<br />
39<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018<br />
Dựa vào số vạch thu được trên điện di<br />
sản phẩm xử lý enzym Fok1, có thể kết<br />
luận được kiểu gen:<br />
- Những mẫu chỉ xuất hiện 1 băng tại<br />
vị trí 260 bp có kiểu gen SNP rs9263726<br />
dạng đồng hợp tử GG, do đó không mang<br />
gen HLA-B*58:01.<br />
- Những mẫu xuất hiện cả 3 băng 260<br />
bp; 141 bp và 119 bp có kiểu gen SNP<br />
rs9263726 dạng dị hợp tử GA, do đó<br />
mang gen HLA-B*58:01 ở dạng dị hợp tử.<br />
- Những mẫu chỉ xuất hiện 2 băng 141 bp<br />
và 119 bp có kiểu gen SNP rs9263726<br />
dạng đồng hợp tử AA, do đó mang gen<br />
HLA-B*58:01 ở dạng đồng hợp tử.<br />
Như vậy, trong 36 mẫu nghiên cứu,<br />
chúng tôi phát hiện được 5 mẫu: 53; 57;<br />
59; 70; 82 xuất hiện 3 băng. Đây là<br />
<br />
những mẫu mang kiểu gen HLA-B*58:01<br />
ở dạng dị hợp tử.<br />
Bằng kỹ thuật này, bước đầu đã xác<br />
định được 5/36 mẫu (13,9%) nghiên cứu<br />
có kiểu alen HLA-B*58:01.<br />
3. Kết quả giải trình tự Sanger.<br />
Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện<br />
trên 36 mẫu máu chưa biết kiểu gen SNP<br />
rs9263726. Để kiểm chứng quy trình, tiến<br />
hành chọn 10% trong tổng số 36 mẫu<br />
nghiên cứu tương ứng với 4 mẫu để giải<br />
trình tự Sanger. Trong 4 mẫu, chọn 2<br />
mẫu âm tính với SNP rs9263726<br />
(110G>A) có kiểu gen GG và 2 mẫu dị<br />
hợp tử SNP rs9263726 (110G>A) có kiểu<br />
gen GA được xác định bằng phương<br />
pháp PCR-RFLP ở trên.<br />
<br />
Hình 3: Kết quả giải trình tự sản phẩm nhân gen PSORS1C1 của 4 mẫu 45; 52; 70 và 82.<br />
Tại vị trí 119 bp của hai mẫu 45, 52 chỉ xuất hiện 1 đỉnh G màu đen. Do đó, kiểu gen<br />
SNP rs9263726 của mẫu 45, 52 là GG.<br />
Tại vị trí 119 bp của hai mẫu 70, 82 xuất hiện 2 đỉnh: 1 đỉnh G màu đen, 1 đỉnh A<br />
màu xanh lá cây. Do đó, kiểu gen SNP rs9263726 của mẫu 70, 82 là GA.<br />
40<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018<br />
BÀN LUẬN<br />
HLA-B*58:01 là một marker khá quan<br />
trọng trong tiên lượng phản ứng thuốc thể<br />
nặng khi dùng thuốc allopurinol. Hung và<br />
CS (2005) báo cáo mối liên hệ rất chặt<br />
chẽ giữa HLA-B*58:01 và dị ứng thể nặng<br />
khi dùng thuốc allopurinol trên người Hán<br />
- Trung Hoa với độ nhạy 100%, độ đặc<br />
hiệu 85% chỉ số OR:580,3 [3]. Các nghiên<br />
cứu tiếp theo trên cộng đồng người Thái,<br />
Hàn Quốc [9, 10] càng chỉ rõ điều này. Do<br />
đó, việc sàng lọc gen này trước khi chỉ<br />
định allopurinol cho BN rất cần thiết. Hiện<br />
nay, có thể trực tiếp sàng lọc HLA-B*5801<br />
bằng các kỹ thuật như giải trình tự gen [2]<br />
hay đếm dòng chảy tế bào [8]. Tuy nhiên,<br />
các kỹ thuật này đòi hỏi trang thiết bị máy<br />
móc khá phức tạp, kỹ thật viên có trình độ<br />
cao dẫn tới giá thành xét nghiệm khá cao<br />
nên khó triển khai rộng rãi.<br />
Một số nghiên cứu 2 đã chỉ ra HLAB*58:01 liên kết với một số SNP. Trong<br />
đó, SNP rs9263726 trên gen PSORS1C1<br />
cách gen HLA-B 215 kb, liên kết hoàn<br />
toàn với gen HLA-B*58:01 (r2 = 1; D’ = 1)<br />
5 . Do đó, có thể gián tiếp sàng lọc HLAB*58:01 thông qua SNP này.<br />
Hiện nay, có thể sử dụng kít TaqMan<br />
SNP Genotype Assays để sàng lọc SNP<br />
rs9263726. Mặc dù sàng lọc khá hiệu<br />
quả, kít có giá thành khá cao, đòi hỏi<br />
trang thiết bị hiện đại nên khó triển khai<br />
trong cộng đồng. Trong nghiên cứu này,<br />
chúng tôi đã hoàn thiện một quy trình<br />
sàng lọc gián tiếp gen HLA-B*58:01 thông<br />
qua SNP rs9263726 bằng phương pháp<br />
PCR-RFLP với nhiều ưu điểm như: không<br />
đòi hỏi máy móc quá hiện đại, đơn giản,<br />
dễ thực hiện, giá thành thấp, từ đó có thể<br />
triển khai rộng rãi.<br />
<br />
Trong quá trình chọn mẫu làm chứng<br />
âm và chứng dương cho PCR-RFLP<br />
bằng phương pháp giải trình tự Sanger,<br />
chúng tôi chỉ phát hiện 2 kiểu gen SNP<br />
rs9263726 là GG và GA. Kiểu gen đồng<br />
hợp tử AA rất hiếm trong cộng đồng,<br />
chưa phát hiện thấy trong 36 mẫu nghiên<br />
cứu, 0/27 mẫu trong nghiên cứu của<br />
Kaiko [5] hay 3/200 mẫu trong nghiên cứu<br />
của Hung 3 . Do đó, trong số các mẫu<br />
dương tính, chỉ có mẫu mang kiểu gen<br />
GA để giải trình tự đối chiếu.<br />
Khi so sánh kết quả nghiên cứu với<br />
các tác giả khác, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ<br />
mang gen là 13,9%, thấp hơn so với<br />
nghiên cứu của Hung và CS trên người<br />
Hán - Trung Hoa (19,5%) 3 , điều này có<br />
thể lý giải do cỡ mẫu của chúng tôi khá<br />
nhỏ, chưa đại diện cho cộng đồng.<br />
Khi kiểm chứng quy trình bằng giải<br />
trình tự Sanger ngẫu nhiên 10% số mẫu<br />
của nghiên cứu, chúng tôi thu được kết<br />
quả hoàn toàn đồng nhất giữa phương<br />
pháp PCR-RFLP và sequencing. Điều đó<br />
chứng tỏ nhân gen PSORS1C1 và hoạt<br />
động cắt của enzym Fok1 hoàn toàn theo<br />
thiết kế.<br />
KẾT LUẬN<br />
Chúng tôi đã ứng dụng thành công quy<br />
trình phát hiện SNP rs9263726 để sàng<br />
lọc alen HLA-B*58:01 bằng kỹ thuật PCRRFLP, phát hiện được 5/36 mẫu nghiên<br />
cứu mang kiểu alen HLA-B*58:01.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Chung W.H, Hung S.I, Chen Y.T.<br />
Human leukocyte antigens and drug<br />
hypersensitivity. Curr Opin Allergy Clin<br />
Immunol. 2007, 7, pp.317-323.<br />
<br />
41<br />
<br />