intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu ương ấu trùng và hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) bằng công nghệ biofloc với tỷ lệ C/N khác nhau

Chia sẻ: ViChaeng ViChaeng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

40
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tỉ lệ C/N thích hợp cho tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng (ấu trùng lúc bố trí Nauplius 5 và ương đến PL-15) bằng bằng công nghệ biofloc. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức bổ sung mật đường với tỉ lệ C/N khác nhau lần lược là 15; 20; 25 và 30. Bể ương tôm bằng composite có thể tích 500 lít, độ mặn 30 ‰, mật độ 200 con/L.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu ương ấu trùng và hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) bằng công nghệ biofloc với tỷ lệ C/N khác nhau

  1. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 8(117)/2020 NGHIÊN CỨU ƯƠNG ẤU TRÙNG VÀ HẬU ẤU TRÙNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) BẰNG CÔNG NGHỆ BIOFLOC VỚI TỶ LỆ C/N KHÁC NHAU Phạm Văn Đầy1, Nguyễn Thị Trúc Linh1, Phan Thị Thanh Trúc1, Dương Hoàng Oanh1, Huỳnh Kim Hường1, Đỗ Chí Khôn1, Châu Tài Tảo2 TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tỉ lệ C/N thích hợp cho tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng (ấu trùng lúc bố trí Nauplius 5 và ương đến PL-15) bằng bằng công nghệ biofloc. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức bổ sung mật đường với tỉ lệ C/N khác nhau lần lược là 15; 20; 25 và 30. Bể ương tôm bằng composite có thể tích 500 lít, độ mặn 30 ‰, mật độ 200 con/L. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu môi trường, biofloc và mật độ vi khuẩn tổng và Vibrio của các nghiệm thức nằm trong khoảng thích hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt. Tôm ở nghiệm thức tỉ lệ C/N bằng 20 cho kết quả tăng trưởng chiều dài PL-15 cao nhất (11,56 ± 0,07 mm) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ sống (72,3 ± 1,15 %) và năng suất (145 ± 3 con/L) tôm PL-15 cao nhất ở nghiệm thức tỉ lệ C/N bằng 20 khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) so với nghiệm thức tỷ lệ C/N = 25, nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Vì vậy có thể kết luận rằng, tỉ lệ C/N bằng 20 là tốt nhất cho ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng bằng công nghệ biofloc. Từ khoá: Ấu trùng và hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng, biofloc, sinh trưởng, tỷ lệ C/N, tỷ lệ sống I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) là nghiệm thức C/N = 30/1 cho kết quả tốt nhất. Phạm loài có giá trị kinh thế cao, thịt ngon và được ưa Văn Đầy và cộng tác viên (2020), ương ấu trùng và chuộng tại các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng bằng công nghệ Trung Quốc. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển biofloc với tỷ lệ C/N = 15/1 cho tăng trưởng và tỷ lệ nông thôn (2018), diện tích thả nuôi tôm thẻ chân sống khá cao. Từ kết quả của nghiên cứu trên cho trắng là 96.300 ha. Để đáp ứng diện tích thả nuôi cần thấy, dù ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng bằng công khoảng 100 tỷ con tôm giống thẻ chân trắng. Tuy nghệ biofloc với tỷ lệ C/N = 15/1 cho kết quả khá cao nhiên, tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng đang đối nhưng tỷ lệ C/N chưa thể thích hợp nhất cho sự phát diện với nhiều thử thách và rủi ro; chất lượng tôm triển của tôm. Vì thế, việc tiến hành “Nghiên cứu giống giảm sút, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường tăng. ương ấu trùng và hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng Trong đó, chất lượng con giống là một trong những (Litopenaeus vannamei) bằng công nghệ biofloc với yếu tố quan trọng nhất. Để giải quyết những vấn đề tỷ lệ C/N khác nhau” là rất cần thiết nhằm xác định nói trên cần phải có những cải tiến kỹ thuật. Hiện tỷ lệ C/N phù hợp cho tăng trưởng và tỷ lệ sống của nay công nghệ biofloc có thể nghiên cứu và ứng ấu trùng và hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng. dụng vào ương nuôi tôm thẻ chân trắng. Biofloc có II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU tác dụng như là chế phẩm sinh học, ngăn ngừa mầm bệnh, làm thức ăn trực tiếp cho tôm, giảm ô nhiễm 2.1. Vật liệu nghiên cứu môi trường (McIntosh et al., 2000). Theo nghiên cứu Nguồn nước thí nghiệm: Nước biển có độ mặn gần đây của Châu Tài Tảo và cộng tác viên (2020), 30‰ và được xử lý bằng chlorine 50 g/m3, sục khí đã đưa ra kết luận ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng cho hết chlorine, kiểm tra dư lượng chlorine trong theo công nghệ biofloc giảm thiểu tối đa việc thay nước bằng dung dịch Na2SO3 trước khi sử dụng, nước; giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đặc biệt là sau đó dùng soda (NaHCO3) nâng độ kiềm lên tôm giống đảm bảo an toàn sinh học và tôm đạt tỷ 140 mgCaCO3/L (Châu Tài Tảo và cộng tác viên, lệ sống cao. Tuy nhiên, tỷ lệ C/N bổ sung theo công 2015) và bơm qua ống vi lọc 1 µm trước khi sử dụng. nghệ biofloc để phù hợp cho sự phát triển và tỷ lệ Ấu trùng: Lựa chọn ấu trùng Nauplius 5 khỏe, sống của mỗi loài tôm khác nhau như: Châu Tài Tảo hướng quang mạnh và xử lý bằng formal 200 ppm và cộng tác viên (2017), ương ấu trùng tôm sú bằng trong 30 giây trước khi định lượng đưa ấu trùng vào công nghệ biofloc với tỷ lệ C/N (10, 20, 30), kết quả bể ương. 1 Trường Đại học Trà Vinh; 2 Trường Đaị học Cần Thơ 175
  2. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 8(117)/2020 2.2. Phương pháp nghiên cứu mật rỉ đường được bổ sung định kỳ mỗi ngày một lần và bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm 2.2.1. Bố trí thí nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Nghiệm Thí nghiệm được bố trí trong trại sản xuất giống thức (NT) 1: Bổ sung mật rỉ đường theo tỷ lệ tôm, ấu trùng ương trong bể composite 500 lít với C/N = 15/1. NT 2: Bổ sung mật rỉ đường theo tỷ lệ thể tích nước ương 450 lít, độ mặn 30‰, mật độ C/N = 20/1. NT 3: Bổ sung mật rỉ đường theo tỷ lệ ấu trùng ương là 200 con/L. Bổ sung mật rỉ đường C/N = 25/1. NT 4: Bổ sung mật rỉ đường theo tỷ lệ ở giai đoạn Mysis 2 (Phạm Văn Đầy và ctv., 2020) C/N = 30/1. Hình 1. Bố trí thí nghiệm 2.2.2. Cách tạo biofloc ∆N = WTA x %PrTA ˟ 0,08 Theo công thức có cải tiến của Lục Minh Diệp ∆C = A ˟ ∆N (2012) tạo biofloc bằng nguồn carbohydrate dựa vào ∆CH = ∆C: 50% hàm lượng protein trong thức ăn nhân tạo (không Trong đó: ∆N: Lượng nitơ có trong thức ăn; ∆C: dựa vào hàm lượng Nitơ và tỷ lệ C/N trong nước). Cacbon cần bổ sung; ∆CH: Lượng carbohydrate cần Khối lượng mật rỉ đường được bổ sung vào bể tùy bổ sung; WTA: Lượng thức ăn cho ăn hằng ngày; %PrTA: theo nghiệm thức tỷ lệ C/N khác nhau với tần suất mỗi ngày một lần dựa theo lượng thức ăn cho tôm Protein trong thức ăn; 0,08: Là (lượng nitơ có trong ăn trong một ngày, lượng carbohydrate trong mật rỉ thức ăn (16%) ˟ %N thải ra (50%); A: là tỉ lệ C/N đường là 46,7%.Công thức có cải tiến của Lục Minh cần cung cấp; 50%: Tỉ lệ các bon trong carbohyrate Diệp (2012). bổ sung. Hình 2. Đo thể tích floc Hình 3. Đo kích thướt hạt floc 2.2.3. Chăm sóc quản lý ăn thức ăn nhân tạo FRiPPAK FRESH # 1CAR và Giai đoạn Zoea 1 ăn thức ăn là tảo tươi LANSY Shrimp ZM, cho ăn 8 lần/ngày, lượng cho (Chaetoceros sp) cho ăn 8 lần/ngày, mật độ cho ăn ăn từ 0,5-1 g/m3/lần. Giai đoạn Mysis cho ăn thức 60.000 - 130.000 tb/mL. Từ Zoea 2 đến Zoea 3 cho ăn nhân tạo FRiPPAK FRESH # 2 CAR và LANSY 176
  3. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 8(117)/2020 Shrimp ZM 4 lần/ngày với lượng 1 - 2 g/m3/lần và Các chỉ tiêu theo dõi biofloc: Thể tích biofloc Artermia bung dù 4 lần/ngày xen kẽ với thức ăn nhân được xác định ở giai đoạn PL-5, PL-10 và PL-15 tạo, mật độ Atermia là 0,25 - 1 con/mL/lần. Giai đoạn bằng phễu lắng Imhoff (dung tích 1000 ml) và thành PL1-PL15 cho ăn thức ăn nhân tạo FRiPPAK PL+150 phần biofloc được quan sát bằng trắc vi thị kính. ULTRA và LANSY Shrimp PL, 4 lần/ngày với lượng Các chỉ tiêu theo dõi vi sinh: Vi khuẩn tổng số và 2 - 3 g/m3/lần và Artermia 4 lần xen kẽ với thức ăn vi khuẩn Vibrio trong nước được xác định 1 tuần/ nhân tạo, mật độ Artermia thay đổi từ 1 - 2 con/mL/ lần, trong tôm khi kết thúc thí nghiệm. Xác định mật lần. Tỉ lệ phối trộn giữa các loại thức ăn nhân tạo độ vi khuẩn theo phương pháp của Huys (2002). trên theo từng giai đoạn là 1 : 1. Thời gian cho ấu Các chỉ tiêu theo dõi tôm: Tăng trưởng chiều dài trùng và hậu ấu trùng ăn mỗi lần cách nhau 3 giờ. ấu trùng và hậu ấu trùng được đo ở các giai đoạn 2.2.4. Các chỉ tiêu theo dõi Zoea-3, Mysis-3, PL-5, PL-10, và PL-15 (chiều dài Các chỉ tiêu theo dõi môi trường: Nhiệt độ và pH tổng), mỗi lần đo ngẫu nhiên 30 con tôm/bể. Tỉ lệ kiểm tra 2 lần/ngày bằng máy đo pH. NO2-, TAN sống và năng suất PL-15 được xác định bằng phương (NH4+/NH3) và độ kiềm được đo 4 ngày/lần bằng pháp định lượng. Testkit Sera của Đức. Hình 4. Thu tôm PL-15 Hình 5. Đo chiều dài tôm Phương pháp đánh giá chất lượng tôm PL-15 Thực nghiệm Thuỷ sản, Khoa Nông nghiệp - Thuỷ bằng gây sốc formal, thu ngẫu nhiên 50 tôm PL-15 sản, Trường Đại học Trà Vinh. trong bể ương cho vào xô chứa 10 lít nước đã pha folmal với nồng độ 100 ppm và gây sốc hạ độ mặn III. KẾT QUẢ THẢO LUẬN đột ngột, thu ngẫu nhiên 50 tôm PL-15 trong bể 3.1. Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm ương cho vào xô 10 lít nước có độ mặn 0‰. Sau 30 phút quan sát tôm PL-15 trong xô của hai phương Nhiệt độ môi trường nước các bể ương ấu pháp trên không bị hao là tôm khoẻ. Theo tiêu chuẩn trùng dao động giữa sáng và chiều không đáng kể quốc gia TCVN 10257:2014 (Bộ Khoa học và Công và nằm trong khoảng 30,4 - 31,0oC. Thái Bá Hồ và nghệ, 2014). Phương pháp Kiểm tra bệnh đốm trắng, Ngô Trọng Lư (2003) cho rằng nhiệt độ thích hợp bệnh EMS/AHPND, bằng phương pháp PCR ở giai cho sinh trưởng của ấu trùng tôm thẻ chân trắng từ đoạn PL-15. 28 - 32oC. pH của nước bể ương trung bình dao động buổi 2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu sáng từ (7,61 - 7,62) buổi chiều từ (7,53 - 7,55). Các số liệu thu thập được tính toán giá trị trung Theo Boyd và cộng tác viên (2002), pH dao động từ bình, độ lệch chuẩn và tỉ lệ phần trăm, so sánh sự 7,5 - 8,5 thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng và khác biệt giữa các nghiệm thức áp dụng phương hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng pháp ANOVA và phép thử DUNCAN ở mức ý nghĩa p < 0,05. Độ kiềm trong quá trình ương tôm giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm ít biến động, dao động 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu từ 143 đến 151 mgCaCO3/L. Theo Châu Tài Tảo và Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01 năm cộng tác viên (2015), độ kiềm thích hợp cho ương 2020 đến tháng 03 năm 2020 tại Trại Nghiên cứu và ấu trùng tôm chân trắng từ 140 - 160 mgCaCO3/L. 177
  4. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 8(117)/2020 Hàm lượng NO2- trung bình ở các nghiệm thức và Chanratchakool (2003) thì hàm lượng TAN thích dao động từ 0,69 mg/L đến 1,01 mg/L. Phạm Văn hợp cho ấu trùng và hậu ấu trùng tôm là nhỏ hơn Tình (2004) cho rằng hàm lượng NO2- thích hợp 2 mg/L. cho sự phát triển của ấu trùng tôm là < 1 mg/L. Như vậy từ kết quả trên cho thấy các yếu tố môi Hàm lượng TAN (NH4+/NH3) là một yếu tố môi trường trong thí nghiệm đều nằm trong khoảng trường nước quan trọng cho quá trình hình thành thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng và hậu ấu biofloc. Bảng 1 cho thấy TAN ở các nghiệm thức trùng tôm thẻ chân trắng. dao động từ (1,61 - 1,79 mg/L). Theo Boyd (1998) Bảng 1. Các yếu tố môi trường của thí nghiệm Nghiệm thức tỷ lệ Chỉ tiêu C/N = 15 C/N = 20 C/N = 25 C/N = 30 Sáng 30,8 ± 0,15 30,4 ± 0,32 30,7 ± 0.15 30,7 ± 0,59 Nhiệt độ (oC) Chiều 31 ± 0,15 30,6 ± 0,12 30,9 ± 0,12 30,9 ± 0,6 Sáng 7,62 ± 0,01 7,61 ± 0,03 7,62 ± 0,01 7,62 ± 0,03 pH Chiều 7,55 ± 0,01 7,55 ± 0,0 7,55 ± 0,02 7,53 ± 0,02 Độ kiềm (mgCaCO3/L) 148 ± 2,08 151 ± 3,79 143 ± 5,03 150 ± 6,25 NO2 (mg/L) 1,0 ± 0,03 0,9 ± 0,06 1,0 ± 0,09 0,69 ± 0,17 TAN (NH /NH3) (mg/L) 4 + 1,79 ± 0,09 1,68 ± 0,04 1,71 ± 0,05 1,61 ± 0,11 Ghi chú: Giá trị thể hiện trung bình, ± độ lệch chuẩn. 3.2. Tổng vi khuẩn và Vibrio trong thí nghiệm (CFU/mL) và nghiệm thức có mật độ vi khuẩn tổng số trong nước cao nhất là nghiệm thức C/N = 20/1 3.2.1. Tổng vi khuẩn của các nghiệm thức 15,67 ˟ 103 (CFU/mL). Cả hai lần thu trên mật độ vi Kết quả phân tích thống kê của thí nghiệm cho khuẩn tổng số trong nước giữa các nghiệm thức đều thấy mật độ vi khuẩn tổng số trong nước ở ngày ương khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Đến thứ 7 dao động từ 3,37 - 5,63 ˟ 103 (CFU/mL), trong ngày ương thứ 23, ở nghiệm thức C/N = 30/1 có mật đó nghiệm thức C/N = 20/1 có mật độ vi khuẩn tổng độ vi khuẩn tổng trong nước cao nhất 46,67 ˟ 103 số trong nước cao nhất 5,63 ˟ 103 (CFU/mL). Ở ngày (CFU/mL), khác biệt không có ý nghĩa thống kê ương thứ 15 mật độ vi khuẩn tổng số trong nước (p > 0,05) với nghiệm thức C/N = 20/1, nhưng khác của các nghiệm thức dao động từ 11,53 - 15,67 ˟ 103 biệt có ý nghĩa thống kê so với hai nghiệm thức còn lại. Bảng 2. Mật độ vi khuẩn tổng trung bình các nghiệm thức (103 CFU/mL) trong nước và (103 CFU/g) trong tôm Nghiệm thức tỷ lệ Chỉ tiêu C/N = 15 C/N = 20 C/N = 25 C/N = 30 7 ngày 3,37 ± 1,13a 5,63 ± 2,92a 4,37 ± 1,88a 5,57 ± 1,29a 15 ngày 11,53 ± 8,21a 15,67 ± 4,16a 13,27 ± 11,90a 14,60 ± 6,22a 23 ngày 26,00 ± 7,55a 28,67 ± 4,16a 37,33 ± 15,01ab 46,67 ± 4,73b Trong Tôm (PL-15) 29,3 ± 0,58a 18,3 ± 5,13a 22,0 ± 1,0a 32,3 ± 14,0a Ghi chú: Các số liệu trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Mật độ vi khuẩn tổng số trong tôm (PL-15) dao (2011), mật độ vi khuẩn tổng số vượt 107 sẽ có hại động từ 18,3 - 32,3 ˟ 103 (CFU/g), mật độ vi khuẩn cho tôm nuôi. Như vậy, mật độ vi khuẩn tổng số tổng số cao nhất là ở nghiệm thức C/N = 30/1 trong nước và trong tôm của 4 nghiệm thức đều 32,3 ˟ 103 (CFU/g) và khác biệt không có ý nghĩa nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của thống kê (p > 0,05) so với các nghiệm thức còn lại. ấu trùng và hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng. Theo Anderson (1993), Alberto và cộng tác viên 178
  5. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 8(117)/2020 3.2.2. Vi khuẩn Vibrio của các nghiệm thức ở nghiệm thức C/N = 30 /1 3,50 ˟ 103 (CFU/mL), Mật độ vi khuẩn vibrio trong nước trung bình nhưng thấp nhất ở nghiệm thức C/N = 20/1 2,17 ˟ 103 giữa các nghiệm thức dao động từ 0,05 - 3.97 ˟ 103 (CFU/mL). Sau 23 ngày ương mật độ vi khuẩn trong CFU/mL. Sau 7 ngày ương ở nghiệm thức C/N = nước cao nhất ở nghiệm thức C/N = 15/1 0,64 ˟ 103 30/1 có mật độ vi khuẩn vibrio trong nước cao nhất (CFU/mL) và thấp nhất ở nghiệm thức C/N = 25/1 3,97 ˟ 103 (CFU/mL) và thấp nhất ở nghiệm thức 0,05 ˟ 103 (CFU/mL). Mật độ vi khuẩn vibrio trong C/N = 15/1 1,9 x 103 (CFU/mL). Ở ngày ương thứ 15 nước ở các lần thu giữa các nghiệm thức đều khác thì mật độ vi khuẩn vibrio trong nước vẫn cao nhất biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Bảng 3. Mật độ vi khuẩn Vibrio trung bình giữa các nghiệm thức (103 CFU/mL) trong nước và (103 CFU/g) trong tôm Nghiệm thức tỷ lệ Chỉ tiêu C/N = 15 C/N = 20 C/N = 25 C/N = 30 7 ngày 1,90 ± 1,11a 2,20 ± 0,44a 3,73 ± 2,19a 3,97 ± 1,95a 15 ngày 3,03 ± 1,55a 2,17 ± 1,85a 2,97 ± 1,97a 3,50 ± 2,25a 23 ngày 0,64 ± 0,66a 0,17 ± 0,14a 0,05 ± 0,05a 0,14 ± 0,13a Trong Tôm (PL-15) 6,37 ± 6,63a 1,97 ± 0,95a 5,33 ± 5,13a 3,67 ± 3,06a Ghi chú: Các số liệu trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Mật độ vi khuẩn vibrio trong tôm (PL-15) biofloc thu được ở giai đoạn PL-5 và PL-10 giữa dao động từ 1,97 - 6,37 ˟ 103 (CFU/g), cao nhất ở các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống nghiệm thức C/N = 15/1 6,37 ˟ 103 (CFU/g) và giữa kê, thể tích biofloc ở giai đoạn PL-15 dao động từ các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống 1,33 - 2,70 mL/L, trong đó cao nhất ở nghiệm thức kê (p > 0,05). Theo Phạm Thị Tuyết Ngân và cộng C/N = 30/1 là 2,70 mL/L, khác biệt có ý nghĩa thống tác viên (2008), thì mật độ vi khuẩn vibrio nhỏ hơn kê (p < 0,05) với nghiệm thức C/N = 15/1, nhưng 6,5 ˟ 103CFU/mL chưa gây ảnh hưởng đến tôm nuôi. khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) so với 2 nghiệm thức còn lại. Theo Avnimelech (2012), 3.3. Thể tích biofloc (mL/L), khích cỡ hạt biofoc lượng biofloc thích hợp là 3 - 15 mL/L. Như vậy, thể (µm) ở các nghiệm thức tích biofloc ở các nghiệm đều nằm trong khoảng Kết quả thí nghiệm cho thấy thể tích biofloc thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng và hậu ấu luôn tăng trong suốt thời gian thí nghiệm, thể tích trùng tôm thẻ chân trắng. Bảng 4. Thể tích biofloc (mL/L), Kích thước hạt biofloc (µm) ở các thí nghiệm Nghiệm thức tỷ lệ Chỉ tiêu C/N = 15 C/N = 20 C/N = 25 C/N = 30 PL - 5 0,3 ± 0,26 a 0,5 ± 0,35 a 0,1 ± 0,0 a 0,27 ± 0,06a Thể tích PL - 10 1,13 ± 0,32a 1,23 ± 0,25a 1,6 ± 0,36a 1,53 ± 0,38a (mL/L) PL - 15 1,33 ± 0,32a 2,07 ± 0,31ab 2,50 ± 0,30ab 2,70 ± 0,50b PL - 5 22,93 ± 2,08a 19,57 ± 2,16a 20,80 ± 3,08a 20,53 ± 1,47a Chiều dài PL - 10 29,67 ± 0,47b 24,10 ± 3,25a 27,60 ± 2,66ab 26,87 ± 3,55ab (µm) PL - 15 50,83 ± 6,71b 40,80 ± 7,17a 44,17 ± 10,73ab 48,30 ± 3,09ab PL - 5 7,73 ± 1,78a 7,77 ± 0,95a 8.83 ± 2,37a 9.13 ± 0,78a Chiều rộng PL - 10 17,03 ± 1,58a 14,53 ± 1,38a 14,77 ± 1,55a 13,93 ± 4,71a (µm) PL - 15 34,40 ± 1,51b 27,47 ± 1,43a 28,97 ± 2,59ab 28,40 ± 5,67a Ghi chú: Các số liệu trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 179
  6. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 8(117)/2020 Kích cỡ hạt biofloc tăng dần theo thời gian thí năng tập hợp thành những hạt biofloc có hình dạng nghiệm. Ở giai đoạn PL-5 chiều dài hạt biofloc dao và kích cỡ khác nhau. động từ 19,57 - 22,93 µm, giữa các nghiệm thức khác 3.4. Chiều dài (mm) ấu trùng và hậu ấu trùng tôm biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Ở giai thẻ của thí nghiệm đoạn PL-10 và PL-15 chiều dài hạt biofoc ở nghiệm Kết quả xử lý thống kê cho thấy tăng trưởng về thức C/N = 15/1 dài nhất lần lượt 29,67, 50,83 µm, chiều dài của tôm ở các giai đoạn Zoea 3, Mysis 3, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) với nghiệm PL5 giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thức C/N = 20 /1, nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Đến giai đoạn PL-10 và PL-15 thống kê (p > 0,05) so với hai nghiệm thức còn lại. ở nghiệm thức C/N = 20/1 có tăng trưởng về chiều Chiều rộng hạt biofloc giai đoạn PL-5 dao động dài tốt nhất lần lượt 9,10; 11,56 mm, khác biệt có ý từ 7,73 - 9,13 µm, ở giai đoạn PL-10 dao động từ nghĩa thống kê (p < 0,05), so với các nghiệm thức 13,93 - 17,03 µm và qua các lần thu mẫu giữa các còn lại. Theo Phạm Văn Đầy và cộng tác viên (2020) nghiệm thức, khác biệt không có ý nghĩa thống ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng bổ sung mật rỉ kê (p > 0,05). Kết thúc thí nghiệm thu ở giai đoạn đường với tỷ lệ C/N = 15 ở các giai đoạn khác nhau PL-15 chiều rộng hạt biofloc ở nghiệm thức cho thấy chiều dài tôm thẻ chân trắng PL-15 là 11,01 C/N = 15/1 lớn nhất là 34,30 µm, khác biệt không mm, còn theo Châu Tài Tảo và cộng tác viên (2020) có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) với nghiệm thức ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng theo công nghệ C/N=25/1, nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê biofloc có bổ sung nguồn carbon từ đường cát với (p < 0,05), so với 2 nghiệm thức còn lại. Theo Logan tỷ lệ C/N = 20 thì chiều dài của PL-12 = 10,18 mm. và cộng tác viên (2010), trong môi trường nuôi tôm, Qua đó cho thấy chiều dài tôm thẻ chân trắng PL-15 thành phần vi khuẩn rất đa dạng, chúng có khả của thí nghiệm đều tốt hơn nghiên cứu trên. Bảng 5. Chiều dài (mm) ấu trùng và hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng của thí nghiệm Nghiệm thức tỷ lệ Giai đoạn C/N = 15 C/N = 20 C/N = 25 C/N = 30 Zoea - 3 2,97 ± 0,09 a 3,08 ± 0,20 a 3,09 ± 0,27 a 2,87 ± 0,04a Mysis - 3 4,28 ± 0,07a 4,22 ± 0,05a 4,19 ± 0,02a 4,22 ± 0,02a PL – 5 7,40 ± 0,15a 7,71 ± 0,07a 7,45 ± 0.20a 7,52 ± 0,36a PL – 10 9,0 4 ± 0,04a 9,10 ± 0,02b 9,05 ± 0,03a 9,04 ± 0,03a PL – 15 11,28 ± 0,08a 11,56 ± 0,07b 11,32 ± 0,02a 11,31 ± 0,05a Ghi chú: Các số liệu trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 3.5. Tỷ lệ sống và năng suất của PL-15 ở các và cộng tác viên (2020) ương ấu trùng tôm thẻ chân nghiệm thức trắng theo công nghệ biofloc có bổ sung nguồn Kết quả thống kê cho thấy tỉ lệ sống và năng carbon từ đường cát với tỷ lệ C/N = 20, tỷ lệ sống và suất của tôm khi kết thúc thí nghiệm ở giai đoạn năng suất của PL-12 là 52,0% và 87 con/L, còn theo Postlarvae 15 có sự khác biệt ở các nghiệm thức. Nguyễn Văn Hòa và cộng tác viên (2020) ương ấu Cụ thể, tỷ lệ sống và năng suất của tôm ở nghiệm trùng tôm thẻ chân trắng có bổ sung đường cát với C/N = 20/1 cao nhất lần lượt là 72,3 %; 145 con/L, tỷ lệ C/N = 15 thì tỷ lệ sống và năng suất của PL-12 khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nghiệm lần lược là 57,3 % và 86 con/L. Như vậy kết quả của thức C/N = 25/1, nhưng khác biệt có ý nghĩa thống thí nghiệm này cao hơn nghiên cứu trên. kê so với 2 nghiệm thức còn lại. Theo Châu Tài Tảo Bảng 6. Tỷ lệ sống (%) và năng suất (con/L) của PL-15 ở các nghiệm thức Nghiệm thức tỷ lệ Chỉ tiêu C/N = 15 C/N = 20 C/N = 25 C/N = 30 Tỷ lệ sống (%) 66,3 ± 3,21 a 72,3 ± 1,15 b 70,7 ± 2,52 ab 67,7 ± 1,53a Năng suất (con/L) 133 ± 7a 145 ± 3b 142 ± 5ab 135 ± 4a Ghi chú: Các số liệu trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 180
  7. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 8(117)/2020 3.6. Tỷ lệ sống PL-15 sau khi sốc độ mặn và folmal Châu Tài Tảo, Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Đánh giá chất lượng tôm PL-15 bằng phương Hải, 2015. Ảnh hưởng của độ kiềm lên tăng trưởng pháp sốc formol và sốc độ mặn theo tiêu chuẩn quốc và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm thẻ gia TCVN 10257:2014. Qua kết quả đánh giá cho chân trắng (Litopenaeus vannamei). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 14: 110-115. thấy, tất cả các nghiệm thức đều có tỷ lệ tôm sống đạt 100%. Khi kiểm tra bệnh đốm trắng, bệnh EMS/ Châu Tài Tảo, Trần Nguyễn Duy Khoa, Nguyễn Văn AHPND, bằng phương pháp PCR, kết quả cho thấy Hòa và Trần Ngọc Hải, 2020. Nghiên cứu ương ấu tất cả các mẫu đều âm tính với các loại bệnh trên. trùng tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) theo công nghệ biofioc với các nguồn carbon bổ sung IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ khác nhau. Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Cần Thơ, 56: 29-36. 4.1. Kết luận Nguyễn Văn Hòa, Trần Ngọc Hải, Takeshi Terahara Các yếu tố môi trường, mật độ vi khuẩn và các và Châu Tài Tảo, 2020. Ảnh hưởng của bổ sung chỉ tiêu biofloc đều nằm trong khoảng thích hợp cho probiotic trong ương ấu trùng tôm chân trắng ấu trùng và hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng tăng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) theo công nghệ trưởng và phát triển. biofloc. Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Cần Thơ. Tăng trưởng về chiều dài, tỷ lệ sống và năng suất 56 (4B): 146-153. của tôm PL-15 lớn nhất ở nghiệm thức C/N = 20/1. TCVN 10257. Tiêu chuẩn Quốc gia về tôm thẻ chân Chất lượng tôm PL-15 của thí nghiệm đều đạt trắng - tôm giống - yêu cầu kỹ thuật. chất lượng tốt và sạch bệnh đốm trắng, bệnh EMS/ Phạm Văn Tình, 2004. Kỹ thuật nuôi tôm sú chất lượng AHPND. cao. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 75 trang. 4.2. Đề nghị Alberto, Nunes, J.P., Leandro, F.C., Hassan S.N., 2011. The protein sparing effect of microbial flocs in diets Nghiên cứu ương ấu trùng và hậu ấu trùng tôm for the white shrimp, Litopenaeus vannamei. World thẻ chân trắng bằng công nghệ biofloc với các mật Aquaculture. độ khác nhau. Anderson, I., 1993. The veterinary approach to matine praws. In: Aquaculture for veterinarians: fish husbandry TÀI LIỆU THAM KHẢO and medicine (Editor Brown L.), pp. 271-296. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2018. Báo Avnimelech, Y., 2012. Biofloc Technology A Practical cáo kết quả thực hiện kế hoạch 12 tháng năm 2018 Guide Book, 2nd Edition. The World Aquaculture ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Society, Baton Rouge, Louisiana, United State. 272p. Lục Minh Diệp, 2012. Ứng dụng công nghệ biofloc, giải pháp kỹ thuật thay thế cho nghề nuôi tôm he thương Boyd, C. E., 1998. Water quality for pond Aquaculture. phẩm hiện nay tại Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo khoa Department of Fisheries and Allied Aquaculture học ứng dụng công nghệ mới trong nuôi trồng thủy Auburn University, Alabama 36849 USA. sản: 3-13. Boyd, C. E. Thunjai, T. and Boonyaratpalin, M., 2002. Phạm Văn Đầy, Nguyễn Thị Trúc Linh, Đỗ Chí Khôn Dissolved salts in water for inland low- salinity và Châu Tài Tảo, 2020. Nghiên cứu ương ấu trùng và shrimp culture. Global Aquac.Advoc., 5 (3): 40-45. hậu ấu trùng tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) Chanratchakool, P., 2003. Problem in Penaeus monodon bằng công nghệ biofioc với các thời điểm bổ sung culture in low salinity areas. Aquaculture Asia, 8: 54-55. khác nhau. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Huys, G., 2002. Preservation of bacteria using commercial Việt Nam, 115 (6): 117-123. cry preservation systems. Standard Operation Procedure, Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2003. Kỹ thuật nuôi tôm Asia resist. 35p. he chân trắng. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 108 trang. Logan, AJ. Lawrence, A., Dominy,.W. and Tacon, A.G.J., 2010. Single-cell proteins from food Phạm Thị Tuyết Ngân, Trần Thị Kiều Trang, Trương byproducts provide protein in aquafeed. Global Quốc Phú, 2008. Biến động mật độ vi khuẩn trong Advocate, 13: 56-57. ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon) ghép với cá rô phi đỏ ở Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học - Đại học Cần McIntosh, D., Samocha, T. M., Jones, E. R., Lawrence, Thơ, số chuyên đề Thủy sản quyển 1: 187-194. A. L., McKee, D. A., Horowitz, S., & Horowitz, A., Châu Tài Tảo, Lý Văn Khánh và Trần Ngọc Hải, 2017. 2000. The effect of a commercial bacterial supplement Ảnh hưởng của tỷ lệ C/N lên tăng trưởng, tỷ lệ on the high-density culturing of Litopenaeusvannamei sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm sú (Penaeus with a low-protein diet in an outdoor tank system monodon) ương nuôi trong hệ thống biofloc. Tạp chí and no water exchange.  Aquacultural Engineering,  Khoa học - Trường Đại học Cần Thơ. 49b: 64-71. 21 (3): 215-227. 181
  8. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 8(117)/2020 Nursery culture of whiteleg shrimp larvae and post-larvae (Litopenaeus vannamei) using biofloc technology at diferent C/N ratios Pham Van Day, Nguyen Thi Truc Linh, Phan Thi Thanh Truc, Duong Hoang Oanh, Huynh Kim Huong , Do Chi Khon, Chau Tai Tao Abstract This research was done to determine the suitable C/N ratio for growth and survival of whiteleg shrimp larvae and post-larvae (whiteleg shrimp larvae were arranged from the Nauplius 5 and nursing stages PL-15) using biofloc technology. The four treatments included molasses supplementation at C/N ratios of 15, 20, 25, and 30. Composite tanks with 500L volume, 30‰ salinity, and stocking density of 200 ind/L were used for the experiment. The results showed that parameters relating water quality, biofloc, and density of total bacteria and Vibrio in all treatments were in suitable ranges for the growth and survival of shrimp. The shrimp in treatment C/N ratio of 20 had significantly higher increase in body length of PL-15 (11.56 ± 0,07 mm) compared to other treatments (p < 0.05). The survival rate (72.3 ± 1.15 %) and production (145 ± 3 ind/L) of PL-15 in treatment C/N ratio of 20 was highest, and significantly higher than in other treatments (p < 0.05), except treatment C/N ratio of 25 (p > 0.05). In conclusion, the C/N ratio of 20 was the most suitable for nursery culture of whiteleg shrimp larvae using biofloc technology. Keywords: Biofloc, C/N ratio, growth, survival rate, whiteleg shrimp larvae and post-larvae Ngày nhận bài: 29/7/2020 Người phản biện: TS. Vũ Văn In Ngày phản biện: 12/8/2020 Ngày duyệt đăng: 28/8/2020 182
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2