intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu vị chủng tiêu dùng trong mối quan hệ với chủ nghĩa thế giới và sự sẵn lòng mua hàng may mặc thời trang ngoại

Chia sẻ: ViDili2711 ViDili2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

127
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này khảo sát tính vị chủng, khám phá mối quan hệ giữa tính vị chủng với chủ nghĩa thế giới với sự sẵn lòng mua mặt hàng may mặc thời trang thương hiệu ngoại của người tiêu dùng. Kết quả phỏng vấn 17 đáp viên và khảo sát 147 người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Long Xuyên cho thấy chủ nghĩa thế giới tác động tiêu cực đến tính vị chủng và tính vị chủng tác động tiêu cực đến sự sẵn lòng mua hàng ngoại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu vị chủng tiêu dùng trong mối quan hệ với chủ nghĩa thế giới và sự sẵn lòng mua hàng may mặc thời trang ngoại

  1. Nghiên cứu vị chủng tiêu dùng... NGHIÊN CỨU VỊ CHỦNG TIÊU DÙNG TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CHỦ NGHĨA THẾ GIỚI VÀ SỰ SẴN LÒNG MUA HÀNG MAY MẶC THỜI TRANG NGOẠI Đặng Hùng Vũ*, Đặng Hữu Lượng** TÓM TẮT Nghiên cứu này khảo sát tính vị chủng, khám phá mối quan hệ giữa tính vị chủng với chủ nghĩa thế giới với sự sẵn lòng mua mặt hàng may mặc thời trang thương hiệu ngoại của người tiêu dùng. Kết quả phỏng vấn 17 đáp viên và khảo sát 147 người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Long Xuyên cho thấy chủ nghĩa thế giới tác động tiêu cực đến tính vị chủng và tính vị chủng tác động tiêu cực đến sự sẵn lòng mua hàng ngoại. Người tiêu dùng thành phố Long Xuyên vị chủng hàng nội khá cao, nhưng ít vị chủng hàng ngoại. Ngoài ra, vị chủng tiêu dùng còn bị chi phối bởi các yếu tố nhân khẩu học. Hàm ý quản trị đối với đơn vị kinh doanh hàng may mặc thời trang: (1) cần chú trọng xây dựng thương hiệu nhãn hàng nội và (2) xem xét yếu tố văn hóa khi tiếp thị nhãn hàng ngoại. Từ khóa: vị chủng tiêu dùng, chủ nghĩa thế giới, sự sẵn lòng mua, hàng may mặc thời trang. INVESTIGATING COMSUMER ETHNOCENTRISM IN RELATION TO COSMOPOLITANISM AND WILLINGESS TO BUY FOREIGN GARMENT PRODUCTS ABSTRACT This study examined consumers’ ethnocentrism and the relationship among ethnocentrism, cosmopolitanism and willingness to buy foreign garment products. With 17 interviews and a survey of 147 consumers in Long Xuyen city, it is revealed that cosmopolitanism negatively affects ethnocentrism, and then ethnocentrism negatively affects willingness to buy foreign garment products. Long Xuyen city’s consumers show a high level of ethnocentrism toward local products and lower level of ethnocentrism toward foreign products. Additionally, ethnocentrism is impacted by demographic factors. Managerial implications for garment business: (1) investing in the development of local garment brands and (2) considering cultural factors while promoting foreign brands. Key words: consumer ethnocentrism, cosmopolitanism, willingness to buy, garment products * TS. Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Email: dhvu@agu.edu.vn; ĐT:0986 366 250 ** Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh An Giang Emai: dhluong1326@gmail.com; ĐT: 0975 934 492 81
  2. Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 1. GIỚI THIỆU hóa dịch vụ của quốc gia đó. Nhìn chung, phần Tính vị chủng (ethnocentrism) là một nhiều các nghiên cứu cho thấy tính vị chủng có trong những yếu tố quan trọng khi nghiên cứu quan hệ thuận chiều với sự sẵn lòng mua hàng hành vi của người tiêu dùng đối với các sản nội (Nguyễn Thị Tuyết Mai, 2015). phẩm ngoại nhập. Tính vị chủng cùng với các Tại Việt Nam, cũng có nhiều nghiên cứu yếu tố tiếp thị đa dạng như niềm tin (truth) và liên quan đến tính vị chủng. Các nghiên cứu chủ sự quen thuộc đều ảnh hưởng đến hành vi của yếu tập trung phân tích tác động của vị chủng người tiêu dùng. Vị chủng tiêu dùng (customer tiêu dùng đến ý định mua hàng và đánh giá chất ethnocentrism) là một trong những rào cản phi lượng sản phẩm. Một số nghiên cứu tiêu biểu thuế tác động xuyên suốt đến quá trình hội nhập như: Nguyễn Thành Long (2011) nghiên cứu kinh tế thế giới (Shankarmahesh, 2006; Shimp chủng tiêu dùng và sự sẵn lòng mua hàng ngoại & Sharma, 1987). Cùng với sự thỏa mãn, sự tin trong trường hợp các mặt hàng sữa bột, dược cậy và giá trị, hai biến marketing quốc tế - niềm phẩm và trái cây. Tính vị chủng ảnh hưởng đến tin và tính vị chủng của tiêu dùng - ảnh hưởng sự đánh giá sản phẩm (product judgment), niềm đến lòng trung thành đối với các sản phẩm, dịch tin hàng nội và dự định hành vi của tiêu dùng đối vụ nước ngoài (Nijssen & van Herk, 2009). Tính với thuốc bổ trẻ em sản xuất trong nước được vị chủng có ảnh hưởng đến việc đánh giá chất trình bày trong nghiên cứu của Phạm Thị Bé lượng sản phẩm, chất lượng, giá cả cảm nhận và Loan & Bùi Thanh Huân (2012). Nghiên cứu quyết định mua (Shankarmahesh, 2006). của Trương Mỹ Ngọc & Lê Nguyễn Hậu (2017) Nghiên cứu về vị chủng tiêu dùng trên cho thấy vai trò của vị chủng tiêu dùng trong phạm vi thế giới rất đa dạng và phong phú. việc tạo nên cảm nhận về uy tín thương hiệu Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến nghiên cứu cho các sản phẩm mới, công nghệ cao, đa giá của Shimp & Sharma (1987) trong bối cảnh ở trị mang thương hiệu Việt, cụ thể là chiếc điện Hoa Kỳ, đưa ra khái niệm về chủ nghĩa dân tộc thoại thông minh. trong tiêu dùng và đã xây dựng thang đo cho khái Phần lớn các nghiên cứu của Việt Nam tập niệm này, gọi là CET scale. Ngoài ra, còn nhiều trung vào các hậu tố - những tác động của vị nghiên cứu khác về vị chủng tiêu dùng như: chủng tiêu dùng đến kết quả đánh giá sản phẩm Klein, Ettenson & Morris (1998) khẳng định tính và sự sẵn lòng mua, niềm tin vào sản phẩm Việt. vị chủng và ác cảm tiêu dùng (animosity) là hai Guo & Zhou (2017) chỉ ra rằng sự ảnh hưởng khái niệm độc lập, cùng tác động tiêu cực đến sự của vị chủng tiêu dùng đến hành vi người tiêu sẵn lòng mua hàng ngoại nhập từ Nhật Bản của dùng khác nhau do sự phát triển của kinh tế, văn người Trung Quốc lục địa. Wang & Chen (2004) hóa và đối tượng khách hàng. Nghiên cứu này nghiên cứu tác động của vị chủng tiêu dùng đến bổ sung vào cơ sở lý thuyết về vị chủng tiêu ý định mua hàng nội địa của người tiêu dùng dùng bằng kiểm định tiền tố chủ nghĩa thế giới Trung Quốc. Josiassen, Assaf & Karpen (2011) (cosmopolitanism) và hậu tố sự sẵn lòng mua nghiên cứu sự ảnh hưởng các yếu tố nhân khẩu hàng may mặc thời trang ngoại tại một quốc gia học đến vị chủng tiêu dùng trong bối cảnh nước đang phát triển như Việt Nam. Úc; nghiên cứu này cho thấy khuynh hướng vị Xu hướng quốc tế hóa của người tiêu dùng, chủng tiêu dùng của người Úc chịu ảnh hưởng thể hiện qua mức độ ủng hộ chủ nghĩa thế giới bởi những những đặc điểm của người tiêu dùng. của người tiêu dùng, có ảnh hưởng như thế nào Guo, Tu & Cheng (2018) cho thấy vị chủng tiêu đến vị chủng tiêu dùng là câu hỏi nghiên cứu thứ dùng điều tiết mối quan hệ giữa thiện cảm đối nhất. Câu hỏi này được đặt ra vì trong 4 nhóm với một quốc gia (affinity) và niềm tin về hàng tiền tố của tính vị chủng mà Shankarmahesh 82
  3. Nghiên cứu vị chủng tiêu dùng... (2006) đưa ra, tư tưởng theo chủ nghĩa thế giới vị chủng có nguồn gốc từ việc thành viên của mang tính thời sự trong xu thế toàn cầu hóa của một cộng đồng có nhu cầu gìn giữ và duy trì các quốc gia hiện nay, trong đó có Việt Nam. sự đánh giá tích cực về bản thân và cộng đồng. Câu hỏi nghiên cứu thứ hai liên quan đến Điều này khiến họ yêu thích, thiên vị, thậm chí sự tác động của vị chủng tiêu dùng đến sự sẵn xem các sự vật của một người trong cộng đồng lòng mua hàng may mặc thời trang. Hàng may của họ là trung tâm, mẫu mực, thước đo cho tất mặc thời trang là một trong những hàng hóa cả sự vật chung quanh. Các cá nhân có sự phân phản ánh rõ bản sắc, tầng lớp, giai cấp, và lòng biệt đối xử với người ngoài cộng đồng và nuôi tự tôn của một người (Khare, 2014). Sự thay đổi dưỡng niềm tự hào, tự tôn, tán dương những của thời trang cũng rất nhanh theo tiến trình phát thành viên của mình và xem thường người ngoài triển của thế giới. Chính những thay đổi trong cộng đồng đó. Người có tính vị chủng thường phong cách lựa chọn mặc hàng thời trang cũng tự hào, nâng cao giá trị, văn hóa và con người sẽ nêu bật lên được tính vị chủng và chủ nghĩa thuộc vào nhóm của mình, và có xu hướng đánh thế giới của người tiêu dùng. Họ đang trung giá thấp các giá trị, chuẩn mực của các nhóm thành với những truyền thống, ủng hộ mặc hàng khác. Sau này, theo góc nhìn tiếp thị, Shimp & nội địa hay đang cố gắng cởi mở hơn với tư duy Sharma (1987) cho rằng tính vị chủng của người hướng ngoại bằng lựa chọn hàng ngoại. mua là những niềm tin, quan niệm sẵn có về sự Nghiên cứu này khảo sát mức độ vị chủng đúng đắn, phù hợp về mặt đạo đức trong việc tiêu dùng trong ngành hàng may mặc thời trang mua hàng của nước ngoài. Đó là vị chủng tiêu và kiểm tra mối quan hệ giữa chủ nghĩa thế giới- dùng (consumer ethnocentrism). vị chủng tiêu dùng và vị chủng tiêu dùng-sự sẵn Chủ nghĩa thế giới tiêu dùng (COS): lòng mua hàng ngoại. Mẫu nghiên cứu được được định nghĩa là sự thích nghi và tương tác chọn tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. với những người thuộc các nền văn hóa khác Nghiên cứu này đánh giá lại mức độ vị chủng nhau, tiếp thu các giá trị văn hóa đa dạng, cởi tiêu dùng của người Việt tại thành phố Long mở và ưu tiên liên kết với nhiều nền văn hóa Xuyên, so với nghiên cứu đã được thực hiện gần (Cannon & Yaprak, 2002; Cleveland, Laroche 10 năm qua của Nguyễn Thành Long (2011), và & Papadopoulos, 2009; Hannerz, 1990). Người được thực hiện trong bối cảnh của một ngành tiêu dùng theo xu hướng của chủ nghĩa thế giới hàng khác: hàng may mặc thời trang ngoại nhập. thể hiện sự tôn trọng và nhạy cảm đối với các Nghiên cứu cũng nhằm phân tích sự tác động nền văn hóa khác; họ sẵn sàng chấp nhận những của chủ nghĩa thế giới đến tính vị chủng. Nghiên giá trị của các nền văn hóa khác. Lối sống của cứu cho biết sự sẵn lòng mua hàng ngoại của họ chịu ảnh hưởng bởi các nền văn hóa khác người tiêu dùng hàng may mặc thời trang như nhau. Riefler & Diamantopoulos (2009) mô tả thế nào. Nghiên cứu tiếp thị này có ý nghĩa đối người tiêu dùng thế giới là một cá nhân cởi mở, với các đơn vị, cá nhân khánh hàng may mặc có định hướng tiêu dùng vượt qua mọi nền văn thời trang. hóa, địa phương hoặc cộng đồng cụ thể và đánh 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC GIẢ giá cao sự đa dạng bao gồm thử sản phẩm và THUYẾT dịch vụ từ nhiều loại các quốc gia. 2. 1. Các khái niệm nghiên cứu Sự sẵn lòng mua hàng ngoại (WTB): Vị chủng tiêu dùng (CET): Tính vị là một hành vi có thể được dự đoán bởi các ý chủng lần tiên được đề cập bởi Sumner (1906, định trước đó (Ajzen, 1991, 2011). Theo quan theo Shimp & Sharma (1987)). Theo lý thuyết điểm của lý thuyết hành vi hoạch định, ý định nhận dạng xã hội (Social Indentity Theory), tính và khuynh hướng cá nhân là chỉ báo dự đoán 83
  4. Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật hành vi. Theo đó, ý định được xem là động cơ Mối quan hệ trái chiều giữa chủ nghĩa thế dẫn đến hành vi và cũng là dấu hiệu của mức độ giới và tính vị chủng đã được kiểm định qua sẵn sàng mua. Như vậy, nhân tố quan trọng nhất nhiều nghiên cứu ở các nước phát triển. Tổng ảnh hưởng lên hành vi (mua hàng) là ý định hay hợp các nghiên cứu trước, Shankarmahesh khuynh hướng hành vi. (2006) cho thấy tính vị chủng bị hạn chế bởi sự Nghiên cứu này sử dụng cụm từ sẵn lòng cởi mở của người tiêu dùng đối với văn hóa và mua (willingness to buy) để biểu thị cho khuynh thế giới. Các nghiên cứu sau này như nghiên hướng mua như trong nhiều nghiên cứu trước cứu của Cleveland, Erdoğan, Arıkan & Poyraz đây đã sử dụng. Sự sẵn lòng mua hay ý định (2011) đã tìm thấy mối quan hệ đáng kể giữa mua (intention to buy) của người tiêu dùng một chủ nghĩa thế giới và các giá trị truyền thống món hàng trước hết dựa vào sự thẩm định giá (tradition). Lim & Park (2013) nghiên tác động trị của từ hàng hóa đó. Tuy không phải là biến của chủ nghĩa thế giới và văn hóa quốc gia đến dự báo hoàn hảo nhưng sự sẵn lòng mua được sự đổi mới của người tiêu dùng và sự sẵn sàng sử dụng như là biến dự báo tốt nhất cho hành chấp nhận sự đổi mới của người tiêu dùng tại Mỹ vi mua trong nhiều nghiên cứu trong và ngoài và Hàn Quốc. Cả hai nền văn hóa đều thể hiện nước (Bushra & Zafar, 2017; Cutura, 2006; mức độ sáng tạo và hành vi quốc tế khác nhau. Guo & Zhou, 2017; Nguyễn Thành Long, 2011; Người tiêu dùng có đặc điểm quốc tế cao thể Trương Mỹ Ngọc & Lê Nguyễn Hậu, 2017; hiện mức độ đổi mới cao hơn ở cả hai quốc gia. Wang & Chen, 2004). Chủ nghĩa thế giới có ảnh hưởng tích cực đến 2. 2. Các giả thuyết nghiên cứu việc áp dụng đổi mới ở người Hàn Quốc trong Chủ nghĩa thế giới (COS) và vị chủng khi đó là tiêu cực đối với người Mỹ. Điều này tiêu dùng (CET) cho thấy bối cảnh quốc gia có thể tác động đến Nhiều nghiên cứu trên thế giới ở các bối mối quan hệ giữa các khái niệm, ví dụ như giữa cảnh khác nhau cho thấy chủ nghĩa thế giới chủ nghĩa thế giới và tính vị chủng. Tuy nhiên, là nhân tố làm thay đổi mức độ vị chủng tiêu Parts & Vida (2013) kiểm tra những ảnh hưởng dùng. Mức độ cởi mở đối với toàn cầu (global của chủ nghĩa thế giới của người tiêu dùng đối openess) làm giảm mức vị chủng tiêu dùng với hành vi mua hàng trong nước và nước ngoài của người Mỹ được chứng minh trong nghiên trong ba loại sản phẩm tiêu dùng: rượu, quần áo cứu của (Suh & Kwon, 2002). Nghiên cứu tại và đồ nội thất. Họ đã phát hiện được tác động Slovania (Tây Âu) cũng khẳng định chủ nghĩa trực tiếp và trái chiều của chủ nghĩa thế giới và thế giới là tiền tố và có mối quan hệ trái chiều tính vị chủng. với tính vị chủng (Vida & Reardon, 2008). Mặc Mặc dù có một vài nghiên cứu cho thấy dù vậy, cũng có những lập luận cho rằng tính vị bối cảnh nghiên cứu, ví dụ như quốc gia phát chủng có ảnh hưởng đến niềm tin về công dân triển và quốc gia đang phát triển, có thể khiến toàn cầu (global citizenship) và mối quan hệ cho mối quan hệ giữa chủ nghĩa thế giới và tính giữa 2 khái niệm này không rõ ràng. Điển hình vị chủng không rõ ràng, nhiều nghiên cứu cho như nghiên cứu của Strizhakova, Coulter & thấy sự tồn tại mối quan hệ nghịch biến này. Giả Price (2008) cho rằng tính vị chủng có tác động thuyết thứ nhất của nghiên cứu này tại một quốc trái chiều tương đối mạnh giữa tính vị chủng gia đang phát triển như Việt Nam là: và niềm tin công dân toàn cầu ở một quốc gia H1: Chủ nghĩa thế giới (COS) tác động phát triển như Hoa Kỳ; tuy nhiên, mối quan hệ ngược chiều đến vị chủng tiêu dùng (CET) này không được xác nhận ở các quốc gia đang Tính vị chủng (CET) và sự sẵn lòng phát triển. mua (WTB) 84
  5. Nghiên cứu vị chủng tiêu dùng... Người tiêu dùng có tính tính vị chủng cao khẩu, ví dụ như tuổi tác trong hành vi tiêu sẽ từ chối mua các sản phẩm và dịch vụ được dùng vì những người trẻ tuổi có xu hướng chấp nhập khẩu từ nước ngoài vì họ tin rằng mua sản nhận xu hướng toàn cầu hóa nhanh hơn người phẩm sản xuất trong nước và từ chối các sản già. Shankarmahesh (2006), Klein & Ettenson phẩm sản xuất ở nước ngoài là phù hợp với đạo (1999) và Caruana & Planning (1996) cho rằng đức (Shimp & Sharma, 1987). Mối quan hệ trái những người trẻ, có trình độ học vấn cao thường chiều giữa mức độ vị chủng và sự sẵn lòng mua có xu hướng ít vị chủng hơn những người lớn hàng ngoại cũng đã được khẳng định qua nhiều tuổi và có học vấn thấp. Do đó, nghiên cứu này nghiên cứu trước đây ở nhiều quốc gia như: Mỹ một mặt đo lường, đánh giá mức độ vị chủng (Granzin & Painter, 2001; Shimp & Sharma, của các nhóm người tiêu dùng tại thành phố 1987; Suh & Kwon, 2002), Trung Quốc (Klein Long Xuyên, mặt khác kiểm định sự khác biệt và cs., 1998), Bồ Đào Nha (Granzin & Painter, về mức độ vị chủng của những nhóm người tiêu 2001), Hàn Quốc (Suh & Kwon, 2002), Thổ dùng theo độ tuổi, giới tính và trình độ học vấn. Nhĩ Kỳ (Erdogan & Uzkurt, 2010), Estonia 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU và Slovenia (Parts & Vida, 2013) và ngay tại 3. 1. Thu thập và xử lý dữ liệu Việt Nam (Nguyễn Thành Long, 2004, 2011; Nghiên cứu này sử dụng cả dữ liệu định Nguyen & Smith, 2012). Người có tính vị chủng tính và định lượng. Dữ liệu định tính được sử cao cho rằng mua hàng hóa nước ngoài là không dụng một mặt để hiệu chỉnh, việt hóa thang đo yêu nước và làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu; mặt khác, gây ra thất nghiệp (De Ruyter, Van Birgelen & được dùng trong thảo luận các kết quả nghiên Wetzels, 1998; Javalgi, Khare, Gross & Scherer, cứu định lượng. Các giả thuyết nghiên cứu 2005; Shimp & Sharma, 1987). Vì vậy, nghiên được kiểm định bằng phương pháp định lượng. cứu đã đặt ra giả thuyết như sau: Thang đo định lượng được kiểm định bằng hệ số H2: Vị chủng tiêu dùng (CET) tác động Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá ngược chiều đến sự sẵn lòng mua hàng may mặc (EFA). Các giả thuyết được kiểm định bằng hồi nước ngoài (WTB). quy tuyến tín. Thiết kế nghiên cứu hỗn hợp như Mức độ vị chủng của người tiêu dùng có thế này phù hợp với mục đích của nghiên cứu là thể khác nhau ở các phân nhóm theo nhân khẩu đánh giá sự vị chủng của khách hàng và kiểm học. Phụ nữ, người lớn tuổi và những người định mối quan hệ giữa các khái niệm. có trình độ học vấn thấp được cho là có tính vị Bảng 1: Mẫu phỏng vấn chủng nhiều hơn. Những người có trình độ học Số vấn cao ít bị tác động bới với chủ nghĩa dân tộc Nhóm tuổi Năm sinh lượng và có cảm giác hướng ngoại hơn (Dogi, 2015; Thế hệ 7X 3 1970, 1973, 1979 Erdogan & Uzkurt, 2010; Javalgi và cs., 2005; Josiassen và cs., 2011; Sharma, Shimp & Shin, Thế hệ 8X 4 1980, 1985, 1987, 1988 1995; Shimp & Sharma, 1987). Phụ nữ và người 1993, 1996, 1997, 1998, Thế hệ 9X 6 lớn tuổi có tính vị chủng hơn bởi vì họ cảm thấy 1999 rằng chất lượng cuộc sống của mình bị đe dọa Thế hệ 10X 4 2000, 2001, 2002 bởi sự hiện diện của các sản phẩm nhập khẩu Tổng cộng 17 nhiều hơn (Mockaitis, Salciuviene & Ghauri, Dữ liệu định tính được thu thập bằng 2013; Shankarmahesh, 2006; Sharma và cs., phỏng vấn sâu (N=17). Mẫu được chọn theo 1995). Shukla (2011) kêu gọi nghiên cứu chi mục đích (purposeful sampling), cỡ mẫu lớn hơn tiết hơn về những tác động của các biến nhân 15 (theo Marshall, Cardon, Poddar & Fontenot, 85
  6. Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 2013). Mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài không quá (learning more about people who live in other 60 phút, và được lặp lại cho đến khi thông tin countries, and learn about their unique views từ đáp viên sau trùng lắp lại các thông tin đã and approaches, Cleveland và cs., 2011) được thu thập (Malterud, Siersma & Guassora, 2016; thay bằng tìm hiểu về văn hóa các quốc gia Strauss & Corbin, 1998). Đáp viên nằm trong 4 khác. Sự thay đổi này giúp đáp viên dễ hiểu hơn nhóm lứa tuổi (xem Bảng 1), làm trong nhiều khi trả lời câu hỏi. Ngoài ra, do rào cản ngôn ngành nghề như: nhân viên bảo hiểm y tế, giáo ngữ và thiếu môi trường giao tiếp trực tiếp với viên, chủ cơ sở kinh doanh, học sinh-sinh viên. người nước ngoài nên mục đo về sự giao tiếp Dữ liệu định lượng được thu thập qua với người nước ngoài (coming into contact with phiếu khảo sát (N=147). Mẫu được chọn theo people of other cultures) được lược bỏ. Thang phương pháp thuận tiện. Nghiên cứu này sử dụng đo chính thức được trình bày trong Phụ lục B. phương pháp ước lượng Maximum Likelihood Các chỉ số phân tích khám phá và độ tin nên kích thước mẫu tối thiểu từ 100 đến 200 có cậy của thang đo được trình bày trong Phụ lục thể được chấp nhận (theo Hair, Black, Babin C. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thấy & Anderson, 2010; Nguyễn Đình Thọ, 2013). tất cả các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy: Nghiên cứu này sử dụng 3 khái niệm và 19 biến chủ nghĩa thế (0.905), sự sẵn lòng mua (0.803). quan sát, cỡ mẫu cũng đảm bảo lớn hơn 5 lần Hệ số Cronbach’s Alpha của tính vị chủng số biến quan sát (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn (0.838). Qua phân tích nhân tố khám phá, một Mộng Ngọc, 2008). Tỷ lệ nam-nữ trong mẫu biến trong thang đo vị chủng bị loại. Khái niệm là 70-77, với phần lớn đáp viên có trình độ đại vị chủng chia thành 2 thành phần: vị chủng hàng học-sau đại học chiếm 73%, và 27% đáp viên nội-CETa (0.818) và vị chủng hàng ngoại-CETb chưa tốt nghiệp đại học. Độ tuổi và thông tin chi (0.874). Hệ số tải nhân tố của cả 18 biến quan tiết về mẫu được trình bày trong Phụ lục A. sát còn lại đạt yêu cầu (lớn hơn 0.5) dao động 3. 2. Thang đo từ 0.614 đến 0.852. Tổng phương sai trích đạt Thang đo trong nghiên cứu này được kế được là 68.197% thể hiện rằng 4 nhân tố rút ra thừa và hiệu chỉnh từ các thang đo trong những giải thích được 68.197% sự biến thiên của dữ nghiên cứu trước. Mức độ vị chủng được đo liệu, tại Eigen-Value có giá trị 1.122. Do đó, các bằng CETSCALE của Shimp & Sharma (1987), nhân tố được rút ra là chấp nhận được. được hiệu chỉnh thành 7 mục đo theo Nguyễn 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thành Long (2011), đã được sử dụng trong bối 4.1. Mức độ vị chủng của người tiêu dùng cảnh Việt Nam. Khuynh hướng theo chủ nghĩa Mức độ vị chủng tiêu dùng khá cao đối với thế giới được đo bằng thang đo C-COSMO được hàng nội, nhưng không cao đối với hàng ngoại. sử dụng trong nghiên cứu của Cleveland và cs. Điểm trung bình của các biến CET1 (3.63), (2009), Riefler, Diamantopoulos & Siguaw CET2 (3.73) và CET3 (3.69) cho thấy người (2012) và Lawrence (2012). Mức độ sẵn lòng tiêu dùng ưu tiên mua hàng nội. Người tiêu dùng mua hàng may mặc thời trang ngoại được đo quan niệm rằng đây là việc làm tốt nhằm bảo vệ, lường theo thang đo WTB trong nghiên cứu của phát triển nền kinh tế, bảo vệ người lao động Lê Nguyễn Hậu, Trần Trúc Quỳnh & Lê Đức Việt Nam. Tuy nhiên, đối với hàng ngoại (qua Anh (2012) và Nguyễn Thành Long (2011). các mục đo CET4, 5, 6 và 7), người tiêu dùng Qua kết quả phỏng vấn định tính, thang không kỳ thị và ác cảm. Người tiêu dùng không đo định lượng được bổ sung, sửa đổi ở một cho rằng mua hàng ngoại có thể gây ảnh hưởng vài điểm. hành vi tìm hiểu những người nước đến kinh tế và con người Việt Nam. ngoài và những quan điểm đặc trưng của họ 86
  7. Nghiên cứu vị chủng tiêu dùng... Hình 1: Mức độ vị chủng của người tiêu dùng thành phố Long Xuyên CET7 2.68 CET6 2.61 CET5 2.44 CET4 2.07 CET3 3.69 CET2 3.73 CET1 3.63 0 1 2 3 4 5 ức độ ị ủ ủa ngườ ố Kết quả định Kết tínhquả định tính (Hình 1) cũng khẳng định một làm, (Hình 1) cũng khẳng Việt là việc cần nhưng bộ phận ngườichấtViệt lượng rất và ủngmẫu hộ việc mua định một bộ phậntrong người Việt rất ủng hộ việc mã theo kịp thế giới. Khách nước. Nhóm thế hệ 7X uôn tôn trọng và đề cao hàng Việt, dành tình cảm khá lớn đếnhàng 9X ưa thích mua hàng trong nước. Nhóm với những mặt hàng thế hệmay7X mặc luôn thời vàdo tôn trang sử chính dụng người hàng thờiViệttrang ngoạiĐáp sản xuất. mặcviêndù mứcnữ (sinh năm trọng và đề 1979, cao hàng Việt, dành tình cảm khá độ sử dụng vừa phải và không nhân viên bảo hiểm y tế) cho rằng phải tin yêu và ưu tiên dùng hàng Việt. Với quan niệm quá “sính ngoại”. lớn đến với những mặt rằng ủng hộ hànghàng maynộimặcnhưthời trang là ủng Họ muốn hộ người nhà cân giúpbằng nhaucảcùngthươngcó sự hiệu ổn nội địnhvàtrong ngoạicuộc sống do chính người Việt người Những sản xuất. lớnĐáptuổi viên và nữnữgiới(sinh trong tủ có xu hướng tônquần vinh vàáo bảo của vệ mình. hàng Một địa. khách hàng năm 1979, nhân viên Tuy bảo hiểmmức nhiên, y tế)độchovị rằng chủng giảm10Xdần không đến cho rằnghệmua các thế sau.hàng Khách may hàngmặc thời phải tin yêu và điểmưu tiên trái dùng ngượchàng nhau. Việt. Cán Vớibộ,quan trang viên chức (sinhViệt nămlà 1987 góp phần giáophát viên triển nước nhàrằng tiêu học) vì luôn cố niệm rằng ủng hộ hàng gắng mua cácnội như là ủngcủa sản phẩm Việt Nam, nếu hộ “người ủng hộ hàng mặViệthàngchất may lượng mặc củakhông ViệttốtNam và không như Thái Tuấn nhà” giúp nhau Việt Tiến, Nem, An Sỹ Dương nhằm góp phần giúp người dân Việt Nam có việcnhu cùng có sự ổn định trong cuộc có đúng những kiểu dáng, mẫu mã phù hợp làm, vừa để sống. Nhữngphátngười lớn tuổi và nữ giới có xu triển nước nhà. Ngược lại nữ doanh nhân sinh nămcầu thì người tiêu dùng không muốn lựa chọn hủ cơ sở nước suối) chỉ ưu tiên hướng tôn vinh và bảo vệ hàng địa. nó. mua những mặt hàng may mặc thông thường mặc ở nhà và lựa chọnKhách hàng 10X khá cởi mở vớing hàng ngoại, ngoại đối với thờ Tuy nhiên, mức độ vị chủng giảm dần đến họ chuộng hàng ngoại như trang cao cấp. Điều này cho thấy rằng, người tiêu dùng ở thế hệ 8X ít quan tâm đến lòng tự tônmột sở thích cá nhân các thế hệ sau. dân Khách tộc khihàngmua 8Xsắm có hai quan so với hệ 7X. nếu như mặt tài chính được đảm bảo mức ổn thếđiểm trái ngược nhau. Cán Mức bộ,độ viên chức (sinh vị chủng giảm nămdần đến định. các thế Nam sinhvàviên hệ 9X 10X.ngànhNhóm báo9Xchí cho(sinh rằngnămủng hộ hàng 1987, giáo viên tiêu học) cho rằng luôn cố gắng 2000) Việt là việc cần làm nhưng chất lượng và mẫu mã theo kịp thế giới.đưa ra lập luận rằng: “Cuộc chiến thuế ưa thích và mua các sảnsử phẩm của Việt Nam, ủng hộ mặt quan dụng hàng thời trang ngoại mặc dù mức độ sử dụng vừa phải giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạo ra làn sóng sính ngoại . Họ hàng may mặc của Việt Nam như Thái Tuấn, xê dịch các xưởng muốn cân bằng cả thương hiệu nội và ngoại trong tủ quần áo của mình. Một khách sản xuất từ Trung Quốc quahàng Việt Tiến, Nem,ng AnchoSỹ rằng Dương mua nhằm hànggóp mayphầnmặc thờicác nước trang Đông Việt Namphần là góp Á, vàphát Việttriển Namnước không nhàphải nếu hàng giúp người dân ViệtViệt chấtNam lượng có không việc làm,tốt và để cóngoại vừakhông đúnglệ.những Việc dikiểu dời dáng, các xưởngmẫu sản mã xuất phù tạohợpnên nhu cầu th phát triển nước nhà. Ngược lại, nữ doanh người tiêu dùng không muốn lựa chọn nó. nhân một cơ hội việc làm khổng lồ cho lượng lớn nhân khá cởi mở với hàng ngoại, họ (sinh năm 1988, chủ cơ sở nước suối) chỉ ưu tiên công chuộng hàng ngoại như một sở thích cá nhân nếu như mặt tài chínhphổ thông lẫn các nhânđược sự được đảm bảo đào mứctạo ổn định mua những mặt hàng may mặc thông thường (sinh nămqua 2000)chuyên đưa ramôn.” Nhìnrằng: lập luận chung,“Cuộckháchchiếnhàngthuế trẻquan giữa mặc ở nhà vàMỹ lựavàchọn Trung hàngQuốcngoại đối ra đã tạo vớilàn quan thờisóng xê dịchniệmcác việc xưởng mua sảnhàngxuất may mặc Quốc từ Trung ngoại quavẫn các nước trang cao cấp. ĐôngĐiều Nam nàyÁ,cho thấy Nam và Việt ngườiphải tạo rằng,không ngoạiđượclệ. việc Việclàm và thu di dời các nhập xưởng chosản người xuấtViệt. tạo nên một cơ tiêu dùng ở thế hệ 8X ít quan tâm đến lòng tự Kết quả hội việc làm khổng lồ cho lượng lớn nhân công phổ thông lẫn các nhân sự được nghiên cứu cho thấy mức độ đàovị tạo qua tôn dân tộc khi mua sắm so với thế hệ 7X. chủng tiêu dùng giảm đi. Trước hết đó là suy Mức độ vị chủng giảm dần đến các thế hệ giảm qua các thế hệ. Những người trẻ có điều 9X và 10X. Nhóm 9X cho rằng ủng hộ hàng kiện tiếp cận nhiều với văn hóa nước ngoài, 98 87
  8. Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật đã thay đổi suy nghĩ, không còn cho rằng phải và 0.074 cho thấy 12.2% và 6.8% khác biệt của mua hàng nội thì mới là bảo vệ đất nước và con sự sẵn lòng mua hàng ngoại được giải thích bởi người, không còn suy tôn hàng nội. Sự suy giảm tính vị chủng hàng nội (H2a) và tính vị chủng còn được thể hiện ở qua thái độ cởi mở, chấp hàng ngoại (H2b). Hệ số sig kiểm định F đều nhận hàng hóa từ các nước nếu hàng hóa đáp nhỏ hơn 0.05, như vậy mô hình hồi quy phù hợp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng. Khách với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra cho toàn hàng sẵn lòng mua hàng ngoại nếu chất lượng, tổng thể. Kết quả nghiên cứu định lượng cho mẫu mã và giá cả phù hợp mà không bị ràng thấy chủ nghĩa thế giới (COS) có mối quan hệ buộc bởi quan niệm mua hàng ngoại làm ảnh trái chiều với tính vị chủng hàng nội (CETa) và hưởng đến kinh tế và con người Việt. tính vị chủng hàng ngoại (CETb). Kế đến, tính Kết quả kiểm định dữ liệu khảo sát cũng vị chủng hàng nội (CETa) và tính vị chủng hàng cho thấy có sự khác biệt về mức độ vị chủng ngoại (CETb) có mối quan hệ trái chiều với sự giữa các nhóm khách hàng. Kiểm định mẫu độc sẵn lòng mua hàng may mặc thời trang ngoại lập (independent Sample T-Test), Anova bằng (WTB). công cụ Post Hoc và cho thấy tinh vị chủng hàng 5. THẢO LUẬN VÀ KẾT LUẬN nội và tính vị chủng hàng ngoại có sự khác biệt 5. 1. Thảo luận nhau giữa nam và nữ, giữa nhóm tuổi 15 đến 34 Sự cởi mở với các quốc gia khác và người và nhóm 35 tuổi trở lên, nhóm có trình độ đại ngoại quốc thay đổi qua từng thế hệ, có ảnh học, sau đại học so với nhóm có trình độ tiểu hưởng đến sự vị chủng và sự sẵn lòng mua của học và trung học cơ sở. Các kết quả này tương khách hàng. Nhóm khách hàng 7X cho rằng việc đồng với kết quả từ nghiên cứu định tính. tiếp thu văn hóa hay trao đổi với nước ngoài chỉ 4. 2. Mối quan hệ giữa tính vị chủng với chủ là nhằm mục đích giải trí chứ không phải là nghĩa thế giới và sự sẵn lòng mua hàng ngoại nhu cầu cần thiết. Nhóm 8X có xu hướng thích Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên tìm hiểu văn hóa ở các nước lân cận như Trung cứu được hiệu chỉnh sau khi phân tích nhân tố Quốc, Nhật, Hàn,… Nữ giáo viên tiểu học (sinh khám phá. Khái niệm tính vị chủng được chia năm 1987) ủng hộ hàng Việt nhưng vẫn trải thành 2 thành phần: vị chủng hàng nội và vị nghiệm các mặt hàng may mặc của Nhật và rất chủng hàng ngoại. Theo đó, giả thuyết H1 được hài lòng về sản phẩm. Nhóm khách hàng 9X chia thành 2 giả thuyết: tác động trái chiều của và 10X đồng quan điểm nhau về việc có sự tìm chủ nghĩa thế giới đến tính vị chủng hàng nội hiểu và tiếp thu những điều mới mẻ từ nền văn (H1a) và tính vị chủng hàng ngoại (H1b). Tương hóa rất thích sự giao lưu với người nước ngoài tự vị chủng hàng nội (H2a) và vị chủng hàng dù chưa hoặc ít có cơ hội để tiếp xúc và trao ngoại (H2b) có ảnh hưởng trái chiều đến sự sẵng đổi trực tiếp. Nhìn chung, giới trẻ và người có lòng mua hàng ngoại. học thức thể hiện xu hướng chủ nghĩa thế giới Các giả thuyết được kiểm định bằng kỹ thuật và vì vậy họ giảm bớt mức độ vị chủng và mức hồi quy tuyến tính cho từng giả thuyết và đều lòng mua hàng ngoại cao hơn. Điều này được được chấp nhận với kết quả trong Phụ lục D. thể hiện cả trong kết quả nghiên cứu định tính và R2 hiệu chỉnh của kiểm định 1 và 2 lần lượt là định lượng, giống như những nghiên cứu trước 0.068 và 0.327, cho thấy khoảng 6.8 % khác biệt đây của (Nguyễn Thành Long, 2011) và các của tính vị chủng hàng nội (H1a) và 32.7% khác nghiên cứu khác tại nước ngoài như được trình biệt tính vị chủng hàng ngoại (H1b) có thể được bày trong tổng kết của Shankarmahesh (2006) giải thích bởi chủ nghĩa thế giới tiêu dùng. R2 Đối với sự sẵn lòng mua, khách hàng tại hiệu chỉnh kiểm định 3 và 4 lần lượt là 0.122 thành phố Long Xuyên quan niệm rằng mua 88
  9. Nghiên cứu vị chủng tiêu dùng... hàng thương hiệu ngoại là không phải là cách tiên, ủng hộ cho hàng nội nhưng vẫn tiêu dùng duy nhất để tiếp thu nền văn hóa khác bởi lẽ hàng ngoại. Nguyen & Smith (2012) cũng đưa có rất nhiều phương tiện để tiếp xúc với những cho thấy người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng điều mới bên ngoài như Internet, truyền hình, hàng ngoại. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng của điện thoại thông minh. Tuy nhiên, do sự trung xu thế chủ nghĩa thế giới làm thay đổi mức độ vị thành với nhãn hiệu hàng Việt Nam nên khách chủng của người tiêu dùng Việt. hàng 7X không thật sự sẵn lòng với các quan Ngoài sự ảnh hưởng của chủ nghĩa thế giới điểm mua hàng ngoại. Nhóm 8X có thu nhập và tính vị chủng, sự sẵn lòng mua còn chịu ảnh ổn định có xu hướng sử dụng hàng may mặc hưởng của yếu tố khác. Kết quả phỏng vấn định thương hiệu ngoại. Khách hàng 9X và 10X cũng tính trong nghiên cứu này chỉ sự sự ảnh hưởng rất thích việc cập nhập những xu hướng hiện đại của chất lượng, giá cả, thu nhập của người tiêu nên họ sẽ sẵn lòng mua những mặt hàng may dùng ảnh hưởng đến sự sẵn lòng và quyết định mặc thương hiệu mà họ yêu thích. Điều này cho mua của người tiêu dùng. Thật vậy, chất lượng thấy mặc dù tính vị chủng có ảnh hưởng đến sự là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến sự sẵn lòng sẵn lòng mua, nhưng tính vị chủng chịu sự ảnh mua (Nguyễn Thành Long, 2011). hưởng ngược chiều của xu thế ngày càng phổ 5. 2. Kết luận và hàm ý quản trị biến của chủ nghĩa thế giới, cho nên sự sẵn lòng Nghiên cứu này đưa đến các kết quả chính mua hàng thời trang ngoại có xu hướng tăng ở sau: các thệ trẻ. Một là, tính vị chủng chịu sự tác động trái Phân tích trên đây không giống như kết quả chiều của chủ nghĩa thế giới. Người tiêu dùng nghiên cứu của một số nghiên cứu khác ở chỗ đã trẻ, có học thức, có điều kiện tiếp xúc với con phân tích sự thay đổi của vị chủng tiêu dùng qua người và nền văn hóa nước ngoài nên cởi mở và các thế hệ khách hàng. Các nghiên cứu trước đây dễ dàng tiếp nhận văn hóa nước ngoài, dẫn đến ở Việt Nam chỉ phân tích sự tác động trái chiều mức độ vị chủng giảm dần. của tính vị chủng đến sự sẵn lòng mua, nhưng Hai là, chủ nghĩa thế giới tác động trái chiều chưa phân tích sự thay đổi mức độ vị chủng của đến tính vị chủng và tính vị chủng tác động trái người tiêu dùng (Nguyễn Thành Long, 2011; chiều đến sự sẵn lòng mua hàng ngoại; với xu Phạm Thị Bé Loan & Bùi Thanh Huân, 2012; thế hội nhập, chủ nghĩa thế giới ngày càng phổ Trần Kim Dung, 2015; Trương Mỹ Ngọc & Lê biến nên sự sẵn lòng mua hàng ngoại không suy Nguyễn Hậu, 2017). Nghiên cứu này khẳng định giảm mà còn tăng lên, đặc biệt là trong giới trẻ. mức độ vị chủng của người tiêu dùng giảm dần Ngoài ra, các yếu tố khác như thu nhập, nghề qua các thế hệ từ 7X đến 10X. nghiệp, chất lượng hàng ngoại cùng tham gia tác Nghiên cứu này đã khẳng định sự tác động động đến sự sẵn lòng mua hàng ngoại. Đáng chú của chủ nghĩa thế giới đến mức độ vị chủng ý đối với các nhà sản xuất-kinh doanh hàng thời của người tiêu dùng Việt, tương tự như các trang trọng nước là quan điểm “khi cần quần áo nghiên cứu của nước ngoài (Parts & Vida, 2013; chất lượng cao và sang trọng, tôi sẽ dùng hàng Shankarmahesh, 2006). Thực ra, trước đây may mặc thời trang ngoại”. Phạm Thị Bé Loan & Bùi Thanh Huân (2012) Các hàm ý quản trị được rút ra như sau: cũng có thừa nhận người Việt Nam lại không Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy quá bảo thủ, họ luôn hòa nhập trong xã hội phát người tiêu dùng đánh giá tích cực về phương triển như ngày nay. Người Việt Nam khá thông diện chất lượng hàng may mặc thời trang ngoại thoáng, có tinh thần giao lưu hội nhập cao, và tin tưởng vào hàng ngoại nhập hơn hàng nội không quá cực đoan và bảo thủ. Họ một mặt ưu địa. Các hãng may mặc thời trang “hàng hiệu” 89
  10. Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật đã xây dựng thương hiệu thành công vượt trội Caruana, Albert, & Planning. (1996). The effects so với các công ty nội địa. Tính vị chủng chịu sự of dogmatism and social class variables on ảnh hưởng trái chiều từ xu hướng chủ nghĩa thế consumer ethnocentrism in Malta. Market- giới, cho nên để thành công trên thị trường nước ing Intelligence & Planning, 14(4), 39-44. nhà, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Việt, Cleveland, Mark, Erdoğan, Seçil, Arıkan, Gül- các nhãn hiệu thời trang Việt phải đầu tư xây ay, & Poyraz, Tuğça. (2011). Cosmopolitan- dựng thương hiệu, đồng thời cải thiện sản phẩm ism, individual-level values and cultural- của mình, xây dựng hình ảnh tốt trong nhận thức level values: A cross-cultural study. Journal của người tiêu dùng. of Business Research, 64(9), 934-943. Mặc dù vậy, tính vị chủng vẫn còn tồn tại Cleveland, Mark, Laroche, Michel, & Papado- trong quan điểm của người tiêu dùng Việt. Các poulos, Nicolas. (2009). Cosmopolitanism, nhãn hàng thời trang quốc tế phải chú ý nhiều consumer ethnocentrism, and materialism: đến sự khác biệt về văn hóa địa phương khi An eight-country study of antecedents and quảng bá sản phẩm và dịch vụ tại Việt Nam để outcomes. Journal of International Market- tiếp tục chiếm được cảm tình của những người ing, 17(1), 116-146. tiêu dùng có mức độ vị chủng cao. Cutura, Marija. (2006). The Impacts of Ethno- Nghiên cứu này còn hạn chế trong phạm centrism on Consumers’ Evaluation Pro- vi lấy mẫu hẹp, phương pháp xử lý định lượng cesses and Willingness to Buy Domestic vs. giản đơn. Những nghiên cứu tiếp sau có thể lấy Imported Goods in the Case of Bosnia and mẫu ở những thành phố lớn hơn như Hà Nội, Hồ Herzegovina. South East European Journal Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ. Đây là những of Economics & Business(2). thành phố đông dân cư, mức thu nhập của người De Ruyter, Ko, Van Birgelen, Marcel, & Wet- dân cao, cơ hội tiếp xúc với văn hóa nước ngoài zels, Martin. (1998). Consumer ethnocen- nhiều. Mức độ ảnh hưởng của chủ nghĩa thế giới trism in international services marketing. In- đến tính vị chủng ở các địa phương này có thể ternational Business Review, 7(2), 185-202. khác hơn so với một thành phố thuộc tỉnh như Dogi, Ilona Csatarine. (2015). Consumer eth- Long Xuyên. nocentrism: a literature review. Lucrări TÀI LIỆU THAM KHẢO Științifice Management Agricol, 17(2), 84. Ajzen, Icek. (1991). The theory of planned be- Erdogan, B Zafer, & Uzkurt, Cevahir. (2010). havior (Vol. 50): Academic Press, Inc. Effects of ethnocentric tendency on con- Ajzen, Icek. (2011). The theory of planned be- sumers’ perception of product attitudes for haviour: reactions and reflections: Taylor & foreign and domestic products. Cross Cul- Francis. tural Management: An International Jour- Bushra, Aliya, & Zafar, Sohail. (2017). How nal, 17(4), 393-406. does the antecedents of product country im- Granzin, Kent L, & Painter, John. (2001). Moti- age affect willingness to buy foreign prod- vational influences on “Buy Domestic” pur- ucts? Pakistan Journal of Commerce and chasing: Marketing management implica- Social Sciences (PJCSS), 11(2), 524-541. tions from a study of two nations. Journal of Cannon, Hugh M, & Yaprak, Attila. (2002). Will International Marketing, 9(2), 73-96. the real-world citizen please stand up! The Guo, Gongxing, Tu, Hongwei, & Cheng, Bao many faces of cosmopolitan consumer be- %J Journal of Consumer Marketing. (2018). havior. Journal of International Marketing, Interactive effect of consumer affinity and 10(4), 30-52. consumer ethnocentrism on product trust 90
  11. Nghiên cứu vị chủng tiêu dùng... and willingness-to-buy: a moderated-medi- ism: The De-Velopment And Validation Of ation model. 35(7), 688-697. Scales Of Constructs Influencing Attitudes Guo, Gongxing, & Zhou, Xing. (2017). Con- Towards Foreign Product Consumption. sumer ethnocentrism on product judgment (Doctorate Dotoral Dissertation), Wayne and willingness to buy: A meta-analysis. State University. (Paper 606) 45(1), 163-176. Lê Nguyễn Hậu, Trần Trúc Quỳnh, & Lê Đức Hair, Joseph F., Black, William C., Babin, Barry Anh. (2012). “Người Việt dùng hàng Việt”: J., & Anderson, Rolph E. (2010). Multivari- vai trò của tính vị chủng và lượng giá đối ate Data Analysis: A Global Perspective: với sự sẳn lòng mua hàng Việt Nam. Tạp chí Pear Prentice Hall. Phát triển Khoa học và Công nghệ, 14(3Q), Hannerz, U. (1990). Cosmopolitans and locals 56-67. in world culture. Theory, culture & society, Lim, Heejin, & Park, Jee-Sun. (2013). The ef- 7(2-3), 237-251. fects of national culture and cosmopolitan- Hoàng Trọng, & Chu Nguyễn Mộng Ngọc. ism on consumers’ adoption of innovation: (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với A cross-cultural comparison. Journal of In- SPSS-tập 1: Hồng Đức. ternational Consumer Marketing, 25(1), 16- Javalgi, Rajshekhar G, Khare, Virginie Pioche, 28. Gross, Andrew C, & Scherer, Robert. (2005). Malterud, Kirsti, Siersma, Volkert Dirk, & An application of the consumer ethnocen- Guassora, Ann Dorrit. (2016). Sample size trism model to French consumers. Interna- in qualitative interview studies: guided by tional Business Review, 14(3), 325-344. information power. Qualitative Health Re- Josiassen, Alexander, Assaf, A George, & search, 26(13), 1753-1760. Karpen, Ingo O %J International Marketing Marshall, Bryan, Cardon, Peter, Poddar, Amit, Review. (2011). Consumer ethnocentrism & Fontenot, Renee. (2013). Does sample and willingness to buy: Analyzing the role size matter in qualitative research?: A re- of three demographic consumer characteris- view of qualitative interviews in IS research. tics. 28(6), 627-646. Journal of Computer Information Systems, Khare, Arpita. (2014). How cosmopolitan are 54(1), 11-22. Indian consumers?: a study on fashion cloth- Mockaitis, Audra I, Salciuviene, Laura, & ing involvement. Journal of Fashion Mar- Ghauri, Pervez N. (2013). On what do con- keting and Management, 18(4), 431-451. sumer product preferences depend? Deter- Klein, Jill Gabrielle, & Ettenson, Richard. mining domestic versus foreign product (1999). Consumer animosity and consumer preferences in an emerging economy mar- ethnocentrism: An analysis of unique ante- ket. Journal of International Consumer cedents. Journal of International Consumer Marketing, 25(3), 166-180. Marketing, 11(4), 5-24. Nguyễn Đình Thọ. (2013). Giáo trình Phương Klein, Jill Gabrielle, Ettenson, Richard, & Mor- pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. ris, Marlene D. (1998). The animosity mod- Nhà xuất bản tài chính. el of foreign product purchase: An empirical Nguyễn Thành Long. (2004). Tính vị chủng test in the People’s Republic of China. The trong hành vi tiêu dùng của người Việt Nam Journal of Marketing, 62(1), 89-100. đối với hàng hóa Nhật Bản và Trung Quốc. Lawrence, Steven James. (2012). Consumer Xe- . (Luận văn Thạc sĩ), Trường Đại học Bách nocentrism And Consumer Cosmopolitan- Khoa TPHCM. 91
  12. Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Thành Long. (2011). Tính vị chủng tiêu A Test of Antecedents and Moderators. Jour- dùng và sự sẵn lòng mua hàng ngoại của nal of the Academy of Marketing Science, người tiêu dùng: trường hợp các mặt hàng 23(1), 26-37. sữa bột, dược phẩm và trái cây. Tạp chí Phát Shimp, Terence A., & Sharma, Subhash. (1987). triển Khoa học và Công nghệ, 14(3Q), 40-55. Consumer Ethnocentrism: Construction and Nguyễn Thị Tuyết Mai. (2015). Chủ nghĩa dân Validation of the CETSCALE. Journal of tộc trong tiêu dùng. In Nguyễn Văn Thắng Marketing Research, 24(3), 280-289. (Ed.), Một số lý thuyết đương đại về quản trị Shukla, Paurav. (2011). Impact of interpersonal kinh doanh: ứng dụng trong nghiên cứu. Hà influences, brand origin and brand image on Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân. luxury purchase intentions: Measuring inter- Nguyen, Thi Tuyet Mai, & Smith, Kirk. (2012). functional interactions and a cross-national The impact of status orientations on purchase comparison. Journal of World Business, preference for foreign products in Vietnam, 46(2), 242-252. and implications for policy and society. Jour- Strauss, Anselm, & Corbin, Juliet. (1998). Ba- nal of Macromarketing, 32(1), 52-60. sics of qualitative research: Techniques and Nijssen, Edwin J, & van Herk, Hester %J Journal procedures for developing grounded theory: of International Marketing. (2009). Conjoin- Sage Publications, Inc. ing international marketing and relationship Strizhakova, Yuliya, Coulter, Robin A, & Price, marketing: Exploring consumers’ cross-bor- Linda. (2008). Branded products as a pass- der service relationships. 17(1), 91-115. port to global citizenship: Perspectives from Parts, Oliver, & Vida, Irena. (2013). The effects developed and developing countries. Journal of cosmopolitanism on consumer ethno- of International Marketing, 16(4), 57-85. centrism, product quality, purchase inten- Suh, Taewon, & Kwon, Ik-Whan. (2002). Glo- tions and foreign product purchase behavior. balization and reluctant buyers. International American International Journal of Contem- Marketing Review, 19(6), 663-680. porary Research, 3(11), 144-155. Sumner, William G. (1906). Folkways (Boston: Phạm Thị Bé Loan, & Bùi Thanh Huân. (2012). Ginn and Company). Tính vị chủng, giá trị cảm nhận, niềm tin hàng Trần Kim Dung. (2015). Nghiên cứu ảnh hưởng nội và dự định dành vi của tiêu dùng đối với của tính vị chủng đến ý định mua hàng nội thuốc bổ trẻ em sản xuất trong nước. Paper của người tiêu dùng-Trường hợp sản phẩm presented at the Hội nghị Sinh viên Nghiên bánh kẹo tại thị trường Thành Phố Đà Nẵng. cứu Khoa học lần thứ 8, Đại học Đà Nẵng (Luận án tiến sĩ). năm 2012. Trương Mỹ Ngọc, & Lê Nguyễn Hậu. (2017). Vai Riefler, Petra, & Diamantopoulos, Adamantios. trò của tính vị chủng tiêu dùng đối với uy tín (2009). Consumer cosmopolitanism: Review thương hiệu Việt và giá trị cảm nhận-Nghiên and replication of the CYMYC scale. Journal cứu đối với sản phẩm điện thoại thông minh of Business Research, 62(4), 407-419. thương hiệu Việt. Tạp chí Phát triển Khoa Riefler, Petra, Diamantopoulos, Adamantios, & học và Công nghệ, 20(1Q), 68-82. Siguaw, Judy A. (2012). Cosmopolitan con- Vida, Irena, & Reardon, James. (2008). Domestic sumers as a target group for segmentation. consumption: rational, affective or norma- Journal of International Business Studies, tive choice? Journal of Consumer Marketing, 43(3), 285-305. 25(1), 34-44. Shankarmahesh, Mahesh N. (2006). Consumer Wang, Cheng Lu, & Chen, Zhen Xiong. (2004). ethnocentrism: an integrative review of its Consumer ethnocentrism and willingness to antecedents and consequences. 23(2), 146- buy domestic products in a developing coun- 172. try setting: testing moderating effects. 21(6), Sharma, Subbash, Shimp, Terence A., & Shin, 391-400. Jeongshin. (1995). Consumer Ethnocentrism: 92
  13. Nghiên cứu vị chủng tiêu dùng... PHỤ LỤC Phụ lục A: Phân phối mẫu khảo sát Số lượng Phần trăm Giới tính Nam 70 48% Nữ 77 52% Độ tuổi 15-22 44 30% 23-34 51 35% 35-44 31 21% 45 trở lên 21 14% Học vấn Tiểu học 8 5% Trung học cơ sở 9 6% Trung học phổ thông 22 15% Cao đẳng, đại học và sau đại học 108 73% Tổng 147 Phụ lục B: Thang đo Khái Thang đo Hiệu chỉnh STT niệm Mã Nội dung từ các nguồn CET1 Ưu tiên mua hàng may mặc thời trang Việt Shimp & CET2 Mua hàng may mặc thời trang Việt góp phần phát triển Sharma kinh tế Việt Nam (1987), CET3 Mua hàng may mặc thời trang Việt góp phần đảm bảo Nguyễn việc làm cho người Việt Thành Long Tính vị CET4 Mua hàng may mặc thời trang ngoại là hành vi không đúng (2011) 1 chủng CET5 Mua hàng may mặc thời trang ngoại làm người Việt mất việc CET6 Mua hàng may mặc thời trang ngoại góp phần làm giàu cho người nước ngoài CET7 Mua hàng may mặc thời trang ngoại gây tổn thất cho doanh nghiệp Việt COS1 Tìm hiểu về văn hóa của các quốc gia Cleveland và COS2 Tiếp thu văn hóa quốc gia khác cs. (2009), COS3 Tìm hiểu quan điểm sống người nước ngoài Riefler và cs. COS4 Học tập quan điểm sống của người nước ngoài (2012) Chủ COS5 Tìm hiểu để học hỏi những điều hay từ người nước ngoài Lawrence 2 nghĩa COS6 Sử dụng các sản phẩm đặc trưng của quốc gia khác (2012) thế giới COS7 Chủ động làm quen những người từ các nền văn hóa mà tôi yêu thích thông qua: gặp gỡ trực tiếp và/hoặc qua mạng xã hội COS8 Khi đi du lịch, thích hòa mình vào nền văn hóa của những quốc gia mà tôi đến thăm 93
  14. Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật WIL1 Dùng hàng may mặc thời trang ngoại khi cần quần áo Lê Nguyễn chất lượng cao Hậu và cs. Sự sẵn WIL2 Ưu tiên mua hàng mặc thời trang ngoại (2012) 3 lòng WIL3 Dù giá tăng, vẫn mua hàng may mặc mặc thời trang Nguyễn mua khi cần Thành Long WIL4 Không có lí do gì để không mua hàng may mặc thời (2011). trang thương hiệu ngoại Phụ lục C: Độ tin cậy của thang đo Nhân tố Độ tin cậy Biến quan sát Item-Total 1 2 3 4 Alpha Correlation COS1 .846 .825 COS2 .829 .766 COS5 .786 .747 COS3 .752 .717 0.905 COS4 .748 .667 COS8 .696 .702 COS7 .633 .578 COS6 .614 .576 WIL2 .812 .670 WIL1 .788 .631 0.803 WIL4 .758 .615 WIL3 .703 .565 CET5 .815 .761 CET4 .805 .755 0.874 CET6 .796 .780 CET2 .852 .735 CET3 .851 .696 0.818 CET1 .733 .586 Eigenvalues 6.884 2.405 1.864 1.122 % of Variance 27.065 14.796 13.473 12.863 Extraction Sum of 68.197% Square Loadings Phụ lục D: Kết quả kiểm định giả thuyết Quan Giá trị Beta Kiểm Giả R2 hiệu Sai số Durbin Kiểm hệ trung Độ lệch chuẩn định thuyết chỉnh chuẩn Watson định F tương bình chuẩn hóa quan phần dư 1 H1a 0.068 0.800 1.521 0.001 (-) 0.000 0.997 -0.273 2 H1b 0.327 0.812 1.570 0.000 (-) 0.000 0.997 -0.576 3 H2a 0.122 0.757 1.495 0.000 (-) 0.000 0.997 -0.358 4 H2b 0.074 0.778 1.478 0.001 (-) 0.000 0.997 -0.283 94
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2