Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn<br />
<br />
<br />
Hiện đại hoá thị trường thực phẩm và các kết quả sức khoẻ<br />
liên quan đến chế độ ăn uống: Bằng chứng từ đô thị Việt Nam<br />
<br />
Di Zeng1, Wendy J. Umberger1, Jesmin Rupa1<br />
<br />
Cơ quan<br />
1<br />
Trung tâm Nghiên cứu Lương thực Toàn Cầu và Tài nguyên, Trường Đại học<br />
Adelaide, 10 Pulteney St, Adelaide, SA, 5005, Australia.<br />
<br />
Tác giả đại diện<br />
wendy.umberger@adelaide.edu.au<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN<br />
Từ khóa<br />
Cuộc cách mạng siêu thị, các cửa hàng hiện đại, tiêu dùng thực phẩm, thừa cân,<br />
BMI<br />
<br />
Giới thiệu<br />
Hệ thống bán lẻ thực phẩm ở Việt Nam đã và đang chuyển đổi nhanh<br />
chóng trong thập kỷ qua. Sự gia tăng của các cửa hàng bán lẻ hiện đại (ví<br />
dụ như trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng tiện ích) có ảnh hưởng 171<br />
sâu sắc và tác động trên nhiều phương diện đối với lợi ích của người tiêu<br />
dùng (Gorton và cộng sự, 2011, Wertheim-Heck và Spaargaren, 2015, Ste-<br />
phens và cộng sự, 2016). Mặc dù sự thay đổi này có thể có ý nghĩa tích<br />
cực đối với người tiêu dùng thành thị, ví dụ như tăng tiện lợi cho việc<br />
mua sắm và cải thiện việc tiếp cận với một số loại thực phẩm nhất định,<br />
một điều đáng lo ngại là các cửa hàng bán lẻ thực phẩm hiện đại có thể<br />
dẫn đến những bệnh không truyền nhiễm liên quan đến chế độ ăn uống<br />
không mong muốn (ví dụ như béo phì, tiểu đường loại 2) nếu sự gia tăng<br />
của các hệ thống bán lẻ thực phẩm hiện đại dẫn đến hoặc làm tăng khả<br />
năng tiếp cận các thực phẩm không lành mạnh, có ít chất dinh dưỡng hơn<br />
nhưng giàu năng lượng (Toiba và cộng sự, 2015, Umberger và cộng sự,<br />
2015). Tuy nhiên, những bằng chứng xác thực thì lại khá hạn chế. Mục<br />
tiêu của nghiên cứu là bổ sung vào lỗ hổng dữ liệu này và hiểu được tác<br />
động của quá trình hiện đại hóa thị trường thực phẩm đối với chế độ ăn<br />
uống ở khu vực thành thị Việt Nam.<br />
<br />
Phương pháp<br />
Số liệu được thu thập thông qua một cuộc điều tra toàn diện của 1.700<br />
hộ đại diện tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Cuộc điều tra được tiến<br />
Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn<br />
<br />
<br />
hành từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017. Mẫu khảo sát gồm<br />
4.073 người lớn và 1.596 trẻ em. Mô hình hồi quy sau được sử dụng để<br />
ước tính ảnh hưởng của phần chi tiêu thực phẩm tại các hệ thống bán lẻ<br />
hiện đại (tỷ lệ phần trăm chi tiêu thực phẩm tại các cửa hàng hiện đại như<br />
siêu thị) (β) trên chỉ số khối cơ thể (BMI) với z-scores của nhóm trẻ em<br />
được khảo sát, trong khi kiểm soát yếu tố đặc điểm hộ gia đình (H) và yếu<br />
tố đặc điểm riêng của đứa trẻ (X).<br />
<br />
BMI = Hằng số + β*Biến số cửa hàng hiện đại + Hγ + Xδ + sai số<br />
HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ước lượng của mô hình kinh tế lượng đã được tiến hành cho một loạt các<br />
mẫu thứ cấp được phân chia theo giới tính, độ tuổi và thu nhập hộ gia đình.<br />
<br />
Kết quả<br />
Trung bình, 10-11% số tiền chi tiêu cho thực phẩm hàng tháng của hộ là<br />
tại các siêu thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ số BMI trung bình<br />
đối với người lớn trong điều tra là 22,13 (13,1% thừa cân - được xác định<br />
với BMI> 25), và trẻ em là 18,6 (5% thừa cân, được xác định với cân nặng<br />
theo chiều cao với z-scores > 2 độ lệch chuẩn).<br />
172<br />
Phân tích hồi quy sử dụng toàn bộ mẫu cho thấy tác động của phần chi<br />
tiêu thực phẩm tại các điểm bán lẻ hiện đại lên chỉ số khối BMI dựa trên<br />
hệ số z-score là không đáng kể. Tuy nhiên, khi sử dụng mẫu thứ cấp thì<br />
các tác động này lại có ý nghĩa về mặt thống kê, cụ thể với các bé gái từ<br />
6-9 tuổi và các bé gái từ các hộ gia đình có thu nhập trung bình trở lên xét<br />
về những thay đổi cả BMI và tình trạng thừa cân. Những tác động như vậy<br />
là tích cực, nghĩa là tỷ lệ phần trăm chi tiêu cho thực phẩm hàng tháng<br />
của hộ gia đình tại các cửa hàng bán lẻ thực phẩm hiện đại càng cao thì<br />
chỉ số BMI càng cao, hay nói cách khác, tăng khả năng bé gái bị thừa cân.<br />
Cụ thể, việc tăng tỷ lệ chi tiêu cho thực phẩm trong siêu thị lên một phần<br />
trăm làm tăng khả năng thừa cân lên 0,003. Những ước lượng tác động<br />
này là chính xác xét theo các dạng mô hình kinh tế lượng khác nhau. Các<br />
tác động như vậy vẫn còn trong mô hình sử dụng biến kết quả nhị phân<br />
(biến thừa cân).<br />
<br />
Thảo luận và Kết luận<br />
Nghiên cứu hiện tại điều tra mối quan hệ giữa quá trình hiện đại hóa thị<br />
trường thực phẩm, như được thể hiện trong phần chi tiêu cho thực phẩm<br />
tại các siêu thị của hộ gia đình, và kết quả trọng lượng của cả người lớn và<br />
trẻ em ở khu vực thành thị Việt Nam. Kết quả ước lượng cho thấy các bé<br />
Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn<br />
<br />
<br />
gái từ 6-9 tuổi và bé gái từ các hộ gia đình có thu nhập trung bình khá trở<br />
lên có thể có nguy cơ tăng 0,11-0,12 kg trọng lượng cho 1 phần trăm tăng<br />
thêm của khoản chi tiêu thực phẩm tại siêu thị. Mặc dù những tác động<br />
này có vẻ nhỏ nhưng chúng rất quan trọng đối với các nhóm trẻ em nằm<br />
ở gần ngưỡng ranh giới của các nhóm cân nặng, bởi vì các tác động vẫn<br />
tồn tại khi chúng ta sử dụng với biến đầu ra nhị phân của tình trạng thừa<br />
cân. Với những kết quả này, dường như sự hiện diện ngày càng tăng của<br />
các điểm bán lẻ thực phẩm hiện đại ở khu vực thành thị Việt Nam có thể<br />
làm tăng tỷ lệ thừa cân. Thông tin này đang là mối quan tâm của các nhà<br />
hoạch định chính sách vì họ quyết định những hành động phù hợp (hoặc<br />
không) nhằm giảm thiểu các rủi ro sức khoẻ cộng đồng liên quan đến thay<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN<br />
đổi viễn cảnh bán lẻ thực phẩm tại khu vực thành thị Việt Nam.<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
Gorton, M., Sauer, J., & Supatpongkul, P. (2011). Chợ, siêu thị và “những kẻ<br />
khổng lồ trung gian” trong bán lẻ thực phẩm tại các quốc gia đang phát triển:<br />
dẫn chứng từ Thái Lan. Tạp chí Thế giới Phát triển, 39(9), 1624-1637.<br />
Stephens, C., Grant, D. B., Banomyong, R., & Lalwani, C. (2016). Việc quốc tế hoá<br />
việc bán lẻ thực phẩm ảnh hưởng đến dịch vụ hậu cần tại Đông Nam Á: một quan<br />
điểm thăm dò của người tiêu dùng. Tạp chí Quản lý Chuỗi cung ứng, 10(1). 173<br />
Toiba H, Umberger WJ, Minot N. (2015). Chế độ ăn kiêng và hành vi mua sắm<br />
siêu thị: Có mối liên kết không? Bản tin Nghiên cứu Kinh tế Indonesia 51:389-403.<br />
Wertheim-Heck, S. C., & Spaargaren, G. (2015). Chuyển đổi cấu hình thực tiễn<br />
mua sắm và động lực an toàn thực phẩm ở Hà Nội, Việt Nam: phân tích lịch sử.<br />
Nông nghiệp và Giá trị Nhân Văn, 1-17.<br />
Umberger, W. J., He, X., Minot, N., & Toiba, H. (2015). Xem xét mối quan hệ<br />
giữa việc sử dụng siêu thị và thừa dinh dưỡng ở Indonesia. Tạp chí Kinh tế Nông<br />
nghiệp Hoa Kỳ, 97(2), 510-525.<br />