Cơ học & Điều khiển thiết bị bay<br />
<br />
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH TOÁN MÔ TẢ<br />
QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC CỦA BUỒNG ĐỐT THỨ HAI<br />
ĐỘNG CƠ KÉO VŨ KHÍ FMV-B1<br />
<br />
Bùi Đình Tân*, Phạm Thanh Hải, Đinh Văn Minh<br />
Tóm tắt: Vũ khí FMV-B1 sử dụng động cơ hai buồng đốt làm việc nối tiếp nhằm<br />
tạo ra các chế độ lực đẩy hợp lý cho động cơ. Buồng đốt thứ hai bắt đầu làm việc<br />
khi buồng đốt thứ nhất ở cuối giai đoạn làm việc. Trong giai đoạn này, một lượng<br />
khí nhất định từ buồng đốt thứ nhất tràn sang buồng đốt thứ hai làm thay đổi đặc<br />
trưng làm việc của buồng đốt thứ hai. Bài báo tập trung nghiên cứu xây dựng mô<br />
hình toán mô tả quá trình làm việc của buồng đốt thứ hai của động cơ kéo vũ khí<br />
FMV-B1 khi kể đến lượng khí bổ sung này làm cơ sở cho việc lựa chọn khối lượng<br />
mồi phù hợp.<br />
Từ khóa: Động cơ tên lửa, Vũ khí, FMV-B1.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Động cơ kéo của vũ khí FMV-B1 [1] sử dụng kiểu kết cấu động cơ hai buồng đốt<br />
làm việc nối tiếp (ĐTR2B) có mô hình kết cấu như trên hình 1[5]. Khi buồng đốt thứ<br />
nhất ở cuối giai đoạn làm việc, một<br />
phần sản phẩm cháy (SPC) của<br />
buồng đốt này tràn sang buồng đốt<br />
thứ hai nhằm đốt cháy liều mồi và<br />
mồi cháy liều nhiên liệu.<br />
Từ các nghiên cứu về quá trình Hình 1. Mô hình kết cấu động cơ.<br />
mồi cháy trong buồng đốt động cơ<br />
1. Loa phụt 1; 2. Buồng đốt thứ nhất; 3. Liều nhiên liệu<br />
[2] có thể khẳng định khối lượng 1; 4. Mồi 1; 5. Lỗ trích khí; 6. Liều giữ chậm;<br />
khí bổ sung này tuy không lớn, 7. Van một chiều; 8. Mồi 2; 9. Liều nhiên liệu 2;<br />
nhưng có tác động không nhỏ đến 10. Buồng đốt thứ hai; 11. Loa phụt 2.<br />
quá trình mồi cháy ổn định của<br />
buồng đốt thứ hai. Trong những điều kiện nhất định, nếu bỏ qua ảnh hưởng của<br />
lượng khí bổ sung trong khi vẫn giữ nguyên khối lượng mồi có thể làm tăng áp<br />
suất đột ngột giai đoạn mồi lên đến giá trị gây nguy hiểm cho kết cấu động cơ.<br />
Phương pháp mồi cháy bằng dòng trích khí đã được ứng dụng thành công cho<br />
động cơ kéo vũ khí FMV-B1, nhưng báo cáo [1] chưa đề cập nhiều đến vấn đề này.<br />
Để có thể ứng dụng và phát triển phương pháp mồi cháy này cho các kết cấu<br />
ĐTR2B cần phải có những nghiên cứu sâu hơn về quá trình mồi cháy khi kể đến<br />
tác động của lượng khí bổ sung. Từ kết quả nghiên cứu đó cho phép xác định khối<br />
lượng mồi phù hợp của buồng đốt thứ hai của động cơ kéo vũ khí FMV-B1.<br />
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TOÁN<br />
2.1. Kết cấu cụm giữ chậm và nguyên lý làm việc của buồng đốt thứ hai<br />
2.1.1. Kết cấu cụm giữ chậm<br />
Các thành phần cơ bản của cụm giữ chậm (chi tiết 5, 6, 7- hình 1) được mô tả<br />
chi tiết hơn trên hình 2: liều giữ chậm (2) là liều nhiên liệu có cùng bản chất với<br />
<br />
<br />
224 B. Đ. Tân, P. T. Hải, Đ. V. Minh, “Nghiên cứu xây dựng… vũ khí FMV-B1.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
nhiên liệu tầng thứ nhất; lỗ trích khí (1) nằm trên tấm chắn sau ngăn cách giữa cụm<br />
giữ chậm và buồng đốt tầng thứ nhất; lỗ phụt khí (3) có đường kính dv cho phép<br />
khí thuốc (SPC) phụt qua để mồi cháy cụm mồi của buồng đốt thứ hai; van một<br />
chiều (4) chỉ cho phép sản phẩm cháy một chiều từ buồng đốt thứ nhất sang buồng<br />
đốt thứ hai; van được định hướng chuyển động bới lỗ côn và bị chặn bởi tấm chặn<br />
(5). Tấm chặn (5) còn có hệ thống lỗ thoát khí cho phép dòng khí chảy qua.<br />
2.1.2. Quá trình mồi cháy và làm việc của buồng đốt thứ hai<br />
Cuối giai đoạn làm việc của buồng đốt<br />
thứ nhất, bề dày cháy của liều giữ chậm<br />
chỉ còn một lớp mỏng dễ dàng bị đánh<br />
thủng do sự chênh lệch áp suất giữa hai<br />
buồng đốt. Một phần sản phẩm cháy từ<br />
buồng đốt thứ nhất chảy qua van một<br />
chiều sang buồng đốt thứ hai.<br />
Dòng sản phẩm cháy (SPC) có nhiệt<br />
độ cao nhanh chóng bắt cháy liều mồi,<br />
Hình 2. Mô hình kết cấu cụm giữ chậm.<br />
tiếp theo mồi cháy liều nhiên liệu làm 1. Lỗ trích khí; 2. Liều giữ chậm; 3. Lỗ phụt khí;<br />
tăng nhanh áp suất trong buồng đốt thứ 4. Van một chiều; 5. Tấm lọc chắn van.<br />
hai. Khi áp suất trong buồng đốt thứ hai<br />
tăng cao hơn áp suất buồng đốt thứ nhất, van một chiều bị khóa kín. Trong buồng<br />
đốt thứ hai tiếp tục các quá trình tăng áp, quá trình làm việc ổn định và quá trình xả<br />
khí tương tự như các quá trình diễn ra trong buồng đốt động cơ nhiên liệu rắn<br />
thông thường.<br />
2.2. Hệ phương trình mô tả quá trình làm việc của buồng đốt thứ hai<br />
2.2.1. Các quan niệm và giả thiết cơ bản<br />
- Coi dòng SPC từ buồng đốt thứ nhất sang buồng đốt thứ hai là dòng đọan<br />
nhiệt, một chiều, ổn định.<br />
- Bỏ qua lượng tiêu hao sản phẩm cháy trong buồng đốt thứ nhất do phụt khí<br />
sang buồng đốt thứ hai. Cả hai buồng đốt sử dụng cùng chủng loại nhiên liệu.<br />
- Giả thiết về quy luật cháy của thuốc phóng, thuốc mồi và các giả thiết khác<br />
tương tự như khi xây dựng hệ phương trình quá trình làm việc của động cơ tên lửa<br />
nhiên liệu rắn [2], [4], [6].<br />
2.2.2. Dòng chảy qua van một chiều<br />
Quá trình chuyển động của dòng khí qua van một chiều có thể mô tả như trên<br />
hình 3. Mô hình được mô tả như sau: tại một thời điểm t sản phẩm cháy chuyển<br />
động từ buồng đốt thứ nhất (có các thông số trạng thái áp suất p1, mật độ ρ1, nhiệt<br />
độ T1, thể tích riêng v1) sang buồng đốt thứ hai (có các thông số tương ứng p2, ρ2,<br />
T2, v2). Dòng chảy qua van có diện tích tiết diện Fv, đạt tốc độ wv và lưu lượng của<br />
dòng khí là m v. Van (pv, ρv, Tv, vv, wv)<br />
Với giả thiết coi quá trình<br />
Buồng đốt thứ hai Buồng đốt thứ nhất<br />
chuyển động của SPC qua<br />
van là quá trình đoạn nhiệt,<br />
p2, ρ2, T2, v2 p1, ρ1, T1, v1<br />
một chiều, ổn định, khi này<br />
Hình 3. Mô hình tính toán dòng chảy khí qua van.<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 225<br />
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay<br />
<br />
các thông số dòng thỏa mãn các phương trình sau:<br />
- phương trình trạng thái: pv RT . (1)<br />
- phương trình đoạn nhiệt: p.v k const . (2)<br />
w2 w.dw<br />
- phương trình Becnuli: d vdp hay dp . (3)<br />
2 v<br />
- phương trình liên tục: m wF . (4)<br />
1<br />
<br />
Tại một vị trí của dòng, phương trình (2) có dạng: v v1 p1 p . k<br />
(5)<br />
1<br />
w2 dp<br />
Thay vào phương trình Becnuli (3): d vdp v p k<br />
1 1 . 1 .<br />
. (6)<br />
2 pk<br />
Ở phần đầu buồng đốt thứ nhất, dòng khí có tốc độ rất nhỏ, có thể coi là dòng<br />
khí tĩnh. Tích phân hai vế của phương trình (6), trong đó tốc độ w thay đổi từ 0 tới<br />
wv, áp suất thay đổi từ p1 tới pv nhận được:<br />
k 1 k 1<br />
<br />
2k p k 2k p k<br />
wv p1v1 1 v RT 1 v . (7)<br />
k 1 p1 k 1 p1 <br />
<br />
1<br />
Với lưu ý v , lưu lượng phụt khí qua van được xác định từ phương trình<br />
vv<br />
F<br />
liên tục (4) diện tích tiết diện ngang của van Fv có dạng: m v v .wv .Fv v .wv . (8)<br />
vv<br />
k 1<br />
<br />
2k p1v1 pv k <br />
Thay (7) vào (8) ta có: m v Fv 1 . (9)<br />
k 1 vv 2 p1 <br />
<br />
Xét dòng khí có độ chênh áp suất p1- p2 qua tiết diện nhỏ nhất Fv. Do<br />
2 2 k 1<br />
2 <br />
p1v1 p1 v1 p1 p2 k 2k p1 p2 k p2 k <br />
nên m v Fv (10)<br />
v22 v1 v2 v1 p1 k 1 v1 p1 p1 <br />
<br />
2 k 1<br />
<br />
p1 2k p2 k p2 k <br />
Thay (1) vào (10) nhận được: m v Fv <br />
(11)<br />
RT k 1 p1 p1 <br />
<br />
Tốc độ dòng đạt giá trị vượt âm khi độ chênh áp suất hai buồng đốt vượt qua giá<br />
k<br />
p k 1 k 1<br />
trị tới hạn 1 [4], [6]. (12)<br />
p2 2 <br />
Thay (12) vào (11), biến đổi nhận được biểu thức lưu lượng phụt khí cho dòng<br />
có độ chênh áp lớn:<br />
1 1<br />
p F 2 k 1 2.k pF 2 k 1 2.k<br />
m v 1 v 1 v K0 (k ) , với K0 (k ) (13)<br />
RT k 1 k 1 RT k 1 k 1<br />
<br />
<br />
226 B. Đ. Tân, P. T. Hải, Đ. V. Minh, “Nghiên cứu xây dựng… vũ khí FMV-B1.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Như vậy, biểu thức lưu lượng phụt khí qua van giữa hai buồng đốt, phụ thuộc<br />
vào sự chênh lệch áp suất giữa hai buồng đốt có dạng sau:<br />
k<br />
3 K 0 k p1 Fv p k 1 k 1<br />
khi 1 <br />
RT p2 2 <br />
2 k 1<br />
k<br />
2k p2 k p2 k p1 p1 k 1 k 1<br />
m v 3 Fv khi 1 , (14)<br />
k 1 p1 p1 RT p2 2 <br />
<br />
p1<br />
0 khi 1<br />
p2<br />
<br />
trong đó 3 là tổn thất lưu lượng dòng khí qua van.<br />
2.2.3. Hệ phương trình<br />
Theo định luật bảo toàn khối lượng, tại thời điểm t của quá trình làm việc trong<br />
buồng đốt thứ hai, biến đổi khối lượng sản phẩm cháy trong buồng đốt là:<br />
dm<br />
m v m m m m , (15)<br />
dt<br />
trong đó: m- khối lượng SPC trong buồng đốt tại thời điểm đang xét;<br />
m v , m m , m , m - lần lượt là lưu lượng phụt khí qua van, lưu lượng sinh khí của<br />
thuốc mồi, lưu lượng sinh khí của nhiên liệu và lưu lượng phụt khí qua loa phụt.<br />
Mặt khác, từ định luật bảo toàn năng lượng, ta có phương trình cân bằng các<br />
biến đổi năng lượng của sản phẩm cháy trong khoảng thời gian vô cùng bé dt:<br />
dQ = dU + dQf + dQ*, (16)<br />
trong đó: dQ - phần năng lượng bổ sung vào khối lượng sản phẩm cháy trong<br />
buồng đốt; dU - biến đổi nội năng của khối lượng SPC trong buồng đốt; dQf - phần<br />
năng lượng theo sản phẩm cháy thoát ra ngoài qua loa phụt; dQ* - tổn hao nhiệt do<br />
truyền nhiệt từ sản phẩm cháy vào vỏ động cơ và nung nóng bề mặt liều nhiên liệu.<br />
Với lưu ý:<br />
dQ<br />
Qm .m m Qe .(m m v ) (17)<br />
dt<br />
dU d d dm<br />
(m.CvT ) m (18)<br />
dt dt dt dt<br />
dQ f<br />
(CvT pV )m (Cv R)TG k m (19)<br />
dt<br />
dQ*<br />
1 Sch T Ts 2 FK (T TK ) (20)<br />
dt<br />
trong đó: Qm, Qe - tương ứng với nhiệt lượng của thuốc mồi và nhiên liệu. α1, α2-<br />
lần lượt là hệ số trao đổi nhiệt giữa sản phẩm cháy với bề mặt liều nhiên liệu và vỏ<br />
động cơ; Sch, FK- lần lượt là diện tích bề mặt cháy và diện tích mặt trong buồng<br />
đốt; R,Cv, k, T, p- lần lượt là hằng số khí, nhiệt dung riêng đẳng tích, chỉ số mũ<br />
đoạn nhiệt, nhiệt độ và áp suất của sản phẩm cháy; ε được xác định từ biểu thức<br />
C V T , trong đó: Cv R / (k 1) ; V- thể tích trống của buồng đốt.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 227<br />
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay<br />
<br />
Thay (17)÷ (20) vào (15) và (16), kết hợp với phương trình trao đổi nhiệt, các<br />
phương trình biến thiên bề dày cháy của nhiên liệu và thuốc mồi [2], [3], xây dựng<br />
được hệ phương trình mô tả toàn bộ quá trình làm việc của buồng đốt thứ hai:<br />
dp 1 dV <br />
dt V (k 1)Q p dt <br />
<br />
d (k 1).<br />
dt pV Q (m m m m v m ) <br />
<br />
dV m m m de dem m<br />
dt ; dt u1 . p ; dt um u1m p<br />
m T<br />
<br />
dTk K p (19)<br />
. T Tk 2 k Tk T0 <br />
dt k k Ck k k Ck<br />
dZ 2 1 2 2<br />
<br />
dt Ce . e .e<br />
T T0 Z<br />
dQ<br />
* 1 Sch T Ts 2 FK (T TK )<br />
dt<br />
dQ<br />
Q Qm m m Qe m m v k m *<br />
dt<br />
trong đó: - Z là hàm xác định nhiệt độ bề mặt liều nhiên liệu Ts [3]: TS T0 Z .<br />
Quá trình gia tăng nhiệt độ bề mặt liều nhiên liệu khi nhiệt độ liều nhiên liệu nhỏ<br />
hơn nhiệt độ bùng cháy T’s. T’s xác định từ điều kiện cân bằng nhiệt:<br />
Ce eu1 p Z 1 (T Z T0 ) . (20)<br />
- u, um: tốc độ cháy của nhiên liệu và tốc độ cháy của thuốc mồi,<br />
de de<br />
u u1 p , um m u1m p m (21)<br />
dt dt<br />
- k , k , Ck , k : lần lượt là hệ số dẫn nhiệt, mật độ, nhiệt dung riêng của vật<br />
liệu buồng đốt và bề dày thành buồng đốt.<br />
- e , e , Ce : lần lượt là hệ số dẫn nhiệt, mật độ và nhiệt dung riêng của nhiên<br />
liệu.<br />
- α1, α2 : hệ số trao đổi nhiệt giữa sản phẩm cháy với bề mặt liều nhiên liệu<br />
và thành buồng đốt được tính toán theo [3].<br />
Điều kiện ban đầu đối với hệ, khi t=0: p = p0; =0=CVT0; V=V0; em=0;<br />
e=0; Q* =0; Z=0; 0=0; TC=T0; TK=T0.<br />
3. MÔ PHỎNG, TÍNH TOÁN VÀ THỰC NGHIỆM<br />
3.1. Số liệu đầu vào và kết quả tính toán<br />
Đặt các tham số đầu vào tính toán là các thông số kết cấu động cơ kéo vũ khí<br />
FMV-B1 [1]. Lấy đồ thị tính toán áp suất làm việc của buồng thứ nhất từ tài liệu<br />
[1], [5] (hình 4) đưa vào mô hình tính toán. Tính toán áp suất buồng đốt thứ hai khi<br />
cho buồng đốt này làm việc độc lập với khối lượng mồi 25g thu được đồ thị như<br />
trên hình 5 với áp suất lớn nhất pmax = 88,8.105 Pa.<br />
<br />
<br />
<br />
228 B. Đ. Tân, P. T. Hải, Đ. V. Minh, “Nghiên cứu xây dựng… vũ khí FMV-B1.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
6 6 DO THI AP SUAT BUONG DOT THU HAI<br />
x 10 DO THI AP SUAT BUONG DOT THU NHAT x 10<br />
8 9<br />
<br />
<br />
7 8<br />
<br />
7<br />
6<br />
<br />
6<br />
5<br />
Ap suat [Pa]<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ap suat [Pa]<br />
5<br />
4<br />
4<br />
3<br />
3<br />
<br />
2<br />
2<br />
<br />
1 1<br />
<br />
0 0<br />
0 0.5 1 1.5 2 2.5 0 0.5 1 1.5 2 2.5<br />
Thoi gian [s] Thoi gian [s]<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Đồ thị áp suất buồng đốt thứ nhất. Hình 5. Đồ thị áp suất buồng đốt thứ<br />
hai khi bỏ qua tác động của dòng phụt.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Đồ thị áp suất buồng đốt thứ hai Hình 7. Đồ thị áp suất<br />
(giai đoạn đầu) khi tính đến tác động của thực nghiệm.<br />
dòng phụt.<br />
Đưa vào mô hình tính toán các tham số làm việc của buồng đốt thứ hai khi kể<br />
đến tác động của dòng sản phẩm cháy từ buồng đốt thứ nhất với khối lượng mồi<br />
25g được mô tả trên hình 6 (đường liền). Từ đồ thị cho thấy áp suất lớn nhất trong<br />
buồng đốt vượt lên đến pmax = 102,6.105 Pa.<br />
Vẫn trên mô hình tính toán đó, giảm khối lượng mồi buồng đốt thứ hai xuống<br />
còn 23 g thu được đồ thị áp suất mô tả trên hình 6 (đường đứt) và áp suất lớn nhất<br />
pmax = 85,2.105 Pa.<br />
3.2. Kết quả thực nghiệm và đánh giá<br />
Đồ thị thực nghiệm đo áp suất trong buồng đốt thứ hai [1] được mô tả trên hình<br />
7, áp suất lớn nhất thực nghiệm đo được pmax = 84,76.105 Pa. Kết quả thực nghiệm<br />
cho thấy, đồ thị áp suất thực nghiệm gần với đồ thị tính toán áp suất của buồng đốt<br />
thứ hai trong hai trường hợp:<br />
+ khi buồng đốt thứ hai làm việc độc lập với khối lượng mồi 25 g;<br />
+ khi xét tới tác động của buồng đốt thứ nhất đồng thời giảm khối lượng mồi còn 23 g.<br />
Như vậy, trong thực tế khi hai buồng đốt làm việc nối tiếp có thể giảm khối<br />
lượng mồi buồng đốt thứ hai nhằm tránh tăng áp suất đột ngột quá lớn trong giai<br />
đoạn khởi động buồng đốt thứ hai.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Từ các phân tích kết cấu cụm giữ chậm và xác định nguyên lý làm việc của<br />
buồng đốt thứ hai, bài báo đã tiến hành xây dựng hệ phương trình mô tả các quá<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 229<br />
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay<br />
<br />
trình diễn ra trong buồng đốt động cơ khi tính tới lượng khí bổ sung của buồng đốt<br />
thứ nhất chảy sang qua van một chiều. Kết quả tính toán khi xét tới lượng khí bổ<br />
sung khá phù hợp với kết quả thực nghiệm đo áp suất thứ hai động cơ kéo vũ khí<br />
FMV-B1.<br />
Bài báo đã nêu ra phương pháp xây dựng mô hình tính toán các tham số làm<br />
việc của động cơ khi bổ sung khí. Mô hình này có thể sử dụng cho mô hình động<br />
cơ trích khí khi thay đổi dấu của lưu lượng phụt khí m v . Mô hình này có thể sử<br />
dụng làm cơ sở tính toán xác định quá trình làm việc tổng thể của động cơ hai<br />
buồng đốt làm việc nối tiếp.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Trịnh Hồng Anh (2014), “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo vũ khí phá vật cản mở<br />
cửa mở cho bộ binh FMV-B1”, Báo cáo kết quả đề tài, Viện KHCNQS.<br />
[2]. Hà Đình Dương (2000), “Ảnh hưởng của cấu trúc hệ thống mồi đến các đặc<br />
trưng chuyển tiếp vào chế độ làm việc ổn định của động cơ tên lửa nhiên liệu<br />
rắn”, Luận án Tiến sĩ kỹ thuật, Trung tâm KHKT và CNQS, Hà Nội.<br />
[3]. Nguyễn Quang Duy (2010), “Khảo sát quá trình chuyển tiếp vào các chế độ<br />
làm việc ổn định của động cơ tên lửa phòng không tầm thấp”, Luận án Tiến<br />
sĩ kỹ thuật, Viện KH-CN quân sự, Hà Nội.<br />
[4]. Phạm Thế Phiệt (1995), “Lý thuyết động cơ tên lửa”, Học Viện KTQS.<br />
[5]. Bùi Đình Tân, “Nghiên cứu xây dựng mô hình toán và thuật giải xác định<br />
các tham số động lực học động cơ kéo vũ khí FMV-B”, TC. Nghiên cứu<br />
KHCNQS, số 04-2014, tr. 35-40.<br />
[6]. Орлов Б. В. (1968), “Термодинамические и баллистические основы<br />
проектирования РДТТ”, Издательство Машиностроение, Москва.<br />
ABSTRACT<br />
A STUDY ON THE BUILDING A MATHEMATICAL MODELING FOR<br />
WORKING PROCESS OF SECOND COMBUSTION CHAMBER OF<br />
FMV-B1 TOWING MOTOR<br />
The FMV-B1 system used a two-combustion chamber motor working in<br />
the serial manner to produce a rational thrust regime. In the transitional<br />
period of the two chamber, a certain amount of gas flow from first chamber<br />
into the second one, changing the working characteristics of the second<br />
chamber in the ignition process. The paper focused on the study of the<br />
ignition and working process of the second combustion chamber of the FMV-<br />
B1 towing motor taking into account the additional amount of gas. The result<br />
of the study may be used as a basis for selecting appropriate igniter charge.<br />
Keywords: Rocket, FMV-B weapon.<br />
Nhận bài ngày 16 tháng 07 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 04 tháng 08 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 09 năm 2016<br />
<br />
Địa chỉ: Viện Tên lửa- Viện KH-CN quân sự.<br />
*<br />
Email: buidinhtantb@gmail.com<br />
<br />
<br />
230 B. Đ. Tân, P. T. Hải, Đ. V. Minh, “Nghiên cứu xây dựng… vũ khí FMV-B1.”<br />