Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất chè nguyên liệu búp tươi đạt tiêu chuẩn VietGAP tại Tây Nguyên
lượt xem 1
download
Bài viết nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học đến năng suất và chất lượng chè nguyên liệu búp tươi, nghiên cứu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh trên cây chè; xây dựng mô hình sản xuất chè nguyên liệu búp tươi đạt tiêu chuẩn VietGAP. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất chè nguyên liệu búp tươi đạt tiêu chuẩn VietGAP tại Tây Nguyên
- NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHÈ NGUYÊN LIỆU BÖP TƢƠI ĐẠT TIÊU CHUẨN VIETGAP TẠI TÂY NGUYÊN Nguyễn Văn Quảng và cs Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông Lâm nghiệp Lâm Đồng I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tây Nguyên là một trong những vùng có điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây chè sinh trƣởng phát triển tốt và là vùng có diện tích chè lớn nhất của cả nƣớc tính đến nay đạt khoảng 25.391 ha, tập trung nhiều ở các tỉnh Lâm Đồng với diện tích chè toàn tỉnh năm 2015 là 21.354 ha và Gia Lai với diện tích là 880 ha (năm 2013) chủ yếu tập trung ở huyện Chƣ Pah và huyện Chƣ Prông. Cây chè đƣợc xác định là một trong những cây trọng điểm, trở thành mặt hàng xuất khẩu chính của vùng. Tuy nhiên, xuất khẩu chè của Việt Nam hiện nay chỉ chiếm khoảng 6-7% (tƣơng đƣơng 1.500-1.700 tấn/năm) thị phần của thế giới, do sản phẩm chè xuất khẩu của nƣớc ta khó phát triển vào các thị trƣờng lớn nhƣ Mỹ, EU và Nhật Bản. Lý giải cho điều này, nhiều nhà chuyên môn cho rằng sản phẩm chè xuất khẩu của Việt Nam còn nhiều hạn chế nhƣ: chất lƣợng chƣa cao, dƣ lƣợng nhiều độc tố vƣợt quá mức cho phép do lạm dụng thuốc trừ sâu bệnh và phân hóa học, nguồn nƣớc tƣới bị ô nhiễm. Để tăng sức cạnh tranh và vị thế của sản phẩm chè Việt Nam trên thị trƣờng chè thế giới thì đòi hỏi chúng ta đi theo hƣớng sản xuất chè an toàn. Hiện nay, quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tƣơi của Việt Nam (VietGAP) đã đƣợc ban hành. Việc áp dụng VietGAP đối với ngành chè đã đƣợc triển khai từ nhiều năm qua, nhƣng đến nay vẫn đạt tỷ lệ rất thấp, dƣới 10%. Tại tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Gia Lai cũng đã có một số mô hình sản xuất chè theo hƣớng VietGAP. Tuy nhiên, khi triển khai đã gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì mô hình do chƣa giải quyết đƣợc những vấn đề khoa học công nghệ có tính hệ thống trong sản xuất chè và đặc biệt là chi phí đầu vào cao, song giá bán chƣa đƣợc cải thiện. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của phân hữu cơ sinh học đến năng suất và chất lƣợng chè nguyên liệu búp tƣơi 2.2. Nghiên cứu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh trên cây chè 2.3. Nghiên cứu áp dụng biện pháp tƣới nƣớc tiết kiệm cho giống chè Kim Tuyên, thời kỳ kinh doanh (8-10 năm tuổi), 2.4. So sánh hiệu quả của biện pháp thu hái chè búp tƣơi bằng máy với thu hái thủ công 2.5. Xây dựng mô hình sản xuất chè nguyên liệu búp tƣơi đạt tiêu chuẩn VietGAP III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Ảnh hƣởng của phân hữu cơ sinh học đến năng suất và chất lƣợng chè nguyên liệu búp tƣơi 3.1.1. Ảnh hưởng của một số chủng loại phân hữu cơ sinh học đến năng suất và chất lượng chè nguyên liệu búp tươi
- Hình 1. Giống chè TB14 Hình 2. Giống chè Kim Tuyên Bảng 1. Ảnh hƣởng của loại phân hữu cơ sinh học đến năng suất chè búp tƣơi Công thức thí nghiệm Giống TB14 (tấn/ha) Giống Kim Tuyên (tấn/ha) (%HC+ N+P2O5+K2O) Trung bình So với đ/c (%) Trung bình So với đ/c (%) Đ/C (phân chuồng) 22,79 - 21,90 - CT1 (23 + 3 + 2 + 2) 22,58 -0,93 22,32 1,90 CT2 (23 + 2 + 1 + 1) 23,52 3,12 22,68 3,47 CT3 (22,4 + 4 + 3 + 2) 23,98 4,96 23,84 8,14 CT4 (25 + 2 + 3 + 1) 23,60 3,46 21,90 - - Năng suất chè búp tƣơi của giống TB14 ở các công thức 2, 3 và 4 cao hơn từ 3,12-4,96% so với đối chứng, công thức 1 có năng suất thấp hơn 0,93% đối chứng. - Năng suất chè búp tƣơi của giống chè Kim Tuyên có sự chênh lệch khá lớn, tăng từ 1,90-8,14% so với đối chứng, công thức 3 và 4 có năng suất cao hơn so với đối chứng lần lƣợt 8,14% và 6,42%. - Ở tất cả các mẫu chè búp tƣơi đều không phát hiện hoặc có hàm lƣợng các kim loại nặng thấp hơn so với mức giới hạn cho phép theo quy định. Để xác định lƣợng phân hữu cơ sinh học phù hợp, chúng tôi chọn 2 loại phân hữu cơ sinh học có tác động tốt ở công thức 3 có hàm lƣợng 22,4%HC; 4%N; 3%P2O5 và 2%K2O; công thức 4 có hàm lƣợng 25%HC; 2%N; 3%P2O5 và 1%K2O. 3.1.2. Liều lượng phân hữu cơ sinh học thích hợp và hiệu quả cho chè búp tươi Năng suất chè búp tƣơi của giống chè TB14 ở các công thức có bón bổ sung phân hữu cơ sinh học tăng khá rõ ràng, đặc biệt ở công thức 3 và 4 mặc dù lƣợng phân vô cơ giảm đi từ 15-30% nhƣng năng suất tăng trên 20% so với đối chứng. Với giống chè Kim Tuyên năng suất tăng không nhiều giữa các công thức so với đối chứng. Năng suất trung bình 3 năm tăng thấp nhất 1,65% (CT1) và cao nhất 8,12% (CT4), công thức 3 và 4 có lƣợng phân vô cơ giảm 15 - 30% nhƣng năng suất chè không giảm mà vẫn tăng từ 5,54 - 8,12% so với đối chứng.
- Hình 3. Kiểm tra thí nghiệm tại Gia Lai Bảng 2. Ảnh hƣởng của lƣợng phân hữu cơ sinh học đến năng suất chè búp tƣơi Công thức thí nghiệm Giống TB14 (tấn/ha) Giống Kim Tuyên (tấn/ha) (Phân HCSH-RAS) Trung bình So với đ/c (%) Trung bình So với đ/c (%) Đ/c (không bón) 17,50 - 20,62 - CT1 (50%): 1000 kg/ha 19,07 8,25 20,97 1,65 CT2 (100%): 2000 kg/ha 20,57 14,93 21,22 2,80 CT3 (150%): 3000 kg/ha 22,05 20,64 21,83 5,54 CT4 (200%): 4000 kg/ha 23,95 26,93 22,45 8,12 Các kết quả phân tích hàm lƣợng kim loại nặng không phát hiện arsen, thủy ngân và cadmi. Năm 2015 hàm lƣợng thủy ngân ở công thức đối chứng
- CT2: Abamectin (Resgant 3.6EC) 160ml/ha 35,74 32,51 32,48 CT3: Emamectin Benzoate 100ml/ha 22,42 19,06 16,99 (Tungmectin 5.0EC) CT4: Abamectin (Tungatin 1.8EC) 250ml/ha 16,45 22,42 16,88 Trên giống cả 2 giống chè Kim Tuyên và TB14 các công thức thí nghiệm hiệu lực đạt cao hơn so với đối chứng. Công thức 2 sử dụng thuốc Resgant 3.6EC có hoạt chất là Abamectin trên cả 2 giống chè đều có hiệu lực cao nhất. 3.2.2. Hiệu lực của một số loại thuốc hoá học có thời gian cách ly ngắn trong phòng trừ bọ xít muỗi hại chè và ảnh hưởng tới chất lượng chè Hiệu lực trừ bọ xít muỗi đạt cao nhất ở công thức 3 sử dụng Dinotefuran (Oshin 100SL) trên cả 2 giống chè, sau 7 ngày phun hiệu lực đạt 41,11% so với đối chứng trên giống chè Kim Tuyên và 47% so với đối chứng trên giống TB14. Kết quả phân tích chất lƣợng sản phẩm chè búp tƣơi của 2 giống chè Kim Tuyên và TB14 sau khi sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học cho thấy chỉ phát hiện hàm lƣợng đồng có trong chè búp tƣơi nguyên liệu của giống Kim Tuyên (4,7 mg/kg) thấp hơn so với QCVN (150 mg/kg). Trên giống TB14 phát hiện có hàm lƣợng đồng (6,5 mg/kg), chì (0,4 mg/kg) và thấp hơn so với mức giới hạn cho phép. Kết quả phân tích hàm lƣợng kim loại nặng và dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật có trong chè búp tƣơi khi sử dụng các loại thuốc hóa học cũng cho kết quả tƣơng tự nhƣ các loại thuốc có nguồn gốc sinh học. 3.3. Ảnh hƣởng của biện pháp tƣới nƣớc tiết kiệm với lƣợng nƣớc tƣới khác nhau tới chè kinh doanh Kết quả bảng 5 cho thấy: độ ẩm đất AWC (%) trƣớc khi tƣới là 20,62% bằng 56% sức chứa ẩm đồng ruộng FC (%), điều này tƣơng đồng với khuyến cáo của tác giả Đỗ Văn Ngọc (2000) tƣới nƣớc cho cây chè khi độ ẩm đất bằng 50-55% độ ẩm đồng ruộng (sức chứa ẩm đồng ruộng). Bảng 4. Diễn biến ẩm độ đất trƣớc và sau khi tƣới cho cây chè Độ ẩm đất vƣờn chè sau tƣới (%) Công thức 1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày CT1 (100%): 150 m3/ha 31,62 30,83 28,45 26,54 CT2 (90%): 135 m3/ha 30,59 29,52 27,21 26,64 3 CT3 (80%): 120 m /ha 29,48 28,32 26,59 25,52 CT4 (70%): 105 m3/ha 28,34 27,37 25,00 25,39 CT5 (60%): 90 m3/ha 24,76 24,74 23,73 22,31 Kết quả xác định độ ẩm đất của vƣờn chè áp dụng biện pháp tƣới nhỏ giọt cho thấy sau tƣới 4 ngày CT1 (đối chứng) và CT2 độ ẩm đất >26%; CT3, CT4 sau tƣới 4 ngày độ ẩm đất >25%. Với lƣợng nƣớc tƣới 60% so với đối chứng ở CT5 sau 2 ngày tƣới độ ẩm đất là 24,74% và sau 3 ngày độ ẩm đất xuống 23,73% và sau 4 ngày độ ẩm đất chỉ còn 22,31% gần bằng độ ẩm đất vƣờn chè trƣớc khi tƣới 20,62%.
- (%) 34 32 31.62 30.59 30.83 30 29.48 29.52 CT1 (100%) 28.34 28.32 28.45 28 27.37 26.64 CT2 (90%) 27.21 26.59 26.54 26 CT3 (80%) 25.52 24.76 24.74 25.00 CT4 (70%) 25.39 24 23.73 CT5 (60%) 22 22.31 20 1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày Hình 4: Biểu đồ diễn biến độ ẩm đất vƣờn chè sau tƣới Nhƣ vậy có thể thấy khoảng cách giữa 2 lần tƣới cho cây chè theo chu kỳ 5 ngày tƣới 1 lần khi độ ẩm đất giảm còn 25% để đảm bảo cho cây chè sinh trƣởng phát triển bình thƣờng. Để có những cơ sở khoa học nhằm xác định chính xác lƣợng nƣớc tƣới cho cây chè tại Tây Nguyên cần tiếp tục các nghiên cứu để hoàn thiện. 3.4. Ảnh hưởng của biện pháp thu hái chè búp tươi bằng cơ giới hoá đến năng suất và chất lượng chè nguyên liệu búp tươi Doanh thu của công thức hái bằng máy cao hơn 16,88 triệu đồng so với hái bằng tay; chi phí thu hái chè bằng máy cao hơn 0,79 triệu đồng (khấu hao máy) so với hái bằng tay nhƣng công lao động tiết kiệm đƣợc 11,56 triệu đồng. Bảng 5. Hiệu quả kinh tế của biện pháp thu hái khác nhau Doanh thu Chi phí (tr.đ/ha) Lãi Tỷ suất lợi nhuận Công thức (tr.đ/ha) Vật tư Công lao động (tr.đ/ha) (%) Hái máy 185,92 70,99 30,53 84,40 45,39 Hái tay 169,04 70,20 42,09 56,75 33,57 So sánh 16,88 0,79 -11,56 27,65 11,82 Ghi chú: Giá chè nguyên liệu trung bình 8.000 đồng/kg búp tươi. Hình 5. Thu hoạch chè bằng máy 3.5. Xây dựng mô hình sản xuất chè nguyên liệu búp tƣơi đạt tiêu chuẩn VietGAP Các biện pháp kỹ thuật chính áp dụng trong xây dựng mô hình: - Mô hình đƣợc áp dụng lƣợng phân bón hóa học theo quy trình cho cây chè tại
- Lâm Đồng và Gia Lai, lƣợng phân hữu cơ sinh học 3.000 - 4.000kg/ha/năm (đƣợc xác định trong các thí nghiệm liều lƣợng phân hữu cơ sinh học). - Về quản lý dịch hại, điều tra định kỳ liên tục để phát hiện các đối tƣợng sâu bệnh hại. Khi có phát hiện mật độ cao thì khuyến khích sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học Reasgant 3.6 EC (Abamectin) và thuốc hóa học có thời gian cách ly ngắn Oshin 100SL (Dinotefuran) để phòng trừ bọ xít muỗi. Để phòng trừ bệnh thối búp chè thì sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học Biobus 1% (Trichoderma Viride). Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc phòng trừ dịch hại để đạt đƣợc hiệu quả trong phòng trừ cần luân phiên sử dụng các loại thuốc hoá học khác có trong danh mục thuốc đƣợc phép sử dụng và lƣu ý đảm bảo đúng thời gian cách ly. - Nƣớc tƣới cho chè đƣợc sử dụng nguồn nƣớc suối không ô nhiễm, không sử dụng nƣớc sinh hoạt, nƣớc từ cống rãnh thải ra... - Trong mô hình áp dụng phƣơng pháp hái triệt để. Hái bằng máy chu kỳ hái 50-55 ngày 1 lần và phun thuốc trừ sâu ngay sau khi thu hái và thời gian cách ly tối thiểu 10 - 15 ngày. - Quản lý rác thải: chai, lọ sau khi xịt thuốc đƣợc nhặt thu gom vào nơi quy định để tránh gây ô nhiễm môi trƣờng xung quanh. - Ghi chép nhật ký nông hộ: cán bộ kỹ thuật thƣờng xuyên giám sát, hƣớng dẫn nông hộ theo dõi ghi chép nhật ký công việc hàng ngày. Bảng 6. Ƣớc tích hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất chè VietGAP Chỉ tiêu đánh giá Trong mô hình Ngoài mô hình So sánh (%) Năng suất thực thu (kg/ha) 17.871 15.754 13,44 Giá bán (đồng/kg búp) 9.300 8.800 5,68 Tổng doanh thu (1.000 đ) 166.200 138.635 19,88 Tổng chi phí (1.000 đ) 66.034 58.302 13,26 Lợi nhuận (1.000 đ) 100.166 80.333 24,69 Năng suất thực thu ở mô hình cao hơn 13,44% so với ngoài mô hình và giá bán chè búp tƣơi cũng cao hơn 5,58%. Doanh thu ở mô hình cao hơn 19,88% so với ngoài mô hình; mặc dù chi phí ở mô hình cao hơn 13,26% do chi phí khấu hao máy, mua phân, chi phí chứng nhận...nhƣng lợi nhuận vẫn cao hơn 24,69% so với ngoài mô hình. Đã xây dựng đƣợc 2 mô hình và đã đƣợc chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, tại Lâm Đồng (diện tích 10 ha; sản lƣợng 165 tấn búp tƣơi/năm) mã số chứng nhận VietGAP-TT-13-12-68-0001 và tại Gia Lai (diện tích 10 ha; sản lƣợng 100 tấn búp tƣơi/năm) với mã số chứng nhận VietGAP-TT-13-12-64-0001. IV. KẾT LUẬN Đã xác định đƣợc một số biện pháp thích hợp cho sản xuất chè nguyên liệu búp tƣơi tại các vùng chè chính tại Tây Nguyên, đảm bảo năng suất, chất lƣợng và vệ sinh an toàn thực phẩm, gồm: 4.1 Bón phân - Bón các loại phân hữu cơ sinh học cho cây chè làm năng suất tăng 5-10% so với đối chứng và giảm đƣợc lƣợng phân vô cơ 15%. - Bón phân hữu cơ sinh học với lƣợng 150% và 200% so với khuyến cáo (tƣơng đƣơng 3.000-4.000 kg/ha/năm) và giảm lƣợng phân hoá học từ 15-30% so với đối chứng vẫn làm tăng năng suất chè.
- - Bón phân hữu cơ sinh học không làm hàm lƣợng kim loại nặng trong chè búp tƣơi tăng lên so đối chứng. 4.2. Phòng trừ sâu bênh hại Đã xác định đƣợc các loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học Abamectin (Reasgant 3.6EC), Tập kỳ 1.8EC, Promathion 65WG và các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc hoá học Dinotefuran (Oshin 100SL), Eagle 50 WDG, Ansuco 100 EC có hiệu lực trừ bọ xít muỗi cao trên cây chè. Việc sử dụng các loại thuốc này đảm bảo hàm lƣợng kim loại nặng và dƣ lƣợng thuốc BVTV trong chè búp tƣơi đều ở mức cho phép hoặc không có. 4.3. Tƣới nƣớc Áp dụng biện pháp tƣới nƣớc cho các giống chè Đài Loan tại Tây Nguyên với lƣợng nƣớc 100-120 m3/ha/lần, 5 ngày/lần (khi không có mƣa) làm tăng năng suất và chất lƣợng chè rỏ rệt. 4.4. Sử dụng máy hái chè Biện pháp thu hái chè bằng máy tiết kiệm đƣợc chi phí nhân công, năng suất chè tăng, hiệu quả kinh tế cao hơn so với hái bằng tay. 4.5. Mô hình sản xuất chè nguyên liệu búp tƣơi đạt tiêu chuẩn VietGAP Hai mô hình áp dụng các biện pháp thích hợp nêu trên trong sản xuất chè tại Lâm Đồng và Gia Lai đã đƣợc cấp giấy chứng nhận VietGAP với sản lƣợng 265 tấn chè nguyên liệu búp tƣơi/năm trên diện tích là 20 ha.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo các thác lác - Lê Thị Bình, Ngô Văn Ngọc
8 p | 110 | 9
-
Đề tài: Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất tảng khoáng liếm chất lượng cao cho động vật nhai lại
8 p | 118 | 7
-
Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện quy trình xử lý nước cấp và nước thải phục vụ sản xuất về giống hải sản
8 p | 86 | 7
-
Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ xẻ tạo phôi gỗ hình thang dùng để sản xuất gỗ ghép khối
10 p | 14 | 6
-
Đề tài: Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất tảng khoáng liếm chất lượng cao cho động vật nhai lại - Trịnh Vinh Hiển
8 p | 98 | 4
-
Xây dựng quy trình tái sinh cây khoai lang, Ipomoea batatas (L.) Lam., hiệu quả sử dụng đốt mang mắt ngủ làm mô cấy
11 p | 93 | 4
-
Nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích gen trong giống lúa bằng kỹ thuật sinh học phân tử phục vụ xác định tính khác biệt trong khảo nghiệm DUS
13 p | 7 | 4
-
Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật trồng cây Thường xuân (Hedera helix L.) theo hướng dẫn GACP – WHO tại Sa Pa - Lào Cai
5 p | 15 | 3
-
Nghiên cứu xây dựng quy trình tưới hợp lý kết hợp với bón phân cho cây dứa tại các vùng trồng tập trung khu vực đồng bằng sông Cửu Long
8 p | 40 | 3
-
Nghiên cứu xây dựng quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh vật để xử lý rác hữu cơ trong sản xuất rau
8 p | 11 | 3
-
Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình trồng trọt nguồn gen cây Độc hoạt (Angelica pubescens Ait.)
5 p | 62 | 3
-
Nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích vitamin B1 trong một số loại gạo và rau trên thiết cực khổ VA 797
5 p | 81 | 3
-
Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây Sâm Núi Dành
6 p | 69 | 2
-
Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý tổng hợp sâu phao đục bẹ (sâu phao mới) hại lúa tại Đồng bằng Sông Cửu Long
9 p | 47 | 2
-
Nghiên cứu xây dựng quy trình tích hợp đa gen kháng đa yếu tố vào giống lúa chất lượng bằng chỉ thị phân tử (MABC)
10 p | 7 | 2
-
Nghiên cứu xây dựng quy trình thâm canh giống đậu tương DT2008 tại tỉnh Sơn La
5 p | 7 | 2
-
Nghiên cứu xây dựng qui trình kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến cho vùng Bắc Trung Bộ
5 p | 62 | 2
-
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất hạt giống Lạc tiên (Passiflora foetida L.) tại Thanh Hóa
7 p | 27 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn