Đàm Xuân Vận<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
62(13): 156 - 159<br />
<br />
NGHIÊN CỨU XỬ LÝ RÁC THẢI HỮU CƠ SINH HOẠT BẰNG E.M<br />
VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH XỬ LÝ RÁC THẢI TẠI HỘ GIA ĐÌNH<br />
Đàm Xuân Vận<br />
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu về xử lý rác thải hữu cơ sinh hoạt bằng chế phẩm EM và đề xuất mô hình xử lý rác tại<br />
hộ gia đình đƣợc tiến hành tại phƣờng Quang Trung, thành phố Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu<br />
cho thấy thành phần rác thải sinh hoạt hữu cơ chiếm tỷ lệ khá cao (61,9%), đây là nguồn nguyên<br />
liệu quan trọng để xử lý thành phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trƣờng.<br />
Nhìn chung trọng lƣợng và thể tích rác hữu cơ của các công thức có xử lý chế phẩm EM đều giảm<br />
so với đối chứng. Độ suy giảm trọng lƣợng rác hữu cơ ở các công thức xử lý chế phẩm EM giảm<br />
65,20% và 66,40% so với 48,10% ở công thức đối chứng, thể tích giảm 61,92% và 62,74% so<br />
với 46,75% ở công thức đối chứng. Trọng lƣợng nƣớc rỉ rác ở các công thức có xử lý bằng chế<br />
phẩm EM tăng nhanh và nhiều hơn so với công thức đối chứng. Mô hình phân loại và xử lý rác<br />
hữu cơ tại hộ gia đình với chi phí thấp, phân loại rác ngay từ đầu nguồn, giảm lƣợng rác thải vào<br />
môi trƣờng và có ít mùi hôi.<br />
Từ khóa: Chế phẩm EM, rác hữu cơ, xử lý rác, mô hình, hộ gia đình<br />
<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong cuộc sống hằng ngày con ngƣời không<br />
chỉ tiêu thụ và sử dụng một số lƣợng lớn các<br />
nguyên liệu, sản phẩm để tồn tại và phát triển<br />
mà đồng thời cũng trả lại cho thiên và môi<br />
trƣờng sống các phế thải, rác thải.<br />
Việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt hỗn<br />
hợp đã và đang gặp rất nhiều khó khăn. Vấn<br />
đề đặt ra là phải phân loại đƣợc rác thải sinh<br />
hoạt và lựa chọn giải pháp xử lý hữu hiệu, xử<br />
lý rác thải bằng công nghệ thân thiện với môi<br />
trƣờng. Biện pháp sinh học xử lý rác thải hữu<br />
cơ là một phƣơng pháp có hiệu quả cao và<br />
nhiều ƣu việt.<br />
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
- Phân loại thành phần rác thải sinh hoạt<br />
- Nghiên cứu xử lý rác thải hữu cơ bằng chế<br />
phẩm<br />
sinh<br />
học<br />
EM<br />
(Effective<br />
Microorganisms – dạng dung dịch) và EM<br />
Bokashi (dạng bột – hỗn hợp hóa học)<br />
- Đề xuất mô hình phân loại và xử lý rác thải<br />
sinh hoạt tại hộ gia đình<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
<br />
Tel: 0982166696, Email: damxuanvan@yahoo.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
156<br />
<br />
Phương pháp xác định thành phần rác thải<br />
sinh hoạt<br />
Tiến hành cân rác và xác định thành phần rác<br />
thải sinh hoạt vào các ngày thứ 3, 5 và 7 hàng<br />
tuần; tiến hành điều tra trong 4 tuần liên tục<br />
trên 30 hộ gia đình đƣợc lựa chọn trên 3 tổ<br />
(10 hộ/ tổ) tại phƣờng Quang Trung, thành<br />
phố Thái Nguyên.<br />
Phương pháp bố trí thí nghiệm<br />
Thí nghiệm nghiên cứu xử lý rác thải sinh<br />
hoạt bằng chế phẩm EM và EM Bokashi đƣợc<br />
tiến hành bố trí và xử lý các công thức từ<br />
ngày 5/2/2009 đến ngày 25/3/2009 tại thành<br />
phố Thái Nguyên. Thí nghiệm đƣợc thiết kế<br />
theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 công<br />
thức và 3 lần nhắc lại. Các công thức thí<br />
nghiệm đƣợc bố trí thí nghiệm trong các xô<br />
lớn, dƣới đáy xô có đục lỗ để cho nƣớc rỉ rác<br />
chảy ra ngoài. Mỗi công thức là 10 kg rác hữu<br />
cơ sinh hoạt.<br />
+ Công thức 1 (CT1): Không xử lý (đối<br />
chứng - Đ/c)<br />
+ Công thức 2 (CT2): Xử lý rác thải hữu cơ<br />
bằng chế phẩm EM (dạng dung dịch), lấy 48 ml<br />
dung dịch EM pha loãng 5 lần, sau đó phun<br />
đều vào xô rác.<br />
+ Công thức 3 (CT3): Xử lý rác thải hữu cơ<br />
bằng EM Bokashi (dạng bột), lấy 48g bột EM<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đàm Xuân Vận<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Bokashi rắc vào xô, phun thêm nƣớc để rác<br />
có độ ẩm nhất định (khoảng 80%).<br />
Tiến hành theo dõi 10 ngày/lần với các chỉ<br />
tiêu: thể tích rác, trọng lƣợng rác, trọng lƣợng<br />
nƣớc rỉ rác và mùi hôi.<br />
Phương pháp xử lí số liệu<br />
Số liệu đƣợc xử lý thống kê trên phần mềm<br />
Excel và SAS version 8.1<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Thành phần rác thải sinh hoạt<br />
Số liệu Hình 1 cho thấy thành phần rác thải<br />
sinh hoạt bao gồm 3 loại, trong đó rác hữu cơ<br />
chiếm 61,9%, rác vô cơ có thể tái chế chiếm<br />
16,8% và thành phần khác là 21,3%. Theo kết<br />
quả điều tra thì trung bình lƣợng rác thải là<br />
0,80 kg/ngƣời/ngày, vì vậy tổng lƣợng rác<br />
thải phát sinh một năm trên địa bàn một<br />
phƣờng là rất lớn. Trong đó rác hữu cơ chiếm<br />
khoảng 61,9% tổng lƣợng rác thải, vì vậy cần<br />
có những biện pháp xử lý phù hợp tại nguồn<br />
để hạn chế ô nhiễm môi trƣờng.<br />
<br />
21,3%<br />
<br />
16,8%<br />
<br />
R¸c h÷u c¬<br />
R¸c v« c¬ kh«ng thÓ t¸i chÕ<br />
<br />
61,9%<br />
<br />
62(13): 156 - 159<br />
<br />
lƣợng ở các công thức xử lý VSV chỉ chiếm<br />
từ 64,74% đến 67,05% so với trọng lƣợng<br />
cuối cùng của công thức không xử lý chế<br />
phẩm EM.<br />
<br />
Hình 2. Tỷ lệ suy giảm trọng lƣợng<br />
<br />
Khả năng phân huỷ rác thải hữu cơ sinh hoạt<br />
tính theo thể tích<br />
Kết quả thí nghiệm ở Hình 2 cho thấy các<br />
công thức có xử lý bằng chế phẩm VSV có<br />
khả năng làm giảm thể tích rác hữu cơ đáng<br />
kể. Độ suy giảm thể tích là 61,92% và<br />
62,74% ở các công thức xử lý chế phẩm EM<br />
và EM Bokashi so với công thức đối chứng là<br />
46,75%. Sau thời gian thí nghiệm, thể tích ở<br />
các công thức xử lý chế phẩm EM chỉ chiếm<br />
từ 69,97% đến 71,51% so với thể tích cuối<br />
cùng ở công thức không xử lý chế phẩm EM.<br />
<br />
R¸c v« c¬ cã thÓ t¸i chÕ<br />
<br />
Hình 1. Thành phần rác thải sinh hoạt của các hộ<br />
gia đình<br />
<br />
Nghiên cứu xử lý rác thải hữu cơ sinh hoạt<br />
bằng chế phẩm EM<br />
Khả năng phân huỷ rác thải hữu cơ sinh hoạt<br />
tính theo trọng lượng<br />
Ƣu điểm nổi bật của vi sinh vật (VSV) là khả<br />
năng phân hủy nhanh chất hữu cơ. Kết quả thí<br />
nghiệm ở Hình 2 cho thấy trọng lƣợng rác<br />
thải hữu cơ sinh hoạt đƣợc xử lý bằng chế<br />
phẩm EM và EM Bokashi đã giảm rõ rệt sau<br />
50 ngày xử lý. Độ suy giảm trọng lƣợng đạt<br />
65,20% và 66,40% ở công thức 3 và 2 có xử<br />
lý chế phẩm VSV so với 48,10% ở công thức<br />
đối chứng. Sau thời gian thí nghiệm, trọng<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
Hình 3. Tỷ lệ suy giảm thể tích<br />
<br />
Khả năng phân hủy rác hữu cơ sinh hoạt qua<br />
trọng lượng nước rỉ rác<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
157<br />
<br />
Đàm Xuân Vận<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Trong các quá trình xử lý rác thải điều không<br />
tránh khỏi là sẽ phát sinh một lƣợng lớn nƣớc<br />
rỉ rác cần phải xử lý sau đó. Kết quả thí<br />
nghiệm ở Hình 4 cho thấy trọng lƣợng nƣớc rỉ<br />
rác đều tăng lên nhanh trong 20 ngày đầu và<br />
sau đó ổn định.<br />
Ở các công thức rác phân huỷ càng nhanh thì<br />
lƣợng nƣớc rỉ cũng tăng lên nhanh chóng. Các<br />
công thức có xử lý bằng chế phẩm VSV,<br />
lƣợng nƣớc rỉ có phần tăng nhanh và nhiều<br />
hơn so với công thức đối chứng.<br />
<br />
62(13): 156 - 159<br />
<br />
Kết quả thí nghiệm ở Bảng 1 cho thấy rác<br />
đƣợc xử lý bằng chế phẩm EM và EM<br />
Bokashi đã làm giảm đƣợc mùi hôi thối, đồng<br />
thời cũng làm giảm đƣợc ruồi nhặng và các<br />
VSV có hại làm cho môi trƣờng trở nên sạch<br />
sẽ hơn so với công thức đối chứng.<br />
Đề xuất mô hình phân loại và xử lý rác thải<br />
sinh hoạt tại hộ gia đình<br />
Việc phân loại rác thải của các hộ gia đình<br />
theo quy trình ở Hình 5.<br />
Sau khi rác đƣợc phân loại tại nguồn, sử dụng<br />
chế phẩm EM để xử lí trực tiếp ngay tại hộ<br />
gia đình bằng dụng cụ đựng rác nhƣ sau<br />
(Hình 6):<br />
<br />
Hình 6. Thùng đựng và xử lý rác thải hƣu cơ sinh<br />
hoạt tại hộ gia đình<br />
<br />
Hình 4. Diễn biến trọng lƣợng nƣớc rỉ rác<br />
<br />
Khả năng xử lý mùi hôi của chế phẩm EM và<br />
EM Bokashi<br />
Bảng 1. Khả năng xử lý mùi hôi của chế phẩm EM và EM Bokashi<br />
<br />
**<br />
<br />
****<br />
<br />
***<br />
<br />
**<br />
<br />
Kết thúc<br />
(25/3/2009)<br />
**<br />
<br />
CT2<br />
<br />
*<br />
<br />
**<br />
<br />
***<br />
<br />
**<br />
<br />
*<br />
<br />
*<br />
<br />
CT3<br />
<br />
*<br />
<br />
**<br />
<br />
**<br />
<br />
*<br />
<br />
*<br />
<br />
*<br />
<br />
Ngày<br />
Công thức<br />
CT1 (Đ/c)<br />
<br />
Trước xử lý<br />
(05/2)<br />
*<br />
<br />
15/2<br />
<br />
25/2<br />
<br />
05/3<br />
<br />
15/3<br />
<br />
*: ít mùi hôi; **: Có mùi hôi; ***: Nhiều mùi hôi; ****: Rất nhiều mùi hôi<br />
<br />
Hình 5. Quy trình phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt cho hộ gia đình<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
158<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đàm Xuân Vận<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Thùng đựng rác này có đặc điểm luôn làm<br />
rác khô ráo, có thể tháo nƣớc rác ra hàng ngày<br />
một cách thuận tiện, không nhƣ những xô<br />
đựng rác thông thƣờng không có phần tách<br />
rác và nƣớc rác.<br />
- Thùng bằng nhựa có dung tích 25 dm3, có<br />
nắp đậy và quai xách, chia làm 2 ngăn, ngăn<br />
trên đựng rác hữu cơ, ngăn dƣới đựng nƣớc<br />
rác, có vỉ ngăn rác, ở dƣới đáy có vòi tháo<br />
nƣớc rác.<br />
Quy trình thực hiện xử lý rác sinh hoạt hữu cơ<br />
nhƣ sau:<br />
- Tách rác thải vô cơ và hữu cơ<br />
- Cho 40g cám gạo đƣợc trộn lẫn với chế<br />
phẩm EM và rải đều trên bề mặt thùng (ở<br />
dƣới đáy)<br />
- Sau đó rác hữu cơ đƣợc làm nhỏ và đổ vào<br />
thùng chuyên dụng<br />
- Đổ một lƣợt rác thì lại rác một lƣợt dung<br />
dịch EM<br />
- Khi rác chảy nƣớc thì vặn vào chai để dùng<br />
dần vào xử lý rác về sau<br />
- Khi thùng đầy rác (khoảng 7 - 10 ngày)<br />
công nhân môi trƣờng sẽ đi thu gom.<br />
KẾT LUẬN<br />
Thành phần rác thải sinh hoạt hữu cơ chiếm<br />
tỷ lệ khá cao (61,9%), đây là nguồn nguyên<br />
liệu quan trọng để xử lý thành phân hữu cơ<br />
<br />
62(13): 156 - 159<br />
<br />
phục vụ sản xuất nông nghiệp và bảo vệ<br />
môi trƣờng.<br />
Nhìn chung trọng lƣợng và thể tích rác hữu cơ<br />
sau xử lý của các công thức có xử lý chế<br />
phẩm VSV đều giảm so với đối chứng. Độ<br />
suy giảm trọng lƣợng rác hữu cơ ở các công<br />
thức xử lý chế phẩm VSV giảm 65,20% và<br />
66,40% so với 48,10% ở công thức đối<br />
chứng, thể tích giảm 61,92% và 62,74% so<br />
với 46,75% ở công thức đối chứng. Trọng<br />
lƣợng nƣớc rỉ rác ở các công thức có xử lý<br />
chế phẩm VSV tăng nhanh và nhiều hơn so<br />
với công thức đối chứng.<br />
Mô hình phân loại và xử lý rác hữu cơ tại hộ<br />
gia đình với chi phí thấp, phân loại rác ngay<br />
từ đầu nguồn, giảm lƣợng rác thải vào môi<br />
trƣờng và có ít mùi.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Cục Bảo vệ Môi trƣờng (2003), Bản tin môi<br />
trường chuyên đề 2003 “Một số kinh nghiệm về<br />
thu gom và phân loại rác thải tại nguồn - Tận dụng<br />
rác thải sinh hoạt hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất<br />
phân hữu cơ”,<br />
[2]. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài và Nguyễn Văn<br />
Tó (2006), Cải tạo môi trường bằng chế phẩm vi<br />
sinh vật, Nxb Lao động, Hà Nội.<br />
[3]. Đào Châu Thu (2006), Báo cáo tổng kết đề tài<br />
“Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ rác thải hữu cơ<br />
sinh hoạt và phế thải nông nghiệp để dùng làm<br />
phân bón cho rau sạch vùng ngoại vi thành phố”,<br />
Trƣờng Đại học Nông nghiệp I- Hà Nội.<br />
<br />
SUMMARY<br />
<br />
RESEARCH ON ORGANIC WASTE TREATMENT BY EM AND PROPOSE THE<br />
MODEL OF ORGANIC WASTE TREATMENT IN HOUSEHOLDS<br />
<br />
Dam Xuan Van<br />
<br />
College of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University<br />
<br />
Research on organic waste processing by effective microorganisms (EM) and propose a model in<br />
household waste treatment was conducted in Quang Trung ward - Thai Nguyen city. Research<br />
results show that components of household organic waste constitute high proportion (61.9%), this<br />
is an important raw material for processing into organic fertilizer for agricultural production and<br />
environmental protection. Overall, weight and volume of organic waste is processed with EM<br />
more decrease than control treatment. Decline in weight of organic waste in the EM treatments<br />
reduced 65.20% and 66.40% to compare with 48.10% in control treatment, the volume decreased<br />
61.92% and 62.74% to compare with 46.75% in control treatment. Weight of water waste in EM<br />
treatments increased rapidly than control treatment. Model classification and treatment of organic<br />
waste in households with low-cost, sorting waste from the households, reducing the amount of<br />
waste on the environment and have little smell.<br />
Keywords: Efective microoganism, organic waste, waste treatment, household, model.<br />
<br />
<br />
<br />
Tel: 0982166696, Email: damxuanvan@yahoo.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
159<br />
<br />