YOMEDIA
ADSENSE
Nghiện rượu – Phần 6
98
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Diazepam: viên nén 2, 5 và 10 mg. (Diazepam là một Bezodiazepine có tác dụng giải lo âu). Chỉ định: + Chống lo âu. + Đau và co thắt cơ xương. + Giảm triệu chứng cai rượu cấp tính. + Phụ trị chống động kinh. Chống chỉ định: + Trẻ dưới 6 tháng tuổi. + Tình trạng ức chế hô hấp. + Bệnh nhược cơ. + Bệnh Glaucoma góc hẹp cấp và góc mở. Tác dụng phụ: choáng váng, mệt mỏi, rối loạn phối hợp động tác. Lưu ý: + Tránh lái xe và điều khiển máy móc. + Tránh...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiện rượu – Phần 6
- Nghiện rượu – Phần 6 Diazepam: viên nén 2, 5 và 10 mg. (Diazepam là một Bezodiazepine có tác dụng giải lo âu). Chỉ định: + Chống lo âu. + Đau và co thắt cơ xương. + Giảm triệu chứng cai rượu cấp tính. + Phụ trị chống động kinh. Chống chỉ định: + Trẻ dưới 6 tháng tuổi. + Tình trạng ức chế hô hấp.
- + Bệnh nhược cơ. + Bệnh Glaucoma góc hẹp cấp và góc mở. Tác dụng phụ: choáng váng, mệt mỏi, rối loạn phối hợp động tác. Lưu ý: + Tránh lái xe và điều khiển máy móc. + Tránh uống rượu. Liều lượng và cách dùng: + Người lớn uống 2-10 mg x 2-4 lần/ngày. + Giảm triệu chứng cai rượu cấp: 10 mg x 3-4 lần/ngày đầu tiên, sau đó 5 mg x 3-4 lần/ngày. Listica: Thành phần: Oxyfenamate, viên 200mg. (Oxyfenamate có tính chất giải trừ ưu tư) Chỉ định: + Các trường hợp căng thẳng tâm thần do nghề nghiệp và do gia đình. Hay ưu tư, ưa gây gổ, lao lực, mất ngủ. Ưu tư lo lắng khi có bệnh nặng. + Nghiện rượu, giải độc và cai rượu. + Rối loạn thần kinh lúc có kinh hay mạn kinh.
- + Trẻ em: rối loạn tập tính, không thích ứng với gia đình và học đường. Lưu ý: khi dùng thuốc cấm uống rượu. Tác dụng phụ: buồn ngủ, Liều dùng: + Người lớn: 3 viên/ngày. + Trẻ em 100 mg/10kg cân nặng/ngày. Temesta: Thành phần: Lorazepam, viên nén 1 mg và 2,5 mg. (Lorazepam là một Bezodiazepine có tác dụng giải lo âu) Chỉ định: + Điều trị các bệnh lý lo lắng hoặc làm giảm nhất thời triệu chứng của bệnh lo lắng, hoặc lo âu do trầm cảm. Làm êm dịu. + Chống co giật, thư giãn cơ, gây ngủ. + Chữa trị giải độc rượu và phòng các hiện tượng cai thuốc. Chống chỉ định: + Suy hô hấp, hội chứng ngừng thở khi ngủ. + Tăng mẫn cảm với các Benzodiazepines.
- Tác dụng phụ: + Chóng mặt, yếu cơ, rối loạn phối hợp vận động, lú lẫn, trầm cảm. + Các triệu chứng da, rối loạn thị lực, rối loạn tiêu hóa nhẹ, thay đổi tính dục. + Hiếm: rối loạn tạo máu, tăng men gan, các phản ứng kịch phát như kích thích và hung hãn, hạ huyết áp, rối loạn trí nhớ. + Có thể bị nghiện thuốc nếu dùng liều cao và kéo dài. Lưu ý: + Thận trọng trên bệnh nhân có Glaucoma góc hẹp cấp, suy chức năng gan hay thận, Bệnh nhược cơ, suy nhược, suy hô hấp nặng, người đã có tiền sử nghiện rượu hoặc nghiện ma túy. + Thận trọng trên người già, Phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 12 tuổi. + Có thể làm giảm khả năng lái xe và vận hành máy móc. + Khi giảm thuốc, nên giảm liều lượng từ từ, cần đề phòng chứng lệ thuộc thuốc khi dùng đều đặn kéo dài. Liều lượng và cách dùng: Liều lượng và thời khoảng dùng thuốc phụ thuộc vào từng cá thể, không nên dùng lâu quá 2-3 tháng.
- + Viên 1 mg: các ngày đầu uống 3 lần: 0,5 mg sáng + 0,5 mg chiều và 1 mg tối. Sau đó điều chỉnh dần sao cho thích ứng, thường 2-4 mg/ngày. Trước khi ngưng thuốc nên hạ thấp liều dần dần. + Viên 2,5 mg: dùng trong các dạng bệnh trầm trọng và trong khoa tâm thần. các ngày đầu uống 3 lần: 1,25 mg sáng + 1,25 mg chiều và 2,5 mg tối. Sau đó điều chỉnh dần sao cho thích ứng, thường khoảng 5-7,5 mg/ngày. Trước khi ngưng thuốc nên hạ thấp liều dần dần. + Người già nên dùng nửa liều thông thường. Amitriptilin (Elavil) là thuốc chống trầm cảm an dịu mạnh. Uống thuốc này, bệnh nhân không bị trầm cảm sau cai rượu, ăn ngủ tốt, yêu đời, hạn chế tìm đến rượu. Thuốc giá rẻ, dễ mua, giúp bệnh nhân dễ dàng tiếp cận với thuốc. Metronidazol (Klion,Flagyl) là thuốc chữa ký sinh trùng đơn bào (lỵ amip). Nhưng thuốc này còn có tác dụng ức chế chuyển hóa rượu (giống disulphiram) gây ra các sản phẩm chuyển hóa dở dang là aldehitacetic. Bệnh nhân đang dùng thuốc này nếu uống rượu sẽ bị đau đầu, chóng mặt, rất mệt mỏi, buồn nôn, nôn và nhiều tác dụng rất khó chịu khác nên sợ uống rượu. Thuốc có vài tác dụng phụ như có vị kim loại ở miệng, hạ bạch cầu thoáng qua. Disulfiram , (abperal, abstinyl, antabuse, espéral)
- - Thuốc disulfiram có tác dụng làm cho người uống rượu sợ rượu theo cơ chế sau đây: Khi uống vào cơ thể, disulfiram có tác dụng ngăn chặn sự chuyển hóa rượu ở gan, chỉ cho rượu chuyển hóa thành hợp chất acetaldehid rồi thôi, acetaldehid là chất độc không được chuyển hóa tiếp mà tích lũy lại trong cơ thể làm cho người nếu đã uống thuốc mà còn uống rượu nhiều thì sẽ bị ngộ độc: Tim đập mạnh, mặt bừng đỏ, đỗ mồ hôi, thậm chí ói mửa, hạ huyết áp, nhức đầu dữ dội… - Chính tác dụng gây ngộ độc bởi chất độc acetaldehid (thực chất là chất chuyển hóa từ rượu) gây vật vã dữ dội làm cho người uống rượu ghê sợ không dám uống rượu nữa. Do tương tác với rượu khiến cho người nghiện rượu rất mệt mỏi khi uống, Disulfiram đã ra đời lâu nay nhưng ít được xử dụng vì dễ bị ói mửa và cũng có trường hợp người ta uống thuốc ho có chất rượu và bị ói mửa. - Nếu dùng disulfiram đúng liều và đúng cách thì nó chỉ gây độc ở mức “khó chịu”, làm người nghiện chán rượu. Nhưng nếu dùng không đúng liều, đúng cách thì sẽ gây ra những triệu chứng độc nặ ng như co giật, nhức đầu, khó thở, mất tri thức, thiếu máu cơ tim, tim ngừng đập và có khi nguy hiểm cả tính mạng - Khi người nghiện uống quá liều hay người nhà trộn thuốc vào rượu, người nghiện không biết uống vào thì các triệu chứng ngộ độc sẽ diễn ra ở mức nặng như đã nêu trên. - Ngoài ra, một số người bị bệnh tim mạch, nghẽn mạch vành, suy thận, xơ gan, đái tháo đường, suy tuyến giáp, động kinh, có thai không dùng được thuốc disulfiram. Như vậy, trước khi muốn dùng thuốc disufiram cai rượu
- cần phải khám sức khỏe và tuyệt đối không dùng khi phát hiện có các bệnh này. - Ở nước ngoài, người nghiện rượu thường được cai rượu trong bệnh viện và khi dùng thuốc disulfiram phải được các bác sĩ theo dõi chặt chẽ để phòng ngừa tai biến trầm trọng có thể xảy ra. Để chữa nghiện rượu, thuốc phải dùng lâu dài (để đạt phản xạ có điều kiện, nhìn thấy rượu là sợ) và đòi hỏi người nghiện phải có ý chí, quyết tâm bỏ rượu. - Thời gian thuốc cho tác dụng khoảng 24 giờ, có khi đến 48 giờ. Vì vậy, sau khi uống thuốc phải cố không uống rượu trong nhiều ngày Campral, sản phẩm của Công ty dược Lipha (Pháp), đã được sử dụng rộng rãi ở châu Âu từ nhiều năm nay. Chính phủ Mỹ vừa cho phép sử dụng loại thuốc này để điều trị chứng nghiện rượu và phòng ngừa tái nghiện rượu. . Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) cảnh báo rằng thuốc không dùng cho người uống quá nhiều rượu vào thời điểm bắt đầu điều trị hoặc những người nghiện những chất khác ngoài rượu. . Cơ chế tác dụng của campral chưa được rõ, nhưng người ta cho rằng thuốc giúp giảm các triệu chứng nghiện ở người nghiện rượu bằng cách giúp điều hòa những bất thường ở não. . Trong nghiên cứu so sánh tác dụng của campral với giả dược (placebo), nhiều người dùng campral duy trì được việc kiêng rượu trong suốt quá trình điều trị.
- . Tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc là nhức đầu, tiêu chảy, đầy bụng và buồn nôn. Naltrexone, (ReVia) thuốc ức chế các hóa chất trong não khiến cho người nghiện rượu không có được cảm giác dễ chịu sau uống. - Naltrexone IM chích một tháng/lần thì khả năng kiêng cữ sẽ cao hơn là uống thuốc viên vì có trường hợp bệnh nhân "vô tình" quên uống thuốc trước khi có những cuộc hội họp để uống rượu. - Naltrexone có công dụng ngăn chận não tiết ra chất endorphin, là chất làm người ta muốn uống rượu; và nhờ có công dụng này, thuốc naltrexone làm người nghiện rượu bớt thèm rượu. - Gần đây Công ty Dược phẩm Trung ương 5 sản xuất dưới tên gọi là Danapha. Người ta chỉ dùng nó để hỗ trợ cai nghiện ma túy. Trước đây có một số nước dùng naltrexon (dạng uống hàng ngày) để cai rượu nhưng do người bệnh rất khó tuân thủ nên hiệu quả lâm sàng thu được cũng kém, cuối cùng phương pháp này không được chấp nhận. Do thế, việc nghiên cứu dùng naltrexon loại có tác dụng kéo dài tiêm bắp để cai rượu mở ra triển vọng mới Hội chứng cai do nghiện rượu: + Việc giảm lượng rượu được tiêu thụ bởi một người bị nghiện rượu đã đột ngột dừng lại chắc chắn sẽ dẫn đến một số hội chứng tiêu biểu mà được gọi là hội chứng rút thuốc.
- - Hội chứng này thường bắt đầu trong khoảng 8-12 giờ uống rượu cuối cùng và lên đến đỉnh điểm vào ngày thứ hai hoặc thứ ba và giảm bớt vào ngày thứ 4 hoặc thứ 5. - Hội chứng này với biểu hiện hay gặp: . Run tay, chân hoặc toàn thân, đi đứng loạng choạng, thậm chí có cơn co giật kiểu động kinh, mất ngủ, lo lắng, buồn nôn, ói mửa, lo âu, đổ mồ hôi và huyết áp, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể tăng và nhịp thở cũng tăng. . Bệnh nhân thèm rượu mãnh liệt, mọi ý nghĩ chỉ là tìm cách có rượu uống để thỏa mãn cơn thèm. . Ngoài ra bệnh nhân còn mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, ra mồ hôi như tắm mặc dù thời tiết không nóng, đánh trống ngực... . Buổi tối bệnh nhân mất ngủ hoặc ngủ rất ít, hay có ác mộng; ngủ dậy vẫn mệt mỏi, lú lẫn nặng nề. . Tâm trạng bị xáo trộn, vô cùng lo lắng, buồn bã và tức giận là những hội chứng phổ phiến sau khi triệu chứng cấp tính giảm bớt. - Nói chung, tất cả các triệu chứng về tâm lý và thể chất và các dấu hiệu của việc cai nghiện rượu sẽ giảm bớt trong thời gian 2 tuần, ngay cả khi không được điều trị. Nếu được điều trị, các triệu chứng và dấu hiệu đó sẽ kéo dài nhiều nhất là một tuần. Trong một số ít trường hợp, một số triệu chứng rút thuốc có thể kéo dài từ 3-6 tháng. Các triệu chứng phổ biến của hội chứng rút thuốc kéo dài là đau đầu và mất ngủ
- - Khi hội chứng cai trở nên nặng nề, bệnh nhân sẽ có hoang tưởng và ảo giác (hội chứng Paranoid), phổ biến là hoang tưởng bị hại. Bệnh nhân cho rằng có ai đó, thậm chí là ma quỷ, tìm cách hại mình. Ảo giác đặc trưng cho cai rượu là ảo thị giác: nhìn thấy ma quỷ hoặc các động vật nhỏ như chim, chuột, côn trùng trên tường nhà hoặc trước mắt (mà thực ra không tồn tại). Ngoài ra, bệnh nhân còn có ảo thanh, nghe thấy tiếng ai đó nói ở bên ngoài vọng vào đầu, giọng nói rất rõ ràng, phân biệt được là giọng đàn ông hay đàn bà, quen hay lạ. Nội dung thường là bình phẩm xấu về bệnh nhân. - Hội chứng cai nặng nề hơn nữa sẽ trở thành sảng rượu - một cấp cứu tâm thần tối khẩn cấp vì nếu không xử lý kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong. Sảng rượu gồm 3 triệu chứng: rối loạn định hướng không gian, thời gian, bản thân; mất ngủ hoàn toàn; hội chứng Paranoid. Bảng điểm CUSHMAN (Đánh giá mức độ nặng của HC cai rượu-1995) BN được đánh giá là độ nặng khi điểm Cushman ≥ 8 Dấu hiệu / Điểm + Mạch (lần/phút): 120 / 3 + HA tâm thu: 155 / 3 + Thở (lần/phút:: < 16 / 0; 16-25 / 1; 16-25 / 1; 26-35 / 2; >35 / 3 + Run: run bàn tay / 1; chi trên / 2; toàn thân / 3
- + Ra mồ hôi: gan bàn tay / 1; trán & gan bàn tay / 2; toàn thân / 3 + Vật vã: kín đáo / 1; toàn thân (rõ) còn k.soát được / 2; không k.soát được /3 + Rối loạn tâm thần: khó chịu bởi tiếng ồn, ánh sáng / 1; hoang tưởng xung đột / 2; Hoang tưởng không xung đột / 3
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn