Nghiệp vụ dành cho lãnh đạo và công chức chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân cấp xã: Phần 1
lượt xem 5
download
Cuốn Cẩm nang nghiệp vụ dành cho lãnh đạo và công chức chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân cấp xã: Phần 1 trình bày các nội dung chính như sau: Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân cấp xã. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiệp vụ dành cho lãnh đạo và công chức chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân cấp xã: Phần 1
- CẨM NANG NGHIỆP VỤ DÀNH CHO LÃNH ĐẠO VÀ CÔNG CHỨC CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
- HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Chủ tịch Hội đồng PGS.TS. NGUYỄN THẾ KỶ Phó Chủ tịch Hội đồng TS. HOÀNG PHONG HÀ Thành viên TRẦN QUỐC DÂN TS. NGUYỄN ĐỨC TÀI TS. NGUYỄN AN TIÊM NGUYỄN VŨ THANH HẢO
- PGS.TS. NGUYỄN MINH PHƯƠNG (Chủ biên) CẨM NANG NGHIỆP VỤ DÀNH CHO LÃNH ĐẠO VÀ CÔNG CHỨC CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT HÀ NỘI - 2015
- TẬP THỂ TÁC GIẢ PGS.TS. Nguyễn Minh Phương (Chủ biên) ThS. Trần Thị Hạnh ThS. Trần Thị Minh Châu
- LỜI NHÀ XUẤT BẢN Ủy ban nhân dân cấp xã có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị - hành chính, cùng với Hội đồng nhân dân cấp xã là cầu nối trực tiếp của hệ thống chính quyền nhà nước với Nhân dân, thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự an toàn xã hội ở địa phương theo thẩm quyền được phân cấp, bảo đảm cho các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được triển khai thực hiện trong cuộc sống. Để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp xã, thực hiện tốt hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn xã, phường, thị trấn, đòi hỏi cán bộ và công chức cấp xã nói chung và lãnh đạo, công chức chuyên môn cấp xã nói riêng phải thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Do vậy, bên cạnh việc tu dưỡng phẩm chất đạo đức, lãnh đạo và công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã phải không ngừng nâng cao năng lực và nghiệp vụ công tác, trong đó có kiến thức pháp luật và kỹ năng quản lý trên các lĩnh vực chuyên môn được giao. Để giúp lãnh đạo và công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã nắm được những quy định 5
- pháp luật về chức năng, nhiệm vụ chung của Ủy ban nhân dân cấp xã, của từng vị trí trong Ủy ban nhân dân cấp xã, cũng như những kiến thức, kỹ năng cụ thể cần nắm trong hoạt động quản lý của lãnh đạo và công chức chuyên môn cấp xã, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn sách: Cẩm nang nghiệp vụ dành cho lãnh đạo và công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã. Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 11 năm 2015 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT 6
- I- CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ A. QUY ĐỊNH CHUNG Câu hỏi 1: Pháp luật quy định như thế nào về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã, phường, thị trấn? Trả lời: Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã, phường, thị trấn được quy định tại các điều 31, 59, 66 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 như sau: 1. Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn xã, phường, thị trấn. 2. Quyết định những vấn đề của xã, phường, thị trấn trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương và quy định khác của pháp luật có liên quan. 3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền. 4. Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp trên trực tiếp về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã, phường, thị trấn. 7
- 5. Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Câu hỏi 2: Pháp luật quy định như thế nào về Ủy ban nhân dân cấp xã? Trả lời: Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định: Ủy ban nhân dân cấp xã do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cấp xã, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Ủy ban nhân dân cấp xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp xã. Số lượng cụ thể Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã do Chính phủ quy định. (Theo Điều 8, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015) Câu hỏi 3: Pháp luật quy định như thế nào về cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân cấp xã? Trả lời: Các điều 34, 62, 69 Luật tổ chức chính quyền địa phương quy định: 8
- Ủy ban nhân dân cấp xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn loại II và loại III có một Phó Chủ tịch. Câu hỏi 4: Pháp luật quy định như thế nào về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã? Trả lời: Điều 35 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã. Cụ thể như sau: 1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã. 2. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã. 3. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa 9
- bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã; chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền. 4. Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã. 5. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương. 6. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã. Câu hỏi 5: Pháp luật quy định như thế nào về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường, thị trấn? Trả lời: Điều 63, 70 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường, thị trấn. Cụ thể như sau: 1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân phường, thị trấn quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân phường, thị trấn. 2. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân phường, thị trấn quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách phường, thị trấn; điều chỉnh dự toán ngân sách phường, thị trấn trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách phường, 10
- thị trấn; chủ trương đầu tư chương trình, dự án của phường, thị trấn trên địa bàn theo quy định của pháp luật. 3. Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường, thị trấn. 4. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương. 5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân phường, thị trấn. Câu hỏi 6: Pháp luật quy định như thế nào về thẩm quyền và nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp xã? Trả lời: Thẩm quyền và nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp xã được quy định tại Điều 5 và Điều 30, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 20151. Cụ thể như sau: 1. Ủy ban nhân dân cấp xã được ban hành văn bản quy phạm pháp luật là quyết định để quy định những vấn đề được luật giao. __________ 1. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2016, thay thế Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004 (BT). 11
- 2. Việc xây dựng, ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã phải bảo đảm các nguyên tắc: - Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật. - Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. - Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật. - Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính. - Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Câu hỏi 7: Pháp luật quy định như thế nào về việc soạn thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã? Trả lời: Việc soạn thảo quyết định của Ủy ban nhân 12
- dân cấp xã được quy định tại Điều 144 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Cụ thể như sau: 1. Dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức, chỉ đạo việc soạn thảo. 2. Căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan, của Nhân dân tại các thôn, làng, buôn, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và chỉnh lý dự thảo quyết định. Câu hỏi 8: Pháp luật quy định như thế nào về trình tự xem xét, thông qua dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã? Trả lời: Trình tự xem xét, thông qua dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã được quy định tại Điều 145 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Cụ thể là: 1. Tổ chức, cá nhân được phân công soạn thảo gửi tờ trình, dự thảo quyết định, bản tổng hợp ý kiến và các tài liệu có liên quan đến các thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày Ủy ban nhân dân họp. 13
- 2. Việc xem xét, thông qua dự thảo quyết định tại phiên họp Ủy ban nhân dân cấp xã được tiến hành theo trình tự sau đây: a) Đại diện tổ chức, cá nhân được phân công soạn thảo trình bày dự thảo quyết định; b) Ủy ban nhân dân thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo quyết định. 3. Dự thảo quyết định được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã biểu quyết tán thành. 4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký ban hành quyết định. Câu hỏi 9: Pháp luật quy định như thế nào về số, ký hiệu trong quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã? Trả lời: Điều 10 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 có quy định về số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã phải bảo đảm tuân thủ về số, ký hiệu. Cụ thể là: 1. Phải thể hiện rõ số thứ tự, năm ban hành, loại văn bản, cơ quan ban hành văn bản. 2. Số, ký hiệu trong quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã phải được sắp xếp theo thứ tự: “số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của loại văn bản - tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản”. 14
- Câu hỏi 10: Yêu cầu về thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính được quy định như thế nào? Trả lời: Theo Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08-02-2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08-4-2004 của Chính phủ về công tác văn thư, thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính bao gồm các thành phần sau: - Quốc hiệu; - Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản; - Số, ký hiệu của văn bản; - Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản; - Tên loại và trích yếu nội dung văn bản; - Nội dung của văn bản; - Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; - Dấu của cơ quan, tổ chức; - Nơi nhận; Ngoài ra còn có dấu chỉ mức độ khẩn, mật (đối với những văn bản loại khẩn, mật). Đối với công văn, ngoài các thành phần quy định về thể thức văn bản nêu trên, có thể bổ sung địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ thư điện tử (E-mail); số điện thoại, số Telex, số Fax, địa chỉ 15
- trang thông tin điện tử (Website) và biểu tượng (logo) của cơ quan, tổ chức. Hiện nay, về thể thức văn bản hành chính được quy định và hướng dẫn tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19-01-2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính. Câu hỏi 11: Pháp luật quy định như thế nào về tổ chức phiên họp của Ủy ban nhân dân cấp xã? Trả lời: Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 có quy định về phiên họp của Ủy ban nhân dân. Theo đó, phiên họp của Ủy ban nhân dân cấp xã được quy định tại các điều 113, 114, 115, 117, 119 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 như sau: 1. Ủy ban nhân dân cấp xã họp thường kỳ mỗi tháng một lần. 2. Ủy ban nhân dân cấp xã họp bất thường trong các trường hợp sau đây: a) Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định; b) Theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp; c) Theo yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã. 16
- 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cụ thể ngày họp, chương trình, nội dung phiên họp. 4. Thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân, nếu vắng mặt phải báo cáo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý. 5. Phiên họp Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã tham dự. 6. Chương trình, thời gian họp và các tài liệu trình tại phiên họp phải được gửi đến các thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày bắt đầu phiên họp thường kỳ và chậm nhất là 01 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp bất thường. 7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ tọa phiên họp Ủy ban nhân dân, bảo đảm thực hiện chương trình phiên họp và những quy định về phiên họp. Khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã vắng mặt, một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công chủ tọa phiên họp. 8. Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân chủ trì việc thảo luận từng nội dung trình tại phiên họp Ủy ban nhân dân cấp xã. 9. Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng hình thức biểu quyết. 17
- Thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết. 10. Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định áp dụng một trong các hình thức biểu quyết sau đây: a) Biểu quyết công khai; b) Bỏ phiếu kín. 11. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã phải được quá nửa tổng số thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã biểu quyết tán thành. Trường hợp số tán thành và số không tán thành ngang nhau thì quyết định theo ý kiến biểu quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. 12. Các phiên họp Ủy ban nhân dân cấp xã phải được lập thành biên bản. Biên bản phải ghi đầy đủ nội dung các ý kiến phát biểu và diễn biến của phiên họp, ý kiến kết luận của chủ tọa phiên họp hoặc kết quả biểu quyết. Câu hỏi 12: Pháp luật quy định như thế nào về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã? Trả lời: Điều 36 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. Cụ thể là: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã và có các nhiệm vụ, quyền hạn: 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Mô tả nghiệp vụ của công tác quản lý công văn của các cán bộ chuyên trách văn phòng
24 p | 578 | 199
-
Tập bài giảng Quản trị văn phòng và văn hóa công sở (dành cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chức danh công chức văn phòng – thống kê xã khu vực trung du, miền núi và dân tộc)
52 p | 122 | 22
-
Nghiệp vụ dành cho lãnh đạo và công chức chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân cấp xã: Phần 2
107 p | 17 | 8
-
Kỷ yếu hội thảo quốc tế dành cho các nhà khoa học trẻ khối trường kinh tế và kinh doanh năm 2021 (Volume 4)
646 p | 13 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn