Ngôn ngữ và văn hoá
lượt xem 99
download
Cách đây vài hôm, tôi nói chuyện với một vị nữ tiến sỹ ở Viện nghiên cứu văn hoá nghệ thuật. Bà là một trưởng phòng nghiên cứu có thâm niên, rất thông thái về văn hoá. Trong lúc vui chuyện tôi nói rằng mình có ý định tìm hiểu về mối quan hệ giữa văn hoá và ngôn ngữ. ....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ngôn ngữ và văn hoá
- Ngôn ngữ và văn hoá Cách đây vài hôm, tôi nói chuyện với một vị nữ tiến sỹ ở Viện nghiên cứu văn hoá nghệ thuật. Bà là một trưởng phòng nghiên cứu có thâm niên, rất thông thái về văn hoá. Trong lúc vui chuyện tôi nói rằng mình có ý định tìm hiểu về mối quan hệ giữa văn hoá và ngôn ngữ. Bà bảo không thể đặt vấn đề như vậy, vì ngôn ngữ là một thành tố của văn hoá, nó không độc lập với văn hoá, nên làm sao mà tìm được quan hệ. Tôi bảo vậy trái tim có quan hệ với sức khoẻ không, bởi vì trái tim cũng là một thành tố của cơ thể vậy. Bà im không nói gì. Tôi hỏi tiếp, vậy xin bà cho biết định nghĩa về văn hoá. Bà bảo có hơn 500 định nghĩa, anh muốn định nghĩa nào? Tôi xin bà nói cho biết định nghĩa của chính bà. Bà liền bảo “Văn hoá là tất cả những gì liên quan đến cuộc sống hoạt động của con người”. Đến đây thì tôi chịu, không hiểu. Vì tôi vẫn thấy nhan nhản khắp nơi các biển đề “Khu dân cư văn hoá”, “cụm văn hoá làng xã”, “văn hoá giao thông”, “văn hoá công sở”, “văn hoá phong bì”, “văn hoá ngón tay cái”,… Vậy văn hoá là gì? Đặc trưng cơ bản nhất của văn hoá là gì? Và hơn nữa cái gì làm nên bản sắc văn hoá của nhân dân ta?
- Trước hết, con người khác muôn loài ở ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ mà con người đã xây dựng nhiều nền văn minh trên trái đất này. Nhưng ngôn ngữ của mỗi dân tộc khác nhau. Điểm khác nhau cơ bản trong ngôn ngữ là ở cách dùng danh từ, tính từ và đại từ. Quả vậy, người Việt nói “áo trắng” nhưng người Tầu không nói vậy. Người Tầu nói “Bái Yfu” (Bạch y phục). Người Nga, Ý, Mỹ, Anh, Pháp, Arập, Nhật, Hàn,… nói giống người Tầu hết. Họ đặt tính từ lên trước danh từ. Trong mối quan hệ đại từ và danh từ cũng có sự trái ngược tương tự: người Việt nói“Đất nước tôi”, người Pháp nói “Mon pays” (của tôi đất nước). Khi học ngoại ngữ chúng ta phải tuân theo ngữ pháp của ngôn ngữ đó và nhận thấy cái sự ngược đời ấy là bình thường. Nhưng khi nhìn nhận ngôn ngữ theo vật lý học hoặc/và văn hoá học ta có thể phân tích sự ngược đời ấy dưới các góc độ khác. Vật lý học là môn nghiên cứu sự vận động có hướng của các vật thể trong không thời gian. Còn văn hoá học là môn nghiên cứu sự vận động của các khái niệm trong tâm hồn con người. Do vậy, có thể kết hợp hai môn này trong việc phân tích thứ tự danh từ, đại từ, tính từ trong các ngôn ngữ. Dân Việt khi nói bao giờ cũng đặt danh từ lên trước, rồi mới đến tính từ. Người Việt mình nói “trời xanh, mây trắng, cờ hồng”, chứ không nói“Blue sky, white cloud, red flag” (xanh trời, trắng mây, đỏ cờ). Dân ta, ngàn năm bị lệ thuộc Tầu, lại gần ngàn năm dùng chữ Tầu trong thi cử và giao dịch hành chính vẫn không nói theo người Tầu và các dân tộc khác. Cách nói đó có sức sống mãnh liệt và là một đặc trưng cơ bản nhất của ngôn ngữ Việt. Có lẽ cụ Phạm Quỳnh đã nhìn thấy cái sức sống mãnh liệt của ngôn ngữ Việt, nên ngay trong những năm dài mất nước cụ đã viết “Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn, tiếng Việt còn, nước Nam còn".
- Vậy tại sao dân Việt mình khi nói lại đặt danh từ lên trước như vậy? Ngôn ngữ được hình thành gắn liền với thông tin về hình ảnh, âm thanh, mầu sắc... Nếu ta trông thấy một cái gì đó dài dài, hơi tròn, lại rỗng ở giữa, ta bảo đó là cái ống. Danh từ “ống” được hình thành và lưu trữ trong óc với những thông tin về hình ảnh và cấu trúc. Nếu ta nhìn thấy cái gì đó có cấu trúc gần như thế, ta sẽ bảo đó là cái “ống” đã. Sau rồi ta mới tả các đặc trưng thực tại của nó về mầu sắc, về chất liệu. Cuối cùng ta có một cụm từ “cái ống xanh bằng nhựa”. Còn người nước khác, khi nhìn thấy cái ống sẽ làm văn tả cảnh thực tại. Họ nói mầu sắc, rồi cấu trúc, sau chất liệu thành ra cụm từ “a blue tube by plastic”. Vậy cách nói của dân Việt là so sánh trước, miêu tả sau. Người Việt so sánh vật thể thực tại với những khái niệm có sẵn trong óc, sau đó bổ sung thêm các tính từ mô tả tính chất, trạng thái của đối tượng. Trong khi đó, dân Tầu, Nga, Mỹ, Pháp, Nhật,…sẽ mô tả tính chất, trạng thái của đối tượng trước, rồi dần dần mới lột tả vật thể bằng một danh từ. Do đó, đối với các ngôn ngữ khác, danh từ để sau (trong đa số trường hợp). Nhưng để so sánh thì khái niệm phải có sẵn trong óc. Do đó, trong quá trình hình thành các danh từ, khi học nói, học chuyên môn, người Việt đã xây dựng các khái niệm, rồi lưu trữ vào bộ óc. Đó là cách tư duy “tổng thể trước, chi tiết sau”. (Danh từ là từ để chỉ tổng thể của khái niệm. Tính từ là từ để chỉ trạng thái tính chất, tức là các chi tiết). Mặt tích cực của tư duy theo phong cách “tổng thể trước, chi tiết sau” là coi trọng cái thuộc tính chung, coi trong cấu trúc tổng. Nhưng mặt tiêu cực của phong cách tư duy đó là định kiến, bảo thủ. Ví dụ, khi nói đến cái bàn, mà không thêm tính từ mô tả bổ sung, thì phần lớn người Việt sẽ hình dung về một vật thể có 4 chân, bằng gỗ, phía trên có một hình chữ nhật
- phẳng. Họ ít khi nghĩ ngay đến cái gì ba chân, có mặt hình ô-van. Nhưng khi nói theo ngôn ngữ Mỹ, ta phải đặt tính từ ô-van và số chân lên trước rồi mới đến danh từ “cái bàn” ở vị trí cuối cùng. Như vậy ít khi hiểu sai ý của người đối thoại. Từ những phân tích ở trên, ta thấy ngôn ngữ ảnh hưởng mãnh mẽ đến phong cách tư duy. Nó là công cụ quan trọng nhất để tư duy. Có hai cách tư duy: đặt tổng thể lên trước hoặc là đặt chi tiết lên trước. Nếu tư duy theo phong cách đặt chi tiết lên trước thì nhanh chóng tìm ra các thành tố, nhưng lâu đi đến khái niệm chung. Ngược lại, theo phong cách tư duy đặt tổng thể lên trước thì chóng tìm đến khái niệm, nhưng khái niệm lại có thể bị hiểu không nhất quán trong các bộ óc cá thể, như trường hợp thầy bói xem voi. Mỗi lối tư duy đều có điểm mạnh điểm yếu. Nhưng lối tư duy tổng thể khái niệm đặt trước, đôi lúc có thể đạt hiệu quả tập trung cực mạnh. Ví dụ, hồi thế kỷ 13, nếu bạn trông thấy trên cánh tay một thanh niên có chữ “Sát Thát”, thì chắc chắn bạn biết ngay đó là một chiến binh sẵn sàng hy sinh “vợ đẹp, con khôn, giọng hát hay, bầu rượu béo” quyết tâm đánh giặc Nguyên Mông. Hoặc hồi thế kỷ 20, đang đi trong rừng Trường Sơn mà gặp một cánh mũ “tai bèo” bạn cũng nghĩ như vậy. Mở rộng ra, cách nói, cách sử dụng ngôn ngữ theo kiểu “danh từ lên trước” là cách tư duy theo biểu tượng. Dân Việt Nam rất giỏi tư duy theo biểu tượng, bởi vì ngàn đời nay khi nói chúng ta đều đặt danh từ lên trước tính từ. Đó là di sản quý báu nhất của tổ tiên Lạc Hồng. Nếu xem ngôn ngữ là một cách sinh hoạt văn hoá, thì lối sinh hoạt văn hoá “danh từ trước tính từ” là một đặc điểm văn hoá qui báu nhất của dân tộc Việt nam. Tất nhiên, một số dân tộc khác cũng có lối sinh hoạt ấy. Ví dụ Thái Lan, Inđonesia, Ấn độ, nhưng thực tế các
- ngôn ngữ ấy đã biến thể theo các ngôn ngữ Á Âu khác đến 80% rồi. Có lẽ chỉ còn duy nhất dân Việt Nam là giữ được lối nói thuần Việt theo phong cách danh từ trước, tính từ sau. Mặc dù chúng ta du nhập nhiều từ tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh,… nhưng khi vào tiếng Việt các danh từ ấy vẫn phải tuân theo qui tắc ngữ pháp Việt nam. Ngày nay, để phát huy di sản này chúng ta cần có biểu tượng cho mỗi công ty, xí nghiệp, mỗi trường học, mỗi tỉnh thành. Ví dụ, cán bộ và chiến sỹ công ty Viễn Thông quân đội Viettel có câu “Viettel, hãy nói theo cách của bạn”. Đó là một biểu tượng ngôn ngữ. Biểu tượng này, gắn liền với logo hai cánh cung đỏ xanh nằm ngang đã tạo nên sức mạnh hành động chung của Viettel. Sức mạnh ngôn ngữ (hay đúng hơn sức mạnh văn hoá) ấy đã biến Viêttel từ một công ty điện thoại nhỏ thành một tập đoàn viễn thông hùng mạnh trong vài ba năm. Hiện nay, nhiệm vụ chính của nhân dân ta là chung sức xây dựng một xã hội phồn vinh và công bằng. Cần phải tạo ra biểu tượng ngôn ngữ, hay tạo ra khái niệm và danh từ cho công cuộc ấy. Sao cho mỗi khi nói ra mọi người cùng hiểu rõ, hiểu đúng toàn bộ nội dung của quá trình hành động chung. Biểu tượng ngôn ngữ ấy sẽ chảy trong huyết mạch Lạc Hồng và chẳng mấy dân ta, nước ta sẽ tiến lên đài vinh quang, dám sánh vai với bạn bè năm châu. Theo Thu San Nguyễn Thế Hùng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ngôn ngữ và văn hoá
6 p | 1070 | 222
-
Chữ Nôm Việt trong bối cảnh văn hoá khu vực
14 p | 367 | 132
-
Một số đối lập giá trị văn hóa và quan niệm phổ biến trong giao tiếp liên văn hóa
9 p | 318 | 34
-
Một số vấn đề về chuẩn mực hoá ngôn ngữ: Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
6 p | 170 | 31
-
Khía cạnh văn hóa của phân tích diễn ngôn
9 p | 224 | 25
-
Những hướng nghiên cứu mới của Việt ngữ học và cách tiếp cận liên ngành
6 p | 205 | 21
-
Một số vấn đề về chuẩn mực hoá ngôn ngữ Chuẩn mực hoá ngôn ngữ và văn hoá mới, con người mới
5 p | 160 | 18
-
Chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam qua các thời kì lịch sử
3 p | 143 | 16
-
Các đặc trưng văn hóa và ngôn ngữ chào hỏi của người Việt
6 p | 150 | 12
-
Nguồn gốc và diễn tiến của ngôn ngữ
3 p | 185 | 11
-
Trung Đông Tiền-Hồi Giáo 5
6 p | 120 | 11
-
Chuẩn mực hoá ngôn ngữ và văn hoá mới, con người mới
3 p | 86 | 10
-
Nghiên cứu thực nghiệm về chuyển di ngữ dụng tiêu cực trong sử dụng hành vi ngôn ngữ phê phán của người Việt Nam học tiếng Anh như một ngoại ngữ
10 p | 166 | 10
-
Chiều sâu tư tưởng và văn hóa qua các ẩn dụ trong ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh
10 p | 91 | 6
-
Đặc trưng văn hóa dân tộc trong ngôn ngữ (một số liên hệ với tiếng Việt và tiếng Anh)
6 p | 100 | 5
-
Bài giảng Các vấn đề xã hội của công nghệ thông tin: Lecture 3 - TS. Đào Nam Anh
19 p | 61 | 3
-
Bạn biết gì về các nhóm ngôn ngữ chính?
3 p | 103 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn