intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngôn ngữ, văn tự và văn hóa - Một số chứng tích: Phần 1

Chia sẻ: Vu Dung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:217

207
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 Tài liệu Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hóa cung cấp người đọc các bài viết của giáo sư Nguyễn Tài Cẩn về ngôn ngữ, văn tự và văn hóa của Việt Nam như: Tên gốc của trống đồng Đông Sơn, tên gọi con rồng của người Việt, bàn thêm về chuyên tên Rồng, về cách độc tước hiệu Bố Cái Đại Vương,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngôn ngữ, văn tự và văn hóa - Một số chứng tích: Phần 1

  1. UYÊN _IỆU GĐG -g* Nộ,ỉ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
  2. GS. NGUYỄN TÀI CAN MỘT SỐ CHÚNG TÍCH vê NGỔN NGỮ, VÀN Tự VÀ VÀN HỐA (In lần thứ 2) NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC Qưốc GIA HÀ NỘI
  3. C hịu trá c h n h iệ m x u ấ t b ả n Giám đốc: NGUYỄN VÃN THỎA Tổng biên tập: NGUYỄN THIỆN GIÁP B iê n tậ p và sử a b ả n in: THIÊN CẢO T r ìn h bày bìa: NGỌC ANH
  4. MỘT s ó CHỨNG TÍCH VỀ NGÔN NGỮ, VẢN Tự VÀ VẤN HÓA 3 MỤC ■ LỤC ■ Trang LỜI G IÓI T H IỆ U ........................................................................................................ 7 I.. Tên gốc của trống đồng Đông Sơn..........................................11 2. Về tên gọi con Rồng của người V iệ t...................................... 20 3. Bàn thêm về chuyện tên Rồng............................................... 30 4. Một giả thuyết nữa về lai lịch của tên “chằn” trong “chằn tình” và “bà chằn” ...ề......................................................37 5. Về cách đọc tước hiệu B ố cái đại vương................................42 6. Vấn đê lập trường đốì với nhà Tống trong bài Vương lang quy của Ngô Chân Lưu.......................................48 7. Điểm qua vài nét về tình hình cấu tạo của chữ N ôm .........58 8. Cấu tạo của chữ Nôm : một vài vấn đề cần phải tiếp tục giải quyết....................................................................................95 9. Bàn thêm vế vấn đề chữ Phạn trong các chùa chiền miền Bắc Việt N am ................................................................ 103 10. Bốn câu thơ đáng chú ý trong tập thơ đi sứ xưa nhất hiện b iết....................................................................................113 I I . Về việc dùng hai động từ “vào”, “ra” để chỉ sự di chuyển đến một địa điểm ở phía nam hay phía bắc....................... 118 12. Vê' một số ván in đầu thời Lê Sơ (1434 - 1443) vừa phát hiện được ở Linh Tiên Quán........................................129
  5. 4 Nfiuỵẻfí Tồi Cẩn 13. Một cứ liệu mới vê ngữ âm lịch sử : bản “Cao thượng ngọc hoàng bôn hạnh tập kinh âm thích”...........................172 14. Một vài nhận xét bước đầu về ngôn ngử trong thơ Nguyễn T rã i............................................................................. 193 15. Về chữ Nôm thời Quốc âm thi t ậ p ....................................... 205 16. Thử phân định thơ Nôm Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh K hiêm ...............................................................218 17. Niên đại và giá trị của bản in Đại Việt sử k í toàn thư do GS. Demiéville còn giữ lại được ở P aris........................ 235 18. Về một sô' văn bản th ế kỉ 17-18 vừa phát hiện được ở một kho lưu trữ tại P a r is ................................................... 250 19. Một bức thư cuối th ế kỷ 17 triều đình Lê Trịnh gửi vua nước Pha Lan S a ............................................................. 267 20. Nhận xét sơ bộ về một vài đặc điểm ngôn ngữ trong văn xuôi CUỐI th ế kỷ XIX đầu th ế kỷ XX............................. 272 21. Một vài nhận xét về danh từ chỉ quan hệ thân thuộc trong tiếng Việt hiện đ ạ i........................................................283 22. Quá trìn h hình th àn h th ế đôi lập giữ ba từ “được, bị, p h ả i" .........................................................................286 23. Lăm và nhăm , một và m ố t.....................................................293 24. Các tran g bút tích của Hồ Chủ TỊcbc một cứ liệu quan trọng về vấn đề cải tiến chữ Quốc n g ữ ..................... 299 25. Những câu thơ 6 chữ trong Giới Hiên thi tập của Nguyễn Trung N g ạ n ............................................................... 304 26. Thử bàn thêm về thể thơ lục b á t...........................................314 27. Hai bài thơ chữ Hán làm theo thể ca trù (hát nói) cva Nguyễn K h u y ến ................................................ 335
  6. MỘT Số CHỨNG TÍCH VỂ NGÔN NGỮ, VĂN Tự VÀ VĂN HÓA 5 28. Thử tìm hiểu thêm về bài Vũ trung sơn thủy của Thiệu T r ị .................................................................................340 29. Bàn thêm vê kỹ xảo trong bài Vũ trung sơn th ủ y.............359 30. Thử tìm cách đổi lại vế ra của Cụ Nguyễn Khoa Vy: “Tết tới túng tiền tiêu, tính toán toan tìm tay tử tể ’..........372 31. Vài điểm tóm tắ t về lịch sử ngữ âm tiếng V iệt................. 381 32. Thử phân kỳ lịch sử 12 thê kỷ của tiếng Việt....................401 33. Truyền thông gieo vần trong thơ chữ Hán ở Việt N am .... 412 34. Văn hóa chữ Hán và ngôn ngữ Việt Nam : vai trò của các yếu tô gốc Hán trong tiếng Việt hiện đ ạ i................... 424
  7. MỘT s ó CHỨNG TÍCH VẾ NGÔN NGỮ, VẢN Tự VÀ VẦN HÒA 7 Lời giới thiệu Giáo sư Nguyễn Tài c ẩ n là nhà khoa học có uy tín lớn, là một trong những gương m ặt tiêu biểu của khoa học nhân văn nước nhà được giới khoa học trong và ngoài nước biết đến và trọng thị. Trong hơn 40 năm qua, giáo sư tập trung nghiên cứu chủ yếu về tiếng Việt (tiếng Việt hiện đại cũng như lịch sử tiếng Việt) nhằm mục đích chủ yếu là phục vụ việc biên soạn giáo trìn h dạy ở bậc đại học và sau đại học. Bạn đọc trong và ngoài nước đã đón đọc và đánh giá cao bảy cuôn sách cũng là bảy công trìn h nghiên cứu khoa học xuất sắc của giáo sư. 1. Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, 302 trang, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1975. 2. N gữ pháp tiếng Việt: tiếng, từ ghép, đoản ngữ, 397 trang, in lần đầu năm 1975 ở Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Quôc gia Hà Nội đã tái bản nhiều lần. 3. Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, 339 trang, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1979; Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000. 4. Một sô'vấn đề về chữ Nôm, 286 trang, Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp, 1985. 5. Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo), 348 trang, rôhà xuất bản Giáo dục, 1995.
  8. 8 Nfiuycn Tải Cân 6. Tim hiểu kĩ xảo hồi văn liên hoàn trong bài Vũ trung sơn thủy của Thiệu Trị, 450 trang, Nhà xuất bản T huận Hóa, 1998. 7. Ảnh hưởng Hán văn L í Trần qua thơ và ngôn ngữ thơ Nguyễn Trung Ngạn, 295 trang, Nhà xuất bản Giáo dục. 1998. Ngoài 7 cuốn sách giá trị trên đây, giáo sư Nguyễn Tài c ẩ n đã công bô' trên 60 bài báo khoa học trên các tạp chí trong và ngoài nước, nhiều bài gây ấn tượng sâu sắc với độc giả. Chẳng hạn, các bài nghiên cứu về chữ Nôm đã được G.Tomita trích dẫn nhiều để giới thiệu ở Nhật; bài gửi đi Hội nghị quốc tế về ngữ âm tiếng H án đã được đưa ra thảo luận ở nhóm L.Sagart, chuyên về Hán học ở Trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp; bài góp ý với công trìn h giáo sư Hashimoto được dịch và trao đoi ở Nhật, v.v... Trong hơn 40 năm nghiên cứu vừa qua, giáo sư Nguyễn Tài Cẩn còn có một loạt bài viết về những chứng tích ngôn ngữ, văn tự mà nét đặc biệt là có ít nhiều giá trị liên quan đến m ặt văn hóa của dân tộc. Hoặc đó là những chứng tích thuộc vào loại xưa n h ất hiện biết như bài thơ ngoại giao Vương lang quy của Ngô Chân Lưu đưa tặng sứ giả Lí Giác vào cuối th ế kỷ 10, tập thơ đi sứ nay còn giữ lại được từ đầu th ế kỷ 14 của Hoàng giáp Nguyễn T rung Ngạn, mấy tấm mộc bản khắc in một bản Kinh Đạo giáo cùng một bản âm thích có niên đại vào khoảng 1434 - 1443 phát hiện ở Linh tiên quán, tập thơ Nôm Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi đầu thê kỷ 15 hoặc các tài liệu Quổc ngữ. tài liệu Xôm Công giáo hiện còn tàng trữ ở Sém inaire des Missions étrangères 128 Rue du Bac. Paris từ đầu th ế kỷ 17 đến nay. Hoặc đó là những chứng tích liên quan đến những chuyện mà giới văn hóa học rất quan tâm như tên gọi con Rồng mà người Việt đã đưa vào nghệ th u ật cổ đại, nghệ th u ật Lí-Trần.
  9. MỘT Số CHỨNG TÍCH VỂ NGÔN NGỮ, VÁN Tự VÀ VĂN HÓA 9 tên gọi gốc gác của các trống đồng Đông Sơn, hoặc các kiểu cấu tạo của nền văn tự Nôm, các vết tích của lối chữ Phạn hiện còn giữ lại được ở chùa chiền. Hoặc đó là những chứng tích quan trọng mà giới nghiên cứu đang có chỗ tran h luận, cần làm sáng tỏ như tưốc hiệu Bô' cái đại vương của Phùng Hưng, như văn bản Paris của Bộ Đại Việt sử ký toàn thư hay các bài thơ Nôm người cho là của Nguyễn Trãi, người cho là của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hoặc đó là những truyền thống có nét dân tộc như thể thơ lục bát, thể thơ th ấ t ngôn lục ngôn thể, hoặc như những kĩ xảo về câu đối, về các loại thơ hồi văn thuận nghịch độc, liên hoàn... Hoặc đó là một sô" cách nói khá đặc biệt của người Việt như cách nói được khen, phải phạt, cách nói vào Nam, ra Bắc, hay những cách xưng hô theo quan hệ th ân thuộc trong gia đình, dòng họ.Ễ. Những chứng tích ngôn ngữ, văn tự có ít nhiều giá trị văn hóa này đã được giáo sư lưu tâm khảo sát; một sô đã viết th àn h bài đăng rải rác trong nhiều năm, khi công bô ở các tạp chí trong nước (Khảo cổ, Văn học, Ngôn ngữ, Kỷ yếu Đại học Tổng hợp Hà Nội, Thông tin khoa học và công nghệ ở Huế, v.v...) khi công bô' ở nước ngoài (ỏ Nga, ỏ Pháp, ở Nhật...); cũng còn một số đang để ở hồ sơ riêng, chưa xuất bản ở đâu. Giáo sư Nguyễn Tài c ẩ n là người có phẩm chất khoa học trung thực, hết sức nghiêm túc, lao động cần cù, thầm lặng suốt đời tự học để có được các công trìn h khoa học có chất lượng cao. Điều cảm động là, suốt 40 năm, với thành tựu khoa học như vậy, giáo sư chưa một lần nhận kinh phí nghiên cứu khoa học của bất cứ một cấp nào. Năm 1997, giáo sư Nguyễn Tài c ẩ n đã được tặng H uân chương lao động hạng nh ất và năm 2000 này, giáo sư Nguyễn
  10. 10 Nguyễn Tỏi cẩn Tài Cẩn là một trong những nhà khoa học xuất sắc được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh. Đảy là một tin vui cho toàn ngành Ngôn ngũ học Việt Nam. cho toàn thể cán bộ và sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và N hân văn, Đại học Quõc gia Hà Nội. Để tỏ lòng tri ân đối với giáo sư, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội tập hợp các bài viết đã còng bó rải rác của giáo sư. in thành một cuốn sách có nhan để là "ìMột só chúng tích vé ngón ngữ, ván tự và ván hód' để bạn đọc tiện theo dõi. Trong cuốn sách này, chúng tỏi có bổ sung thêm một số bài của giáo sư về sự phản ki các giai đoạn lịch sủ của tiếng Việt, vế quá trinh diễn biến hệ thống ngữ ảm. về truyền thống gieo vần trong thơ chữ Hán của Việt Xam. về vai trò của các yếu tó gốc Hán. vì những bài này có thê cung cấp cho bạn đọc những cái nh:n có tính chất tổng quan. Khi tập họp các bài đặt vào trong cùng một cuốn sách, tác gia thấy tén gọi cù có lúc nén thay đổi chút ít. có lúc nén viết thém vài lòi nêu dán. hoặc vài cảu tóm tắt. Xhưng những trưòng họp ấy. đẻ bạn đọc tiện tra cứu xuất xứ, bao giò tẻn gọi cũ cũng được ghi chú ỏ dưới. Trong ãach các bài sẽ được 5ắp xếp theo hai nguyên tắc : theo dong lịch sủ từ xưa đến nay hoặc - những trường họp khó làm đuọc như trẽn - theo tín h chát của các vấn để được đẻ cặp. Chung tói tin rằng cuốn sách này sẽ rấ t hữu ích đỏi VỚI việc nghiên cứu ngỏn ngữ va vãn hóa Việt Xam. sẽ đáp ung nguyện vọng cua đông đao bạn đọc trong và ngoài nước. Xin trâ n trọns giới thiệu. Ha Nội ngay 20-11-2000 GS.TS Nguyen Thiện Giáp TÒNG BIÊN TẬP NHẠ ^ a T b ả n ĐHQGHN
  11. MỘT SỐ CHỨNG TÍCH VỂ NGÔN NGỮ, VĂN Tự VÀ VĂN HÓA 11 TÊN GỐC CỦA TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SON 1 Trong số những điểm liên quan đến nền văn hóa Đông Sơn, có một điểm th u hút được sự quan tâm của khá nhiều người; đó là vấn đề nguồn gốc của trông đồng : nơi xuất phát của trông đồng, cư dân đã sáng tạo ra những chiếc trống đồng đầu tiên. Vấn đề này không chỉ liên quan đến ngành khảo cổ mà còn có khía cạnh liên quan đến cả ngành ngôn ngữ. Đáng tiếc là giới ngữ học m ãi đến nay vẫn chưa tham gia. Hai chữ "đáng tiếc" không phải là của chúng tôi. Mà đó chính là lời th an của một học giả bậc thầy, nổi tiếng toàn th ế giới : lòi th an của Cụ A.G.Haudricourt, một nhà ngữ học uyên bác người Pháp chuyên đi vào ngữ âm lịch sử, một người cũng rấ t quan tâm đến cả vấn đề lai lịch tên gọi các loài cây cỏ và vấn đề lịch sử các kỹ th u ậ t có m ặt trong các xã hội cổ đại. Cụ đã th an như vậy cách đây gần 30 năm, thời kỳ còn chiến tranh, lần Cụ sang Việt Nam giảng bài và làm báo cáo khoa học. Cụ trách anh em chúng tôi không chịu nhảy vào cuộc. Cụ bảo : "Giới ngữ học các anh là người Việt Nam, các anh có điều kiện, các anh có trách nhiệm phải tìm cho ra - nếu có - cái tên gốc của trống đồng". Lời khuyên đó Cụ còn nhắc đi nhắc lại nhiều lần, mỗi khi gặp chúng tôi. Cụ ngờ rằng chúng tôi chưa th ậ t hiểu ý Cụ. Cụ phải dẫn ngôn ngữ này, ngôn ngữ nọ để
  12. 12 Nfiuỵễfì Tồi Cẩn chúng tôi thấy cái quý về m ặt lịch sử của loại tên gốc. Cụ bảo : "Cái tên trống đồng mà hiện nay các anh có, nó là một tên ghép, hậu kỳ, nó không có gì hơn cái tên đồng cổ của Trung Quốc, thậm chí nó củng không có gỉ hơn các tên gọi tam bour de bronze hay bronze drum của Pháp, của A nh. Trong vấn để này, có giá trị nhất là cái tên gốc lưu lại từ thời thượng cổ. Vùng nào có cái tên gốc ấy thi đó là vùng xuất p h á t của trống đồng; ngôn ngữ nào có cái tên gốc ấy thì tô tiên cư dân nói ngôn ngữ đó chính là những người đã sáng tạo ra những chiếc trống đồng đầu tién'"l). Năm học 1989-1990 chúng tôi sang dạy ở Paris 7, gặp Cụ chúng tôi báo cáo là đã tìm được tên gốc nhưng chưa kịp khảo sát. Cụ rấ t phấn khởi, mời về nhà, bắt trìn h bày đầu đuôi, rồi chất vấn và dặn dò những việc phải nghiên cứu tiếp, về m ặt văn bản cũng như về m ặt điển dã. Đó là lần cuổi cùng chúng tôi may m ắn được gặp Cụ : năm 1996 Cụ qua đời. 2 Sự vật nào cũng có tên gọi. Nhưng nhìn chung, có đến 4 loại tên gọi. Trước hết cần phân biệt tên đơn với tên ghép. Tên đơn là loại tên gọi chỉ gồm một th àn h tô' m ang ý nghĩa từ vựng, xét về m ặt phương thức cấu tạo, ví dụ " m ư a, r ìu , xe, b ú t...ể*Tén ghép là loại tên gọi gồm đến 2, 3 th à n h tô' chỉ nghĩa, ví dụ trong tên ghép song tiết phải có một th à n h tô' chỉ cái tên gọi chung toàn chủng loại, rồi kèm bên cạnh phải có thêm một th àn h tố chỉ một đặc trưng nào đó (về chất liệu, về hình dáng, hay về nguồn góc, công dụng v.v. ) để khu biệt sự vật này vói sự vật khác trong ° ’ Cụ đã tìm ra một tên gốc như vậy ở nhánh Kam Tai (thuộc Thái-Kadai) nên Cụ khuyên khích chúng tôi tìm thêm ờ Việt Mường.
  13. MỘT SỐ CHỨNG TÍCH VỂ NGÔN NGỮ, VĂN Tự VÀ VÂN HÓA 13 cùng chủng loại lớn. Chẳng hạn, từ 4 tên đơn trên đây, chúng ta có thể có 4 dãy tên ghép như sau : m ư a : -> mưa dầm, mưa rào, mưa đá, mưa dông... r ìu : -» rìu đá, riu đồng, rìu tứ giác, riu lưỡi xéo... xe : —» xe đạp, xe máy, xe buýt, xe lửa... b ú t: -» bút nho, bút chì, bút máy, bút bi... Tên ghép là loại tên gọi hậu kỳ, xuất hiện sau các tên đơn tương ứng. Nhưng tên đơn cũng có nhiều kiểu, xét về m ặt lịch sử. Có tên đơn bản địa, không vay của ai cả, thuộc lớp từ vựng cơ bản, có tự rấ t lâu đòi, như m ư a, rìu . Có tên vay mượn từ ngôn ngữ khác, nhưng vay đã tương đối lâu, như tên c ổ Hán Việt xe. Có tên vay mượn chậm hơn, như tên Hán Việt b ú t. Đó là chưa nói đến những tên mới vay mượn thòi gian gần đây, như bi (trong chơi bi), ga (trong ra ga) v.v. Tên gốc là loại tên đơn bản địa. có tự rấ t lâu đời, như m ư a, rìu vừa nói ở trên. Công việc mà Cụ A. G .H audrricourt khuyến khích, động viên chúng tôi làm là đi tìm cho được cái tên gốc Việt Mườne cùng tuổi như m ử a , rìu , nhưng riêng một m ình nó đã có nội dung ngang với cái tên'ghép trố n g đồng. 3 Và th ậ t là may m ắn cho chúng tôi : chúng tôi đã tìm được cái tên gốc đó ỏ trong bộ sử thi Đẻ đ ấ t đẻ nước. Theo Đặng Văn Lung, bộ sử thi này có khoảng 30 chương mà các ông Mo người Mường gọj là 30 "rằng". Trong 30 chương này có một chương chuyên nói về việc sáng tạo ra trông đông : đó là "rằng" tẻ tr ô ồ n g tô ố n g (= đẻ tr ố n g đồng). Chương này cho ta biết nhiều chi tiết quan trọng về hiện vật khảo cổ này :
  14. 14 Nfiuycn Tồicẩn a) Trưốc hết nó cho ta biết chính tầng lốp giàu có, nắm quyền lực là tầng lớp quan tâm đến việc có trống đồng, họ gắng tìm ra được kỹ thuật đúc trống đồng (bằng cách - theo sử thi - học trộm của Long Vương !) "Vua D ịt Dàng giàu hết đời b ố đến đời con Chập tối trăm lính chầu vào Sáng m ai trăm lính chầu ra Gà gáy chầu đứng chầu ngồi Chưa có khâu trống đồng (theo bản Hoà Bình) Nghe rầm rầm tận đáy nước Nghe thác dác dưới lòng sông Vua bắc thuyền đồng vào xem vào ngó N hìn từ trên xuống dưới Học cách đúc trống đồng (theo bản Thanh Hoá) b) Rồi họ tổ chức sản xuất trống đồng, ngay trong dinh cơ của họ : "Bảo nhau quay về Đền Rồng N ện đất ầm ầm Đắp khuôn ầm ĩ Lấy củi gốc đem nung Lấy củi cành đem đun Chảy nước đồng như bông hoa" (theo bẩn Thanh Hoá)
  15. MỘT SÓ CHỨNG TÍCH VẾ NGÔN NGỮ, VẢN Tự VÀ VĂN HÓA 15 c) Và sau vài lần thất bại, họ đã đúc được trống lớn, trông nhỏ : m 'Tọ pa pớn, trôồng tôống tà rêng (= Đ ổ ba bận trông đồng đã nên) Tủc àn khâu cả (= Đúc được khâu lớn) * Tủc xa k h â u é n g ” (= Đ úc ra khâu nhỏ) Chi tiết này có thể sẽ rấ t quan trọng : nếu sau này điểu tra thấy loại khâu én g (= khâu nhỏ) chính là loại trống đồng tí hon (m iniature drum) dưối 10 cm, thì, theo G.S.Phạm Huy Thông, đó là loại hiện vật chủ yếu chỉ tìm được ỏ Việt Nam, ở Trung Quốc hầu như hoàn toàn không thấy. d) Trống đồng cũng đã được miêu tả về m ặt hình dáng, tran g t r í : "...giông như sọt... như đồ đựng thức ăn Có hoa da trăn rắc rải Có hình lá bái lá de Có hỉnh con khe ra hóng gió (con khe = con nháij Có hình sọc lá nang" (nang = cauj (theo bản Hoà Bình) e) Công dụng của trống đồng cũng được nói đến : đó là nhạc khí dùng trong lễ tang': "Ai hóa bụt, chầu thiên A i hóa tiên, hóa rồng Vê cùng tổ cùng tiên Đánh trống này" (theo bản Hoà Bình)
  16. 16 Nfiu/cn Tỏi Cẩn g) Tất nhiên công dụng làm một vật đổi chác, mua bán cũng đã được đề cập : "Thấy thật trống đồng Lấy tiền ra chác Lấy bạc ra mua" (theo bàn Hoà Bình) 4 Có được một chương sử thi nói tỉ mỉ về trống đồng như vậy cũng đã là một bằng chứng rấ t quý. Không phải nơi nào, cư dân nào củng có được một bằng chứng như vậy. Hơn thẻ nữa. chương này lại còn bảo lưu được cho chúng ta chính cái tên gốc mà chúng ta đang đi tìm : cái tên gôc bản địa khá cổ đó là từ k h â u . Tên gốc này được giới thiệu một cách khá rõ ràng : Kỉa xật là trôồng tôống (= Thấy thật là trống đổng) Moón Mướng rô rée là cày khâu (= Người M ường gọi đó là cái k h â u ) Ỏ bản Hoà Bình k h â u gặp 17 lần. Ở bản T hanh Hoá, vì in rú t gọn hơn nên k h â u chỉ gặp 7 lần, nhưng nhò có tiếng Mường nên cả 7 lần đó đểu có văn cảnh rấ t hoàn chỉnh. Phân tích 2 văn bản này, chúng ta thấy : a) Trong bản dịch theo dị bản ở Hoà Bình, k h â u được để nguyên tiếng Mường, không dịch, nhưng có giải thích ở dưới và n h ất là có kèm thêm bên cạnh, hoặc ở câu trưóc câu sau, hai chữ tr ô n g đ ồ n g của Việt (7 lần) hoặc ít n h ất là chữ đ ồ n g (8 lần), ơ bản tiếng Mường T hanh Hoá cũng gần gần như vậy : 4 lần k h â u có kèm theo, trong văn cảnh, cả 2 chữ tr ô ồ n g tô ó n g 1 lần kèm theo chữ trôồng, 1 lần kèm theo chữ tôống. Chuyện lặp thêm một bộ phận để dịch nghĩa hay để giải thích là chuyện
  17. MỘT Số CHỨNG TÍCH VỀ NGÔN NGỮ, VĂN Tự VÀ VĂN HÓA 17 ở tiếng Việt thường gặp. Đó là cách làm để các tên riêng, các tên quá chuyên môn hay quá hiểm hóc trở thành dễ hiểu hơn đôi với tấ t cả mọi người. Ví dụ ở Hồng Hà, Trường Sơn, chứng chỉ, du kích, công kiên đã có hà chi sông, sơn chỉ nú i, chỉ chỉ giấy và công,kích chỉ đánh, nhưng ta vẫn thường nói lặp là Sông Hồng Hà, N úi Trường Sơn, giấy chứng chỉ, đánh du kích, đánh công kiên...Ở tre pheo, đường sá cũng vậy : tre là tên gọi của Việt và Mường phía Bắc, pheo là tên gọi tre của Mường miền Trung, miền Nam; đường là tên gọi Việt vay của Hán hoặc Tày Thái, sá là tên cổ chỉ dùng ở Mường với dạng tương ứng. Nói pheo, nói sá thì chỉ một địa bàn hạn hẹp là suy ra được, còn nói tre pheo, đường sá thì b ất kỳ ỏ đâu cũng cảm thấy là từ ngữ thường dùng. b) Điểu cần đặc biệt chú ý là việc dùng chữ lạ c sau chữ k h â u . Ở bản T hanh Hoá ta có : Cày rì rô là k h â u lạ c mếng tôông (= Cái ấy gọi là k h â u lạc m ình đồng). Ở bản Hoà Bình ta lại có thêm : Là k h â u lạc đồng vàng. Đồng vàng chưa rõ có ý nghĩa cụ thể như thê nào : đó là đồng có pha vàng ? Hay loại đồng quý như vàng ? loại đồng có m àu như vàng ? Hay đồng vàng được dùng với ý nghĩa tượng trưng, chỉ rằng có hình m ặt trăng, m ặt trời, theo tinh thần của sử t h i : Đã đi khai mỏ đồng Đúc làm m ặt trăng ĩ/ã đi khai mỏ vàng Đúc được mặt trời Nhưng dầu sao, chắc đồng vàng cũng là bộ phận thêm vào - giống như m ình đồng - để miêu tả cho rõ cái gọi là khâu lạc. Trong tên ghép khâu lạc ta đã biết khâu là trống đồng. Vậy lạc thêm vào để bổ sung ý nghĩa gì ? Phải chăng lạc ở đây cũng là lạc như ở ruộng lạc, lạc hầu, lạc tướng ? Nếu th ế thì khâu lạc không n)iững chỉ cho ta cái tên goi gốc gác của trổng đồng mà nó còn cho ta cả cầ^éềtegíáHcủa sáng tạo ra cái sản phẩm quí hiếm của Lạc V iệt!
  18. 18 Nguỵễn Tài cẩn 5 Với cách phát âm có /kh-/ chắc khâu chỉ lên đến khoảng 15, 17 th ế kỷ trước đây mà thôi. Một câu hỏi được đặt ra : vậy trước kia khâu có một dạng cổ hơn nữa hay không ? Theo ý chúng tôi, chắc là có !'Ở vùng Arem, trống được gọi nơi là /kuthu/ (theo Trần Trí Dõi), nơi là /kathu(h)/ (theo Kasuga Atsushi). Chắc đây là hai dạng cùng gốc với khâu vì /u/ là dạng cổ của /âu/, và /th- /Arem có thể ứng vói /kh-/Mường. So sánh : V iệ t: tháng Arem : /thaeng?/ Mường : /khang 3/ Có lẽ khoảng cách đây 2 500 - 3 000 năm thì dạng' cổ là /kơru/ hay /kru/. Hoặc giả cũng có thể là /kơsu/ hay /ksu/. Chuyện phục nguyên dạng thượng cổ thì đang còn phải bàn thêm vì tư liệu hiện có quá ít và nh ất là vì các phụ âm bật hơi xuất hiện vê sau, dễ có sự chuyển đổi giữa /th -/ với /kh-/, /ph-/ : ở Arem thịt cũng ứng với lth-1, phổi cũng ứng với lth -1 . Ở Mường cũng đại để như vậy : sàn, sấm thường có / kh- / nhưng ở Mường Danh, Giai Xuân lại có Ịth- /; tép thường có / th - / nhưng ở Tam Hợp, Sông Con lại có Ikh- /. Dầu sao, chuyện khâu vốn có một nguồn gốc xa xưa hơn nữa cũng là chuyện khá chắc. Nếu sau này điều tra lại, thấy /kuthu/, /kathuíh)/ quả không còn chỉ trống đồng nữa mà chỉ có ý nghĩa chung chung là trống thôi, thì điều đó cũng không có gì đáng băn khoăn. Ỏ ngôn ngữ nào chuyện như vậy cũng rấ t thường gặp. Trong tiếng Hán, chữ trụ khi được đặt ra vốn chỉ cái cột gỗ (vì có bộ mộc), nhưng đên đòi Hán đã nói được đồng trụ còn nay th ì có thể nói cột trụ bằng gạch,bằng đá, bằng bê tông cốt thép v.v. 6 ở vùng Việt vì tiếp xúc nhiều với th ư tịch Hán, và về sau khi biên soạn các văn bản thì cũng biên soạn chủ yếu bàng chữ
  19. MỘT SỐ CHỨNG TÍCH VẾ NGÔN NGỮ, VĂN Tự VÀ VÂN HÓA 19 Hán, nên chắc tên gọi đồng cổ đã được dùng phổ biến, và do đó đã đưa đến cả trống đồng, trôồng tôống vào trong cách nói địa phương. Có lẽ đây là nguyên nhân làm cho người Việt bị m ất đi cái tên gổc ứng với khâum. Mất nhưng nay tìm lại được tên khâu ở Mường thì cũng có thể coi như chưa m ất hẳn. Việt với Mường mới tách nhau khoảng trên dưới 1 200 năm, trước kia hai bên cùng thuộc chung một ngôn ngữ. Kể ra, nói "tìm lại được tên khâu " thì cũng không th ật đúng. Ngưòi Mường cũng như các tác giả đã nghiên cứu, biên tập Đ ẻ đ ấ t đ ẻ n ư ớ c xưa nay đều biết đến nó. Chỉ vì các tác giả đó 'không có được cái nhìn chuyên môn như của Cụ A.G.Haudricourt, nên không ai nghĩ đến chuyện phải giới thiệu, phải nhấn m ạnh đặc biệt đến cái quý của tên khâu. Còn chúng tôi thì lại có được cái may mắn được Cụ giúp đỡ từ đầu đến đuôi: trưốc khi tìm, trong khi tìm cũng như sau khi tìm được. Nhưng hơn 10 năm qua chúng tôi vẫn chưa dám công bố, vì đang muôn tìm thêm văn bản, tìm thêm cứ liệu điều tra thực địa. Nay tự thấy tuổi cao, kế hoạch đi các vùng Mường chắc không còn thực hiện được nữa nên đành phải có gì viết nấy, công việc còn lại xin nhường các th ế hệ sau làm tiếp. Và viết xong, chúng tôi lại có ý định muôn gửi sang Diễn Đàn, một tạp chí xuất bản ngay trên quê hương của Cụ. Chúng tôi muốn coi đây như một bản sơ kết nhỏ, gửi sang báo cáo vối vong linh Cụ vê việc đã thực hiện được một phần di chúc khoa học của Cụ. (Diễn Đàn số 95) (1) Trong cuô”n T ụ c n g ữ p h o n g dao của Nguyễn Văn Ngọc, có câu khu nào quan Lang ấy, chúng tôi hiểu là Trông đồng nào, quan Lang ấy. Chắc đây không phải là một câu của Việt mà là một câu của Mường được Việt hóa vì không những có k h u . dạng cổ của k h âu mà còn có cả quan Lang.
  20. 20 Nguyễn Tài cẩn VỂ TÊN GỌI CON RỔNG CỦA NGƯÒI VIỆT Diễn đàn sô' 93 có bài NÁM RồNG NÓI CHUYỆN RÓNG cùa anh Đặng Tiến, trong bài ấy có dẫn ý kiến của chúng tôi. Nhưng đó chi là một chi tiết trao đổi sơ bộ qua Email. Dưối đây chúng tôi xin phép được nói rõ hơn, đầy đủ hơn. Muôn tìm hiểu vấn đề tên gọi con rồng của người V iệt tối thiểu cũng phải bàn đến 2 giai đoạn : bàn vê tên gọi bản địa ở thòi tiên sử và bàn về các tên gọi vay từ tiếng Hán, ở thòi Bác thuộc. Hơn nữa, muôn đầy đủ, th iết nghĩ cũng nên bàn thêm cả vê cái tên gọi liên quan đến năm Thìn. IỂVỀ TÊN GỌI CON RỒNG Ở THỜI TIEN sử Vấn đề này rấ t th ú vị nên chúng ta nói đến trước tiên. Nhưng đây là một vấn để không dễ giải quyết, vì quá khó ! Và cũng vì quá thiếu những tư liệu đáng tin cậy ! 1. Trong các ngôn ngữ phân hóa từ cái ngôn ngữ mẹ của toàn tiểu chi (gọi là Proto Việt Chứt) tạm thòi có thể chia th à n h 6 khu vực : khu vực của nhóm Việt Mường và 5 khu vực thuộc nhóm Poọng Chứt. - ở Việt Mường có tên gọi là RồNG, vay từ tiếng Hán; - ở Thà Vựng có tên gọi là /m ahing/ (theo M.Ferlus); - Ỏ Poọng có tên gọi là /khlụ/ (theo Nguyễn Vãn Tài); - ở Phon Soung có tên gọi là /malel/ (theo M.Ferlus);
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2