intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NGỮ VĂN ÔN THI ĐẠI HỌC

Chia sẻ: Ngọc Duyên | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:182

181
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 1 là phần kiểm tra kiến thức, thường xoay quanh năm tác giả: Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu. Câu hỏi thường yêu cầu làm rõ ý nghĩa nhan đề của tác phẩm, tình huống truyện, phong cách sáng tác, nêu giá trị nhân đạo của tác phẩm, so sánh các giai đoạn văn học… Đây là câu lý thuyết nên thí sinh cần làm chính xác, rõ ràng những kiến thức trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, không đơn giản chỉ có vậy mà thí sinh cần trình bày cả cách hiểu, cảm nhận của mình...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NGỮ VĂN ÔN THI ĐẠI HỌC

  1. NGỮ VĂN ÔN THI ĐẠI HỌC FULL A-Kinh nghiệm thi môn Ngữ Văn Các giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm chia sẻ với thí sinh những lưu ý quan trọng về cách làm bài thI môn Ngữ văn để đạt kết quả cao nhất. Môn văn: phải biết tổng hợp vấn đề Theo dõi các đề thi tuyển sinh ĐH môn văn nhiều năm gần đây, chúng ta thấy nội dung đề thi thường nằm trong chương trình ngữ văn lớp 11, 12 gồm chương trình cơ bản và nâng cao. Trong đó thí sinh cần chú ý một số nội dung. Câu 1 là phần kiểm tra kiến thức, thường xoay quanh năm tác giả: Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu. Câu hỏi thường yêu cầu làm rõ ý nghĩa nhan đề của tác phẩm, tình huống truyện, phong cách sáng tác, nêu giá trị nhân đ ạo của tác phẩm, so sánh các giai đoạn văn học… Đây là câu lý thuyết nên thí sinh cần làm chính xác, rõ ràng những kiến thức trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, không đơn giản chỉ có vậy mà thí sinh cần trình bày cả cách hiểu, cảm nhận của mình về vấn đề đó. Câu 2: luôn là câu nghị luận xã hội. Đề thường xoay quanh các chủ đề tư tưởng – đạo lý và những hiện tượng trong đời sống. Lưu ý, trong khi làm bài, tuy phần giải thích rất quan trọng, nhưng nếu cảm thấy từ ngữ đó có thể nêu được khái niệm mà không thể nào giải thích được thì chỉ nên nêu nội dung chung, để tránh trường hợp giải thích sai. Bởi vì khi đã giải thích sai, mọi việc lập luận hoặc mô tả sau đó đều đi sai hướng. Hãy nhớ thêm rằng tuy đề tài mênh mông, nhưng tất cả đều có một mục đích là giúp chúng ta sống tốt hơn và có ích hơn. Câu 3: đây là phần nghị luận văn học (câu 3a, 3b) và là nội dung có số điểm nhiều nhất, nhưng rất nhiều học sinh thường chỉ tập trung vào chương trình 12 và bỏ hẳn chương trình 11, hoặc chỉ học văn xuôi và hoàn toàn bỏ phần thơ. Thí sinh không nên học tủ như thế mà nên học tất cả những tác phẩm chính có trong chương trình thi. Các kiểu đề thường gặp như sau: phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm, cảm nhận về hình tượng văn học, bình giảng một đoạn thơ, bài thơ; so sánh các hình tượng văn học trong cùng một tác phẩm hoặc hai tác phẩm khác nhau, phân tích tác phẩm hoặc một hình tượng để làm rõ một vấn đề nào đó… Ngoài ra, những tác phẩm về cảm hứng thế sự sau năm 1975 cần luyện tập kỹ, vì phần lớn thí sinh rất lúng lúng khi tiếp cận đề tài này.
  2. Với những đề liên quan đến hai tác phẩm của hai tác giả, thí sinh không chỉ cần có kỹ năng phân tích thơ mà phải có khả năng tổng hợp khái quát được vấn đề. Những bài làm được điểm cao ở câu này là những bài có vốn kiến thức văn học, có kỹ năng làm bài tốt và có tư duy khái quát, tổng hợp vấn đề. Ngoài ra thí sinh cũng cần có những cảm xúc về nét đẹp trong văn học. - GV NGUYỄN ĐỨC HÙNG * Bố trí thời gian hợp lý: Theo kinh nghiệm của nhiều thầy cô cho biết, các thí sinh thậm chí là học sinh giỏi đều hay mắc phải lỗi về bố trí thời gian không hợp lý nên khi hết giờ vẫn chưa làm xong hoặc cuống cuồng viết vội vài dòng kết luận cụt ngủn. Và những bài làm như thế sẽ bị đánh giá thấp dẫn đến kết quả không khả quan. Để tránh được lỗi đó, các thí sinh cần đọc kỹ đề thi một lượt, xác định điểm và thời gian làm cho từng câu. Đối với phần hỏi về tác giả, tác phẩm (2 điểm) các bạn nên làm trong khoảng 30 phút. Bởi vì đây là phần kiểm tra kiến thức cơ bản nên thí sinh cần học thuộc và nắm chắc những ý chính mà câu hỏi yêu cầu, tránh lan man, dài dòng. Đối với câu nghị luận các bạn cũng chỉ dành từ 30 – 45 phút để triển khai ý và viết, còn lại dành thời gian để làm câu tự luận vì đây là phần chiếm số lượng điểm khá lớn. (Cần lưu ý phải lập dàn ý sơ giản hoặc chi tiết trước khi viết bài để tránh thiếu ý, trình tự các ý lộn xộn và lạc đề. Tiếp đến cần xác định đầy đủ yêu cầu của đề thi về các phương diện như kiểu bài: xác định xem đề bài yêu cầu sử dụng kỹ năng nghị luận nào: trình bày, giải thích, chứng minh, bình giảng, phân tích, so sánh hay kiểu bài tổng hợp đòi hỏi kết hợp nhi ều kĩ năng nghị luận). * Đối tượng và nội dung nghị luận: Đề bài yêu cầu giải quyết vấn đề gì? Phạm vi kiến thức và dẫn chứng: Để giải quyết vấn đề đó, cần huy động và sử dụng những kiến thức và dẫn chứng nào cho phù hợp và có sức thuyết phục cao nhất).Đồng thời, xác định nội dung và hình thức trình bày bài viết. Điều này sẽ giúp bài văn không bị lạc đề, xa đề. Các bạn cũng cần vận dụng nhuần nhuyễn các kiểu bài sau: - Các kiểu bài phân tích văn học thường có trong đề thi là: Phân tích tác phẩm hoặc một đoạn tác phẩm, phân tích hình tượng nhân vật, phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật, phân tích các vấn đề văn học, phân tích chi tiết nghệ thuật và nhan đề tác phẩm.
  3. - Còn bình giảng văn học chỉ khám phá những điểm nút, những từ ngữ chìa khoá, những mạch ngầm để mở đường thưởng thức văn bản, chứ không che lấp hay thay thế văn bản nghệ thuật. Khi bình giảng, cần chú ý tới những chỗ trống, chỗ lạ hoá, khác thường trong văn bản, đặc biệt là cách cấu tạo hình tượng, các chi tiết giàu ý nghĩa, các từ ngữ dùng đắt hoặc kết hợp đặc biệt. Từ chỗ độc đáo đặc thù đó, tìm đến mạch lạc bên trong của bài thơ, bài văn, khám phá mối liên hệ không gian, thời gian, cách cảm nhận riêng của tác giả cũng như cấu tứ, bố cục của tác phẩm. - Khi bình giảng thơ, để hệ thống ý của bài văn được chặt chẽ, điều quan trọng nhất là phải hiện ra cấu trúc của đoạn thơ, bài thơ. Đối với các bài thơ, đoạn thơ có sử dụng hình thức lặp cấu trúc, liệt kê, điệp từ như Tâm tư trong tù, Việt Bắc, Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm thì khi bình giảng, để tránh bài viết lặp lại một cách nhàm chán, tuyệt đối không được bình từng dòng, mà phải nhóm các chi tiết, hình ảnh thành một hệ thống, rồi mới giảng và bình về hệ thống ấy. Chẳng hạn, 9 dòng đầu của đoạn thơ Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm), có sự lặp đi, lặp lại của điệp khúc“Đất Nước đã có…”, “Đất Nước có trong…”, “Đất Nước bắt đầu…”, “Đất Nước lớn lên…”, “Đất Nước có từ…” cho thấy nhà thơ trầm tư suy ngẫm về thời điểm ra đời của Đất Nước (gồm các dòng 1,3,9), quá trình lớn lên (dòng 4) và phạm vi tồn tại của Đất Nước (dòng 2). Vì vậy, khi bình giảng đoạn thơ này, cần chú ý nhóm các dòng thơ 1,3,9 thành một ý, dòng 4 là một ý và dòng 2 là một ý. Từ “ngày đó” là phép thế đại từ có ý nghĩa thay thế cho các dòng 5,6,7,8, nên đ ể hiểu được ý nghĩa dòng thơ thứ 9, cần hiểu được các dòng thơ trước đó. MỘT SỐ MỞ BÀI THAM KHẢO 1. Xây dựng một hình tượng nhân vật đã khó, nhưng để nhân vật đó có sức lay động và  chiếm trọn trái tim người đọc còn khó hơn. Ấy vậy mà nhà thơ/nhà văn … đã làm được điều  đó. Nhân vật “ABC/XYZ” của ông đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc về hình ảnh  của một ( tùy đề bài yêu cầu phân tích nhân vật nào thì khái quát nhân vật đó)  ví dụ:  1. người nông dân chân chất hiền lành, bị những rào cản của xã hội thực dân­phong kiến  tha hóa và biến chất đẩy đến bước đường cùng
  4. 2. người phụ nữ ba nổi bẩy chìm lênh đênh số kiếp trên con đường đi tìm hạnh phúc và bứt  mình khỏi những rào cản tăm tối. 3. số phận éo le, hoàn toàn mờ nhạt trong cái bộn bề, sóng gió bấp bênh của cuộc sống… Note: Cái này vân dụng cho tất cả các bài văn yêu cầu phân tích nhân vật 2. Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luôn luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một lần  trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là  văn, là nghệ thuật đích thực thì vẫn còn mãi mãi với thời gian. T ác phẩm “ABC/XYZ” của  nhà văn/ nhà thơ….là một trong số những tác phẩm nghệ thuật như thế.  Đặc biệt là trích đoạn….( nếu người ta yêu cầu phân tích đoạn trích)  3. Có một nhà văn đã nói rằng : "Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc  sống viết ra". Hiện thực cuộc sống được xem như là cái nền cho những cảm hứng nghệ  thuật chắp cánh và đâm chồi. Chính vì vậy mà bức tranh hiện thực cuộc sống và con người  trong tác phẩm ABC/XYZ của nhà văn/nhà thơ gây ấn tượng đặc biệt sâu đậm trong lòng  người đọc… Và nhân vật Y được phác họa như …( coi lại những nhân vật hay gặp phải đã liệt kê ở cái  1)  4. Nếu là con chim chiếc lá Thì chim phải hót, lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình" Một nhà thơ đã từng viết như vậy song chỉ đến khi đọc tác phẩm ABC/XYZ của nhà văn/  nhà thơ…, tiếp xúc với các nhân vật trong tác phẩm, đặc biệt là nhân vật… ta mới cảm  nhận sâu sắc hơn về lẽ Cho và Nhận trong đời.  5. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã góp thêm những trang vàng  vào lịch sử dân tộc. Đã có rất nhiều văn nghệ sẽ đã có được cảm hứng sáng tác từ đề tài  này. Chính vì vậy đây cũng là giai đoạn văn học có nhiều thành công góp phần làm rạng  rỡ nền văn học nước nhà. ”…….” Của nhà văn/ nhà thơ ……… là một trong những đóng góp như vậy.  Hình ảnh của những người lính quả cảm, kiên cường, ngày đêm chiến đấu bảo vệ đất nước/  Nhân vật chính trong tác phẩm ( tên) …đã thật sự để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người  đọc (Note: Mở bài như thế này chỉ áp dụng với các bài văn viết về chiến tranh, người lính), ví  dụ: Tây Tiến,…  6. Từ ngàn đời nay văn chương đã dành bao nhiêu lời đẹp ý hay để nói về người mẹ, về  tình mẫu tử, nhưng đề tài quen thuộc ấy vẫn ko bao giờ là chuyện xưa cũ. Với tuổi ấu thơ,  người mẹ, tình mẹ lại luôn gắn liền với lời ru. Dòng sữa & lời hát ru ngọt ngào của mẹ đã 
  5. nuôi đứa trẻ lớn lên “Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn”(Nguyễn Duy). Tình mẹ & ý  nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con ng đã được nhà thơ …….. gửi gắm trong những  vần thơ nhẹ nhàng mà đậm chất triết lí: ( Tên bài thơ)  Note: Cái này dành cho gia đình, quê hương, Mẹ, Cha…  7. Quê hương là gì hả mẹ  Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hả mẹ  Ai đi xa cũng nhớ nhiều (Đỗ Trung Quân) Trong trái tim mỗi con người luôn có một khoảng dành riêng cho quê hương, tình cảm ấy  dạt dào cháy bỏng & có sức sống mãnh liệt, bền bỉ. Đặc biệt trong hoàn cảnh khó khăn,  nguy hiểm, tình cảm ấy càng tỏa sáng rạng ngời. Với ngòi bút sắc sảo chân thực cùng tâm  hồn đồng cảm sâu sắc, nhiều nhà văn VN hiện đại đã khắc họa thành công hình ảnh con  ng VN có tình yêu làng quê tha thiết. Nhưng có lẽ thành công hơn cả là nhà văn…. Với  nhân vật……..  8. Chúng ta đã gặp không ít những số phận người phụ nữ bi thương trong các tác phẩm  văn học Việt Nam, đó là một nàng Vũ Nương oan khuất, một nàng Kiều bi kịch, một Chị  Dậu tủi hờn... Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học cách mạng, vẫn những người phụ nữ  ngày xưa ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ đứng dậy làm chủ đời mình. Một trong những nhân vật  văn học nữ tiêu biêu biểu là nhân vật…. của nhà văn/ nhà thơ…..  Note: Cái này áp dụng cho Truyện Kiều, Chiếc Thuyền Ngoài Xa, Vợ Chồng A­phủ….  9. Trong vô số những nạn nhân của xã hội phong kiến có một tầng lớp mà hết thảy các  nhà văn nhân đạo đều đau sót trân trọng và tập chung viết về họ đó là người phụ nữ. trong  số những tác phẩm viết về đề tài này nổi bật nhất phảI kể đến tác phẩm….  10. Khi “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan ra đời, tôi  chắc ít ai nghĩ rằng, thân phận người nông dân dưới ách đế quốc phong kiến lại có thể có  một nỗi khổ nào hơn những nỗi khổ của chị Dậu, anh Pha. Nhưng khi ……..(tên nhân vật)  bước ra từ những trang sách của nhà văn…… , thì người ta mới nhận ra rằng đây là hiện  thân đầy đủ những gì gọi là khốn khổ, tủi nhục nhất của người dân cùng ở một nước thuộc  địa  Note: Áp dụng cho Chí Phèo ( Nam Cao), hay những tác phẩm viết về thân phận con người  bị áp bức, bóc lột. ________________________________________________
  6. MỘT SỐ TÁC GIẢ Hội những người học khối D1 Nha thơ Tô Hưu ̀ ́ ̃ AD:Lê Nguyễn 1.. Tiêu sư: (1920­2002) ̉ ̉ ­ Tên thât la Nguyên Kim Thanh, quê ơ lang Phu Lai, nay thuôc xa Quang Tho, huyên  ̣ ̀ ̃ ̀ ̉ ̀ ̀ ̣ ̃ ̉ ̣ ̣ Quang Điên, tinh Thưa Thiên ­ Huê. ̉ ̀ ̉ ̀ ́ ­ xuât thân trong 1 gia đinh nha nho ngheo. Song thân cua TH rât say mê sưu tâm ca dao,  ́ ̀ ̀ ̀ ̉ ́ ̀ tuc ngư. ̣ ̃ ­ Quê hương xư Huê thơ mông, nôi tiêng vung văn hoa phong phu va gia đinh đa gop phân  ́ ́ ̣ ̉ ́ ̀ ́ ́ ̀ ̀ ̃ ́ ̀ quan trong và viêc hinh thanh hôn thơ cua TH. ̣ ̣ ̀ ̀ ̀ ̉ ­ Mô côi me tư năm 12t, 1năm sau ông vao hoc trương Quôc hoc Huê. ̀ ̣ ̀ ̀ ̣ ̀ ́ ̣ ́ ­ Năm 1937, TH giac ngô CM. ́ ̣ ­ 1938, TH đươc kêt nap vao Đang Công san Đông Dương. Tư đo sư nghiêp thơ ca cua ông  ̣ ́ ̣ ̀ ̉ ̣ ̉ ̀ ́ ̣ ̣ ̉ găn liên vơi sư nghiêp CM. ́ ̀ ́ ̣ ̣ ­4/1939, TH bi thưc dân Phap băt giam. ̣ ̣ ́ ́ ­3/1942 ông vươt ngưc Đăc Lay (kon tum) ra Thanh Hoa va tiêp tuc hoat đông CM. ̣ ̣ ́ ́ ̀ ́ ̣ ̣ ̣ ­ CM 8/1945,TH lam Chu tich Uy ban khơi nghia ơ Huê. ̀ ̉ ̣ ̉ ̉ ̃ ̉ ́ ­ Khang chiên toan quôc bung nô, TH đươc điêu đông lam Bi thư Tinh uy Thanh Hoa 1 thơi  ́ ́ ̀ ́ ̀ ̉ ̣ ̀ ̣ ̀ ́ ̉ ̉ ́ ̀ gian rôi lên Viêt Băc công tac ơ cơ quan TƯ Đang đăc trach vê văn hoa, văn nghê. ̀ ̣ ́ ́ ̉ ̉ ̣ ́ ̀ ́ ̣ ­ trong 2cuôc khang chiên va cho đên 1986, TH liên tuc giư nhưng cương vi trong yêu  ̣ ́ ́ ̀ ́ ̣ ̃ ̃ ̣ ̣ ́ trong bô may Đang va Nha nươc: Uy viên Bô chinh tri Đang công san VN, Bi thu TƯ đang,  ̣ ́ ̉ ̀ ̀ ́ ̉ ̣ ́ ̣ ̉ ̣ ̉ ́ ̉ Pho Chu tich Hôi đông Bô trương. ́ ̉ ̣ ̣ ̀ ̣ ̉ ­1994 đươc tăng thương Huân chương sao vang ̣ ̣ ̉ ̀ ­1996 đươc tăng thương HCM vê VH nghê thuât ̣ ̣ ̉ ̀ ̣ ̣ ­1999 đươc tăng giai thương VN ASEAN. ̣ ̣ ̉ ̉ => Ơ TH, con ngươi chinh tri va con ngươi nha thơ thông nhât chăt che vơi nhau lam 1, sự  ̉ ̀ ́ ̣ ̀ ̀ ̀ ́ ́ ̣ ̃ ́ ̀ nghiêp thơ găn liên vơi sư nghiêp CM, TH đươc coi la" con chim đâu đan cua thơ CM VN" ̣ ́ ̀ ́ ̣ ̣ ̣ ̀ ̀ ̀ ̉ 2. Net chinh trong phong cach NT thơ TH: ́ ́ ́ *** Nôi dung: ̣ a/ Thơ TH la thơ trư tinh chinh tri: ̀ ̃ ̀ ́ ̣ ­ Con đương thơ cua TH băt đâu cung luc vơi qua trinh giac ngô CM cua nha thơ nên quá  ̀ ̉ ́ ̀ ̀ ́ ́ ́ ̀ ́ ̣ ̉ ̀ trinh sang tac găn bo mât thiêt vơi qua trinh hoat đông CM. ̀ ́ ́ ́ ́ ̣ ́ ́ ́ ̀ ̣ ̣ ­ Li tương công san la ngon nguôn moi cam hưng NT cua thơ TH. ́ ̉ ̣ ̉ ̀ ̣ ̀ ̣ ̉ ́ ̉ ­ TH lam thơ la hoat đông CM nhăm tuyên truyên giao duc đâu tranh cho thăng lơi cua lí  ̀ ̀ ̣ ̣ ̀ ̀ ́ ̣ ́ ́ ̣ ̉ tương CM. ̉ ­ Li tương, thưc tiên đơi sông CM va nhưng muc tiêu, nhiêm vu CM đa chi phôi quan niêm  ́ ̉ ̣ ̃ ̀ ́ ̀ ̃ ̣ ̣ ̣ ̃ ́ ̣ NT(đê tai, chu đê, nhân vât trư tinh;...). ̀ ̀ ̉ ̀ ̣ ̃ ̀ => TH la nha thơ cua le sông, cua tinh cam, la niêm vui lơn cua con ngươi VN va cuôc sông  ̀ ̀ ̉ ̃ ́ ̉ ̀ ̉ ̀ ̀ ́ ̉ ̀ ̀ ̣ ́ CM, do vây TH la 1 thi si ­ chiên si. ̣ ̀ ̃ ́ ̃
  7. B/ Thơ TH mang đâm tinh sư thi: ̣ ́ ̉ ­ cai tôi trư tinh trong thơ TH la cai tôi ­ chiên si, cai tôi ­ công dân, cai tôi nhân danh dân  ́ ̃ ̀ ̀ ́ ́ ̃ ́ ́ tôc, CM. ̣ ­ nhân vât trư tinh la nhưng con ngươi đai diên cho nhưng phâm chât cua giai câp, dân tôc,  ̣ ̃ ̀ ̀ ̃ ̀ ̣ ̣ ̃ ̉ ́ ̉ ́ ̣ thâm chi mang tâm voc lich sư va thơi đai( anh giai phong quân, Nguyên Văn Trôi, em  ̣ ́ ̀ ́ ̣ ̉ ̀ ̀ ̣ ̉ ́ ̃ ̃ Lươm,...) ̣ ­Thơ TH thê hiên nhưng vân đê côt yêu cua đơi sông CM va vân mênh cua dân tôc. Cam  ̉ ̣ ̃ ́ ̀ ́ ́ ̉ ̀ ́ ̀ ̣ ̣ ̉ ̣ ̉ hưng chu yêu la cam hưng lich sư ­ dân tôc. ́ ̉ ́ ̀ ̉ ́ ̣ ̉ ̣ C/ Thơ TH co giong điêu tâm tinh ngot ngao: ́ ̣ ̣ ̀ ̣ ̀ ­ Cach xưng hô vơi đôi tương tro chuyên rât gân gui, thân mât (ban đơi ơi,..) cho đên cả  ́ ́ ́ ̣ ̀ ̣ ́ ̀ ̃ ̣ ̣ ̀ ́ thiên nhiên đât nươc (đât nươc ta ơi..). ́ ́ ́ ́ ­ TH tuyên truyên, vân đông CM, noi chuyên chinh tri băng giong tâm tinh. ̀ ̣ ̣ ́ ̣ ́ ̣ ̀ ̣ ̀ ­ giong tâm tinh ngot ngao con liên quan đên "chât Huê" cua hôn thơ TH. ̣ ̀ ̣ ̀ ̀ ́ ́ ́ ̉ ̀ *** NT biêu hiên trong thơ TH mang tinh dân tôc đâm đa: ̉ ̣ ́ ̣ ̣ ̀ ­ Vê thê loai: TH đa sư dung thanh công cac thê thơ truyên thông cua dân tôc: ̀ ̉ ̣ ̃ ̉ ̣ ̀ ́ ̉ ̀ ́ ̉ ̣ thơ luc bat: Viêt Băc, Kinh gưi cu Nguyên Du,.. ̣ ́ ̣ ́ ́ ̉ ̣ ̃ thơ 7 chư: Quê me, Bac ơi... ̃ ̣ ́ ­ Vê ngôn ngư: ̀ ̃ TH đa sư dung tư ngư va lôi noi quen thuôc cua dân tôc, nhưng ươc lê, nhưng so sanh ví  ̃ ̉ ̣ ̀ ̃ ̀ ́ ́ ̣ ̉ ̣ ̃ ́ ̣ ̃ ́ von. TH co tai trong viêc sư dung tư lay, dung vân, cac thanh điêu, nhip thơ tao thanh nhip điêu  ́ ̀ ̣ ̉ ̣ ̀ ́ ̀ ̀ ́ ̣ ̣ ̣ ̀ ̣ ̣ phong phu trong thơ. ́ Những nét chính phong cách nghệthuật Nam Cao Vài nét vềNam Cao (0,5 điểm) - Nam Cao (1917 – 1951) là một trong những nhà văn xuất sắc của văn học hiện đại Việt Nam. Ông viết không nhiều, và thành tựu chủyếu là ởtruyện ngắn. - Trước cách mạng tháng Tám, sáng tác của Nam Cao tập trung trên hai đề tài: người nông dân nghèo và người trí thức nghèo trong xã hội cũ. Mỗi tác phẩm của ông đều thểhiện một dấu ấn tài năng, một phong cách nghệthuật độc đáo. Những nét chính phong cách nghệthuật Nam Cao (1,5 điểm) - Nam Cao đặc biệt quan tâm đời sống tinh thần con người, luôn có hứng thú khám phá “con người trong con người”. Trong sáng tác, ông có khuynh hướng đi sâu vào thế giới nội tâm của con người. Ông có biệt tài phân tích tâm lý nhân vật. - Nam Cao sửdụng nhiều ngôn ngữ độc thoại, đối thoại và lối kết cấu tâm lý phóng túng, linh hoạt, đảo lộn trật tựthời gian, không gian trần thuật.
  8. - Tác phẩm Nam Cao giàu tính triết lý và có giọng điệu riêng: dửng dưng lạnh lùng mà đầy xót xa thương cảm, đằm thắm yêu thương. Tác gia Hồ Chí Minh AD:KYO I/Vài nét về tiểu sử (1890 – 1969) ­ Quê quán làng Kim Liên huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ­ Thuở nhỏ Người học trường quốc học Huế ­ 1911 Người ra đi tìm đường cứu nước ­ 1919 Gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị hòa bình ở Véc­xây ­ 1920 dự đại hội Tua và trở thành một trong những thành viên sáng lập ra Đảng cộng sản  Pháp. ­ Từ 1923 – 1941 Người trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào CM trong nước ­ 13/08/1942 trên đường sang TQ Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. ­ 1943 Người trở về nước trực tiếp lãnh đạo CM =>> 1945 cuộc khởi nghĩa đã diễn ra thành  công. ­ 02/09/1945 tại quảng trường Ba Đình Người đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ­ 1946 Người được bầu làm chủ tịch nước VNDCCH => Chủ tịch Hồ Chí Minh La nhà yêu nước, nhà CM vĩ đại đồng thời cũng là nhà văn hóa  lớn. II/Quan điểm sáng tác 1, Văn chương là vũ khí đấu tranh cách mạng ­ Lúc sinh thời người không có ý định sẽ trở thành nhà văn, nhà thơ, nhưng trên con đường  hoạt động CM Người nhận ra rằng: Văn chương phục vụ rất đắt lực cho cuộc đấu tranh.  Người khẳng định rằng: “Văn học nghệ thuật là một mặt trận, anh, chị, em nghệ sĩ là chiến  sĩ trên mặt trận đó.” Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong 2/Văn chương phải mang tính chân thật và dân tộc ­ Người yêu cầu người nghệ sĩ phải miêu tả cho hay, cho chân thật, hiện thực phong phú  của đời sống. ­ Phải có ý thưc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tránh những lối viết cầu kì, xa lạ. ­ Đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ. 3/ Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến mục đích, đối tượng, hình thức ­ Người đặt vấn đề: + Viết cho ai? (Đối tượng) + Viết để làm gì? (Mục đích) + Viết như thế nào? (Hình thức) ­ Người luôn nhấn mạnh ý thức và vai trò của người cầm bút. III/ Sự nghiệp văn học 1, Văn chính luận
  9. ­ Sáng tác với mục đích đấu tranh chính trị, thể hiện nhiệm vụ CM qua các trặng đường  lịch sử, mang tính chiến đấu hết sức mạnh mẽ. ­ Những áng văn chính luận viết bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ, sắc sảo, lời văn ngắn gọi, súc  tích. ­ Tiêu biểu: “Bản án chế độ thức dân Pháp” lên án chính sách tàn bạo của TD Pháp, kêu  gọi người nô lệ đoàn kết đâu tranh. ­ “Tuyên ngôn Độc lập” là áng văn chính luận mẫu mực, tiêu biểu. ­ “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” 2/Truyện và kí ­ Được viết bằng lối văn sắc sảo, cô đọng, ý tưởng thâm thúy, kín đáo, trí tuệ, sâu sắc viết  theo lối văn vừa truyền thống vừa hiện đại. ­ Truyện kí của Người có tính chiến đấu và nghệ thuật trào phúng sắc bén. ­ Tiêu biểu: + Lời than vãn của bà Trưng Trắc + Vi hành + Những chò lố của Varen hay Phan Bội Châu 3/ Thơ ca ­ Đây là lĩnh vực quan trọng trong sáng tác văn chương của Người ­ Tác phẩn “Nhật kí trong tù” (Ngục trung nhật kí) được sáng tác (1942 ­1943) gồm 134 bài  thơ tứ tuyệt viết bằng chữ Hán ­ Nội dung: Phơi bày bộ mặt xấu xa, tàn bạo của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch và là bức  chân dung tự họa về con người có tâm hồn, dũng khí có trí tuệ lớn. ­ Là sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển và hiện đại ­ Kết hợp giữa trong sáng giản dị, thâm trầm sâu sắc ­ Thơ HCM và thơ chữ Hán của HCM phản ánh tâm hồn và nhân cách của người chiến sĩ. => Sự nghiệp văn học khá phong phú và đa dạng, nhiều thể loại mang tầm vóc tư tưởng  lớn. IV/ Phong cách nghệ thuật 1/Văn chính luận ­ Bộc lộ 1 tư duy sắc sảo, giàu trí thức văn hóa, gắn liền với lí luận thực tiễn ­ Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, luận cứ tiêu biểu, văn phong sắc sảo =>> Giàu tính  chiến đấu. ­ Giọng văn đa dạng khi hì hùng hồn, đanh thép, khi thì ôn tồn lặng lẽ thấu tình đạt lí. 2/Truyện và kí ­ Chất trí tuệ và tính hiện đại là nét đặc sắc trong thể loại truyện và kí, cách tạo ra mâu  thuẫn là bật cười, châm biếm, sắc sảo, thâm thúy và tinh tế. ­ Cách tạo ra tình huống độc đáo, trí tuệ còn thể hiện ở ngôn ngữ hóm hỉnh, hài hước. 3/ Thơ ca ­ Bút pháp uyển chuyển, linh hoạt ­ Phong cách thơ chia làm 2 loại: + Thơ ca nhằm mục đích tuyên truyền ­ Được viết như một bài diễn ca, dễ nhớ, dễ thuộc ­ Giàu màu sắc dân gian
  10. +Thơ nghệ thuật: ­ Thơ người nó ít hiều nhiều, là loại thơ có màu sắc thanh đạm, có âm thanh trầm lắng. =>> Ý ở ngoài lời ­ Phong cách thơ Bác là sự kết hợp hài hoài giữa bút pháp cổ điển và hiện đại được thể  hiện qua ngôn ngữ giản dị, hàm xúc, tú thơ độc đáo. ­ Bút pháp chấm phá, như ghi lấy linh hồn của tạo vật =>> Phong cách nghệ thuật của HCM rất đa dạng, phong phú về nội dung, thể loại nhưng  thống nhất cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị, sử dụng linh hoạt các thủ thuật nghệ  thuật Nguyễn Tuân Nguyễn Tuân là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam cả trước và sau Cách mạng. Trước Cách  mạng, Nguyễn Tuân nổi tiếng với các tác phẩm: Vang bóng một thời, Chiếc lư đồng mắt cua, Chùa  Đàn… sau cách mạng nhà văn để lại dấu ấn sâu sắc qua một số tùy bút: Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi,  Sông Đà… Chữ người tử tù là tác phẩm đặc sắc nhất của Nguyễn Tuân trích trong tập Vang bóng  một thời. Nổi bật trong tác phẩm Chữ người tử tù đó chính là hình tượng người anh hùng Huấn Cao  mang vẻ đẹp tài hoa và khí phách anh hùng lẫm liệt khiến mỗi lần gấp trang sách lại ta không thể  nào quên. Là nhà văn “duy mỹ”, suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân đã thổi hồn vào những trang viết mang  đến cho người đọc bao hình tượng đẹp. Tập truyện Vang bóng một thời có lẽ là nơi hội tụ những nét  đẹp cao quý: thú uống trà đạo, thú chơi thư pháp, thả thơ, đánh thơ…Gắn liền với những thú chơi tao  nhã ấy là những con người tài hoa bất đắc chí. Chữ người tử tù là tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân  trích trong tập truyện ấy và Huấn Cao là nhân vật được ông miêu tả đặc sắc nhất. Đó là anh hùng  thời loạn hội tụ những phẩm chất tài năng: khí phách hiên ngang – thiên lương trong sáng – tài hoa  uyên bác. Huấn Cao là một nguyên mẫu lịch sử có thật của thế kỉ XIX, là hiện thân của võ tướng –  người anh hùng của cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương, một nhà thơ, nhà thư pháp Cao Bá Quát lững lẫy một  thời. Qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, nguyên mẫu lịch sử này đã tự nhiên đi vào trang văn và  hiện lên lung linh sáng tỏa trên từng con chữ. Sinh thời Cao Bá Quát có hai câu thơ sáng ngời nghĩa khí: Thập cổ luân giao cầu cổ kiếm Nhất sinh đê thủ bái mai hoa (Mười năm lặn lội tìm gươm báu Chỉ biết cúi đầu trước cành hoa mai) Ngay từ đầu tác phẩm, Huấn Cao đã hiện lên như ánh hào quang phủ kín cả bầu trời tỉnh Sơn. Qua  lời trò chuyện của quản ngục và thơ lại ta thấy tiếng tăm của Huấn Cao đã nổi như cồn. Điều làm cho  bọn ngục quan phải kiêng nể không chỉ là tài viết chữ đẹp mà còn là “tài bẻ khóa, vượt ngục” của  ông Huấn. Tuy nhiên, đây không phải là trò của bọn tiểu nhân vô lại đục tường khoét vách tầm  thường mà là hình ảnh của một người anh hùng ngang tàng, một nam tử Hán đại trượng phu “Đỉnh  thiên lập địa” không cam chịu cảnh tù đày áp bức, muốn bứt phá gông cùm xiềng xích để thoát khỏi  vòng nô lệ. Huấn Cao mang cốt cách ngạo nghễ, phi thường của một bậc trượng phu. Những kẻ theo  học đạo Nho thường thể hiện lòng trung quân một cách mù quáng. Nhưng trung quân để rồi “dân  luống chịu lầm than muôn phần” thì hóa ra là tội đồ của đất nước. Ông Huấn đã lựa chọn con đường  khác: con đường đấu tranh giành quyền sống cho người dân vô tội. Bị triều đình phán xét là kẻ tử tù  phản nghịch, tội xử chém, là “giặc cỏ” nhưng trong lòng nhân dân lao động chân chính ông lại là  một anh hùng bất khuất, một kẻ ngang tàng “chọc trời khuấy nước” sống ngoài vòng cương tỏa,  lững lẫy chẳng khác gì 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc ở Trung Hoa năm xưa. Tuy chí lớn của ông 
  11. không thành nhưng ông vẫn hiên ngang bất khuất, lung linh sáng tỏa giữa cuộc đời.  Trước uy quyền của nhà lao, con người ấy càng sáng tỏa. Trò tiểu nhân thị oai, dọa dẫm của bọn tiểu  lại giữ tù càng làm cho ông thêm phần ngang ngạo. Ông vẫn giữ thái độ bình thản, xem thường, dỗ  gông, phủi rệp, hóm hỉnh đùa vui. Huấn Cao “cúi đầu thúc mạnh đầu thang gông xuống đất đánh  thuỳnh một cái” làm vỡ tan đi chốn trang nghiêm của chốn ngục tù. Đó là thái độ ngang tàng, bất  chấp luật pháp của một xã hội dơ bẩn. Người xưa thường nói “Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại” (Một ngày ở trong tù bằng nghìn thu ở  ngoài). Thay vì buồn rầu, chán nản “gậm một mối căm hờn trong cũi sắt” thì ông lại thản nhiên nhận  rượu thịt và ăn uống no say coi như một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình. Chứng tỏ ông nào  xem nhà tù là chốn ngục tăm tối mà chỉ xem nhà tù như một chốn dừng chân để nghỉ ngơi “Chạy  mỏi chân thì hẵng ở tù”. Đối với quản ngục, Huấn Cao rất: lạnh lùng, khinh bạc xưng hô "ta ­ ngươi", miệt thị hạ nhục “Ngươi  bảo ta cần gì, ta chỉ cần ngươi đừng đặt chân vào đây nữa”. Cách trả lời ngang tàng, ngạo mạn đầy  trịch thượng như vậy là bởi vì Huấn Cao vốn hiên ngang, kiên cường; “đến cái chết chém cũng còn  chẳng sợ nữa là...” Ông không thèm đếm xỉa đến sự trả thù của kẻ đã bị mình xúc phạm. Huấn Cao  rất có ý thức được vị trí của mình trong xã hội, ông biết đặt vị trí của mình lên trên những loại dơ bẩn  “cặn bã” của xã hội. “Bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Nhân cách của Huấn Cao quả là  trong sáng như pha lê, không hề có một chút trầy xước nào. Theo ông, chỉ có “thiên lương” , bản  chất tốt đẹp của con người mới là đáng quý. Có lẽ chính vì vậy mà khi nghe tin xử trảm: ông vẫn thản  nhiên, không sợ hãi, chỉ khẽ mỉm cười, bất chấp cái chết, coi thường cái chết.  Bên cạnh dũng khí ngất trời của một bậc hảo hán, vẻ đẹp của Huấn Cao còn là vẻ đẹp của con người  tài hoa. Ông có tài viết chữ đẹp. Trong thị hiếu thẩm mĩ của người xưa, ở Việt Nam cũng như ở Trung  Quốc, viết chữ đẹp là cả một nghệ thuật cao quý (Thư pháp). Chơi chữ đẹp là một thú chơi thanh tao.  Tài viết chữ đẹp của Huấn Cao do đó là biểu hiện của nét đẹp của văn hoá một thời. "Chữ ông Huấn  Cao đẹp lắm, vuông lắm". Đẹp đến mức người ta khát khao, ngưỡng vọng "có được chữ ông Huấn  mà treo là có một báu vật trên đời". Tuy nhiên, ông lại là người có ý thức giữ gìn cái đẹp, có lòng tự  trọng: “ Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Nỗi khổ  của quản ngục là có Huấn Cao trong tay, dưới quyền mình nhưng lại không thể nào có được chữ ông  Huấn. Quản ngục và Huấn Cao là hai con người ở hai thế giới cách biệt, đối lập nhau: Quản ngục đại  diện cho thế lực nhà tù, nắm giữ pháp luật; Huấn Cao là kẻ tử tù . Huấn Cao là người sáng tạo cái  đẹp; quản ngục là người yêu quý cái đẹp lại là người bị ông trời “chơi ác, đem đày ải những cái thuần  khiết vào giữa một đống cặn bã”. Trên bình diện xã hội họ là hai kẻ đối lập nhưng trên bình diện  nghệ thuật họ lại là tri âm tri kỷ. Tình huống truyện là ở chỗ ấy, cả hai kẻ lại gặp nhau trong cảnh éo  le này. Lúc hiểu được tấm lòng viên quản ngục: Ông Huấn “lặng nghĩ”, “mỉm cười”, ngạc nhiên “ta cảm cái  tấm lòng biệt nhỡn liên tài... thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Lời nói rất  chân tình, xúc động. Điều này cho thấy Huấn Cao là một người hiên ngang, khí phách nhưng cũng  rất có nghĩa khí. Không thể phụ một “thanh âm trong trẻo chen lẫn giữa một bản đàn mà nhạc luật  đều hỗn loạn xô bồ”. Hai con người đồng nhất tỏa sáng trong đêm cho chữ “Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.  Nguyễn Tuân đã dồn hết bút lực của mình vào cảnh này. Nhà văn đã huy động vốn ngôn ngữ, tâm  huyết và tài năng của mình dồn tụ lại trong một không khí cổ xưa hoành tráng của nghệ thuật thanh  cao: VIẾT THƯ PHÁP.  Nhà văn dựng cảnh thật tài tình và đầy dụng ý nghệ thuật. Thủ pháp tương phản làm nên cảnh cho  chữ bi tráng chưa từng thấy. Đó là sự đối lập giữa bóng tối và ánh sáng; giữa sự dơ bẩn của xã hội  nhà tù và thiên lương trong sáng, khí phách rạng ngời. Tương phản giữa bó đuốc sáng rực trên vách  nhà với đêm đen thăm thẳm; tương phản giữa vuông lụa trắng, thoi mực thơm và tường nhà, đất đầy 
  12. mạng nhện, đầy phân chuột, phân gián. “Ở đây sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối cứ giằng co  nhau quyết liệt. Bóng tối quánh đặc như muốn nuốt tươi ánh sáng. Nhưng không, ánh sáng ở đây  vẫn ngời chói vẫn ngời tỏ, sáng rực, chứ không như ánh sáng leo lét, buồn rầu của ngọn đèn con chị  Tý và ánh sáng rực tỏa, chói lọi như đoàn tàu rồi lại chìm vào hư không của bóng đêm trong truyện  ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. Song xét sâu xa hơn thì ánh sáng đó không chỉ đơn thuần mang  ý nghĩa sắc màu vật lý mà ánh sáng đó mang sắc màu ý nghĩa nhân sinh đậm nét: ánh sáng của sự  lương tri, của nhân tâm, của thiên lương trong sáng đã chiến thắng bóng tối của cường quyền, bạo  lực. Sự chiến thắng đó là điều tất yếu sẽ xảy ra, bởi vì mọi cái thiện, cái cao cả, chính nghĩa cuối  cùng sẽ chiến thắng. Với ánh sáng ấy đã cảm hóa con người một cách mạnh mẽ, nâng đỡ những con  người có đức, mến mộ cái tài, nhưng yếu ớt trở về cuộc sống lương thiện... Sự chiến thắng đó là bản  hùng ca, ca ngợi chữ tâm của con người thiên lương” (Lưu Thế Quyền)  Viết thư pháp là nơi thư phòng thư sảnh sạch sẽ thoáng mát, có hoa có nguyệt, có men rượu cay  nồng. Nhưng khung cảnh thường thấy ấy lại không hiện diện nơi đây. Ở đây, sự dơ bẩn, phàm tục  được hiện hữu rất rõ: “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân  chuột, phân gián”. Sự nhem nhuốc, phàm tục lên đỉnh điểm. Nhưng sự xuất hiện của phiến lụa, của  thoi mực thơm đã xua tan đi mùi ô uế. Nhưng sự ô uế dần dần biến mất, bởi “Cái đẹp là địa hạt của  sự sống, cái đẹp đã lên ngôi thay thế cho cái xấu xa, thấp hèn, cái đẹp nâng đỡ con người”. Vì thế dù  “Cổ đeo gông chân vướng xiềng” nhưng ông Huấn vẫn tung hoành ngang dọc cái khát khao của đời  mình lên từng vuông lụa trắng. Đó là thái độ uy nghi, đường hoàng, một thái độ của “hùm thiêng” khi  đã “sa cơ” mà chẳng hèn chút nào. Thái độ ấy, đúng là “Thân thể ở trong lao ­ Tinh thần ở ngoài  lao”. Người tù ấy đã ngự trị nơi bóng tối này với một dáng vóc uy nghi, lẫm liệt thật đường hoàng làm  cho bọn quản lý nhà ngục phải khiếp sợ, kính nể: “viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng  tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa” và “thầy thơ lại gầy gò run run bưng chậu mực”. Nét chữ  của ông như rồng bay phượng múa, thiên lương của ông tỏa sáng lồng lộng chốn ngục tù. Tài hoa và  thiên lương và khí phách đã hợp nhất thành Huấn Cao. Dũng và Mỹ hợp thể làm nên bức tranh cho  chữ sáng ngời. Kỳ lạ thay, trong cảnh cho chữ này, pháp luật và uy quyền của nhà tù đã bị sụp đổ.  Uy quyền và bạo lực giờ đây đã tan biến, nó bị khuất phục bởi cái đẹp, cái thiên lương. Ở đó không  còn tử tù và quản ngục, thơ lại. Ở đó chỉ còn những con người yêu quý và biết thưởng thức cái đẹp.  Cái xấu xa, cái ác, cái chết chóc nhường chỗ cho cái đẹp, cái bất tử. “Điều đó cho thấy rằng trong  nhà tù tăm tối, hiện thân cho cái ác, cái tàn bạo đó, không phải cái ác, cái xấu đang thống trị mà  chính cái Đẹp, cái Dũng, cái Thiện, cái cao cả đang làm chủ. Với cảnh cho chữ này, cái nhà ngục tăm  tối đã đổ sụp, bởi vì không còn kẻ phạm tội tử tù, không có quản ngục và thư lại, chỉ có người nghệ  sĩ tài hoa đang sáng tạo cái đẹp trước đôi mắt ngưỡng mộ sùng kính của những kẻ liên tài, tất cả đều  thấm đẫm ánh sáng thuần khiết của cái đẹp, cái đẹp của thiên lương và khí phách. Cũng với cảnh  này, người tử tù đang đi vào cõi bất tử”. Lời khuyên của Huấn Cao đối với quản ngục lại một lần nữa khẳng định cái đẹp, cái thiên lương của  con người: “Ở đây lẫn lộn ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để  treo một bức lụa với những nét chữ vuông vắn, tươi tắn nó nói lên cái hoài bão tung hoành của một  đời con người”. Lời khuyên của Huấn Cao đã khẳng định rằng: cái đẹp, cái thiên lương không bao  giờ và không khi nào lại có thể chung sống với cái xấu, cái ác: “Ở đây khó giữ thiên lương cho lành  vững được và rồi cũng nhen nhuốm mất cả cái đời lương thiện đi”. Một lời khuyên thật thiện tâm,  thiện ý của Huấn Cao đã làm cho viên quản ngục cảm động: “vái người tù một vái, chắp tay nói một  câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: ­ Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Câu  nói : “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” đã cho thấy rằng: cái đẹp, cái thiện, cái tài hoa đã chiến thắng  tuyệt đối. Cái đẹp của nghệ thuật đã xóa nhòa mọi khoảng cách và ranh giới đưa con người đến với  nhau trong vẻ đẹp Chân – Thiện – Mỹ. Thành công của Chữ người tử tù là ở cách tạo tình huống truyện độc đáo. Hai kẻ lúc đầu là đối lập, 
  13. sau lại thống nhất hài hòa, cùng tỏa sáng hào quang. Nghệ thuật kể chuyện, cấu trúc tình tiết, lời  thoại và độc thoại, khắc họa tính cách nhân vật đặc sắc. Nguyễn Tuân đã sử dụng một loạt từ Hán  Việt rất đắt (pháp trường, tử tù, tử hình, nhất sinh, bộ tứ bình, bức trung đường, lạc khoản, thiên hạ,  thiên lương, lương thiện, v.v...) tạo nên màu sắc lịch sử, cổ kính, bi tráng. Đúng Nguyễn Tuân là bậc  thầy về ngôn ngữ, rất lịch lãm uyên bác về lịch sử, về xã hội. Đúng như lời Vũ Ngọc Phan đã nói: "...  văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức". KHÁI QUÁT VHVN TỪ 1945 ĐẾN HẾT TK XX Câu 1. Nêu hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội có ảnh hưỏng tới nền văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975. - VH vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. - VH tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ kéo dài 30 năm, xây dựng CNXH ở miền Bắc. - Đ/k giao lưu văn hoá chỉ giới hạn trong một số nước xã hội chủ nghĩa (Liên Xô, Trung Quốc). Câu 2. Nêu tóm tắt các chặng phát triển và thành tựu mỗi ch ặng c ủa văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975. Chia ba giai đoạn. Mỗi giai đoạn có đặc điểm riêng và thành tựu nhất định. a. G/đoạn 1945 –1954 (kháng chiến chống Pháp) - Tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ca ngợi Tổ quốc và quần chúng ND, kêu gọi tinh th ần đoàn k ết toàn dân, bi ểu dương những tấm gương quên mình vì nước. - Thơ, truyện, kịch, kí, lí luận văn học đạt nhiều thành tựu. - Tác giả - tác phẩm tiêu biểu: Việt Bắc - Tố Hữu, Tây Tiến – Quang Dũng, Đôi mắt - Nam Cao, Đất nước đứng lên - Nguyên Ngọc, Truyện Tây Bắc - Tô Hoài,… b. G/đoạn 1955–1964 (xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước) - Ca ngợi cuộc sống mới, con người mới và sự đổi đời. Nỗi đau chia cắt hai miền đ/ nước và khát vọng thống nhất đất nước. - Truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ có những thành tựu mới, k ịch nói phát triển. - Tác giả - tác phẩm tiêu biểu: Mùa lạc - Nguyễn Khải, Gió lộng - Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa - Chế Lan Viên, Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân,…
  14. c. G/đoạn 1965–1975 (kháng chiến chống đế quốc Mĩ): - Tập trung viết về cuộc chống Mĩ, ca ngợi tinh thần yêu n ước và ch ủ nghĩa anh hùng CM. - Văn xuôi, thơ, kịch nói và nhiều công trình phê bình, lí lu ận có giá tr ị xuất hiện. - Tác giả - tác phẩm tiêu biểu: Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi, Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành, Dấu chân người lính - Nguyễn Minh Châu, Mặt đường khát vọng – NKĐ, Ra trận, Máu và hoa - Tố Hữu, … Câu 3. Nêu và phân tích ngắn gọn những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975, trong đó đặc điểm nào được xem là quan trọng nhất? a) Nền VH v/động theo hướng CM hoá, gắn bó sâu s ắc với v ận m ệnh chung của đât nước. ́ b) Nền văn học hướng về đại chúng c) Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và c ảm h ứng lãng mạn. Đặc điểm thứ nhất là đặc điểm quan trọng nhất chi phối những đặc điểm còn lại. Câu 4. Tr/bày ngắn gọn về khuynh hướng sử thi và c/hứng lãng mạn của nền VHVN 1945 – 1975. - Khuynh hướng sử thi: được thể hiện trong vh ở các mặt sau: + Đề tài: Tập trung phản ánh những vấn đề có ý nghĩa sống còn của đất nước: Tổ quốc còn hay mất, tự do hay nô lệ. + Nhân vật chính: là những con người đại diện cho phẩm chất và ý chí của dân tộc; gắn bó số phận cá nhân với số phận đất nước; luôn đặt lẽ sống của dân tộc lên hàng đầu. + Lời văn mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp tráng lệ, hào hùng. + Người cầm bút có tầm nhìn bao quát về lịch sử, dân tộc và thời đại - Cảm hứng lãng mạn: Tuy còn nhiều khó khăn gian khổ, nhiều mất mác, hy sinh nhưng lòng vẫn tràn đầy mơ ước, vẫn tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước. Cảm hứng lãng mạn đã nâng đỡ con người VN vượt lên mọi thử thách hướng tới chiến thắng. Câu 5. Nêu thành tựu cơ bản của VHVN 1975-2000. - Từ 1975 nhất là từ năm 1986, VHVN vận động theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân văn. Văn học phát triển đa dạng hơn về thủ pháp nghệ thuật, đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, mang tính ch ất
  15. hướng nội, quan tâm nhiều đến số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp đời thường. - Tác giả - tác phẩm tiêu biểu: Đàn ghita của Lor-ca – Thanh Thảo, Ai đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Hồn Trương Ba, da hàng thịt – LQV,… BÀI: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP – HỒ CHÍ MINH Câu 6. Trình bày ngắn gọn quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh. - HCM coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại, phụng sự đắc lực cho sự nghiệp CM. Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong nh ư người chiến sĩ ngoài mặt trận. - HCM luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của vh. Nhà văn cần tránh lối viết cầu kì xa lạ, chú phát huy cốt cách dân tộc, ngôn từ phải chọn lọc. - Người đặc biệt coi trọng mục đích, đối tượng thưởng thức rồi mới lựa chọn nội dung và hình thức. Người luôn đặt ra nh ững câu h ỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào? Câu 7. Trình bày ngắn gọn sự nghiệp văn chương của Hồ Chí Minh. HCM đã để lại một sự nghiệp vh lớn lao về tầm vóc, đa dạng về thể loại - Văn chính luận: nhằm mục đích đấu tranh chính trị. Điển hình như: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến... - Truyện và kí: Tố cáo tội ác của TDP và phong kiến tay sai, đề cao những tấm gương yêu nước. Chủ yếu viết bằng tiếng. Điển hình như: Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố hay Varen và Phan Bội Châu... - Thơ ca: Là lĩnh vực nổi bật, phản ánh khá phong phú tâm h ồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ CM trong nhiều hoàn c ảnh khác nhau. Điển hình như: Nhật kí trong tù, Thơ HCM, Thơ chữ Hán HCM.... Câu 8. Trình bày ngắn gọn phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh. HCM có phong cách nghệ thuật độc đáo, đa dạng. Ở mỗi loại Người lại có phong cách riêng: - Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp. - Truyện kí rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén chủ động và sáng tạo. Tiếng cười tuy nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thuý, sâu cay. - Thơ ca thể hiện sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn của Bác. Chia làm 2 loại:
  16. + Thơ tuyên truyền CM: giản dị, dễ nhớ, dễ thuộc, mang màu sắc d/g hiện đại. + Thơ nghệ thuật bằng chữ Hán : mang đặc điểm thơ cổ phương Đông, có sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ đi ển v ới bút pháp hi ện đ ại, giữa chất trữ tình và tính chiến đấu Câu 9. Hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác của bản Tuyên ngôn Độc lập. - HCST: Ngày 19/ 8/ 1945 chính quyền thủ đô về tay nhân dân. Ngày 26. 8, chủ tịch HCM từ chiến khu Việt Bắc về tới HN. Tại căn nhà s ố 48, phố Hàng Ngang, Người soạn thảo bản TNĐL. Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình - HN trong hoàn cảnh: thù trong giặc ngoài, vận m ệnh T ổ quốc ngàn cân treo sợi tóc Người đã thay mặt Chính ph ủ lâm th ời nước VNDCCH đọc bản TNĐL, trước 50 vạn đồng bào. - MĐST: Tuyên bố nền độc lập, tự do của dân tộc, khai sinh ra nước VN dân chủ cộng hoa. Bác bỏ dứt khoát luận điệu xảo trá và ngăn chặn ̀ âm mưu xâm lược nước ta của TDP, đ/quốc Mỹ. Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của ND thế giới đối với sự nghiệp chính nghĩa của dt Câu 10. Cho biết đối tượng và giá trị (ý nghĩa văn bản) của bản Tuyên ngôn Độc lập? - Giá trị lịch sử: TNĐL là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn: tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ta và mở ra kỉ nguyên độc lập tự do của dân tộc và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do ấy. - Giá trị văn học: Bản tuyên ngôn là một bài văn chính luận ngắn g ọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn và đầy sức thuy ết phục - áng văn bất hủ. - Giá trị tư tưởng: kết tinh l/tưởng đấu tranh g/phóng d/tộc và t/thần yêu chuộng độc lập, tự do. (Nếu câu hỏi là ý nghĩa vb thì bỏ những chữ “giá trị ls, giá trị vh, giá trị tư tuởng. Còn lại viết hết). - Đối tượng hướng đến: TNĐL không chỉ hướng tới đồng bào cả nước mà còn hướng tới nhân dân toàn thế giới và đặc biệt là: thực dân Pháp, đ ế quốc Mỹ cùng các nước Đồng minh. Câu 11. Giải thích vì sao bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam lại mở đầu bằng việc trích dẫn hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp ? - Trong bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh trích dẫn hai bản Tuyên ngôn của Mỹ và của Pháp để làm căn cứ pháp lý cho b ản Tuyên ngôn của Việt Nam.
  17. - Đó là những Tuyên ngôn tiến bộ, có tính chân lý được c ả th ế gi ới thừa nhận. - Mặt khác Người tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ và phe Đồng minh. Người trích Tuyên ngôn của Pháp để sau đó buộc tội Pháp lợi dụng lá cờ, tự do, bình đẳng, bác ái đ ến cướp nước ta, làm trái với tinh thần tiến bộ của chính bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp “NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRÊN BẦU TRỜI ....”-PHẠM VĂN ĐỒNG Câu 12. Trình bày những nét cơ bản về tác giả Phạm Văn Đồng. - PVĐ (1906 – 2000) quê ở Quãng Ngãi. Ông tham gia CM từ rất sớm, có nhi ều cống hiến cho đất nước trong hai cuộc kh/ch chống Pháp và chống Mĩ, từng giữ những chức vụ quan trọng trong Trung ương Đảng. - Phạm Văn Đồng không chỉ là nhà hoạt động chính trị, ông còn là nhà giáo dục tâm huyết và một nhà lý luận văn hóa văn nghệ lớn, có những đóng góp to l ớn v ề lĩnh v ực văn hóa nghệ thuật, góp phần vào sự phát triển của nền văn học nước nhà. - T/phâm tiêu biêu: HCM môt con người, môt dân tôc; NĐC, ngôi sao sang trên bâu ̉ ̉ ̣ ̣ ̣ ́ ̀ trời VNDT,... Câu 13. Cho biết HCST và mục đích sáng tác, giá trị của bài vi ết “Nguyễn Đình Chiểu ….” - Hoàn cảnh sáng tác: Viết nhân dịp kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3/7/1888). Tác phẩm được đăng trên Tạp chí Văn học tháng 7/1963. Hoàn cảnh đất nước: từ 1960 Mĩ leo thang bắn phá miền Bắc, lê máy chém khắp miền Nam. Đây là giai đoạn lsử đầy đau thương của CMVN - Mục đích sáng tác: Bằng cách nghị luận xác đáng chặt chẽ, xúc động, thi ết tha, hình ảnh ngôn từ đặc sắc, bài viết trước hết là để tưởng nhớ NĐC, người con trung nghĩa của đất nước để nhớ lại lời thề thiêng liêng c ủa Người “ sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc”; kế đến là để định hướng, điều chỉnh cách nhìn nhận, đánh giá về thơ văn NĐC, nhất là những giá trị tinh thần lớn lao của th ơ văn NĐC đ ối v ới th ời đ ại bấy giờ và ngày nay. Đồng thời cổ vũ đâu tranh chinh tri, khơi dây tinh thân yêu n ước ́ ́ ̣ ̣ ̀ thương noi, đâu tranh chông đế quôc My. ̀ ́ ́ ́ ̃ - Ý nghĩa văn bản: Khẳng định ý nghĩa cao đẹp của cuộc đời và sự nghi ệp c ủa Nguyễn Đình Chiểu: cuộc đời của một chiến sĩ phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, sự nghiệp văn học của ông được coi là một minh chứng hùng hồncho địa vị và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật cũng như trách nhi ệm c ủa người cầm bút đối với dân tộc, đất nước. TÂY TIẾN – QUANG DŨNG Câu 14. Trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghi ệp sáng tác của Quang Dũng. - Quang Dũng (1921-1988) tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, quê ở Hà Tây. - Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, so ạn nhạc. Nh ưng Quang Dũng được biết đến nhiều là một nhà thơ. Thơ Quang Dũng hồn hâu, phóng ̣
  18. khoáng, đậm chất lãng mạn và tai hoa. Các tác phẩm chính: Mây đầu ô, Thơ văn ̀ Quang Dũng… Câu 15. Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Ti ến c ủa Quang Dũng. - Tây Tiến vừa chỉ hướng hành quân, vừa là tên một đơn vị quân đ ội được thành lập đầu năm 1947. - Tây Tiến có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt –Lào, đồng thời đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Th ượng Lào cũng như ở miền tây Bắc Bộ Việt Nam. Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân TT khá rộng nhưng chủ yếu là ở biên gi ới Việt – Lào. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên, học sinh, trí thức Hà Nội, chiến đấu trong những hoàn cảnh gian khổ thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm. - Quang Dũng là đại đội trưởng ở đơn vị Tây Tiến từ đầu năm 1947, rồi chuyển sang đơn vị khác. Rời đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù L ưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến. Khi in lại, tác giả đổi tên bài thơ là Tây Tiến. Tây Tiến là một bài thơ xuất sắc, có thể xem là một kiệt tác của Quang Dũng, xuất hiện ngay trong thời gian đầu c ủa cu ộc kháng chiến chống thực dân Pháp Câu 16. Đặc điểm nổi bật của bài thơ Tây Tiến ? - Cảm hứng lãng mạn: Tac phâm đã bay tỏ mach cam xuc tran trề cua ́ ̉ ̀ ̣ ̉ ́ ̀ ̉ cai tôi trữ tinh - nôi nhớ nông nan bao boc cả bai thơ. Sử dung nhiêu hinh ́ ̀ ̃ ̀ ̀ ̣ ̀ ̣ ̀ ̀ anh gây ân tượng manh, phát huy cao độ trí tưởng tượng khiên cho bai thơ ̉ ́ ̣ ́ ̀ có nhiêu so sanh liên tưởng đôc đao. Đôi tượng miêu tả có nhiêu net phi ̀ ́ ̣ ́ ́ ̀ ́ thường, thiên nhiên Tây Băc vừa hung vi, dữ dôi, vừa thơ mông trữ tinh, ́ ̀ ̃ ̣ ̣ ̀ hoang sơ mà ấm áp, người linh Tây Tiên hao hoa, mông mơ, lang man. Sử ́ ́ ̀ ̣ ̃ ̣ dung rông rai thủ phap đôi lâp: đôi lâp về hinh anh, thanh điêu, tinh cach cua ̣ ̣ ̃ ́ ́ ̣ ́ ̣ ̀ ̉ ̣ ́ ́ ̉ người linh TT. ́ - Âm hưởng bi trang: “bi” là đau buôn, “trang” là khoe khoăn, manh me. ́ ̀ ́ ̉ ́ ̣ ̃ Tac phâm có âm hưởng bi ́ ̉ trang thường không né tranh những chuyên xot xa, đau long nhưng bao giờ ́ ́ ̣ ́ ̀ cung đưa đên những xuc cam manh me, răn roi. Tac giả đã nhăc đên nh ững ̃ ́ ́ ̉ ̣ ̃ ́ ̉ ́ ́ ́ khó khăn gian khổ trong những cuôc hanh quân, noi đên những mât mac, hi ̣ ̀ ́ ́ ́ ́ sinh, nhưng trong cai đau thương ây đã ham chứa những net đep hung. Bi ́ ́ ̀ ́ ̣ ̀ mà không luỵ. Cái bi được thể hiện bằng một giọng điệu, âm h ưởng, màu sắc tráng lệ, hào hùng. - Chất lãng mạn hoà hợp với chất bi tráng, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ.
  19. Câu 17. Nội dung (ý nghĩa văn bản) và nghệ thu ật của bài th ơ Tây Tiến của Quang Dũng. - Nội dung: Bài thơ đã khắc hoạ thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. Hình t ượng ng ười lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm ch ất bi tráng sẽ luôn đ ồng hành trong trái tim và trí óc của mỗi chúng ta. - Nghệ thuật: bút pháp lãng mạn, sử dung rông rai thủ phap đôi lâp cung ̣ ̣ ̃ ́ ́ ̣ ̀ những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu. VIỆT BẮC – TỐ HỮU Câu 18. Nêu khái quát những hiểu biết về cuộc đời và con người Tố Hữu? - Tố Hữu (1920 – 2002 ) tên khai sinh là Nguy ễn Kim Thành quê ở Thừa Thiên – Huế. Xuất thân trong một gia đình có truyền th ống thơ ca, ca dao - dân ca xứ Huế. Chính gia đình, quê h ương và th ời đ ại đã góp phần quan trọng trong việc hình thành và nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tố Hữu. - Tố Hữu tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm. Năm 1938, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Năm 1939, ông bị thực dân Pháp bắt. Năm 1942, ông vượt ngục tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1945, Tố Hữu tham gia lãnh đạo khởi nghĩa ở Huế. Trong hai cu ộc kh/chi ến ch ống Pháp và chống Mĩ, cho đến 1986, ông từng giữ nhiều chức vụ cao trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. - Tố Hữu nhận giải nhất Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1954 – 1955 (tập thơ Việt Bắc), Giải thưởng ASEAN (1996), Giải th ưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996). Câu 19. Tóm tắt các chặng đường thơ Tố Hữu? 1) Từ ấy (1937-1946): là tập thơ đầu tay. Tác phẩm là tiếng reo vui của một thanh niên giác ngộ lí tưởng, quyết hy sinh phấn đấu cho lí tưởng cách mạng. Tập thơ được chia làm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng. Một số bài thơ tiêu biểu: Từ ấy, Tâm tư trong tù, Nhớ đồng... 2) Việt Bắc (1946-1954): là bản hùng ca của cuộc kháng chiến chống Pháp gian lao mà anh dũng của dân tộc. Tập thơ tập trung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quần chúng công nông binh kháng chiến... Một số bài th ơ tiêu biểu: Lượm, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Việt Bắc,... Tập thơ VB là một trong những thành tựu xuất sắc của thơ ca giai đoạn kháng chiến ch ống Pháp. 3) Gió lộng (1955-1961): Ca ngợi công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, hướng tình cảm đến miền Nam ruột thịt với ý chí thống nh ất đ ất nước. Đây là thời kỳ tràn đầy sức sống và niềm vui, t ập th ơ ph ơi ph ới
  20. tinh thần lãng mạn cách mạng. Một số bài thơ tiêu biểu: Bài ca xuân 61, Ba mươi năm đời ta có Đảng, Em ơi Ba Lan, ... 4) Hai tập Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972-1977): Ca ngợi, cổ vũ cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ, tập thơ mang đậm tính chính luận, thời sự và chất sử thi. Một số bài thơ tiêu biểu: Bác ơi!, Kính gửi cụ Nguyễn Du, Mẹ Suốt, Tuổi 25,...(Xẻ dọc Trường Sơn....dậy tương lai). 5) Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (1999) : viết khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, nhà thơ thể hiện những suy ngẫm, chiêm nghi ệm v ề cuộc sống, về lẽ đời. Giọng thơ thấm đượm chất suy tư. Câu 20. Nêu đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu? 1. Về nội dung: - Thơ Tố Hữu mang tính trữ tình - chính trị rất sâu sắc. Mọi sự kiện ch/trị qua trái tim nhạy cảm và cảm hứng ng/thuật của nhà th ơ đều kết tinh thành những bài thơ đặc sắc, gợi cảm. - Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi: đề tài là những sự kiện chính trị lớn, những vấn đề có ý nghĩa toàn dân. C ảm h ứng chủ đ ạo là c ảm h ứng: lịch sử - dân tộc. Con người có phẩm chất phi thường, anh hùng. - Những điều đó được thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình ngọt ngào. 2. Về nghệ thuật: thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà (“tính dân tộc” là bản sắc riêng biệt, độc đáo của dân tộc) được biểu hiện qua hai yếu tố: - Sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát, thơ bảy chữ dễ đi vào lòng ng) - Ng/ngữ thơ (dùng từ ngữ, cách nói dân gian, phát huy tính nh ạc phong phú của T/Việt, các BPTT, sử dụng chất liệu ca dao, tục ngữ, thành ngữ) Câu 21. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc. Nêu ý nghĩa của văn bản (bài thơ)? - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ kí kết, hòa bình được lập lại, đất nước bước sang thời kì mới. Tháng 10/1954, những người kháng chiến dời căn cứ từ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô Hà Nội, nhân sự kiện có tính chất lịch sử này, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt B ắc. Bài thơ này nằm trong tập thơ Việt Bắc (1946-1954). - Ý nghĩa văn bản: Bài thơ Việt Bắc là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến, bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến. Câu 22. Cho biết kết cấu đặc biệt của đoạn trích Việt Bắc. Bài thơ Việt Bắc sử dụng hình thức đối đáp giao duyên quen thuộc trong ca dao – dân ca giữa người ra đi và người ở lại, giữa người cán bộ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2