intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NGƯỜI KHÔNG TIN VÀO BẤT CỨ VIỆC KIẾM TIỀN NÀO QUÁ DỄ DÀNG

Chia sẻ: Thanh Phuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

126
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lần thứ ba quay trở lại Việt Nam, nhà tỷ phú Mỹ Patric J.MacGovern - Chủ tịch tập đoàn quốc tế IDG cho biết, ông sẽ thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm. Ông thổ lộ rằng, cả đời ông say mê làm giàu và rồi xem tài sản của mình là những cái đã qua. Lợi nhuận kiếm được ông dùng vào công tác từ thiện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NGƯỜI KHÔNG TIN VÀO BẤT CỨ VIỆC KIẾM TIỀN NÀO QUÁ DỄ DÀNG

  1. NGƯỜI KHÔNG TIN VÀO BẤT CỨ VIỆC KIẾM TIỀN NÀO QUÁ DỄ DÀNG Lần thứ ba quay trở lại Việt Nam, nhà tỷ phú Mỹ Patric J.MacGovern - Chủ tịch tập đoàn quốc tế IDG cho biết, ông sẽ thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm. Ông thổ lộ rằng, cả đời ông say mê làm giàu và rồi xem tài sản của mình là những cái đã qua. Lợi nhuận kiếm được ông dùng vào công tác từ thiện. - Quỹ đầu tư mạo hiểm là vấn đề còn mới ở Việt Nam. Ông có thể nói một chút về tính khả thi của nó? Quỹ đầu tư mạo hiểm là loại quỹ nhằm tài trợ, đầu tư vào những dự án có rủi ro cao. Có hai loại: 1. Đầu tư vào các công trình nghiên cứu đang trong giai đoạn nghiên cứu, đến sản xuất thử, đưa vào thương mại hóa để sau đó nhà đầu tư được độc quyền khai thác. 2. Đầu tư vào các dự án có người đề xuất và thuyết phục được tính hiệu quả nhưng tác giả dự án lại không có kinh phí triển khai thực hiện. Loại quỹ này phát triển rất mạnh từ hai thập niên cuối thế kỷ 20, cùng với sự phát triển của công nghệ cao, đặc biệt là ở Mỹ . - Chúng tôi đã lập quỹ này ở Hoa Kỳ, châu Âu và Trung Quốc. Hiện số vốn hoạt động của quỹ tại Trung Quốc đã lên đến 200 triệu USD. Mục tiêu của chúng tôi là sẽ đầu tư cho các phòng thí nghiệm, nơi có các ý tưởng sáng tạo để đưa chúng vào thị trường. Quyết định đầu tư vào Việt Nam là chúng tôi chấp nhận rủi ro, nhưng đó là rủi ro có tiềm năng tăng trưởng. Dự kiến, từ nay đến 2010, chúng tôi sẽ đầu tư vào quỹ này từ 50-100 triệu USD. Tập trung vào trợ giúp các doanh nghiệp trẻ có nhiều sáng kiến, bước đầu từ 0,5-1 triệu USD cho mỗi doanh nghiệp và sau đó tăng dần lên 5-6 triệu USD. Sau khi giúp biến ý tưởng thành hiện thực, chúng tôi sẽ rút vốn ra bằng cách bán cổ phần và sẽ tiếp tục đầu tư vốn đó vào doanh nghiệp trẻ khác. Tôi đang nhìn thấy ở Việt Nam nhiều triển vọng. Hàng năm có từ 8.000 đến 10.000 thanh niên bước vào các lớp đào tạo khoa học công nghệ. Đó là một tiềm năng về những ý tưởng sáng tạo không thể bỏ qua. Trước khi Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam, chúng tôi đã đến Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác vì những thông tin về trí tuệ không thể bị cấm vận. Trí tuệ bắt đầu bộc lộ bằng những ý tưởng. Ý tưởng là tiềm năng để phát triển ngành công nghệ thông tin. - Người ta hay nói đến những "bí quyết làm giàu" của các nhà tỷ phú. Với ông thì sao?
  2. - Tôi hoạt động kinh doanh từ năm lên 8. Hồi đó tôi đi đưa báo kiếm tiền. Thời học phổ thông chuyên làm các loại dụng cụ khoa học phục vụ cho học sinh. Khi theo học tại viện Công nghệ Massachusetts (MIT), tôi đảm nhận công tác biên tập Tạp chí Vi tính và Tự động hóa - tạp chí về CNTT đầu tiên của Mỹ. Tôi đi tìm những nhu cầu mà xã hội chưa thể đáp ứng. Và tôi đã tìm ra, xã hội cần những thông tin về công nghệ thông tin. Tôi cũng tìm được sự phối hợp công việc với nhiều người khác để thực hiện những mục tiêu mình đề ra. Sản nghiệp của tôi hôm nay được gây dựng từ số tiền chỉ có 5.000 USD từ việc bán một chiếc xe hơi cũ. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng, trong nhiều trường hợp vốn không phải là quan trọng nhất. Nếu anh có ý tưởng tốt thì người ta sẽ đầu tư vốn cho anh. Nếu nói có bí quyết làm giàu thì đó chính là tinh thần không mệt mỏi theo đuổi những ý tưởng, luôn đi tìm nhu cầu của xã hội để đáp ứng nó một cách tốt nhất. - Những tỷ phú nước Mỹ dù khác nhau về số tài sản, lĩnh vực kinh doanh, sở thích, song còn những nét chung trong phương pháp kinh doanh là gì? - Cho dù là Bill Gate giàu nhất nước Mỹ và giàu nhất thế giới, tôi hay là những tỷ phú khác... Tôi nghĩ tất cả đều cùng giống nhau ở một điểm là phải có nhiệt huyết theo đuổi một lý tưởng, một ước mơ, không được sớm chán nản, bỏ cuộc... - Nhiều lần ông đề cập tới một chiến lược làm việc theo "Tư duy toàn cầu" và Địa phương hóa". Chiến lược này bao trùm và thông suốt toàn bộ cách làm việc của hơn 12.000 nhân viên tại 110 công ty chi nhánh trên toàn cầu của IDG.... xin ông giải thích rõ hơn? - "Tư duy toàn cầu" nhấn mạnh sự hậu thuẫn cho những thành tựu nổi bật; đầu tư, vun đắp để biến nó thành hiện thực nhằm phát triển, mở rộng thị trường mới. "Địa phương hóa" là một cơ chế thể hiện trước nhất ở việc sử dụng nhân sự nước sở tại. Đây là những người nắm bắt rõ hơn ai hết nhu cầu tại địa phương để tìm ra cách đáp ứng và chính họ sẽ có những phản ứng nhanh nhất phản hồi cho lãnh đạo xử trí. Đối với IDG, mỗi sáng tạo, mỗi thành tựu đều được tích tụ lại đưa lên mạng để các nơi khác có thể tham khảo và học tập. Tôi luôn nghĩ đến mô hình phối hợp giữa mọi người với nhau như trong một gia đình, để trao đổi và giúp nhau thực hiện những ý tưởng. So với lần đầu đến Việt Nam, tôi nhìn thấy Việt Nam có một sự hấp dẫn về công nghệ thông tin. Sắp tới tôi sẽ tăng cường đầu tư, đưa thêm nhiều tạp chí mới về viễn thông, công nghệ thông tin và hướng mạnh hơn vào dịch vụ nghiên cứu thị trường Việt Nam.
  3. - Tạp chí Forbes bầu chọn ông là người giàu thứ 88 nước Mỹ với tài sản 2 tỷ USD. Ông nghĩ gì? - Con trai tôi đã có lần nói rằng, tài sản của tôi so với trước đây vẫn vậy, chứ có tăng gì đâu. Việc tôi xếp hạng 88 là vì nhiều tỷ phú khác bị phá sản hoặc tài sản của họ bị hao hụt nên tôi mới ngoi lên đấy thôi. Những người bị phá sản vì đã quên rằng thị trường tài chính là nơi cung cấp vốn đầu tư chứ không phải là nơi để làm giàu nhanh. Tôi không tin vào bất cứ việc nào kiếm tiền quá dễ dàng. - Ông quan niệm thế nào về sự giàu có và hạnh phúc? - Tài sản là những cái mà chúng ta đã làm được. Qua những đồng tiền của mình, tôi muốn khẳng định sự thành công, chứ không bao giờ nghĩ nó đem lại cho mình hạnh phúc. Điều làm tôi hạnh phúc là giá trị tạo ra được cho xã hội, giúp cho chất lượng cuộc sống con người tốt hơn. Patrick J.MacGovern sinh năm 1937, tốt nghiệp Viện Công nghệ Massachussets MIT (Mỹ) ngành sinh lý năm 1959. 5 năm sau, ông thành lập công ty dữ liệu quốc tế IDC (nay là công ty nghiên cứu thị trường IDG). Ông là Chủ tịch tập đoàn từ đó đến nay. IDG hoạt động trên các lĩnh vực: xuất bản, nghiên cứu thị trường, tổ chức các triển lãm, hội thảo và lập quỹ đầu tư mạo hiểm. Năm 1989, tạp chí Magazine Inc. đã bầu chọn IDG là "Doanh nghiệp tài năng". Gần đây, ông đã đóng góp 350 triệu USD cho MIT để thiết lập một trung tâm nghiên cứu về trí tuệ, nhằm tìm ra cơ chế hoạt động của não để từ đó có cách kích thích sáng tạo, đồng thời tìm cách để chữa trị các khuyết tật và bệnh não. Patrick J.MacGovern tìm kiếm những ý tưởng sáng tạo để kinh doanh trên toàn cầu bằng những chuyến đi. Nếu đo bằng những con số thì đó là cuộc hành trình 600.000 km tới 30-40 nước trên thế giới mỗi năm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2