intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm kiếm cơ hội bằng kỹ năng chào hàng

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

117
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thế nào là “chào hàng đúng trình tự”? Rất nhiều người trong chúng ta viết dự án rồi gửi đến bất cứ nơi nào bạn cảm thấy tiềm năng với hy vọng được tài trợ, như thế là không hợp lý. Theo ý kiến của những người có kinh nghiệm, đầu tiên, bạn phải xây dựng được một mối quan hệ quen biết trước, hoặc họ có niềm tin vào mình. Để họ biết rằng mình có thể tin được và có khả năng xoay chuyển đồng tiền, ai cũng “trông giỏ để bỏ thóc” mà. Tốt nhất là bạn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm kiếm cơ hội bằng kỹ năng chào hàng

  1. Tìm kiếm cơ hội bằng kỹ năng chào hàng Thế nào là “chào hàng đúng trình tự”? Rất nhiều người trong chúng ta viết dự án rồi gửi đến bất cứ nơi nào bạn cảm thấy tiềm năng với hy vọng được tài trợ, như thế là không hợp lý. Theo ý kiến của những người có kinh nghiệm, đầu tiên, bạn phải xây dựng được một mối quan hệ quen biết trước, hoặc họ có niềm tin vào mình. Để họ biết rằng mình có thể tin được và có khả năng xoay chuyển đồng tiền, ai cũng “trông giỏ để bỏ thóc” mà. Tốt nhất là bạn hãy chọn những người có quan điểm kinh doanh, sở thích... nói ngắn gọn là có gu hợp với dự án của bạn. Đặc biệt chú ý đến các cá nhân Nếu bạn muốn mời tài trợ cho dự án kinh doanh, tốt nhất nên chọn những cá nhân và cũng tiếp cận với tư cách cá nhân. Các tổ chức tập thể thường rất khó xin tài trợ. Nếu muốn thành công với các tập thể, bạn phải có một tầm ảnh hưởng xã hội nhất định, hoặc dự án của bạn phải trên cả mức tuyệt vời, không phải là niềm tin cá nhân đơn thuần... Thông thường, các tổ chức chỉ tìm kiếm cơ hội quảng bá là chính, họ ít có thời gian theo đuổi một dự án nào đấy, vừa tốn thời gian vừa mạo hiểm. Chiến thuật “ngắn gọn và thiếu sót” Khi bạn mang một dự án đến gặp ai đó, chớ có gửi... đầy đủ. Thứ nhất, nh ìn một tập giấy dày cộm như thế, chẳng ai muốn bỏ thời gian ra để đọc. Bạn cứ yên tâm rằng dự án của mình sẽ bị bỏ xó. Thứ hai, nếu hay quá, có thể bạn sẽ bị đánh cắp ý
  2. tưởng, đó là một sự thật. Vì vậy, hãy chỉ gửi những gì cơ bản nhất mà thôi, chỉ gói gọn trong khoảng 4, 5 trang giấy. Nhà đầu tư sẽ có hứng thú hơn. Thêm vào đó, sự “thiếu sót” ấy sẽ kích thích sự tò mò của nhà đầu tư. Chắc chắn họ sẽ tiếp xúc với bạn nếu cảm thấy thích hay ít nhất cũng là để biết nốt phần còn lại của dự án. Khi họ đề nghị gặp mặt, hãy đến với tư cách cá nhân, hãy dùng chính những hiểu biết của bạn để thuyết phục họ chứ không phải những giấy tờ. Hãy cho họ thấy bạn có khả năng ra sao, dự án này là tâm huyết của bạn, bạn thiết tha thưc hiện nó bằng tất cả khả năng. Người làm việc có chuyên môn tốt nhưng không yêu thích, sẽ không bao giờ làm tốt bằng người làm việc bằng cả khối óc và trái tim. Một kinh nghiệm nữa là không nên mời họ tài trợ với vai trò cổ đông, nếu bạn không là người nắm nhiều cổ phần nhất. Nếu không, rất có thể khi dự án th ành công, bạn chỉ là người làm thuê hoặc còn tệ hơn thế. Có thể đó là một lời đề nghị vay vốn, với lãi suất và những quyền lợi hợp lý, nhà đầu tư rất nhạy bén với các tín hiệu sinh lời! Ấn tượng và không khí giao tiếp Thực ra việc này cũng không quá phức tạp. Bạn có thể chọn thời gian ph ù hợp, khoảng thời gian tốt nhất cho đàm phán là sau 20 giờ. Người nước ngoài có thói quen là đi ăn tối xong mới bàn việc, vì trong bữa ăn, họ có thể hiểu nhau dễ dàng hơn. Hơn nữa, khi bạn hẹn gặp ngoài giờ làm việc, họ sẽ đỡ bị ảnh hưởng công việc. Có một sự thật là có những nơi đến xin tài trợ, bạn phải trông lịch sự, trang trọng một chút ngay cả khi bạn là người... đi xin. Một ví dụ cụ thể? Giả sử bạn định xin tài trợ cho một hoạt động văn hoá, bạn hãy tập trung vào các tổ chức văn hoá hoặc các tổ chức phi chính phủ. Còn nếu tiếp cận với doanh nghiệp, bạn hãy cân nhắc đến khả năng quảng bá hình ảnh của họ. Thành phần khách mời của bạn hấp dẫn những doanh nghiệp nào. Ví dụ như một hoạt động về
  3. ngoại thương sẽ hấp dẫn các ngân hàng, các công ty tin học hơn là các công ty về cơ khí... Có một điều quan trọng là không nên xin tài trợ vào cuối năm. Các doanh nghiệp thường có kỳ quyết toán theo năm. Nếu họ có dự định tài trợ, họ đã lên kế hoạch từ năm trước và trích ra những khoản cố định. Khi bạn xin tài trợ vào cuối năm rất khó xin, và nếu được cũng không xin đ ược nhiều vì họ cần thời gian để vượt qua kỳ quyết toán. Một ch ương trình cần phải lên kế hoạch xin tài trợ trước đó ít nhất 2 tháng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2