intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Người tiểu đường ăn gì khi ốm yếu?

Chia sẻ: Nguquai Nguquai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

103
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi bạn bị cảm lạnh hoặc cúm, đường máu thường bị tăng lên nhiều. Do vậy, bạn phải thử đường máu nhiều lần/ngày. Bạn cũng cần phải uống đủ nước và nạp đủ năng lượng để vượt qua những ngày khó khăn đó. Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp bạn nhanh chóng hồi phục và giữ cho đường máu tăng không quá cao hoặc bị hạ quá thấp. Khi bị ốm vẫn cần đáp ứng nhu cầu của cơ thể Trong những ngày ốm yếu, bạn cố gắng giữ cho chế độ ăn gần giống những ngày bình thường...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Người tiểu đường ăn gì khi ốm yếu?

  1. Người tiểu đường ăn gì khi ốm yếu? Khi ốm yếu, người bênh đái tháo đường vẫn cần được cung cấp đầy đủ năng lượng. Khi bạn bị cảm lạnh hoặc cúm, đường máu thường bị tăng lên nhiều. Do vậy, bạn phải thử đường máu nhiều lần/ngày. Bạn cũng cần phải uống đủ nước và nạp đủ năng lượng để vượt qua những ngày khó khăn đó. Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp bạn nhanh chóng hồi phục và giữ cho đường máu tăng không quá cao hoặc bị hạ quá thấp.
  2. Khi bị ốm vẫn cần đáp ứng nhu cầu của cơ thể Trong những ngày ốm yếu, bạn cố gắng giữ cho chế độ ăn gần giống những ngày bình thường nhất. Nếu như dạ dày chỉ có cảm giác đầy, bạn vẫn có thể ăn được như mọi ngày với các thực phẩm như cháo, súp, bánh quy... Nếu những thức ăn này vẫn khó vào, bạn có thể thử nước quả, nước giải khát ít ngọt, sữa chua... Thông thường bạn vẫn cần ăn chừng 30-40g chất bột - đường sau mỗi 3-4 giờ vào những ngày ốm này. Trường hợp không biết rõ loại thức ăn và khối lượng ăn, hãy hỏi bác sĩ của bạn. Một số loại thuốc trị cảm cúm và ho có chứa đường trong đó: đọc kỹ thông tin trước khi uống, giảm trừ lượng bột - đường được phép ăn. Nước uống cũng cần được cung cấp đủ, nếu bị sốt hoặc nôn, phải uống nhiều hơn mọi ngày. Nếu như đường máu tăng cao nhiều, bạn phải xem lại chế độ ăn và thuốc đang dùng. Hỏi bác sĩ để có chỉ dẫn trong trường hợp cụ thể này. Khi nào người bệnh đái tháo đường ốm yếu cần đến bệnh viện? Khi lâm vào các tình huống sau, bạn nhất định phải trao đổi với bác sĩ, thậm chí đi nằm viện: - Tình trạng ốm yếu hoặc sốt sau vài ngày không tiến triển khá hơn. - Nôn hoặc đi ngoài sau 6 giờ không thuyên giảm. - Có nhiều thể ceton trong nước tiểu.
  3. - Nếu đang tiêm insulin: đường máu >15mmol/l (hoặc>240mg/dl), mặc dù đã tiêm thêm insulin theo chỉ định của bác sĩ. - Nếu bạn chỉ dùng thuốc viên hạ đường huyết: đường máu cũng tăng trên 15mmol/l (hoặc >240mg/dl) suốt 24 giờ. Có các biểu hiện mất nước nguy hiểm: khó thở, hơi thở có mùi hoa quả chín, đau ngực, khô nứt môi và lưỡi, tiểu rất ít. Ăn cháo ngày ốm: dễ làm và bổ dưỡng. Trong những ngày ốm yếu, nếu không ăn được đồ ăn thông thường, có thể nấu cháo theo công thức sau cho vào phích ủ ấm ăn dần trong ngày: Thực đơn nấu cháo: (xem bảng)
  4. Ngoài ra, nếu ăn thêm các thực phẩm khác như sữa, nước cam... có thể ước lượng số calo và lượng đường như sau: - 200ml sữa bò tươi: + 150 kcal (10g glucid; 9g lipid; 8g protid).
  5. - 200ml nước cam vắt không đường: + 80kcal (20g glucid). - Truyền 500ml dịch glucose 5%: + 100kcal (25g glucid). Truyền 500ml dịch glucose 10%: + 200kcal (50g glucid).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2