intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguồn gốc của chính thể cộng hòa Tổng thống

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

197
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hình thức chính thể cộng hoà tổng thống được sinh ra muộn hơn so với hình thức chính thể đại nghị và hình mẫu của nó là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Nước Mỹ được hình thành bằng Hiến pháp năm 1787, bản Hiến pháp thành văn đầu tiên của thế giới, do nhu cầu của cuộc phòng thủ chung của 13 tiểu bang vừa giành độc lập muốn cùng đứng ra bảo vệ sự độc lập đã có của mình, vì cấu trúc bang liên lỏng lẻo lúc bấy giờ được hình thành từ “Những điều khoản...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguồn gốc của chính thể cộng hòa Tổng thống

  1. Nguồn gốc của chính thể cộng hòa Tổng thống Hình thức chính thể cộng hoà tổng thống được sinh ra muộn hơn so với hình thức chính thể đại nghị và hình mẫu của nó là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Nước Mỹ được hình thành bằng Hiến pháp năm 1787, bản Hiến pháp thành văn đầu tiên của thế giới, do nhu cầu của cuộc phòng thủ chung của 13 tiểu bang vừa giành độc lập muốn cùng đứng ra bảo vệ sự độc lập đã có của mình, vì cấu trúc bang liên lỏng lẻo lúc bấy giờ được hình thành từ “Những điều khoản liên bang và liên minh vĩnh cửu” năm 1776 đã bộc lộ nhiều điểm yếu. Từ nguyên nhân lịch sử Chính phủ quốc gia lúc bấy giờ không có quyền đưa ra các biểu thuế khi cần thiết để điều chỉnh nền thương mại. Họ không có quân đội chung, 9 bang có quân đội riêng và một số bang khác lại có hải quân riêng, tồn tại rất nhiều loại tiền, cả tiền xu lẫn tiền giấy, của cả liên bang và tiểu bang. Sự kết thúc chiến tranh đã để lại hậu quả nghiêm trọng đối với các nhà buôn, những người đã cung cấp vũ khí và hàng hoá cho quân đội ở cả hai phe, họ đã mất đi những lợi thế có được từ việc tham gia vào hệ thống mậu dịch Anh quốc. Các tiểu bang giành ưu tiên hàng hoá Mỹ trong các chính sách thuế quan của mình, nhưng các biểu thuế quan này lại mâu thuẫn với nhau. Một chính quyền trung ương yếu kém, không có quyền lực để hỗ trợ chính sách bằng sức mạnh quân sự, thì cũng không thể nào tránh được bị bó buộc trong ngoại giao. Người Anh từ chối rút quân đội ra khỏi các căn cứ và thương cảng thuộc vùng Tây Bắc (Nortwest Teritory) của quốc gia mới như đã thoả thuận trong Hiệp ước hoà bình năm 1783. Hậu quả là một sự hỗn độn thực sự. Trong bối cảnh đó nảy sinh nhu cầu phải có một chính phủ trung ương mạnh hơn để thực thi một chính sách thống nhất.
  2. Nhưng, vì e ngại trước trước một nhà nước tập trung chuyên chế như của các nhà nước Châu Âu mà họ đã phải rời bỏ để ra đi, nên họ rất thận trọng với mọi sự tập trung quyền lực. Ý thức về thảm hoạ tiềm tàng và sự cần thiết có một sự thay đổi mạnh dạn đã bao trùm bầu không khí Hội nghị lập hiến (được bắt đầu vào ngày 25/5/1787). Tất cả các đại biểu đều tin rằng, phải có một chính quyền trung ương hữu hiệu với những quyền lực khả thi để thay thế cho một Quốc hội yếu kém đ ược hình thành theo Điều lệ Liên bang và Liên minh vĩnh cửu được thông qua năm 1777*. Tư tưởng chủ đạo của những nhà lập Hiến pháp Hoa Kỳ là rất cần đến một nhà nước đủ mạnh để bảo vệ sự độc lập, phát triển kinh tế, duy tr ì an ninh quốc gia, nhưng cũng rất sợ sự tập trung quyền lực có thể trở thành sự chuyên chế của nhà nước. Với họ, Chính phủ hành pháp chỉ cần một cá nhân, với Quốc hội lập pháp, mặc dù là tập thể đông người bao gồm những đại diện do nhân dân bầu ra, nhưng rất có thể trở thành độc tài. Mà hậu quả độc tài của tập thể đông người cũng có tác hại không khác gì chế độ độc tài chuyên chế cá nhân của các vị vua chúa phong kiến Châu Âu, nơi mà họ vừa thoát khỏi. Đến ý nguyện của các nhà lập quốc Bên cạnh những nhu cầu khách quan, việc hình thành một cách thức tổ chức quyền lực nhà nước cũng bị ảnh hưởng bởi ý muốn chủ quan của những người sáng lập ra nước Mỹ, do nhu cầu của việc rút kinh nghiệm từ những bài học của lịch sử nhân loại. Các nhà lập quốc của Mỹ cho rằng, Quốc hội mặc dù là một tập thể đông người nhưng cũng không là gì cả, cũng có khi làm sai và nhất là có thể trở thành độc tài. Do đó, cần phải nghĩ ra các biện pháp nhằm kìm chế Quốc hội. “Người liên bang”, tác phẩm chính trị kinh điển của nước Mỹ, lần đầu tiên đã nói tới lý tưởng của cơ chế kiểm soát lẫn nhau và coi đó là phương thức hữu hiệu để hạn chế quyền lực của chính quyền và ngăn chặn sự lạm quyền. Những ngôn từ
  3. này được dùng chủ yếu nhằm đề cập tới một hệ thống lập pháp lưỡng viện được cả Hamilton và Madison coi là nhánh mạnh nhất của chính quyền. Như nhận thức ban đầu, Hạ viện đầy quyền lực được bầu cử phổ thông sẽ chịu sự kiểm soát của Thượng viện bảo thủ hơn do các cơ quan lập pháp các tiểu bang bầu chọn. (Lần sửa đổi thứ 17 vào năm 1913 đã thay đổi quy định này nhằm cho phép bầu cử phổ thông đối với các thượng nghị sỹ). Tuy nhiên, có lúc Madison cũng đã lập luận tổng quát hơn: “các cơ quan tự kiểm soát lẫn nhau”, và Hamilton đã bình luận thêm rằng: “một Quốc hội dân chủ sẽ bị kiểm soát bởi một Th ượng viện dân chủ và cả hai viện sẽ chịu sự kiểm soát của một Chánh án”**. Trong bài luận của mình (số 78), A. Hamilton bảo vệ quyền của Toà án tối cao trong việc phán quyết về tính tuân thủ Hiến pháp của các luật do các c ơ quan lập pháp quốc gia hoặc tiểu bang thông qua. Ông cho rằng, quyền “ph ê duyệt” có ý nghĩa quan trọng lịch sử này là một sự kiểm soát thích hợp đối với cơ quan lập pháp, nơi rất có thể xảy ra “hơi hướng độc hại của bè cánh có thể đầu độc nguồn gốc của công lý”. A. Hamilton công khai phản bác hệ thống của nước Anh trong việc cho phép Quốc hội phủ quyết bằng đa số phiếu đối với quyết định của To à án mà Quốc hội thấy trái ý. Đúng hơn, “các toà án công lý phải được coi là các tấm khiên bảo vệ của một hiến pháp hạn chế trước vi phạm của lập pháp”. Chỉ có một quá trình sửa đổi hiến pháp tỷ mỷ và gian truân, hoặc một sự chuyển đổi từng bước của các thành viên của Toà án tối cao sang một quan điểm khác, mới có thể đảo ngược việc giải thích về văn kiện này của Toà án tối cao***. Mặc dù với những lập luận sắc sảo như vậy, nhưng quyền xét xử của Toà án đối với những văn bản luật của Quốc hội cũng không được Hiến pháp thừa nhận một cách rõ ràng, mà phải chờ đến năm 1803, bằng phán quyết về cách giải thích của
  4. Chánh án Marshall trong vụ kiện Marbury kháng Madison, quyền đó mới được công nhận một cách đầy đủ như hiện nay. Tất cả những lý do khách quan và chủ quan đó đã hình thành nên một chế độ chính trị mà sau này được gọi là chính thể tổng thống cộng hoà. Những lý do sinh ra chế độ chính trị Mỹ quốc có ảnh hưởng sâu sắc và chi phối rất lớn đến việc tổ chức ra các thiết chế chính trị của nhà nước Mỹ, đồng thời chúng cũng biến thành những đặc điểm của mô hình tổ chức quyền lực nhà nước Mỹ quốc, một điển hình của chính thể tổng thống cộng hoà. * An Outline of American Government by Richard C. Schroeder, United States Information Agency, p.13 ** Richard C. Schroeder, Khái quát về chính quyền Mỹ, NXB Chính trị Quốc gia 1999, tr. 54. *** Richard C. Schroeder , Khái quát về chính quyền Mỹ, NXB Chính trị Quốc gia 1999, tr. 54 – 55.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2