Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NGUY CƠ SÂU RĂNG CỦA MỘT SỐ HỌC SINH 9-10 TUỔI<br />
CÓ SÂU RĂNG CAO TẠI HUYỆN BÌNH CHÁNH,<br />
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
Bùi Huỳnh Anh*, Hoàng Trọng Hùng*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Phân tích nguy cơ sâu răng ở nhóm học sinh 9-10 tuổi có sâu răng cao (so với nhóm hoàn toàn<br />
không sâu răng) tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2011.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu gồm 149 học sinh được khám đánh giá sâu<br />
răng theo tiêu chí WHO biến đổi (bao gồm cả sang thương sâu răng chưa tạo lỗ) được chia thành 2 nhóm: 52 học<br />
sinh không sâu răng vĩnh viễn (hoặc chỉ có tối đa 1 răng sữa sâu) và 97 học sinh có sâu răng cao. Các chỉ tố và<br />
yếu tố nguy cơ sâu răng được thu thập ngay tại trường học và bảng câu hỏi gởi đến phụ huynh của những học<br />
sinh trong mẫu nghiên cứu. Các đặc điểm nước bọt như pH mảng bám, độ nhớt nước bọt, pH nước bọt không<br />
kích thích và có kích thích, lưu lượng, khả năng đệm của nước bọt được thu thập bằng bộ thử nghiệm mảng bám<br />
Plaque-check + pH và bộ thử nghiệm nước bọt Saliva-Check Buffer. Hàm lượng vi khuẩn Streptococcus mutans<br />
và Lactobacilli được đánh giá bằng bộ test CRT® Bacteria.Tình trạng vệ sinh răng miệng của trẻ được ghi nhận<br />
bằng chỉ số OHI-S bởi 3 điều tra viên đã được chuẩn hoá. Ngoài ra, các đặc điểm kinh tế xã hội như học vấn, thu<br />
nhập của cha mẹ học sinh và các yếu tố thói quen như chế độ ăn có đường, axít, số lần chải răng và sử dụng fluor<br />
được ghi nhận thông qua bảng câu hỏi. Kiểm định 2, thống kê OR và phân tích hồi quy logistic được áp dụng<br />
trong nghiên cứu này.<br />
Kết quả: Phân tích từng phần cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ % học sinh có pH nước<br />
bọt không kích thích từ 5,0-6,6; pH nước bọt kích thích 5,0-6,6; số lượng lactobacilli ≥ 105 CFU/ml và chế độ ăn có<br />
đường ≥ 3 lần/ngày giữa nhóm học sinh có sâu răng cao và không sâu răng. Tuy nhiên, kết quả phân tích hồi quy<br />
logic cho thấy pH nước bọt kích thích 5,0-6,6 (p=0,037) và số lượng lactobacilli ≥ 105 CFU/ml (p< 0,001) được<br />
xem là yếu tố nguy cơ chính lên quan đến tình trạng sâu răng cao của học sinh ở nhóm sâu răng cao so với nhóm<br />
không sâu răng. Những học sinh có pH nước bọt kích thích từ 5,0-6,6 có nguy cơ sâu răng cao nhiều gấp 8,82<br />
lần (KTC 95%: 1,14-68,17; p=0,037) và những học sinh có hàm lượng Lactobacilli ≥ 105 CFU/ml có nguy cơ sâu<br />
răng cao nhiều gấp 8,07 lần (KTC 95%: 3,09-21,03, p