NGUYÊN NHÂN ĐỘNG KINH
lượt xem 6
download
Động kinh là những rối loạn kịch phát các chức năng của não về vận động và/hoặc cảm giác, giác quan, tâm thần kèm theo mất ý thức vài giây đến vài phút hoặc không, cơn nhắc đi nhắc lại mang tính chất định hình và chu kỳ. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (1993), tỷ lệ động kinh giao động từ 0,5% 1,5% dân số. Thông cáo báo chí của TCYTTG năm 2001 hiện nay trên thế giới có 50 triệu người mắc chứng động kinh. Tỷ số mới mắc của động kinh trong một...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NGUYÊN NHÂN ĐỘNG KINH
- ĐỘNG KINH I- Vài nét tổng quan về động kinh (Overview) 1-Định nghĩa (Definition): Động kinh là những rối loạn kịch phát các chức năng của não về vận động và/hoặc cảm giác, giác quan, tâm thần kèm theo mất ý thức vài giây đến vài phút hoặc không, cơn nhắc đi nhắc lại mang tính chất định hình và chu kỳ. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (1993), tỷ lệ động kinh giao động từ 0,5% - 1,5% dân số. Thông cáo báo chí của TCYTTG năm 2001 hiện nay trên thế giới có 50 triệu người mắc chứng động kinh. Tỷ số mới mắc của động kinh trong một năm (incidence) là 50/100000 dân ở các nước phát triển và 100/100000 dân ở các nước đang phát triển, do các nước này có tỷ lệ cao về nhiễm trùng thần kinh cấp và mạn, về biến chứng sản khoa, về suy dinh dưỡng v.v... Những nguyên nhân dẫn đến động kinh thường khác nhau, từ việc do nhiễm trùng trước khi sinh và chấn thương khi đẻ đến những tổn thương về não do những tai biến, đột quị, nhiễm
- khuẩn hay ngộ độc. Những yếu tố về gen di truyền cũng đóng một vai trò quan trọng ở một số dạng động kinh. Sự cộng góp có liên quan của mỗi nguyên nhân này khác nhau đáng kể ở từng khu vực trên thế giới. II- Triệu chứng lâm sàng (Clinical symptoms) A- Các cơn động kinh (Seizures) 1. Cơn lớn (Grand seizure): Xuất hiện đột ngột. Người bệnh đang hoạt động bỗng nhiên rơi vào tình trạng mất ý thức - ngã như cây chuối đổ. Ngay lúc đó thì xuất hiện các hiện tượng sau: - Giai đoạn co cứng : Đầu, mắt quay về một h ướng (trợn mắt), ngừng thở, mặt tái nhợt, tím tái, mạch nhanh, huyết áp tăng, đồng tử giãn. Thời gian từ 10 - 30 giây. - Giai đoạn co giật: giật rung tăng dầnmắt trợn ngược kèm theo (đái dầm, ỉa đùn, xuất tinh). Co giật kéo dài tới 2 - 3 phút. - Giai đoạn doãi cơ: Thở chở lại bệnh nhân hôn mê kéo dài khoảng 1phút. Nhưng cũng có vài cử động vô nghĩa. Thời gian kéo dài 60 giây hoặc hơn. - Sau đó bệnh nhân tỉnh lại nhưng có thể lú lẫn vài phút. 2. Cơn nhỏ (Petit seizure): - Cơn vắng - Absence
- Xuất hiện đột ngột, ngừng đột ngột. Đó là sự đình chỉ, ngừng rất nhanh các hoạt động đang làm dở... kéo dài 1 - 2 giây. - Cơn bất động Là sự suy yếu trương lực - Cơn giật cơ Hay gặp ở trẻ nhỏ. Có thể xảy ra ở bất kỳ một nhóm c ơ hoặc toàn thân. Thường hay gặp ở chi trên, đầu, cổ. Đang cầm bị rơi, hay gật đầu nhẹ, hay máy ngón tay... 3. Các cơn khác (Other seizures): - Động kinh cục bộ B.J Bravais Jackson Cơn co cứng hoặc giật rung nửa thân. Thường bắt đầu từ những ngón tay hoặc ngón chân, lan truyền tới tay, chân, nửa thân... - ĐK tâm thần vận động - Epilepsie Psycomotriz + Tính chất rất phong phú, nhiều khi xuất hiện riêng lẻ về giác quan và vận động. + Ảo giác (ảo khứu, ảo thị có màu sắc sợ hãi ...) và ảo tưởng + Vận động hoàn toàn tự động, ý thức thu hẹp, hành động dữ dội, làm nguy hiểm người xung quanh.
- B- Các cơn tâm thần tương đương (Equivalent mental disorders) Các rối loạn tâm thần xuất hiện từng cơn (Mental disorders occuring by time- period) - Rối loạn khí sắc (Mood disorder): Cơn loạn cảm buồn dầu bất bình, bất mãn với tất cả hay gây gổ, nổi khùng, nghi bệnh... - Rối loạn ý thức (Sense disorder): Trạng thái hoàng hôn (hành vi nguy hiểm do hoang tưởng ảo giác và cảm xúc căng thẳng chi phối nên rất tàn bạo như giết người, đốt nhà v.v...). C- Các biến đổi nhân cách (Changes of personality) 1. Nhân cách động kinh (Epileptic personality): - Nổi bật là tư duy bầy nhầy, chi tiết, vụn vặt, định kiến. - Cục cằn, gây gổ, nổi cơn giận dữ. - Phản ứng độc ác mãnh liệt, không thích hợp vì lý do nhỏ nhất. - Sau cơn thường là yên tĩnh không nhận mình là vô lý, đổ lỗi cho người xung quanh. 2. Sa sút động kinh (Epileptic decline):
- - Mất trí Động kinh. - Tư duy nghèo nàn, không phân biệt được điều quan trọng với thứ yếu. - Trí nhớ giảm sút - Chỉ còn hoạt động bản năng. III- Chẩn đoán (Diagnosis) 1- Phân biệt (Differential diagnosis): - Phân biệt Động kinh với Hysterie - cơn phân ly - Loạn thần Động kinh với các loạn thần triệu chứng và bệnh tâm thần phân liệt. - Động kinh với nhân cách bệnh kiểu bùng nổ, hoặc cảm xúc không ổn định. - Động kinh với các cơn co giật 2. Chẩn đoán xác định (Confirmed diagnosis): - Muốn chẩn đoán xác định bệnh Động kinh trước hết phải dựa vào các biểu hiện lâm sàng, dựa vào thầy thuốc, nhân viên y tế mô tả, chứng kiến. - Điện não đồ có dấu hiệu bệnh lý, có sóng động kinh... 3. Chẩn đoán nguyên nhân (Causing diagnosis):
- - ĐK chưa rõ căn nguyên- ĐK nguyên phát - ĐK vô căn (Idiopatiquer). - Động kinh do yếu tố di truyền. - Do các bệnh cơ thể: nhiễm trùng, nhiễm độc v.v... - Do các bệnh ở não như u não, viêm não, chấn thương sọ não v.v... IV- Điều trị (Treatment) 1- Nguyên tắc điều trị (The principles): 1. Do tác dụng tương tác qua lại của thuốc kháng động kinh rất phức tạp vì vậy khởi đầu sử dụng một loại kháng động kinh. 2. Thuốc được chọn phải phù hợp với thể động kinh của từng bệnh nhân, ít tác dụng phụ, rẻ tiền và phù hợp với đặc điểm cơ địa của người bệnh. 3. Bắt đầu bằng liều thấp rồi tăng dần để t ìm liều thấp nhất mà vẫn khống chế được cơn động kinh. Liều thuốc được tính theo mg/kg trọng lượng cơ thể người bệnh trong 24 giờ. 4. Đã dùng tới liều cao nhất mà không kết quả thì được phép phối hợp từ 2 loại kháng động kinh trở lên.
- 5. Nếu động kinh có kèm theo loạn thần thì có thể kết hợp thuốc chống động kinh với thuốc chống loạn thần, tuỳ theo triệu chứng loạn thần mà chỉ định thuốc chống loạn thần phù hợp. 6. Không ngừng thuốc, thay đổi thuốc đột ngột. Thời gian điều trị ít nhất 2 năm người bệnh ổn định hoàn toàn kể từ cơn cuối cùng. 7. Không được phối hợp giữa Gardenal và Primidon; giữa Depakine và Gardenal. 2. Các thuốc kháng động kinh thường dùng (The commonest anticonvulsives) 2.1. Gardenal (Phenobacbital) dạng viên 100mg và 10mg Ống tiêm 200mg/2ml. Tác dụn đối với cơn Động kinh co giật toàn thể (cơn lớn). Liều điều trị : ở người lớn 2 - 3mg/kg/ngày với một lần ngày. Trẻ em 3 -4 mg/kg/nggày chia 1 -2 lần ngày Viên 10mg từ 2 tuổi đến 10 tuổi cứ mỗi tuổi tăng 1 viên 2.2. Phenytoin (Sodanton, Dihydan) viên 0,1g Tác dụng với cơn co giật cục bộ hoặc co giật toàn thể. Liều điều trị: người lớn 250 - 350mg/ngày chia 1 đến 2 lần. Trẻ em 5-8mg/kg/ngày chia 2 lần.
- 2.3. Carbamazepine (Tegretol) viên 200mg Tác dụng với cơn Động kinh cục bộ đặc biệt với cơn cục bộ phức , gây dị ứng Liều điều trị: Người lớn 10 - 12mg/kg/ngày chia 2 lần. Trẻ em 20 - 25mg/kg/ngày chia 2 - 4 lần . 2.4. Depakine (Acid Valproic) viên 300mg Tác dụng với các thể Động kinh, ít có tác dụng phụ. Liều điều trị: người lớn 200- 400mg/ngày chia 1 - 2 lần (khởi đầu) - tăng dần. Trẻ em 30 - 35mg/kg/ngày chia 1 - 3 lần. 3. Phác đồ điều trị động kinh cơn lớn (The therapeutic model for grand seizures): a. Đối với người lớn (For adults) Thuốc......Phác đồ A mg/kg/24 giờ........Phác đồ B mg/kg/24 giờ Gardenal............2 - 4 mg/kg...........................8 mg/kg Sodanton............3 - 5 mg/kg...........................8 mg/kg Vitamin B6.........100 mg/ngày........................300 mg/ngày
- b. Đối với trẻ em (For children): Thuốc......Phác đồ A mg/kg/24 giờ........Phác đồ B mg/kg/24 giờ Gardenal............3 - 4 mg/kg.............................10 mg/kg Sodanton............5 - 8 mg/kg.............................10 mg/kg Vitamin B6.........100 mg/ngày...........................200 mg/ngày Bắt đầu bằng một loại kháng động kinh theo phác đồ A, khi các cơn không thuyên giảm chuyển sang điều trị theo phác đồ B hoặc kết hợp 2 loại kháng động kinh liều lượng theo phác đồ A. 4. Phác đồ điều trị động kinh cơn vắng ý thức, cơn nhỏ giật cơ, cơn mất trương lực, cơn co thắt ở trẻ em (The therapeutic model for petit seizures in children) Thuốc.......Người lớn mg/kg/24 giờ..........Trẻ em mg/kg/24 giờ Depakine...........20 - 30 mg/kg.....................30 - 50 mg/kg Vitamin B6........100 mg/ngày.......................50 mg/ngày V- Tiến triển và tiên lượng (Course and prediction)
- - Tiến triển mạn tính tuần tiến, ít thuận lợi. - Người bệnh có thể tham gia các hoạt động b ình thường của cuộc sống: học tập, lao động, xây dựng gia đình và các hoạt động xã hội... - Những dấu hiệu, tiên lượng không tốt là bệnh bắt đầu sớm, có chiều hướng lên cơn hàng loạt có thể dẫn đến trạng thái Động kinh. - Thoái hoá nhân cách dẫn đến mất trí ĐK VI- Phòng bệnh (Prevention) 1. Giai đoạn 1 (Stage 1): - Ngăn ngừa, loại trừ các nguyên nhân gây bệnh. - Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, giải thích một cách hợp lý về bệnh tật. - Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn não, các chấn thương nhất là chấn thương chu sinh. 2. Giai đoạn 2 (Stage 2): Phát hiện sớm và điều trị tích cực, hạn chế sự tiến triển xấu.
- 3. Giai đoạn 3 (Stage 3): Phục hồi chức năng cho người bệnh Động kinh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nguyên nhân và cách phòng bệnh động kinh
3 p | 175 | 25
-
Bệnh khớp do nguyên nhân thần kinh
5 p | 136 | 18
-
Bài giảng Thần kinh học: Động kinh - PGS.TS Phan Việt Nga
9 p | 125 | 15
-
Động kinh và các nguyên nhân
6 p | 118 | 13
-
Bài giảng Co giật và hội chứng động kinh ở trẻ nhỏ (Infant seizures and syndromes)
49 p | 79 | 10
-
Kiến thức về Động kinh: Phần 1
159 p | 67 | 10
-
Bài giảng Động kinh - ThS. BS Nguyễn Phúc Học
0 p | 119 | 9
-
Động kinh (Điên Giản – Giản chứng – Epilepsy – Epilepsie)
6 p | 86 | 6
-
Thuốc trị liệt vận động do nguyên nhân thần kinh
4 p | 89 | 5
-
TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH
7 p | 99 | 5
-
Bài giảng Xử trí bệnh nhân động kinh kháng trị
24 p | 38 | 4
-
Đánh giá khả năng ức chế chu kỳ tế bào của bài thuốc lá dâu, dừa cạn thu thập tại tỉnh Sóc Trăng trên dòng tế bào u nguyên bào thần kinh SKN-DZ
5 p | 81 | 3
-
Tỷ lệ hiện mắc và khoảng trống điều trị động kinh tại nội thành, thành phố Hồ Chí Minh
4 p | 5 | 3
-
Đặc điểm lâm sàng, điện não đồ vi tính và hình ảnh cộng hưởng từ sọ não trên bệnh nhân động kinh sau tai biến mạch não khu vực bán cầu
5 p | 3 | 2
-
Tỉ lệ động kinh kháng trị và nguyên nhân trên bệnh nhân động kinh người lớn
8 p | 22 | 2
-
Đánh giá tác động của đột biến gen IDH1 và sự methyl hóa gen MGMT đến thời gian sống thêm toàn bộ trên bệnh nhân u nguyên bào thần kinh đệm
9 p | 6 | 2
-
Hướng dẫn điều trị bệnh động kinh: Phần 1
92 p | 1 | 1
-
Ghép tế bào gốc tạo máu tự thân trên bệnh nhân u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao tại Bệnh viện Nhi Đồng 2
7 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn