Vảy nến<br />
<br />
Vẩy nến là một bệnh khá phổ biến sau eczema. Bệnh ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe<br />
chung (trừ một số thể nặng) nhưng bệnh lại dai dẳng và hay tái phát, nên ảnh hưởng lớn<br />
đến sinh hoạt, lao dộng và tâm trí người bệnh. Bệnh thường phát vào mùa đông, ở da đầu<br />
và mặt ngoài tứ chi, nặng thì có thể phát ra toàn thân, có thể kèm theo sưng đau các khớp<br />
tay chân.<br />
<br />
Nguyên nhân<br />
<br />
Vảy nến là do rối loạn lành tính của tế bào thượng bì. Cho đến nay vẫn chưa khẳng định<br />
rõ nguyên nhân của bệnh vẩy nến, nhưng người ta biết chắc 5 yếu tố sau đây gây nên cơ<br />
chế sinh bệnh:<br />
<br />
Do di truyền: Khoảng 30% bệnh nhân có yếu tố gia đình (gồm cha, mẹ, anh chị em ruột<br />
hoặc họ hàng trực hệ), 70% các cặp song sinh cùng mắc. các nghiên cứu chỉ ra rằng các<br />
kháng nguyên HLAW6, B13, B17, DR7 liên quan đến vảy nến da và khớp.<br />
<br />
Nhiễm khuẩn: Vẩy nến ở trẻ em, vẩy nến thể giọt, người ta phân lập được liên cầu khuẩn<br />
ở tổn thương và điều trị kháng sinh thì bệnh thuyên giảm.<br />
<br />
Stress: Làm bệnh tái phát hoặc đột ngột nặng thêm.<br />
<br />
Thuốc: Bệnh vảy nến xuất hiện sau khi sử dụng một số thuốc: bẹn beta kéo dài, lithium,<br />
đặc biệt sau khi sử dụng corticoid.<br />
<br />
Hiện tượng cobner: Thương tổn mọc lên sau các kích thích cơ học (gãi, chà xát) hoặc các<br />
kích thích lý hóa (bệnh nặng nhẹ theo mùa).<br />
<br />
Phân loại bệnh vẩy nến<br />
<br />
Vẩy nến ở da:<br />
Trên da có các mảnh đỏ ranh giới rõ, phía trên có vẩy dày màu trắng. Khi chạm vào vùng<br />
da bị bệnh thì thấy khô, cứng. khó xác định hơn, nếu thương tổn ở đầu do tóc che khuất,<br />
cho nên cần chú ý nếu ở đầu bỗng nhiên có nhiều gàu và dầy lên so với trước đây.<br />
<br />
Vẩy nến ở móng: Móng dầy hoặc nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt móng.<br />
<br />
Vẩy nến ở khớp: các khớp bị biến dạng, gây khó khăn trong vận động.<br />
<br />
Vẩy nến thể mủ: Trên da có các mụn mủ khô và nông.<br />
<br />
Vẩy nến thể đỏ da toàn thân:<br />
<br />
Bệnh này vào màu khô thì phát triển mạnh hơn, gây đau đớn cho bệnh nhân khi vùng da<br />
nhiễm bệnh bị va chạm hoặc có hiện tượng chảy máu (đôi khi bị nhầm lẫn với nẻ da do<br />
cũng sảy ra vào mùa khô).<br />
<br />
Những điều cần tránh khi bị vẩy nến<br />
<br />
Tránh căng thẳng.<br />
<br />
Tránh rượu do rượu khiến bệnh nặng thêm và phản ứng với thuốc điều trị.<br />
<br />
Tránh gây trầy xước da ở vùng này,tránh gây nhiễm trùng. Cẩn thận khi dùng các loại bôi<br />
dưỡng da.<br />
<br />
Nên lạc quan với bệnh tật vì bệnh lành tính và khá phổ biến, khoa học không ngừng trong<br />
việc tìm ra nguyên nhân đích thực của bệnh, và hằng năm đều cho ra đời các thuốc và<br />
phương pháp chữa bệnh mới có hiệu quả hơn. Hãy tin tưởng rằng, trong tương lai không<br />
xa, cách chữa bệnh vảy nến sẽ có những đột phá mới.<br />
<br />
Tránh kỳ cọ và bóc da (hiện tượng Kobner).<br />
<br />
Tránh để vùng da bị bệnh tiếp xúc với các chất tính bazơ cao như xà phòng, vôi... khiến<br />
vùng da bị bệnh mở rộng hơn.<br />
<br />
Cẩn thận khi dùng thuốc, nếu mắc thêm các bệnh về tim mạch.<br />
Tránh nhiễm khuẩn, đặc biệt ở mũi, họng.<br />
<br />
Điều trị vẩy nến<br />
<br />
Điều trị tại chỗ: Dùng các loại kem, mỡ, dung dịch với mục đích bong vẩy, tiêu sừng,<br />
hạn chế hình thành nhanh chóng vấy da như:<br />
<br />
Mỡ Salycile 5%, 10%.<br />
<br />
Vitamin D3.<br />
<br />
Goudron.<br />
<br />
Nếu gặp ở bàn chân thì nên đi giày, tất khi ra ngoài đường, điều này giúp da chân không<br />
cảm thấy khô, đồng thời ngăn ngừa nhiễm khuẩn ở vùng da có vết nứt.<br />
<br />
Hạn chế tiếp xúc với xà phòng.<br />
<br />
Đến phòng khám chuyên khoa da liễu.<br />
<br />
Điều trị toàn thân:<br />
<br />
Acitretine (Soriatane).<br />
<br />
Cyclosporin (Neoral).<br />
<br />
Methotrexate.<br />
<br />
Quang trị liệu: UVB phổ hẹp (UVBTL01)<br />
<br />
Quang hóa trị liệu: PUVA.<br />