intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiêu ra máu, tiêu phân đen có nguy hiểm? (Kỳ 2)

Chia sẻ: Carol Carol | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

184
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

D- Cần đi khám bệnh ngay trong những trường hợp sau - Cần đi khám ngay nếu thấy máu hoặc có thay đổi màu sắc của phân. - Ngay cả khi cho rằng trĩ chính là nguyên nhân gây tiêu máu, cũng cần phải thăm khám để loại trừ các bệnh nghiêm trọng khác đi kèm. - Đối với trẻ em, một chút ít máu trong phân thường không phải do nguyên nhân nghiêm trọng. - Nguyên nhân thường gặp nhất là do táo bón hoặc do dị ứng sữa. Tuy vậy cũng nên báo cho bác sĩ biết, ngay cả khi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiêu ra máu, tiêu phân đen có nguy hiểm? (Kỳ 2)

  1. Tiêu ra máu, tiêu phân đen có nguy hiểm? (Kỳ 2) D- Cần đi khám bệnh ngay trong những trường hợp sau - Cần đi khám ngay nếu thấy máu hoặc có thay đổi màu sắc của phân. - Ngay cả khi cho rằng trĩ chính là nguyên nhân gây tiêu máu, cũng cần phải thăm khám để loại trừ các bệnh nghiêm trọng khác đi kèm. - Đối với trẻ em, một chút ít máu trong phân thường không phải do nguyên nhân nghiêm trọng.
  2. - Nguyên nhân thường gặp nhất là do táo bón hoặc do dị ứng sữa. Tuy vậy cũng nên báo cho bác sĩ biết, ngay cả khi không cần thiết phải có thêm những đánh giá nào khác. E- Bác sĩ có thể tiến hành những công việc sau đây - Hỏi bệnh sử, khám lâm sàng, tập trung vào vùng bụng và trực tràng. - Bác sĩ sẽ hỏi những điều sau đây để tìm kiếm những nguyên nhân gây tiêu máu đỏ hoặc tiêu phân đen: - Bệnh nhân có dùng thuốc kháng đông hoặc NSAIDs (ibuprofen, naproxen, diclofenac, aspirin)? - Có chấn thương vùng bụng hoặc trực tràng, có nuốt nhầm dị vật? - Có dùng cam thảo đen, chì, Pepto-Bismol, tiết canh, huyết động vật? - Có đi tiêu ra máu nhiều lần? Phân mỗi lần có giống nhau không? - Gần đây có sụt cân? - Chỉ thấy máu trong giấy vệ sinh mà thôi? - Phân có màu gì?
  3. - Bệnh xảy ra lúc nào? - Có triệu chứng và dấu hiệu nào khác đi kèm – đau bụng, ói ra máu, trướng hơi, đánh hơi nhiều, tiêu chảy, sốt? - Việc điều trị tuỳ thuộc vào nguyên nhân và mức độ trầm trọng của xuất huyết. + Nếu chảy máu nghiêm trọng, BN cần được nhập viện để được theo dõi và đánh giá. + Nếu xuất huyết ồ ạt, người bệnh sẽ được theo dõi và xử trí ở Khoa Săn Sóc Đặc Biệt. Có thể cần phải truyền máu cấp cứu. - Các xét nghiệm chẩn đoán sau đây có thể sẽ được thực hiện: + Chụp mạch máu (DSA) + Chụp cản quang + Chụp CT scan
  4. + Xét nghiệm máu, bao gồm huyết đồ, công thức bạch cầu, sinh hoá máu, chức năng đông máu toàn bộ + Nội soi đại tràng + Cấy phân + Xét nghiệm tìm nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori + X-quang bụng F-Dự Phòng - Ăn nhiều rau củ quả và các thực phẩm nhiều chất xơ và ít chất béo bảo hoà. Điều này giúp giảm táo bón, bệnh trĩ, bệnh túi thừa, và ung thư đại tràng. - Tránh dùng liều cao và kéo dài các loại thuốc kháng viêm như ibuprofen, naproxen, diclofenac và aspirin. Chúng kích ứng dạ dày và gây loét.
  5. - Không uống rượu hoặc uống thật ít. Rượu gây kích ứng niêm mạc thực quản và dạ dày. - Không hút thuốc. Hút thuốc gây loét và ung thư đường tiêu hoá. - Cố gắng tránh stress – một yếu tố thuận lợi gây loét tiêu hoá. - Bệnh nhân nhiễm H pylori cần được dùng kháng sinh và thuốc kháng tiết acid để ngăn ngừa loét tiêu hoá tái phát. - Càng chẩn đoán sớm ung thư đại tràng thì khả năng điều trị khỏi càng cao. Sau 50 tuổi, Hiệp Hội Ung Thư Mỹ khuyến cáo thực hiện một hoặc nhiều các xét nghiệm tầm soát dưới đây để phát hiện sớm ung thư đại tràng hoặc tình trạng tiền ung thư: - Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân mỗi năm. - Nội soi đại tràng sigma bằng ống mềm hoặc chụp đại tràng mỗi 5 năm. - Nội soi đại tràng mỗi 10 năm. BS. ĐỒNG NGỌC KHANH - BV Hoàn Mỹ Sài Gòn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1