intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuốc ngừa xuất huyết tiêu hóa

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

299
lượt xem
68
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa không khó khăn với các triệu chứng sau: 1.1. Chẩn đoán vị trí: + XHTH trên: - Nôn ra máu. - Tiêu phân đen. - Tiêu máu đỏ: Có thể do XHTH dưới hoặc do XHTH trên lượng nhiều.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuốc ngừa xuất huyết tiêu hóa

  1. Thuốc ngừa xuất huyết tiêu hóa 1. Chẩn đoán XHTH: Chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa không khó khăn với các triệu chứng sau: 1.1. Chẩn đoán vị trí: + XHTH trên: - Nôn ra máu. - Tiêu phân đen. - Tiêu máu đỏ: Có thể do XHTH dưới hoặc do XHTH trên lượng nhiều. + XHTH dưới: - Tiêu máu đỏ tươi hoặc đỏ bầm (maroon stools) 1.2. Chẩn đoán mức độ xuất huyết: Chú ý: Lượng máu tương ứng của mỗi người là 70ml/kg. 1.3. Chẩn đoán XHTH còn đang tiếp diễn:
  2. + Còn đang tiếp diễn: - Lâm sàng (Mạch, HA, nước tiểu) ngày càng xấu đi. - Nhu động ruột tăng. - Hct, RBC không tăng dù được truyền máu. - Nội soi thấy máu vẫn đang chảy ! + Đã ổn định: Tiêu phân vàng trong ≥ 48 giờ. 1.4. Chẩn đoán nguyên nhân:
  3. 2. Xử trí xuất huyết tiêu hóa: 2.1. Xử trí cấp cứu: Mục đích: Hồi phục ngay thể tích tuần hoàn đã mất: - Lập 2 đường truyền tĩnh mạch với kim lớn (14 – 18 G, thường thấy kim luồn 18G), truyền ngay bằng Normal Saline, Ringer lactate hoặc dung dịch keo (Dextran 40, Hemohes…) tùy theo tình trạng nặng của bệnh nhân. Đặt CVC cho
  4. những bệnh nhân tim mạch. - Monitor dấu hiệu sinh tồn, lượng nước tiểu, Hct (lưu ý: Hct chỉ thay đổi 6 giờ sau khi mất máu). - Thử nhóm máu. - Truyền dịch, truyền HC lắng ngay khi có thể, mục tiêu: Duy trì Hct > 25 – 30% (lưu ý, một đơn vị HC lắng 150 mL theo lý thuyết sẽ tăng Hct lên 3%). - Điều chỉnh rối loạn đông máu (nếu có) với dung dịch plasma tươi lạnh, tiểu cầu. - Đảm bảo thông khí khi cần thiết. 2.2. Xử trí theo nguyên nhân: 2.2.1. Vỡ giãn tĩnh mạch thực quản: - Octreotide: Sandostatin 50 microgram bolus, 50 micorgram/h truyền tĩnh mạch trong 2 – 5 ngày - Sonde Sengstaken – Blakemore trong xuất huyết nặng. - Chích xơ tĩnh mạch thực quản qua nội soi. - Khi xuất huyết tiêu hóa đã ổn định. Có thể sử dụng ức chế Beta (Propanolol 40 mg) nhằm làm giảm nguy cơ xuất huyết tái phát (có lẽ đây là loại thuốc được đề cập trong câu hỏi !?!).
  5. 2.2.2. Loét dạ dày – tá tràng: - Nội soi điều trị (tiêm thuốc, đốt điện, laser…). - Thuyên tắc hoặc tiêm Vasopressin vào động mạch vị trái trong trường hợp viêm dạ dày xuất huyết. - Điều trị nội khoa khi xuất huyết đã ổn định: Ức chế bơm proton (Omeprazol…) và kháng sinh diệt H.pylori nhằm giảm tỉ lệ xuất huyết tái phát. 2.2.3. Hội chứng Mallory – Weiss: Thường tự cầm máu tự nhiên. 2.3. Chỉ định ngoại khoa: - XHTH nặng, ồ ạt: Truyền 6 đơn vị máu/24 giờ mà không duy trì ổn định sinh hiệu hoặc nôi soi thất bại. - Có nhiều yếu tố nguy cơ: Tuổi > 60, bệnh lý nội khoa khác đi kèm, XHTH tái phát trong 72 giờ… - BN có nhóm máu hiếm hoặc cơ sở y tế khó khăn về lượng máu cần truyền. Một vài hình ảnh minh họa: Hình 1: Sonde Blakemore - Sengstaken với 1 đầu cho bóng thực quản, 1 đầu cho bóng dạ dày và 1 đầu để nuôi ăn:
  6. Hình 2: BN được sử dụng sonde Blakemore - Sengstaken, lưu ý chai nước đóng vai trò lực chèn ép vào các búi tĩnh mạch:
  7. Hình 3: Octreotide 50 microgram: Hình 4: Propanolol 40 mg: Vậy sau bài này, mình xin phép kết luận, có lẽ thuốc ngừa xuất huyết tiêu hóa được đề cập ở câu hỏi trên là Ức chế Beta ở BN vỡ giãn TMTQ và là phác đồ điều trị viêm loét DD - TT do H.pylori (Kháng sinh, ức chế bơm proton) ở BN có bệnh lý này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0