intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhà Để Ở Là Tài Sản Hay Tiêu Sản?

Chia sẻ: Tq Nhien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

103
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết: Tài Sản, Tiêu Sản Và 3 Ống Heo Của “Dạy Con Làm Giàu” bạn đã biết khái niệm thế nào là Tài Sản, thế nào là Tiêu sản. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều các quan niệm khác nhau về hai khái niệm này. Ví dụ như ngôi nhà bạn đang ở có phải là tài sản? Chiếc xe bạn đang đi là tài sản hay tiêu sản? Chắc chắn sẽ không có một định nghĩa nào cụ thể, chính xác ngoài việc bạn cần phải hiểu để phân biệt được sự khác nhau trong từng trường...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhà Để Ở Là Tài Sản Hay Tiêu Sản?

  1. Nhà Để Ở Là Tài Sản Hay Tiêu Sản? Trong bài viết: Tài Sản, Tiêu Sản Và 3 Ống Heo Của “Dạy Con Làm Giàu” bạn đã biết khái niệm thế nào là Tài Sản, thế nào là Tiêu sản. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều các quan niệm khác nhau về hai khái niệm này. Ví dụ như ngôi nhà bạn đang ở có phải là tài sản? Chiếc xe bạn đang đi là tài sản hay tiêu sản? Chắc chắn sẽ không có một định nghĩa nào cụ thể, chính xác ngoài việc bạn cần phải hiểu để phân biệt được sự khác nhau trong từng trường hợp. Ngôi nhà bạn đang ở thực chất là một tiêu sản vì nó luôn rút tiền ra khỏi túi của bạn.
  2. Phân biệt rõ sự khác nhau giữa Tài Sản và Tiêu Sản Tất cả chúng ta thường nói rằng: Ngôi nhà là một tài sản. Ngôi nhà đúng là một tài sản và được gọi là “tài sản bất động sản”. Tuy nhiên, nó chỉ là tài sản nếu bạn đang cho thuê. Khi nó mang về thu nhập cho bạn. Còn ngược lại, nó không phải là tài sản. Tất cả chúng ta thường thấy ở các cặp vợ chồng trẻ như một khuôn mẫu: sau khi kết hôn họ thường thuê một căn hộ để ở. Sau đó họ phải tìm cách tăng thu nhập, tiết kiệm tiền để mua một ngôi nhà là của riêng mình và sinh con. Khi có nhà thì họ bắt đầu mua sắm tất cả mọi thứ vật dụng để trang bị cho ngôi nhà theo đúng mơ ước của mình. Hầu như tất cả số tiền họ kiếm được đều biến mất cho việc trang bị trong ngôi nhà và đời sống sinh hoạt gia đình. Đến khi con cái bắt đầu đi học, chi phí phát sinh thì họ cần phải tìm thêm nguồn thu nhập… Và rất nhiều người trong số họ rơi vào cái vòng gọi là Rat Race (cái vòng luẩn quẩn kiếm tiền, trả nợ các hóa đơn). Nhắc chuyện nhà cửa, tôi muốn nói rằng: hầu hết mọi người làm việc suốt đời để trả tiền cho một ngôi nhà mà họ cho đó là tài sản lớn nhất. Trong khi nó liên tục lấy đi, làm tăng các loại chi phí của bạn. Và ngôi nhà là một loại tiêu sản. Ngôi nhà là một loại tiêu sản nhưng không có nghĩa là bạn đừng nên mua nhà. Điều bạn cần là hiểu được sự khác nhau giữa một tài sản và một tiêu sản. Khi bạn muốn có một căn nhà lớn hơn, đầu tiên bạn phải mua một số tài sản để có thể phát sinh vòng quay tiền mặt đủ trả cho ngôi nhà ấy đã. Ví dụ: Bạn đang có 1 tỉ VNĐ. Bạn muốn mua một ngôi nhà lớn hơn ngôi nhà hiện tại. Vậy việc đầu tiên là bạn phải suy nghĩ xem làm cách nào để có thể luôn có 1 tỉ đó trong tay mà vẫn có thể mua được nhà bạn muốn vào một thời điểm trong tương lai gần. Đừng dùng hết số tiền 1 tỉ đó để mua nhà. Vì bạn lại trở thành kẻ mắc nợ khi phải mua sắm đồ đạc trong nhà. Đó là mua tài sản để tăng thêm thu nhập. Nó được gọi là Đầu Tư.
  3. Điều cần nhớ:Nếu bạn dành toàn bộ tiền bạc cho ngôi nhà, bạn bị buộc phải làm việc vất vả hơn vì tiền bạc sẽ tiếp tục chuyển qua bên cột chi phí thay vì thêm vào cột tài sản. Đó chính là khuôn mẫu kinh điển của vòng quay tiền mặt trong những gia đình trung lưu. Người giàu mua tài sản. Người trung lưu mua tiêu sản mà họ nghĩ là tài sản. Người nghèo chỉ có toàn chi phí Đây là điều bạn cần phải ghi nhớ rất kỹ khi có ý định làm giàu. Tài sản: là thứ tăng thêm thu nhập cho bạn, bỏ tiền vào túi của bạn. Tiêu sản: là thứ làm tăng thêm chi phí, rút tiền ra khỏi túi bạn. Tại sao lại nói những người trung lưu mua tiêu sản mà họ nghĩ là tài sản? Rất đơn giản. Như một ví dụ rất điển hình sau đây: Bạn đang sở hữu một cái xe bình thường, chạy tốn ít nhiên liệu. Bạn có một khoản tiền dư do bạn đã tiết kiệm được. Bạn
  4. nghĩ ngay đến việc mua một chiếc xe mới đẹp hơn, hiện đại hơn vì bạn cho rằng, đó là thứ tài sản có giá trị hơn chiếc xe cũ. Điều này chính là nguyên nhân dẫn đến việc bạn không bao giờ giàu có được. Khi có chiếc xe mới bạn cũng chỉ dùng để di chuyển như khi bạn đang sử dụng chiếc xe cũ, trong khi bạn tốn tiền nhiên liệu hơn và đã mất một khoản tiền kha khá để mua nó. Và sau đó nó bị giảm giá trị đi rất nhiều khi bạn đã sử dụng. Nên nhớ rằng, ngay khi bạn lái chiếc xe ra khỏi showroom trưng bày thì giá trị của nó đã giảm đi 25% so với khi nó còn đang nằm trong showroom. Điều bạn cần nhớ:Những điều xác định nên một tài sản không phải là những từ ngữ mà là những con số. Nếu bạn muốn trở nên giàu có, bạn phải hiểu và đọc được những con số. Chính cách bạn tiêu xài tiền là nguyên nhân gây ra những cuộc vật lộn về tài chính. Mọi chuyện là do bạn không hiểu biết về tài chính và không phân biệt được đâu là tài sản, đâu là tiêu sản.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2