NHÀ NƯỚC BAN HÀNH RA PHÁP LUẬT NHƯ THẾ NÀO?
lượt xem 145
download
Nhà nước ban hành ra pháp luật, pháp luật là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội. Vì thế, đã có nhà nước phải ban hành ra pháp luật. Nhưng có khi nào bạn tự đặt câu hỏi: Nhà nước ban hành ra pháp luật bằng cách nào?
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NHÀ NƯỚC BAN HÀNH RA PHÁP LUẬT NHƯ THẾ NÀO?
- NHÀ NƯỚC BAN HÀNH RA PHÁP LUẬT BẰNG CÁCH NÀO? ThS. Trần Tuấn Duy (*) Nhà nước ban hành ra pháp luật, pháp luật là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội. Vì thế, đã có Nhà nước thì bắt buộc Nhà nước phải ban hành ra pháp luật. Nhưng có khi nào bạn tự đặt câu hỏi: Nhà nước ban hành ra pháp luật bằng cách nào? Từ khi Nhà nước đầu tiên xuất hiện trên thế giới đến nay, loài người đã thấy có 3 cách cơ bản sau đây để Nhà nước ban hành ra pháp luật: 1. Cách thứ nhất: Tập quán pháp Theo cách này, pháp luật được hình thành bằng việc Nhà nước thừa nhận một số phong tục, tập quán phù hợp với ý chí của Nhà nước và biến chúng thành pháp luật, buộc mọi người phải tuân theo. Nước Anh là nước tiêu biểu nhất trên thế giới ban hành pháp luật bằng cách này. Chẳng hạn, pháp luật Anh quy định: Khi tham gia giao thông, mọi phương tiện phải di chuyển bên phía tay trái. Quy định này bắt nguồn từ phong tục xa xưa của người Anh là di chuyển bằng ngựa. Khi cưỡi ngựa, người ta thường leo lên lưng ngựa theo hướng bên trái của con ngựa. Và một lý do nữa đó là các chiến binh người Anh thời xưa thường sử dụng ngựa trong các cuộc chiến đấu, họ thường cầm khiên bên tay trái và cầm kiếm bên tay phải, vì thế muốn đánh nhau được thì phải cho ngựa chạy bên tay trái. Ưu điểm của cách thức này là các quy định của pháp luật dễ dàng được người dân chấp nhận và tự nguyện, tự giác thực hiện (vì phong tục, tập quán chính là thói quen xử sự của một cộng đồng người nên khi nó chưa là pháp luật thì mọi người cũng đã tự giác thực hiện theo). Tuy nhiên, Nhà nước Việt Nam không thừa nhận tập quán pháp. Tức là ở Việt Nam, Nhà nước không ban hành pháp luật bằng việc thừa nhận các phong tục, tập quán. Bởi nếu ban hành ra pháp luật bằng cách này, ở Việt Nam sẽ thấy có nhiều nhược điểm hơn là ưu điểm. Cụ thể là: - Phong tục, tập quán chậm hình thành nên nếu ban hành pháp luật bằng cách này chúng ta sẽ gặp khó khăn trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, sẽ còn rất lâu Việt Nam mới có đủ quy định của pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội. (*) Giảng viên Khoa Nhà nước & Pháp luật – Trường Cán Bộ TP. Hồ Chí Minh 1
- - Việt Nam là nước có nhiều vùng miền, nhiều dân tộc. Vì thế nếu biến phong tục, tập quán của một vùng miền hay một dân tộc nào đó thành pháp luật thì pháp luật đó có thể sẽ không phù hợp với các vùng miền hoặc với dân tộc khác. 2. Cách thứ hai: Tiền lệ pháp (Án lệ) Theo cách thức này, Nhà nước ban hành pháp luật bằng cách thừa nhận các quyết định giải quyết các sự việc cụ thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thừa nhận bản án hay quyết định của Tòa án và coi đó là khuôn mẫu, là chuẩn mực để giải quyết các sự việc tương tự. Mỹ là quốc gia tiêu biểu trên thế giới ban hành pháp luật bằng cách thức này. Nhà nước Mỹ quy định những quyết định hay bản án nào được coi là khuôn mẫu, chuẩn mực để giải quyết các sự việc tương tự. Ưu điểm lớn nhất của việc ban hành pháp luật bằng cách thức này đó là khi gặp các sự việc tương tự như sự việc đã giải quyết thì sự việc đó sẽ được giải quyết rất nhanh chóng. Tuy nhiên, Việt Nam cũng không thừa nhận tiền lệ pháp vì các lý do sau: - Khả năng lặp lại của các sự việc trong thực tế rất thấp. Ví dụ: Cũng là trộm cắp tài sản, tuy nhiên mỗi vụ trộm cắp sẽ có những tình tiết khác nhau thì cần phải được giải quyết khác nhau. - Ở Việt Nam, khả năng giải quyết sự việc lần đầu bị sai sót còn nhiều (do trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức và của Thẩm phán còn thấp). Vậy nếu lần đầu giải quyết sai mà lại coi đó là chuẩn mực để giải quyết các sự việc tương tự thì điều nay thực sự nguy hiểm. Còn ở Mỹ, khả năng giải quyết các sự việc bị sai sót ít hơn ở Việt Nam do trình độ của cán bộ, công chức và Thẩm phán ở Mỹ thường cao hơn nên họ giải quyết sự việc chính xác hơn. Đó cũng là một trong những lý do giải thích tại sao ở Mỹ thì Thẩm phán được bổ nhiệm suốt đời còn ở Việt Nam thì Thẩm phán chỉ được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ là 5 năm, sau khi hết nhiệm kỳ nếu làm việc tốt thì mới tái bổ nhiệm. 3. Cách thứ ba: Ban hành văn bản quy phạm pháp luật Theo cách này, để ban hành pháp luật thì Nhà nước ban hành ra các văn bản có tên gọi là Văn bản Quy phạm pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự chung, do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước. Như vậy, pháp luật chính là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành. Có thể nói, ban hành pháp luật bằng cách này là phổ biến nhất hiện nay trên thế giới được nhiều quốc gia áp dụng. Ở Việt Nam, pháp luật được ban hành chỉ 2
- bằng cách này bởi nó phù hợp với điều kiện của Việt Nam và bởi các ưu điểm vượt trội của nó so với hai cách thức trên. Có thể kể đến các ưu điểm sau: - Pháp luật được ghi nhận ở hình thức văn bản bằng một ngôn ngữ pháp lý nên các quy định của pháp luật sẽ rõ ràng, chính xác, cụ thể hơn (đây là ưu điểm mà các cách thức ban hành pháp luật khác không có). - Nhà nước sẽ điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách nhanh chóng (các sự việc xảy ra trên thực tế nếu cần có pháp luật điều chỉnh thì Nhà nước chỉ cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về vấn đề đó là xong). - Các quy định của pháp luật dễ dàng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới bằng cách ban hành văn bản mới thay thế cho văn bản cũ. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên thì cách thức này cũng có một số nhược điểm mà các quốc gia ban hành pháp luật theo cách thức này đang gặp phải, đó là: - Văn bản quy phạm pháp luật là do rất nhiều cá nhân và cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (ở Việt Nam thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật được quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật) vì thế dẫn đến tình trạng số lượng các văn bản quá nhiều làm cho hệ thống pháp luật cồng kềnh và tình trạng các quy định của pháp luật bị mâu thuẫn, chồng chéo diễn ra khá phổ biến (do có nhiều người ở nhiều cấp khác nhau được ban hành nên cấp này ban hành đôi khi không nắm được là cấp khác đã ban hành và quy định về vấn đề đó như thế nào). - Việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật diễn ra nhiều làm cho người dân không nắm rõ các quy định của pháp luật (chưa kịp nắm và hiểu rõ quy định cũ thì Nhà nước đã ban hành văn bản mới). Điều này làm cho người dân gặp nhiều khó khăn trong việc chấp hành pháp luật và Nhà nước phải mất nhiều thời gian, công sức cho việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Trên đây là những cách thức phổ biến trên thế giới để Nhà nước ban hành ra pháp luật. Tùy điều kiện của từng quốc gia mà Nhà nước đó lựa chọn cách thức này hay cách thức khác. Tuy nhiên cách thức nào cũng đều có mặt mạnh và mặt yếu, vì thế cần phải phát huy mặt mạnh và hạn chế tối đa mặt yếu giúp cho hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội ngày một hiệu quả hơn. 3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Pháp luật đại cương
29 p | 5814 | 727
-
Quyết định số 1437/2001/QĐ-NHNN
19 p | 121 | 17
-
Thông tư số 2781/1998/TT-CHK về việc hướng dẫn soạn thảo, rà soát văn bản quy phạm pháp luật đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc Cục Hàng không dân dụng Việt Nam do Cục Hàng không dân dụng ban hành
7 p | 167 | 14
-
Quy định của ủy ban nhân dân tỉnh tiền giang
0 p | 173 | 13
-
Thông tư Số: 10/2006/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành
4 p | 144 | 11
-
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH Quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
9 p | 126 | 8
-
Thông tư số 16/2009/TT-BGTVT
27 p | 81 | 7
-
Quyết định số 1437/2001/QĐ-NHNN
2 p | 116 | 6
-
Quyết định số 383/QĐ-NH7
2 p | 78 | 5
-
Thông tư của bộ tư pháp
0 p | 199 | 4
-
Quyết định số 279/2013/QĐ-UBND
6 p | 68 | 3
-
Báo cáo số 65/BC-LĐTBXH
4 p | 61 | 2
-
Quyết định 31/QĐ-BNG năm 2015
25 p | 45 | 2
-
Quyết định số: 229/QĐ-BTP
1 p | 50 | 2
-
Quyết định số : 1665/QĐ-BTP
2 p | 52 | 1
-
Quyết định số 451/QĐ-TTg ban hành ngày ngày 22/04/2019
8 p | 39 | 1
-
Thông tư số 40/2024/TT-BTC
4 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn