Kỹ thuật siêu cao tần & Ra đa<br />
<br />
NHẬN DẠNG MỤC TIÊU TRÊN KHÔNG THEO ẢNH RA ĐA<br />
<br />
Nguyễn Văn Hạnh*, Lê Ngọc Uyên, Trần Văn Hùng<br />
<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày phương pháp nhận dạng mục tiêu trên không theo<br />
ảnh ra đa. Thực hiện mô hình hóa với mục đích nhận được các đánh giá nhận dạng<br />
các kiểu mục tiêu trên không theo ảnh tổng hợp ngược mặt mở ra đa. Đưa ra thuật<br />
toán xử lý thông tin ra đa nhằm nâng cao chất lượng chức năng hoạt động của bộ<br />
phân loại bằng mạng nơ ron (MNR) và trình bày kết quả nhận dạng mục tiêu trên<br />
không theo ảnh ra đa bằng phương pháp sử dụng MNR.<br />
Từ khóa: Ra đa, Mạng nơ ron, Mục tiêu trên không, Ảnh ra đa.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Để nâng cao hiệu quả của bài toán nhận dạng ra đa, một trong các hướng nghiên<br />
cứu đang được quan tâm là nhận dạng mục tiêu ra đa theo nhiều tiêu chuẩn đồng<br />
thời, mà cơ sở của nó là sử dụng chân dung ra đa nhiều chiều để nhận dạng mục<br />
tiêu trên không (MTTK). Mặt khác, khi giải quyết bài toán nhận dạng MTTK, cần<br />
sử dụng các dấu hiệu nhận dạng để hệ thống có tính chống nhiễu và tính thông tin<br />
cao hơn. Trong các dấu hiệu như vậy có ảnh ra đa (ARĐ), nó được đặc trưng bởi sự<br />
phân bố các tâm tán xạ của phần thân mục tiêu theo một hoặc hai tọa độ [1, 2].<br />
ARĐ gồm các chân dung cự ly, chân dung Doppler và ARĐ hai chiều. Điểm đặc<br />
biệt của các ARĐ một chiều là sự phụ thuộc cấu trúc của chúng vào góc lái định vị.<br />
Tồn tại các góc lái mà trong đó chân dung cự ly và chân dung Doppler không chứa<br />
thông tin, còn trên các góc lái vuông góc với nhau hai chân dung trên có tính tương<br />
quan cao.<br />
ARĐ hai chiều khác với chân dung cự ly và chân dung Doppler ở chỗ nó đặc<br />
trưng cho phân bố không gian liên quan đến nhau của các tâm tán xạ trên trục dọc<br />
và ngang. Ưu điểm các chân dung cự ly và chân dung Doppler là có thể đơn giản<br />
thể hiện bằng các véc-tơ dữ liệu và không cần thiết phải xử lý thêm. Ngược lại,<br />
ARĐ hai chiều cần thời gian tích lũy dài hơn (3s đến 4s) [2] và thuật toán xử lý<br />
phức tạp. Nhưng chúng cho phép bù hiện tượng che khuất các tâm tán xạ do các<br />
phần tử kết cấu khác của MTTK gây ra. Ngoài ra, ARĐ hai chiều có tính chống<br />
nhiễu và tính thông tin cao hơn.<br />
2. CHÂN DUNG CỰ LY- PHƯƠNG VỊ<br />
VÀ ẢNH TỔNG HỢP NGƯỢC MẶT MỞ RA ĐA<br />
Chân dung cự ly- tần số là chân dung hai chiều, được đặc trưng bởi các độ phân<br />
biệt cao theo cự ly nhờ tín hiệu tương can mở rộng và được đặc trưng bởi độ phân<br />
biệt cao theo tần số Doppler nhờ độ rộng của nó.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
98 N. V. Hạnh, L. N. Uyên, T. V. Hùng, “Nhận dạng mục tiêu trên không theo ảnh ra đa.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Chân dung cự ly- góc, đặc biệt là chân dung cự ly- phương vị được tính bằng độ<br />
phân biệt cao theo cự ly, sự mở rộng theo tần số nhờ tính chất dải rộng và tính độ<br />
rộng của tín hiệu tương can còn cao hơn so với chân dung cự ly- góc. Tần số lặp<br />
của các xung được tính bằng sự lặp lại của tần số Doppler “thân máy bay”, mà<br />
thực chất là chúng không lớn hơn so với tần số điều chế.<br />
Khi sử dụng hiệu ứng các tổng hợp ngược mặt mở ra đa (THNMM) [3, 4], với<br />
sự chuyển động của mục tiêu có thể dẫn đến việc quay mục tiêu xung quanh trục<br />
của nó. Thành phần phổ “thân máy bay” bị co lại, tuy nhiên độ rộng của nó vẫn<br />
còn hữu hạn. Điều này được xác định bởi sự phân tán tần số Doppler khi mục tiêu<br />
quay. Sự phân tán này phụ thuộc vào kích thước của mục tiêu, vận tốc quay và<br />
bước sóng. Khi này chân dung cự ly- tần số chuyển sang chân dung cự ly- góc với<br />
đặc điểm: phân tích phổ trong vùng tần số hẹp của thành phần thân mục tiêu yêu<br />
cầu phải có thời gian quan sát lớn hơn nhiều so với khi phân tích phổ của các thành<br />
phần cánh quạt tua bin mục tiêu. Trong một số trường hợp, do tính không ổn định<br />
của điều kiện lan truyền sóng và thiết bị, xử lý tương can tín hiệu có thể được thay<br />
bằng xử lý không tương can. Khi này ảnh 2 chiều nhận được không phù hợp với<br />
dạng hình học, nhưng nó đặc trưng cho kích thước dọc và ngang của mục tiêu.<br />
Trên hình 1 cho biết quá trình tạo ảnh mục tiêu bằng ra đa phát tín hiệu điều chế<br />
tần số bước (ĐCTSB) [3, 5]. Tín hiệu phát gồm N chùm xung, mỗi chùm xung có<br />
M xung. Tần số sóng mang của mỗi một xung trong chùm xung được tăng bởi<br />
bước tần số fS . Độ rộng dải tần ra đa bằng M lần bước sóng tần số fS xác định độ<br />
phân giải cự ly của ra đa, còn tổng số chùm xung N xác định cự ly – chéo hoặc độ<br />
phân giải Doppler của ra đa.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Quá trình tạo ảnh mục tiêu bằng ra đa phát tín hiệu tần số bước.<br />
Trên hình 2 là sơ đồ hệ thống tạo ảnh mục tiêu trong ra đa ĐCTSB. Thuật toán<br />
bù chuyển động thực hiện bù thành phần pha. Do bám sát cự ly mục tiêu trong thời<br />
gian tạo ảnh, thành phần pha bị triệt tiêu bởi việc nhân cả hai phía với liên hợp<br />
phức của chúng. Do đó, tín hiệu kết quả là biến đổi Fourier hai chiều (2-D FFT)<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Ra đa, 08 - 2016 99<br />
Kỹ thuật siêu cao tần & Ra đa<br />
<br />
của hàm phản xạ của mục tiêu. Ra đa thực hiện lấy mẫu từ biến đổi 2-D FFT của<br />
hàm phản xạ g(x,y) của mục tiêu.<br />
<br />
<br />
<br />
Máy thu Bám sát cự ly<br />
<br />
<br />
<br />
Tách sóng pha Bù chuyển động Biến đổi<br />
cầu phương Fourier (FFT)<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ hệ thống tạo ảnh mục tiêu.<br />
<br />
3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ ẢNH RA ĐA CHO<br />
BÀI TOÁN NHẬN DẠNG<br />
Trong những năm gần đây nhiều kỹ thuật xử lý ảnh ra đa THNMM được ứng<br />
dụng như: phương pháp biến đổi miền, phương pháp mặt mở phụ và phương pháp<br />
siêu phân giải đã được áp dụng để đạt được phổ thay đổi theo thời gian nhằm tăng<br />
độ phân giải của ảnh. Nhưng không một phương pháp nào giải quyết triệt để vấn<br />
đề nhòe của ảnh. Để đạt được ảnh THNMM hội tụ có thể sử dụng phương pháp<br />
biển đổi thời gian – tần số (time-frequency (T-F) transform) thay thế biến đổi<br />
Fourier (FFT) [3, 6].<br />
Phương pháp biến đổi thời gian – tần số gồm các phương pháp sau [5]: biến đổi<br />
Fourier thời gian ngắn (Short-time Fourier transform-STFT); sự phân bố Wigner –<br />
Ville (Wigner-Ville distribution-WVD); biến đổi dạng sóng liên tục (Continuous<br />
wavelet transform CWT); đổi thời gian- tần số đồng thời (JTFT); biến đổi thời gian<br />
– tần số đồng thời thích nghi (Adaptive joint time-frequency transform – AJTFT);<br />
biến đổi dạng sóng thích nghi (Adaptive wavelet transform AWT); biến đổi dạng<br />
sóng thích nghi phát triển (Evolutionary adaptive wavelet transform EAWT). Trong<br />
đó, các biến đổi T-F, STFT, WVD và CWT thuộc loại các công cụ phân tích tham<br />
số. Trong [1-5] đã trình bày các thuật toán này và các ưu nhược điểm của chúng.<br />
Tiếp theo, ta xem xét sơ đồ thuật toán tạo ảnh mục tiêu bằng biến đổi thời gian-<br />
tần số đồng thời (JTFT) cho bài toán nhận dạng ảnh mục tiêu. Do chuyển động các<br />
mục tiêu là phức tạp nên trong thời gian quan sát, độ dịch tần số Doppler trong tín<br />
hiệu thu trong nhiều trường hợp là không bất biến với thời gian, ngay cả khi vận<br />
tốc quay không đổi [4, 5]. Điều này làm cho độ phân giải cự ly – chéo là hàm thay<br />
đổi theo thời gian của dịch tần số Doppler.<br />
Phương pháp tạo ảnh thông thường là để ra đa làm việc ở chế độ bám sát theo<br />
cự ly bám sát theo tần số Doppler và sử dụng biến đổi FFT. Sử dụng biến đổi thời<br />
gian - tần số phân giải cao thay cho biến đổi FFT để nhận được thông tin độ dịch<br />
<br />
<br />
100 N. V. Hạnh, L. N. Uyên, T. V. Hùng, “Nhận dạng mục tiêu trên không theo ảnh ra đa.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
tần số Doppler có thể làm cho thuật toán bám sát theo tần số Doppler và bù chuyển<br />
động không có ý nghĩa.<br />
Biến đổi thời gian - tần số phân tích tức thời tín hiệu thành các lát cắt thời gian.<br />
Độ lớn của biến đổi thời gian - tần số của tín hiệu cho biết phân bố của các thành<br />
phần tần số dọc theo thời gian của tín hiệu. Tần số Doppler trong mỗi lát thời gian<br />
là không đổi, nên hiệu ứng ảnh nhòe có thể bị triệt [1, 3-5]. Độ phân giải tần số<br />
Doppler được xác định bằng độ phân giải của biến đổi thời gian- tần số. Trên hình<br />
3 là nguyên lý tạo ảnh mục tiêu bằng biến đổi thời gian- tần số đồng thời.<br />
Tín hiệu thu sau tách sóng cầu phương tạo ra ma trận dữ liệu M x N. Ma trận<br />
này là chân dung cự ly- tần số của mục tiêu, nó chứa M chân dung cự ly và N chân<br />
dung Doppler [5]. Áp dụng biến đổi thời gian - tần số đồng thời trong mỗi ô cự ly<br />
tạo ra khối lập phương ảnh mà nó chứa các mẫu ảnh có thể được xây dựng bằng<br />
biến đổi 2-D FFT.<br />
4. THUẬT TOÁN NHẬN DẠNG ẢNH RA ĐA CỦA<br />
MỤC TIÊU TRÊN KHÔNG<br />
Trong [1-5] trình bày các nghiên cứu về nhận dạng MTTK theo ARĐ hai chiều.<br />
Qua đó cho thấy, bài toán nhận dạng ảnh mục tiêu gồm các bước sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
N ô Doppler<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Hệ thống tạo ảnh mục tiêu bằng biến đổi thời gian – tần số.<br />
- Tạo ảnh ra đa 2 chiều của mục tiêu: dữ liệu ảnh mục tiêu có thể nhận được<br />
bằng thí nghiệm thực tế hoặc bằng phương pháp mô phỏng toán học.<br />
- Xử lý ảnh ra đa THNMM bằng các phương pháp xử lý ảnh đã nêu ở trên.<br />
- Lựa chọn phương pháp nhận dạng ảnh và tiến hành đánh giá kết quả.<br />
Hiện nay thường phổ biến các phương pháp phân loại ảnh sau [1, 3-6]: phân<br />
loại kế cận gần nhất, MNR, MNR tự tổ chức. Quá trình nhận dạng ảnh điển hình<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Ra đa, 08 - 2016 101<br />
Kỹ thuật siêu cao tần & Ra đa<br />
<br />
thường có 3 bước: xử lý bộ ảnh, lựa chọn và tách các tín hiệu, phân loại [5]. Trên<br />
hình 4 là sơ đồ khối hệ thống nhận dạng ảnh mục tiêu bằng MNR [1-4, 5, 8].<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Sơ đồ cấu trúc khối nhận dạng ảnh ra đa mục tiêu.<br />
Đầu vào của hệ thống là ảnh ra đa số, khối xử lý sơ bộ ảnh sẽ tiến hành giảm mức<br />
tạp, giảm độ nhòe của ảnh (hội tụ ảnh). Lựa chọn và tách các dấu hiệu được thực hiện<br />
bằng biến đổi FFT hay biến đổi dạng sóng. Cuối cùng sử dụng MNR để phân loại ảnh.<br />
5. KẾT QUẢ NHẬN DẠNG MỤC TIÊU THEO ẢNH RA ĐA<br />
Dữ liệu ảnh ra đa THNMM của 8 loại máy bay B-747, B-727, B1-B, Mig -25,<br />
Mig- 29, F-16, F-18 và A-7 được tạo thành 2 phương pháp khác nhau. Trong đó 6<br />
loại B-747, B1-B, Mig- 29, F-16, F-18 và A-7 được tạo bằng phương pháp mô<br />
phỏng toán học, còn ảnh ra đa của 2 mục tiêu B-727 và Mig -25 nhận được bằng<br />
thí nghiệm mô hình thực tế với ra đa tín hiệu ĐCTSB có tần số phát 9 GHz [8].<br />
Trên hình 5 đưa ra ảnh ra đa máy bay B-727 và Mig -25 sau khi được xử lý FFT.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Ảnh ra đa máy bay B-727 và Mig -25 sau khi được xử lý FFT.<br />
Ảnh ra đa máy bay B-727 được tạo ra từ ra đa có độ rộng dải tần số 150 MHz,<br />
tần số lặp lại xung phát 20 kHz. Tệp chứa dữ liệu của 256 chùm xung, mỗi chùm<br />
xung chứa 6 mẫu cự ly phức (số xung tần số bước). Dữ liệu đã được xử lý cự ly và<br />
bù chuyển động, ảnh ra đa B-727 có thể được phục hồi bằng biến đổi 1-D FFT đối<br />
với 256 xung cho mỗi mẫu cự ly. Đối với dữ liệu của Mig-25, ra đa có độ rộng dải<br />
<br />
<br />
102 N. V. Hạnh, L. N. Uyên, T. V. Hùng, “Nhận dạng mục tiêu trên không theo ảnh ra đa.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
tần số 512 MHz, tần số lặp lại xung phát 15 kHz. Tệp chứa dữ liệu có 512 chùm<br />
xung, mỗi chùm xung chứa 64 mẫu cự ly phức. Dữ liệu đã được bù chuyển động<br />
và không nén xung, ảnh ra đa của Mig-25 được phục hồi bằng biến đổi 2-D FFT.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Ảnh 2 chiều của 3 loại máy bay trong hệ tọa độ vuông góc.<br />
Thuật toán mô phỏng chung tạo ảnh ra đa THNMM của mục tiêu ra đa ĐCTSB<br />
và xử lý ảnh ra đa cho nhận dạng gồm các bước sau [3-6]:<br />
1. Tạo ảnh hình học hai chiều của các máy bay B-747, B1-B, Mig-29, F-16, F-<br />
18 và A-7 trong tọa độ vuông góc (x,y), trên hình 6 là ảnh của máy bay Mig-29, B-<br />
747 và F-18.<br />
2. Biến đổi các tọa độ (x,y) của ảnh sang hệ tọa độ cực (r, ): tính góc (p) và<br />
bán kính r(p) theo (x,y), p = 1,…, P, P - số điểm tán xạ của mục tiêu.<br />
3. Thiết lập các tham số của ra đa: tần số sóng mang f0= 3 GHz; Độ rộng băng<br />
tần B = 225 MHz; tần số lặp lại của xung phát f1= 5400 Hz; số lượng xung Nx = 64;<br />
số lượng chùm xung Ncx =256;<br />
4. Thiết lập các tham số của mục tiêu: cự ly ban đầu R0=0; vận tốc chuyển động<br />
tịnh tiến vt=0,02 m/s; vận tốc góc w=0,1 (rad/s).<br />
5. Tính các hệ số phản xạ từ mục tiêu được lấy mẫu trong miền tần số: tính tín<br />
hiệu phản xạ phức (biên độ và pha), một mẫu tín hiệu phản xạ phức cho một xung<br />
phát. Kết quả nhận được ma trận quá trình thời gian của hệ số phản xạ, được đo<br />
trong các giá trị rời rạc trong miền tần số.<br />
6. Hiệu chỉnh các mẫu phổ cho các gợn sóng của biên độ và pha của ra đa.<br />
7. Hiệu chỉnh các mẫu phổ bị méo do vận tốc gây ra.<br />
8. Biến đổi quá trình thời gian của các mẫu đã hiệu chỉnh của hệ số phản xạ mục<br />
tiêu trong miền tần số sang miền thời gian của chân dung cự ly tổng hợp.<br />
9. Biến đổi quá trình thời gian của chân dung cự ly mục tiêu thành ảnh 2 chiều<br />
cự ly – phương vị.<br />
10. Xử lý ảnh cửa sổ động để thu ảnh mục tiêu thật hiển thị thời gian thực.<br />
Trong quá trình xử lý có sử dụng biến đổi Fourier ngược (IFT) cho từng chùm<br />
xung gồm các mẫu tần số (biến đổi IFT cho mỗi cột của ma trận hệ số phản xạ từ<br />
mục tiêu). Đồng thời sử dụng hàm “fftshift” để sắp xếp lại kết quả đầu ra của phép<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Ra đa, 08 - 2016 103<br />
Kỹ thuật siêu cao tần & Ra đa<br />
<br />
biến đổi IFT bằng cách di chuyển các thành phần có tần số bằng không đến trung<br />
tâm của mảng phổ.<br />
Thuật toán được mô phỏng bằng phần mềm Matlab [4-7], để so sánh các ảnh ra<br />
đa được xử lý bằng các phương pháp khác nhau: biến đổi FFT (hình 7 bên trái);<br />
biến đổi FFT và cửa sổ Hamming (hình 7 bên phải), biến đổi FFT và sử dụng các<br />
mặt mở phụ (hình 8). Kết quả cho thấy, xử lý bằng biến đổi FFT và mặt mở phụ<br />
cho ảnh nét nhất; sau đó là biến đổi FFT và lọc của sổ Hamming; và xử lý bằng<br />
biến đổi FFT cho ảnh bị nhòe hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Ảnh ra đa máy bay B-747 được xử lý bằng FFT và FFT<br />
với cửa sổ Hamming.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8. Ảnh của ra đa máy bay B-747 được tạo bằng biến đổi Fourier<br />
và mặt mở phụ.<br />
Để nhận dạng ảnh ra đa ta sử dụng 2 cấu trúc MNR khác nhau [8]:<br />
- Mạng Sigmoid dạng 8-90-8-8 (8 đầu vào, 90 nơ ron lớp ẩn, 8 nơ ron lớp ra, 8 đầu<br />
ra) với hàm ẩn là hàm tan và hàm ra dạng tuyến tính (sử dụng hàm Matlab có dạng sau<br />
newff(P, T, 90,, (‘tansig’, ‘purelin’)), P, T – ma trận vào và ma trận mục tiêu);<br />
- Mạng Radial Basic 8-nr-8-8, nr =310-360 là số nơ ron lớp ẩn (phụ thuộc vào<br />
mức tạp của mẫu học từ 40 dB đến 10 dB). Hàm có dạng newrb(P, T, 90,, goal,<br />
spread), good = 1e-8 là sai số trung bình bình phương, spread = 1 là giá trị hàm<br />
<br />
<br />
104 N. V. Hạnh, L. N. Uyên, T. V. Hùng, “Nhận dạng mục tiêu trên không theo ảnh ra đa.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Radial Basic, Thuật toán học sử dụng là liên hợp gradient Beale- Powell với hệ số<br />
học bằng 0,1. Trên hình 9, 10 là sơ đồ cấu trúc của 2 mạng. Dữ liệu đầu vào của<br />
MNR là ảnh ra đa của 8 loại máy bay đã được xử lý bằng biến đổi Fourier và mặt<br />
mở phụ (hình 8).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 9. Sơ đồ cấu trúc của mạng nơ ron dạng Sigmoid.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 10. Sơ đồ cấu trúc của mạng nơ ron dạng Radial Basic.<br />
Trong điều kiện thực tế, các tín hiệu mục tiêu đều có tạp, do đó, cần thiết kế<br />
mạng không bị nhạy với tác động của tạp. Trước khi nhận dạng cần cộng tạp vào<br />
các véc-tơ tín hiệu mẫu, sau đó dạy và kiểm tra mạng với các véc-tơ có mức tín/tạp<br />
khác nhau. Tín hiệu phức được cộng với tạp trắng và kỳ vọng toán học bằng<br />
không . Giá trị tỷ số tín/tạp q đối với các thành phần cầu phương thực<br />
(Re) và ảo (Im) được tính theo công thức [1]:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phương pháp cộng tạp vào các mẫu tín hiệu được thực hiện như sau: giả sử cần<br />
tính xác suất nhận dạng đúng của tín hiệu vào với mức tín/tạp 20 dB, trong dải 5<br />
đến 40 dB, cần tạo các tập hợp dạy với tỷ số tín/tạp 20 dB. Do đặc tính ngẫu nhiên<br />
của tạp quá trình dạy cần đồng thời lặp lại việc tạo các tập hợp dạy cần đồng thời<br />
lặp lại việc tạo các tập hợp dạy mới trong mỗi phép lặp. Sau đó, đánh giá hiệu quả<br />
bằng việc kiểm tra MNR lần lượt với các mức tín/tạp khác nhau trong khoảng 5,<br />
10, 15, …, 40dB.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Ra đa, 08 - 2016 105<br />
Kỹ thuật siêu cao tần & Ra đa<br />
<br />
Trên hình 11 là kết quả nhận dạng ảnh ra đa của 8 loại máy bay (với tín hiệu<br />
vào để học có mức tín/tạp 40 dB) và xác suất nhận dạng trung bình đối với các tín<br />
hiệu vào với mức tín/tạp 10, 15,…40 dB. Kết quả cho thấy, xác suất nhận dạng<br />
đúng 8 loại máy bay theo ARĐ là rất cao (ở mức tín/tạp 15 dB, xác suất đúng đều<br />
cao hơn 0,82) và đối với tín hiệu vào có mức tín/tạp cao hơn các xác suất nhận<br />
dạng đúng trung bình cao hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 11. Kết quả nhận dạng ảnh ra đa của 8 loại máy bay<br />
bằng MNR Radial Basic.<br />
6. KẾT LUẬN<br />
Phương pháp nhận dạng mục tiêu ra đa theo nhiều tiêu chuẩn đồng thời trên cơ<br />
sở sử dụng chân dung ra đa nhiều chiều, mà cụ thể ở đây là chân dung cự ly-<br />
phương vị đã nâng cao đáng kể hiệu quả của bài toán nhận dạng.<br />
Phương pháp nêu trên có ưu điểm là làm tăng đáng kể lượng thông tin của mục<br />
tiêu cho bài toán (do sử dụng độ phân giải cao cả về cự ly và tần số Doppler).<br />
Đồng thời khi áp dụng cho các ra đa hiện đại với tín hiệu ĐCTSB hiện nay, có thể<br />
nhận được ảnh ra đa 2 chiều sử dụng cho các bộ nhận dạng MTTK có tính chống<br />
nhiễu và tính thông tin cao hơn các chân dung ra đa một chiều như chân dung cự ly<br />
và chân dung Doppler.<br />
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu các mô hình của các khối nhận dạng bằng<br />
MNR, có thể áp dụng trong thực tế để thiết kế các bộ nhận dạng sử dụng các bộ<br />
xử lý nơ ron [7].<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Митрофанов Д. Г., Сафонов А.В., Прохоркин А.Г., “Моделирование<br />
задачи распознавания целей по их радиолокационным изобрвжениям<br />
нейросетевым способом”, Радиотехника №8. 2011г.<br />
<br />
<br />
<br />
106 N. V. Hạnh, L. N. Uyên, T. V. Hùng, “Nhận dạng mục tiêu trên không theo ảnh ra đa.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
[2]. Митрофанов Д.Г., Подуто С.Л., “Методика обучения и определения<br />
параметров нейросетевого классификатора для решения задач<br />
распознавания воздушных целей по их двумерным радиолокационным<br />
изображениям”, Журнал “Нейрокомпьютеры: разработка, применение”<br />
№ 3- 4, 2012.г<br />
[3]. Ширман Я. Д., Лещенко С. П., “Радиолокационное распознавание и<br />
методы математического моделирования”, Радиолокация ирадиометрия.<br />
Вып. 3. 2009 г.<br />
[4]. Ya. D. Shirman., “Computer Simulation of Aerial Target Radar Scattering,<br />
Detection, Recognition and Tracking”, Artech House, 2009.<br />
[5] EURASIP Journal on Applied Signal Processing, Volume 2010.<br />
[6] August W. Rihaczek, Stephen J. Hershkowitz., “Theory an practice of radar<br />
target identification”, Artech House Inc., 2013.<br />
[7] Bassem R. Mahafza & Atef Z. Elsherbeni, “MATLAB Simulations for radar<br />
Systems Design”, Chapman & Hall/CRC, 2009.<br />
[8] S. Theodoridis and K. Koutroumbas, “Introduction to pattern recognition: a<br />
MATLAB approach”, Elsevier, 2010.<br />
ABSTRACT<br />
IDENTIFICATION OF AIRBORNE TARGETS BY RADAR IMAGES<br />
In this article, a method of identifying aerial targets under the radar is<br />
presented. Modeling done for the purpose of receiving the assessment<br />
identifies these types of airborne targets under the opening photo radar<br />
synthetic reverse. Giving the information of processing algorithms to<br />
enhance the quality radar operational functions of the classification by<br />
neural network and recognition results are also shown.<br />
Keywords: Radar, Neural networks, Airborne targets, Radar images.<br />
<br />
Nhận bài ngày 15 tháng 06 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 26 tháng 07 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 01 tháng 08 năm 2016<br />
<br />
<br />
Địa chỉ: Viện Ra đa/ Viện Khoa học và Công Nghệ Quân sự/ Bộ Quốc phòng.<br />
*<br />
Email: duchanh191175@yahoo.com/<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Ra đa, 08 - 2016 107<br />