Nhận dạng thách thức trong phát triển bền vững xuất khẩu nông sản sang thị trường EU
lượt xem 7
download
Đề tài này trình bày hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực sẽ là cơ hội cho nông sản Việt Nam gia tăng xuất khẩu. Đối với Việt Nam, EU luôn là thị trường nhập khẩu nông sản cao thứ 2 sau Mỹ, Việt Nam là nước đầu tiên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương có hiệp định thương mại tư do. EU là một trong những đối tác thương mại hàng đầu với kim ngạch hai chiều năm 2019 đạt 56,45 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 41,5 tỷ USD. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhận dạng thách thức trong phát triển bền vững xuất khẩu nông sản sang thị trường EU
- NHẬN DẠNG THÁCH THỨC TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG THỊ TRƢỜNG EU PGS.TS. Nguyễn Văn Minh ThS. Nguyễn Minh Trang Trường Đại học Thương mại TÓM TẮT Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực sẽ là cơ hội cho nông sản Việt Nam gia tăng xuất khẩu. Đối với Việt Nam, EU luôn là thị trường nhập khẩu nông sản cao thứ 2 sau Mỹ, Việt Nam là nước đầu tiên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương có hiệp định thương mại tư do. EU là một trong những đối tác thương mại hàng đầu với kim ngạch hai chiều năm 2019 đạt 56,45 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 41,5 tỷ USD. Tiềm năng này còn rất lớn vì EU hiện có 27 quốc gia thành viên, với nền kinh tế ổn định và đang phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang thị trường EU có dấu hiệu giảm về sản lượng và giá trị xuất khẩu, rất nhiều lí do cho vấn đề này xuất phát từ sự thiếu chuyên nghiệp của các chủ thể sản xuất nông sản tại Việt Nam trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, vi phạm các quy định về khai thác thủy sản… Chính vì vậy đã làm giảm vị thế của một số mặt hàng nông sản trên thị trường. Để giải quyết các thách thức, tận dụng ưu đãi thuế quan từ EVFTA và hướng tới phát triển xuất khẩu nông sản bền vững sang thị trường EU, các chủ thể sản xuất nông sản cần phải có chiến lược và kế hoạch hiệu quả trong thời gian tới. Từ khóa: phát triển bền vững xuất khẩu, EVFTA ABSTRACT The effect of the Vietnam-EU Free Trade Agreement (EVFTA) will be an opportunity for Vietnam's agricultural products to increase exports. For Vietnam, EU is always the second highest import market for agricultural products after US, Vietnam is the first country in the Asia-Pacific region to have a free trade agreement with EU. EU is one of the leading trading partners with two- way turnover in 2019 reaching 56.45 billion USD, of which exports reaching 41.5 billion USD. This potential is still very great because the EU currently has 27 member countries, with stable and thriving economies. However, in recent years, some key products exported to the EU market have shown signs of decrease in export volume and value, many reasons for this problem is the lack of professionalism of Vietnamese agriculture manufacturer in compliance with product quality standards, violating regulations on fishing, which has reduced the position of some of the above agricultural products in the market. To solve the challenges, take advantage of tariff incentives from EVFTA and aim to develop sustainable agricultural exports to the EU market, agricultural producers need to have effective strategies and plans in the next time. Keywords: sustainable development of exporting agricultural products, EVFTA 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), gọi tắt là Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, mở ra những cơ hội và triển vọng to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Theo báo cáo của WTO 2019, thị trường EU chiếm 14,9% tổng nhập khẩu toàn cầu. Bên 763
- cạnh đó đây là thị trường có quy mô dân số lớn, xấp xỉ 500 triệu dân và bình quân thu nhập đầu người ở mức cao đạt trên 35,8 nghìn USD (Phạm Nguyên Minh, 2018). Đây là những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận một trong những thị trường hàng đầu thế giới. Liên minh Châu Âu (EU-27) hiện là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam, năm 2019 trao đổi thương mại giữa Việt Nam và EU đạt 49,8 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt 35,8 tỷ USD (Đỗ Thị Hòa Nhã, 2019). Xuất khẩu nông sản luôn là thế mạnh của Việt Nam trong những năm gần đây, hiện nay EU đang là thị trường quan trọng của ngành nông nghiệp Việt Nam, xếp sau Trung Quốc và Mỹ (WTO, 2019). Khi EVFTA có hiệu lực, một số mặt hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường EU sẽ được cắt giảm thuế đáng kể theo lộ trình như cà phê, gạo, một số loại trái cây… Tuy nhiên sản phẩm nông sản của Việt Nam khi xuất khẩu vào EU còn gặp nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm, thủ tục và hồ sơ xuất khẩu... do yêu cầu cao từ phía khách hàng EU đối với hàng nhập khẩu. Cho dù EVFT đem đến nhiều cơ hội nhưng đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực rất nhiều mới có thể khai thác được cơ hội, khắc phục hạn chế và xuất khẩu thành công vào thị trường EU (Đào Quỳnh Trang, 2017). 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Xuất khẩu nông sản Xuất khẩu là một khái niệm xuất phát từ lĩnh vực trao đổi thương mại hàng hóa xuyên quốc gia. Theo Belay Seyoum (2009), “xuất khẩu” có thể hiểu là việc “ trao đổi hàng hóa với quốc gia khác có nhu cầu sử dụng nhằm mục đích kinh doanh sinh lời”. Theo WTO (2011), “ xuất khẩu” là hoạt động “ bán hàng hóa cho một quốc gia khác”, “ hàng xuất khẩu được định giá theo giá trị giao dịch, bao gồm chi phí vận chuyển và bảo hiểm để đưa hàng hóa đến quốc gia khác”. Theo Luật Thương mại Việt Nam (2005), “ xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định pháp luật”. Nông sản là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước (Lê Bách Giang, 2017). Đối với Việt Nam, xuất khẩu nông sản là nguồn thu lớn, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển theo định hướng sử dụng có hiệu quả nguồn lực và lợi thế quốc gia, tác động tích cực trong việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và tăng cường thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại (Trần Thị Thu Huyền, 2020). Xuất khẩu nông sản là một lĩnh vực kinh doanh luôn sôi động với các nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt thị trường EU được đánh giá là thị trường lớn và có nhu cầu lớn trong vấn đề nhập khẩu mặt hàng nông sản. Các nhà bán lẻ Liên minh châu u đang đặt ra các tiêu chuẩn toàn cầu cho sản phẩm thực phẩm tươi sống như nông sản, trong đó yêu cầu các nhà cung cấp phải tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm ( skoy, 2005). Đối với nhà sản xuất quy mô nhỏ tại các quốc gia đang phát triển việc tuân thủ các tiêu chuẩn này đòi hỏi đầu tư tốn kém vào cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật và đây cũng là những hạn chế mà doanh nghiệp này đang đối mặt (Asfaw, 2010). 2.2. Phát triển bền vững xuất khẩu nông sản Theo Ủy ban môi trường và phát triển thế giới (1987), “phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau”. Phát triển bền vững bao gồm 4 nội dung chính: tăng trưởng kinh tế, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và tôn trọng quyền con người (Nguyễn Thị Việt Nga, 2020). 764
- Phát triển bền vững xuất khẩu là xây dựng nền tảng sản xuất vững chắc, môi trường kinh tế- xã hội, kinh doanh ổn định đồng thời ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, bên cạnh đó các doanh nghiệp cần phải chủ động hơn trong hoạt độnh kinh doanh, nắm bắt được các yêu cầu về quy định chất lượng mặt hàng xuất khẩu, thị hiếu tiêu dùng, chính sách nhập khẩu của quốc gia để đưa ra các quyết sách đúng đắn (moit.gov.vn, 2015). Phát triển bền vững xuất khẩu nông sản là sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên địa phương đảm bảo nguồn đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất nhưng không làm ảnh hưởng nguồn lực cho phát triển xuất khẩu của thế hệ sau (Hoda, 2013). Trong phát triển xuất khẩu nông sản bền vững, nâng cao chất lượng hàng hóa là mục tiêu hàng đầu, quá trình sản xuất gắn với bảo vệ môi trường cũng được coi là yếu tố đảm bảo duy trì nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu (Rivera- Ferre,2009). Việc đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực cũng cần được chú trọng, phát triển bền vững xuất khẩu nông sản phải gắn với nâng cao trình độ lao động, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa khu vực nông thôn và thành thị, đem lại lợi ích cho cộng đồng (Trần Thị Hoàng Hà, 2020). Ngoài ra muốn thúc đẩy phát triển xuất khẩu nông sản bền vững cần có sự phối kết hợp từ phía Chính phủ và các bộ ban ngành có liên quan để có các chính sách hỗ trợ các chủ thể sản xuất nông sản để tăng thêm giá trị xuất khẩu trên thị trường (Banson, 2015) 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết được thực hiện trên cơ sở sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, thông qua tổng hợp và phân tích những báo cáo xuất khẩu qua các năm của Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng cục Thống kê. Bên cạnh đó, tiếp cận và tổng hợp những nghiên cứu khoa học của các tác giả nước ngoài để xây dựng cơ sở lý thuyết liên quan đến xuất khẩu và phát triển bền vững xuất khẩu. Ngoài ra, bài viết có tham khảo các nghiên cứu khoa học trong nước về vấn đề xuất khẩu sang EU nói chung và xuất khẩu nông sản sang EU nói riêng, từ đó tác giả có căn cứ để đánh giá những thách thức mà các doanh nghiệp nông sản Việt Nam có thể gặp phải khi xuất khẩu sang thị trường EU và đưa ra những đề xuất hợp lý nhằm thúc đẩy phát triển bền vững xuất khẩu nông sản sang thị trường EU. 4. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU Theo báo cáo xuất nhập khẩu 2019 của Bộ Công thương, Việt Nam có hơn 10 sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực, trong đó các sản phẩm xuất khẩu trên 1 tỷ USD như cà phê, điều, gạo, rau quả, hồ tiêu… (Trần Thị Thu Huyền, 2020). Năm 2019 giá trị xuất khẩu nhóm hàng nông sản đạt 16,92 tỷ USD, giảm 9,4% so với năm 2018 (chủ yếu do sự sụt giảm của 2 mặt hàng cà phê và gạo). Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông, thủy sản lần lượt vẫn là Trung Quốc, EU, Mỹ, ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang 6 thị trường này trong năm 2019 đạt 19,27 tỷ USD, chiếm 75,6% tổng kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của cả nước. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu nói chung đang giảm tốc, mức độ tăng giá trị xuất khẩu của Việt Nam năm 2019 sang hầu hết các thị trường lớn đều thấp hơn nhiều so với các năm 2017 và 2018, cụ thể đối với thị trường EU kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt 3,55 tỷ USD, giảm 10,6% so với năm 2018. Xuất khẩu ghi nhận sụt giảm mặt hàng hạt tiêu, hạt điều, thủy sản, chè, cà phê và cao su ( Bộ Công thương, 2019). 765
- Bảng 1. Giá trị xuất khẩu hàng nông sản sang thị tr ờng EU giai đoạn 2017-2019 Kim ng ch xu t khẩu ( Tỷ USD) Thị trƣờng Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 EU 4,17 3,96 3,55 Ngu n: Báo cáo xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương Có thể thấy, trong 2 năm liên tiếp giá trị xuất khẩu vào thị trường EU có sự sụt giảm đáng kể, năm 2017 những mặt hàng ghi nhận xuất khẩu tăng mạnh là thủy sản, điều, cao su; tuy nhiên đến 2018, 2019 mặt hàng hạt tiêu, hạt điều và cao su giảm mạnh. Bảng 2. Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực sang thị tr ờng EU giai đoạn 2017-2019 Giá trị xu t khẩu theo năm (nghìn USD) TT Mặt hàng 2017 2018 2019 1 Hồ tiêu 156.535 105.403 102.601 2 H t điều 944.495 818.658 762.512 3 G o 3929 5552 10.682 4 Chè 3479 3518 1655 5 Cao su 172.633 128.365 113.767 6 Cà phê 1.365.389 1.344.561 1.164.243 7 Thủy sản 1.422.053 1.435.562 1.247.589 Ngu n: Báo cáo xuất nhập khẩu của Tổng cục Thống kê Có thể nhận thấy, trước khi hiệp định EVFT được ký kết, các sản phẩm nông sản của Việt Nam khi vào thị trường EU phải chịu đánh thuế cao, nhưng những sản phẩm này vẫn thâm nhập rất mạnh vào thị trường này (kinhtedothi.vn, 2020). EU là thị trường nhập khẩu mặt hàng nông sản lớn thứ 2 thế giới, tuy nhiên thị phần của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng nhập khẩu của khối các quốc gia khu vực này (WTO, 2019). Khi EVFTA có hiệu lực, với việc xóa bỏ ngay 85,6% số dòng thuế (cho hàng hóa nói chung nhập khẩu từ Việt Nam), cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vào EU của Việt Nam sẽ rất lớn. Cụ thể với một số mặt hàng chính: Hồ tiêu: Thời tiết năm 2019 tương đối thuận lợi nên sản lượng hồ tiêu xuất khẩu cả nước năm 2019 đạt 284.000 tấn, tăng 21,9% so với năm 2018. Năm 2019, Việt Nam xuất khẩu được 283.836 tấn hồ tiêu các loại, tổng kim ngạch đạt 714,14 triệu USD tăng 21,9% lượng nhưng giảm 5,9% về giá trị so với năm 2018. Giá sụt giảm không chỉ trong nước mà giá xuất khẩu cũng giảm mạnh do cung vượt cầu, giá xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt bình quân 2.516 USD/ tấn, giảm tới 22,8% so với năm 2018. EU là thị trường lớn thứ 2 tiêu thụ hạt tiêu của Việt Nam, lượng hạt tiêu xuất sang EU tăng 23,6%, nhưng giá trị thu về lại giảm 2,7% đạt 34.122 tấn, trị giá 102,6 triệu USD, chiếm 12% trong tổng lượng và chiếm 14,4% trong tổng kim ngạch (Tổng cục Hải Quan, 2019). Có thể thấy, 5 năm trước đây hạt tiêu Việt Nam dẫn đầu thế giới về năng suất và sản lượng, nhưng 2 năm trở lại đây, nhiều quốc gia như Brazil, Ấn Độ và Indonesia trở thành đối thủ cạnh tranh với Việt Nam về sản lượng và chất lượng. Trong đó, hạt tiêu Brazil có chất lượng tốt hơn 80% lượng bán ra thị trường thế giới đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Riêng ở Việt Nam, chất lượng một phần hạt tiêu ảnh hưởng từ việc sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật quá mức nên giá giảm so với hạt tiêu một số quốc gia khác trên thị trường (trungtamwto.vn, 2020) 766
- Hạt điều: Theo Cục trồng trọt- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng điều ước đạt 344.836 tấn năm 2019, tăng 84.527 tấn so với năm 2018. Năm 2019, cả nước xuất khẩu 455.536 tấn hạt điều nhân, thu về 3,29 tỷ USD tăng 22% về lượng nhưng giảm 2,3% về kim ngạch so với năm ngoái (Tổng cục hải quan,2019). Giá hạt điều xuất khẩu trong tháng 12/2019 giảm 1,2% so với giá xuất khẩu tháng 11/2019 đạt 7.022,6 USD/ tấn. Trong đó hạt điều của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU chiếm trên 23% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, đạt 104.818 tấn, tương đương 762,51 triệu USD, tăng 16,7% về lượng nhưng giảm 6,9% về kim ngạch. Dự báo trong thời gian tới các nước EU sẽ tăng nhu cầu dự trữ điều, và Hà Lan là 1 trong 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất, xếp sau Mỹ và trên Trung Quốc, chiếm 11,9% tổng giá trị xuất khẩu (Bộ Công thương,2019). Trong 6 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường điều nhân của EU giao dịch tương đối trầm lắng, nhiều nhà nhập khẩu EU yêu cầu giao hàng chậm lại vì tồn kho còn nhiều, trong khi đó áp lực bán điều nhân ra thị trường của các nhà máy vừa và nhỏ ở Việt Nam tương đối cao do phải quay vòng vốn cho những lô nguyên liệu đang quay về cảng. Tình trạng thiếu điều thô đẩy giá mặt hàng này tăng cao trong khi giá điều nhân giảm khiến tình hình của các doanh nghiệp xuất khẩu điều trở nên khó khăn khi Việt Nam chủ yếu nhập khẩu điều thô (haiquanonline.com.vn, 2020). Gạo: Xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2019 vẫn đạt được kết quả tích cực mặc dù thương mại gạo toàn cầu có nhiều biến động. Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo năm 2019 đạt 6,37 triệu tấn, trị giá đạt 2,8 tỷ USD tăng 4,2% về lượng nhưng giảm 8,3% về trị giá so với năm 2018. Trong bối cảnh thị trường khó khăn, xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng về lượng, tuy nhiên, giá xuất bình quân ở mức 441 USD/ tấn giảm 12,1% tương đướng mức giảm 60 USD/ tấn. Tuy nhiên, năm 2019 Việt Nam chỉ xuất khẩu được sag EU với giá trị khiêm tốn 10,7 triệu USD, do thuế suất mà EU đang áp lên gạo nhập khẩu từ Việt Nam khá cao, cụ thể là 175 EUR/ tấn với gạo xay xát, 65 EUR/ tấn với gạo tấm, 211 EUR/tấn với lúa. Theo cam kết trong EVFTA, EU sẽ giành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo, đồng thới xóa bỏ thuế đối với gạo tấm trong 5 năm. Đây là cơ hội tốt cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gạo sang EU trong thời gian tới (chongbanphagia.vn, 2020) Chè: Chè Việt Nam xuất khẩu ở mức chưa cao do chè chưa có thương hiệu, chất lượng sản phẩm chè còn thấp, chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô. Chè Việt hiện tại chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường dễ tính, ít đòi hỏi về chất lượng, rất ít sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường yêu cầu chất lượng cao như EU hay Mỹ. Cao su: tính chung năm 2019 xuất khẩu cao su đạt 1,7 triệu tấn, trị giá 2,3 tỷ USD, tăng 8,8% về lượng và tăng 10,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018, giá xuất khẩu bình quân đạt 1.353 USD/ tấn, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên xuất khẩu cao su sang EU còn thấp, mặc dù nhu cầu nhập khẩu cao su của thị trường EU rất lớn, song khả năng xâm nhập rất khó khăn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cao su Việt Nam, do sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Trong năm 2019, xuất khẩu cao su sụt giảm mạnh tại 2 thị trường Đức và Ý tương ứng 16,7% và 12% (Bộ Công thương, 2019). Cà Phê: năm 2019, Việt Nam xuất khẩu được 1,65 triệu tấn cà phê, kim ngạch đạt khoảng 2,86 tỷ USD, so với năm 2018 khối lượng xuất khẩu giảm 11,9% và trị giá xuất khẩu giảm 19,3%. Năm 2019 là một năm khó khăn với thị trường cà phê khi chứng kiến giá cà phê giảm mạnh, giá xuất khẩu bình quân của cà phê trong năm đạt 1.727 USD/tấn, giảm 8,4% so với năm trước, tương đương mức giảm khoảng 157 USD/ tấn. Cà phê của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường EU, chiếm 44,3% trong tổng lượng và chiếm 41,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả 767
- nước. Trong khối EU, Việt Nam xuất khẩu cà phê nhiều nhất sang thị trường Đức, với 172.597 tấn, tương đương 270,61 triệu USD, giảm 2,5% về lượng và giảm 15,3% về kim ngạch; xuất khẩu sang Ý đạt 98.542 tấn, tương đương 157,92 triệu USD, tăng 0,6% về lượng nhưng giảm 12,4% về kim ngạch; xuất khẩu sang Tây Ban Nha 91,784 tấn, tương đương 145,77 triệu USD, tăng 8,4% về lượng nhưng giảm 4,9% về kim ngạch; xuất khẩu sang Bỉ 53,436 tấn, tương đương 84,24 triệu USD, tăng 7,2% về lượng nhưng giảm 5,5% về kim ngạch.Giá cà phê Việt Nam thấp còn do Việt Nam chủ yếu xuất thô và cà phê nguyên liệu khi thu hoạch không đáp ứng đủ tiêu chuẩn độ chín, còn lẫn các tạp chất dẫn đến chất lượng thấp (Tổng cục Hải quan, 2019). Thủy sản: Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản năm 2019 đạt 8,54% tỷ USD, giảm nhẹ 2,8% so với năm 2018. Hiện Việt Nam đang xuất khẩu thủy sản sang hơn 158 thị trường, trong đó EU là một trong 5 thị trường nhập khẩu lớn thủy sản của Việt Nam sau Mỹ và Nhật Bản, chiếm 15,2% đạt 1,3 tỷ USD. Tuy nhiên giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường EU giảm 11,9% so với năm 2018. Trong các mặt hàng thủy sản xuất khẩu vào EU, trị giá xuất khẩu của cá ngừ giảm 11%, mực, bạch tuộc giảm 20%. Kết quả này đã phản ảnh hệ lụy của thẻ vàng IUU đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian qua. Theo Hiệp hội chế biến và xuất thủy sản Việt Nam, “thẻ vàng IUU” đã tác động xấu trực tiếp tới xuất khẩu thủy sản. Nhiều khách hàng truyền thống của thủy sản Việt Nam tại EU lo sợ việc bị phạt theo quy định chống khai thác thủy hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) của EC nên giảm hoặc ngừng nhập khẩu thủy sản của Việt Nam ( Đào Quỳnh Trang, 2017). Như vậy có thể thấy EU là một thị trường tiềm năng nhưng Việt Nam chưa khai thác triệt để, trị giá xuất khẩu theo các năm còn thấp và có sụt giảm trong những năm gần đây, điều này cho thấy doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam còn gặp nhiều vấn đề trong việc đáp ứng yêu cầu của thị trường. Tuy nhiên sau khi EVFTA chính thức đi vào hiệu lực, mở ra những cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam bứt phá trên thị trường. Thứ nhất, EU sẽ xóa bỏ các loại thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% dòng thuế tương đương khoảng 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này. Sau lộ trình thuế quan, gần 100% sản phẩm Việt Nam sẽ được xóa bỏ thuế, đây là mức cam kế lớn nhất mà một đối tác đưa ra cho Việt Nam trong các hiệp định thương mại tự do mà chúng ta đã ký kết. Thứ hai, EU là thị trường trọng điểm thứ 2 của xuất khẩu nông sản Việt Nam, EU có 27 quốc gia thành viên, trong đó chúng ta đã xuất khẩu nông sản đến 17 nước, EVFT được kí kết sẽ tăng cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam được mở rộng thị trường. Thứ ba, khi EVFT được phê chuẩn, đã có 39 chỉ dẫn đại lý của Việt Nam được EU bảo hộ, trong đó gồm nhiều sản phẩm truyền thống, điều này giúp nâng tầm cho nông sản Việt Nam bằng tính truyền thống, đặc thù và đặc sản, góp phần đưa hàng hóa nông sản Việt Nam tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu, Như vậy EVFTA sẽ giúp chúng ta mở cửa với châu Âu, một thị trường truyền thống tiềm năng, đa dạng hóa về nhu cầu nhưng cũng khắt khe về tiêu chuẩn. 5. MỘT SỐ RÀO CẢN KĨ THUẬT TRONG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG THỊ TRƯỜNG EU Trước hết, đó là vấn đề hàng rào kỹ thuật trong thương mại và quy tắc xuất xứ hàng hóa. Do phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế, nên các nước thành viên EU sẽ rất chú trọng tới các quy định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại và quy tắc xuất xứ 768
- hàng hóa. Cụ thể, hàng hóa sẽ được coi là có xuất xứ tại một bên (Việt Nam hoặc EU) nếu đáp ứng được một trong các yêu cầu mà hai bên đã thống nhất:“Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của bên xuất khẩu. Không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của bên xuất khẩu nhưng đáp ứng được các yêu cầu như hàm lượng giá trị nội địa không dưới 40%…”. Điều đáng nói, Việt Nam hiện cũng chưa có quy định về bộ tiêu chí, cũng như tỉ lệ nội địa hóa để xác định như thế nào là hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam. Nếu so sánh với CPTPP cùng quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” thì quy tắc xuất xứ của EVFTA có phần đơn giản hơn. Với riêng EVFTA, quy tắc xuất xứ cộng gộp toàn phần có thể mang lại hi vọng cho doanh nghiệp Việt, vốn dĩ còn gặp khó khăn về năng lực sản xuất và nghiên cứu. Điều này đặc biệt phù hợp với Việt Nam khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm số lượng lớn.Theo đó, quy tắc xuất xứ cộng gộp này cho phép các mặt hàng Việt Nam được sản xuất từ nhiều khâu có thể tận dụng nguồn nguyên liệu từ các nước khác mà vẫn đảm bảo hàm lượng “nội khối”. Hàng rào kỹ thuật thứ hai khi xuất khẩu vào EU là chất lượng sản phẩm hay vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ… Hiện nay, sản phẩm nông sản Việt Nam chiếm 70% tiêu thụ ở thị trường nội địa với thói quen sử dụng đơn giản, dễ dãi, kỷ luật sản xuất và thị trường còn lỏng lẻo. Nhiều năm qua, một số lô hàng nông sản của Việt Nam đã bị EU trả lại hoặc từ chối nhập khẩu do nhiều nguyên nhân như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, không ghi nhãn đúng quy cách, không dán nhãn, sử dụng bao bì không đảm bảo chất lượng... Điều này cho thấy, chất lượng nông sản, khâu tự kiểm tra chất lượng và quy cách sản phẩm còn là vấn đề phải chú trọng cải thiện.Do đó, cần có một cuộc cách mạng về khoa học công nghệ trong sản xuất hàng hóa nông sản trong thời gian tới. 6. NHỮNG THÁCH THỨC TRONG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN BỀN VỮNG SANG THỊ TRƯỜNG EU Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, năng lực sản xuất kinh doanh, ngành nông nghiệp Việt Nam có thể tận dụng rất nhiều cơ hội từ Hiệp định EVFTA, tạo nền tảng quan trọng cho phát triển bền vững xuất khẩu nông sản nói riêng và phát triển bền vững đất nước nói chung trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Bên cạnh những cơ hội, ngành nông sản Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình đảm bảo tăng trường bền vững xuất khẩu vào thị trường EU. Thứ nhất, để khai thác hết tiềm năng cũng như tận dụng được các ưu đãi của EVFTA, một thách thức đối với các sản phảm nông sản Việt Nam đó là đáp ứng các yêu cầu an toàn nghiêm ngặt của EU về an toàn thực phẩm, biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật. Cho đến nay EU vẫn là thị trường có yêu cầu về hàng rào kĩ thuật cao, đặc biệt là kiểm dịch động, thực vật; quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Các tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm nông sản cuả Việt Nam hiện nay đang dừng ở VietGAP, cần phải nâng lên GlobalG P để tăng giá trị hàng hóa trên thị trường. Theo hướng dẫn 79/117/EEX của EC, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật được phép tồn dư trên sản phẩm nhập khẩu vào EU rất thấp, gần như bằng 0. Nếu EU phát hiện có bất cứ chất cấm nào tồn dư trong mẫu sản phẩm nhập khẩu, lô hàng đó sẽ bị từ chối và tiêu hủy, nhà sản xuất sẽ phải chịu toàn bộ chi phí tiêu hủy, thậm chí có thể bị truy tố và bị áp lệnh cấm xuất khẩu sản phẩm đó vào thời gian chờ đợi cơ quan có thẩm quyển của EU tiến hành điều tra và xử lý. Kể từ ngày 31/3/2020, EU đã cấm sử dụng Ethoxyquin (chất chống oxi hóa) để bản quản sản phẩm có nguồn gốc sinh vật gây bệnh nhất định, EU không cho phép nhập khẩu nhằm tránh việc nhiễm và lây lan sâu bệnh hại cho thực vật và sản phẩm thực vật tại EU. Như vậy một số mặt hàng nông sản và các sản phẩm thủy sản của Việt Nam sẽ đứng trước đòi hỏi rất cao từ phía khách hàng EU (congthuong.vn, 2020). Vấn đề SPS 769
- đảm bảo an toàn thực phẩm cho thị trường EU hiện nay sẽ gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu nông sản Việt Nam vì đa số những nhà sản xuất còn nhỏ lẻ, tự phát, một số nơi nông dân chưa được hướng dẫn về sản xuất sạch, an toàn, tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng chuỗi giá trị toàn cầu cho nông sản. Thứ hai, doanh nghiệp Việt Nam cần chuyên nghiệp hơn trong việc cung cấp thông tin truy xuất hàng hóa. Đây là một trong những thách thức với hàng xuất khẩu Việt Nam bởi nguồn nguyên liệu cho một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc và SE N như hạt điều. Nếu không đảm bảo được quy tắc xuất xứ, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU chỉ được hưởng mức thuế đãi ngộ MFN và không được mức thuế suất 0% như EVFT . Các quy định về truy xuất nguồn gốc hàng hóa của thị trường EU ngày càng chặt chẽ và khắt khe hơn, điều này có thể khiến hàng hóa Việt Nam xuất vào EU bị áp thuế chống bán phá giá (baochinhphu.vn, 2020). Đối với thị trường EU, hàng hóa nhập khẩu yêu cầu phải chứng minh không chỉ nơi gia công, chế biến cuối cùng mà cả quá trình thu gom nguyên liệu, đánh bắt, nuôi trồng trước đó nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, không vi phạm các quy định về môi trường. Do vậy, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, truy xuất nguồn gốc hàng hóa còn là một hoạt động khá mới, doanh nghiệp và bản thân người tiêu dùng cũng chưa hiểu hết được ý nghĩa của truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Thứ ba, thách thức thứ 3 xuất phát từ sự thiếu liên kết chặt chẽ trong nông nghiệp giữa doanh nghiệp, nông dân và hợp tác xã sản xuất. Trong những năm gần đây, hàng hóa nông sản xuất khẩu sang một số thị trường như Nhật Bản và EU đã bị từ hối hoặc bị giám sát, áp lệnh kiểm tra 100%. Lí do xuất phát chủ yếu từ khâu sơ chế, chế biến, khâu sản xuất hàng nông sản. Quy trình sản xuất là một quy trình hoàn chỉnh mà ở đó doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn của nước nhập khẩu, tuy nhiên doanh nghiệp không thể giám sát 100% khâu sản xuất của nông dân hay hợp tác xã sản xuất vì những đối tượng này vẫn đang quen với cách thức sản xuất hàng hóa truyền thống, chưa quen với tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay có khoảng 55.000 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, ngoài ra còn có 13.000 hợp tác xã nông nghiệp, 40 liên hiệp HTX đóng vai trò kết nối, liên kết với 10 triệu hộ làm nông nghiệp để tổ chức sản xuất. Tuy nhiên trong hơn 50.000 doanh nghiệp tham gia lĩnh vực nông nghiệp chỉ có 1000 doanh nghiệp trực tiếp liên kết với nông dân phát triển sản xuất. Như vậy có thể thấy mối liên kết trong lĩnh vực nông nghiệp còn lỏng lẻo, thiếu bền chặt dẫn tới không đảm bảo chất lượng sản phẩm nông sản khi xuất khẩu sang EU (enternews.vn, 2020) Thứ tư, gỡ “thẻ vàng IUU” đối với xuất khẩu thủy sản là một bài toán cấp thiết cho ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Thẻ vàng IUU liên quan đến hoạt động khai thác trái phép, không khai báo và không theo quy định. Việt Nam nhận thẻ vàng IUU vì đã có nhiều tàu cá vi phạm IUU ở vùng biển nước ngoài. Trong thời gian từ đầu năm 2017 đến nay, hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và EU vẫn diễn ra bình thường, nhưng các lô hàng sẽ bị tăng tần suất kiểm tra hồ sơ nguồn gốc sản phẩm khai thác nhập khẩu lên đến 100% các lô hàng. Việc EC phạt thẻ vàng với các lô hàng thủy sản của Việt Nam đã tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh, đánh bắt cá; sản lượng xuất khẩu sang thị trường EU có dấu hiệu chững lại. Thủy sản xuất khẩu vào EU đều bị giữ lại từ cảng để kiểm tra khiến thời gian thông quan kéo dài lên đến 10-15 ngày, ảnh hưởng đến thời gian nhận hàng, kế hoạch kinh doanh của nhà nhập khẩu. Rủi ro lớn nhất doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có thể gặp phải đó là sản phẩm không đáp ứng được điều kiện kiểm tra nghiêm ngặt, nên 770
- phải tìm kiếm thị trường mới hoặc quay về Việt Nam dẫn đến phát sinh thêm chi phí, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Trong tình huống xấu nhất, nếu Việt Nam không hợp tác, giải quyết các khuyến nghị về quy định IUU, EC có thể áp thẻ đỏ, đặt lệnh cấm tất cả 27 nước thành viên không nhập khẩu thủy sản khai thác biển của Việt Nam. Điều này đỏi hỏi sự nỗ lực lớn từ phía Nhà nước và doanh nghiệp trong việc tháo gỡ thẻ vàng IUU và hiện nay đã có những tiến bộ đáng kể được EU ghi nhận. Thứ năm, hoạt động quản trị doanh nghiệp nông sản còn nhiều hạn chế trong thực hiện trách nhiệm xã hội. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là hoạt động quan trọng trong việc đảm bảo phát triển bền vững nói chung và phát triển xuất khẩu bền vững sang thị trường EU nói riêng. Các nhà nhập khẩu EU quan tâm đến việc thực hiện quy trình sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không đăng ký đối với hàng thủy sản. Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các nghĩa vụ về môi trường trong khuôn khổ các ràng buộc và điều chỉnh của hiệp định đa phương về môi trường và Hiệp định EVFT . Theo đó, những vấn đề sau liên quan đến bảo vệ môi trường mà Việt Nam cần tuân thủ khi xuất khẩu hàng hóa sang EU: đa dạng sinh học và sinh vật ngoại lai; biến đổi khí hậu; bảo vệ tầng ozon; hàng hóa và dịch vụ môi trường; cơ chế tự nguyện bảo vệ môi trường; gắn nhãn sinh thái lên hàng hóa xuất khẩu. Bên cạnh đó các vấn đề liên quan đến người lao động, chính sách đãi ngộ, minh bạch hóa thông tin về lao dộng cũng được chú trọng. Dù có nhiều nỗ lực nhưng hiên tại các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều vướng mắc khi áp dụng các tiêu chuẩn lao động. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi nhận thức về thực hiện trách nhiệm xã hội còn thấp và doanh nghiệp Việt Nam chú trọng nhiều đến lợi nhuận lên trên lợi ích của các nhân tố liên quan như cộng đồng, người lao động, môi trường. Như vậy để đảm bảo phát triển bền vững xuất khẩu nông sản sang thị trường EU không chỉ dừng lại việc tận dụng cơ hội mà hiệp định EVFT đem lại, doanh nghiệp Việt Nam còn phải giải quyết nhiều thách thức và hạn chế. 7. KẾT LUẬN Hiệp định EVFT đi vào hiệu lực với một loại những ưu đãi về thuế quan, là cơ hội vàng cho xuất khẩu nông sản Việt Nam. Việc giảm đáng kể các khoản thuế, đã giúp cho các doanh nghiệp có thêm chi phí để đầu tư vào công nghệ, trang thiết bị với mục đích tạo ra các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của thị trường EU. Để có thể phát triển bền vững xuất khẩu nông sản, các doanh nghiệp và Nhà nước sẽ phải có những hành động mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa trong thời gian tới để giải quyết các thách thức và tận dụng cơ hội mà hiệp định EVFT đem lại. Muốn đảm bảo phát triển xuất khẩu nông sản bền vững sang thị trường EU cần có sự đồng bộ nỗ lực từ phía Nhà nước và các chủ thể sản xuất - kinh doanh hàng nông sản. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và định hướng doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế. Thứ nhất, Nhà nước cần đồng bộ chính sách pháp luật gắn với nông nghiệp nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng, xây dựng các chính sách khuyến khích sản xuất nông sản. Nhà nước cần hoàn chỉnh quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và nâng cao quy mô, chất lượng sản xuất; ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất nông sản và xuất khẩu nông sản ra thị trường EU. Đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản, cần tập trung xử lý gỡ bỏ thẻ vàng IUU do EC ban hành đối với Việt Nam, thông qua việc thực hiện 9 khuyến nghị bao gồm các 771
- nội dung tập trung về việc hoàn thiện khung pháp lý trong kiểm tra rà soát khai thác trên biển và bảo tồn nguồn lợi thủy sản, tăng cường truy xuất nguồn gốc sản phảm thủy sản. Thứ hai, Nhà nước cần đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kèm theo các dịch vụ hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu bền vững. Các hoạt động cải cách hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí và rút ngắn thời gian cung ứng sản phẩm đến khách hàng. Việc đầu tư vào các cầu cảng, hệ thống vận tải cũng giúp cho các doanh nghiệp giải quyết được bài toán đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Nhà nước cần triển khai các biện pháp thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics nhằm hỗ trợ, kết nối hoạt động thương mại, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Thứ ba, Nhà nước nên tập trung đẩy mạnh hoạt động quảng bá hình ảnh, sản phẩm và xây dựng thương hiệu ngành hàng thị trường xuất khẩu trọng điểm, có tiềm năng. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại với các quốc gia thành viên EU nhằm tạo cơ hội kết nối giữa các doanh nghiệp sản xuất trong nước với đối tác quốc tế. Bên cạnh sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và cơ quan bộ ban ngành có liên quan thì chính các doanh nghiệp nông sản Việt Nam cần phải chủ động tháo gỡ những khó khăn và hạn chế, đồng thời phát huy nguồn lực để tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA, giúp cho các sản phẩm nông sản Việt Nam tiếp cận được nhiều hơn các thị trường trong Liên minh châu Âu và nâng cao trị giá xuất khẩu sang thị trường EU. Thứ nhất, chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố tiên quyết, đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc các Hiệp định thương mại tự do FTA hoạt động, đã khiến cho thị trường khốc liệt hơn đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải đầu tư nhiều hơn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn xuất khẩu nông sản sang thị trường EU, việc đầu tư kiểm tra rà soát chất lượng ngay từ những bước đầu của quá trình sản xuất là vô cùng quan trọng. Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam cần thường xuyên cập nhật những tiêu chuẩn mới về chất lượng nông sản như GlobalG P và cần tuân thủ tốt HACCP (hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm) được quy định trong Luật An toàn thực phẩm của EU. Thứ hai, liên quan đến vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản, doanh nghiệp cần xây dựng được chuỗi liên kết giá trị sản phẩm, để khi thực hiện hoạt động truy xuất nguồn gốc, khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin liên quan đến quá trình hình thành sản phẩm. Khi truy xuất, có thể thấy được toàn bộ chuỗi quá trình mà tất cả các đơn vị tham gia vào việc tạo ra sản phẩm. Hiện nay việc ứng dụng công nghệ có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn khi thực hiện hoạt động truy xuất hàng hóa, tuy nhiên vấn đề quan trọng phụ thuộc vào tính minh bạch của doanh nghiệp nông sản trong việc cung cấp thông tin các đối tượng liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm nông sản trước khi xuất khẩu sang EU. Thứ ba, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ bền vững giữa doanh nghiệp, người nông dân và hợp tác xã nông nghiệp để phát triển chuỗi giá trị hàng hóa nông sản. Doanh nghiệp phải đặt quyền lợi của mình song hành với quyền lợi của người nông dân và hợp tác xã. Hiện nay, các mối quan hệ trong nông nghiệp này chủ yếu tập trung liên kết trong quá trình sản xuất, mà chưa đầu tư xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị. Liên kết theo chuỗi giá trị, các bên liên quan sẽ có trách nhiệm hơn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp sau khi tìm kiếm được thị trường và nắm rõ các yêu cầu của thị trường, sẽ tập huấn và phổ cập những kiến thức phục vụ sản xuất cho người nông 772
- dân để kiểm soát tốt hơn khâu sản xuất, tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao. Bản thân người nông dân cũng cần nhận thức được vai trò của mình trong gia tăng chuỗi giá trị cho sản phẩm. Ngoài ra việc liên kết chuỗi giá trị, sẽ gia tăng sức mạnh cho bản thân các chủ thể sản xuất nông sản, giảm thiểu tình trạng kinh doanh manh mún, nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ trong hệ thống vận hành. Thứ tư, doanh nghiệp cần chú trọng đến việc đảm bảo thực hiện trách nhiệm xã hội trong suốt quá trình quản trị và sản xuất sản phẩm. Trách nhiệm xã hội là một yếu tố quan trọng gia tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Thông qua những hoạt động cốt lõi của trách nhiệm xã hội như: bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng đời sống người lao động, phát triển cộng đồng… sẽ tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường và xây dựng hình ảnh tốt đẹp trong giới kinh doanh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aksoy, M.A. and Beghin, J.C., 2005. Global Agricultural Trade and Developing Countries (The World Bank, Washington DC). 2. Asfaw, S., Mithöfer, D., & Waibel, H. (2010). What impact are EU supermarket standards having on developing countries' export of high-value horticultural products? Evidence from Kenya. Journal of International Food & Agribusiness Marketing, 22(3-4), 252-276. 3. Banson, K. E., Nguyen, N. C., Bosch, O. J., & Nguyen, T. V. (2015). A systems thinking approach to address the complexity of agribusiness for sustainable development in Africa: a case study in Ghana. Systems Research and Behavioral Science, 32(6), 672-688. 4. Lê Tiến Đạt, Vũ Trọng Nghĩa (2020), Hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam sang một số thị trường trọng điểm, Tạp chí Công Thương, 04/2020 5. Lê Bách Giang (2017), Một số vấn đề về xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam, Tạp chí tài chính, 07/2017 6. Hoda, Anwarul, and Ashok Gulati. India‟s agricultural trade policy and sustainable development. ICTSD issue paper 49 (2013). 7. Trần Thị Hoàng Hà (2020), Phát triển bền vững xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc 8. Trần Thị Thu Huyền (2020), Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU, Tạp chí Công Thương, 04/2020 9. Phạm Nguyên Minh, Đinh Hoàng Công (2020), Thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên minh Châu Âu trong bối cảnh thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Liên minh Châu Âu EVFTA. 10. Đỗ Thị Hòa Nhã, Nguyễn Thị Oanh, Ngô Hoài Thu (2019), Phân tích tình hình xuất khẩu các nhóm hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU, Tạp chí Khoa học và Công nghệ. 11. Nguyễn Thị Việt Nga (2020), Phát triển bền vững ở Việt Nam và gợi mở hai mô hình chính sách, Tạp chí Tài chính, 01/2020 12. Bộ Công Thương, Báo cáo xuất nhập khẩu 2017, 2018, 2019 13. Tổng cục Hải quan, Báo cáo xuất nhập khẩu 2017, 2018, 2019 14. Tổng cục Thống kê, Báo cáo trị giá xuất khẩu phân theo một số nước, khối nước và vùng lãnh thổ chủ yếu và phân theo mặt hàng chủ yếu sơ bộ năm 2017, 2018, 2019. 773
- 15. Rivera-Ferre, M. G. (2009),Can export-oriented aquaculture in developing countries be sustainable and promote sustainable development? The shrimp case. Journal of Agricultural and Environmental Ethics, 22(4), 301-321. 16. Đào Quỳnh Trang (2017), Ảnh hưởng của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu đến xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang Liên minh châu Âu. 17. Luật Thương mại 2005 18. https://trungtamwto.vn/su-kien/15681-gia-tang-gia-tri-xuat-khau-nong-san-viet-tu-evfta 19. http://kinhtedothi.vn/evfta-chinh-thuc-co-hieu-luc-cu-hich-lon-cho-xuat-khau-nong-san- 391750.html 20. https://trungtamwto.vn/hiep-dinh-khac/14017-xuat-khau-ho-tieu-giam-hau-khap-thi-truong-co- hoi-o-eu 21. https://haiquanonline.com.vn/xuat-khau-hat-dieu-du-bao-khoi-sac-tai-eu-my-130954.html 22. http://chongbanphagia.vn/eu-cap-han-ngach-80000-tan-gaonam-cho-viet-nam-xuat-khau-gao- sang-eu-can-dieu-kien-gi-n21100.html 23. https://congthuong.vn/xuat-khau-nong-san-vao-eu-thach-thuc-ve-an-toan-va-kiem-dich- 142637.html 24. http://baochinhphu.vn/Kinh-te/EVFTA-Co-hoi-cho-xuat-khau-nong-san/399446.vgp 25. https://enternews.vn/rao-can-thuong-mai-ngay-cang-phuc-tap-trong-xuat-khau-nong-san- 159374.html 774
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kinh nghiệm 1 số quốc gia châu á về phát triển nguồn nhân lực trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế - bài học cho Việt Nam
7 p | 105 | 27
-
Nghiên cứu thị trường cho mẫu bao bì mới
7 p | 163 | 18
-
Doanh nghiệp: Tìm đường sống
3 p | 83 | 11
-
Doanh nhân Việt trong thế trận toàn cầu - Dưới góc nhìn của Alan
322 p | 14 | 9
-
Nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam về thực phẩm hữu cơ: Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Hà Nội
9 p | 143 | 8
-
Chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Hoàn Cầu Nha Trang đến năm 2015
7 p | 95 | 8
-
Bài giảng Hành vi tổ chức: Chương 1 - TS. Nguyễn Thị Bích
20 p | 13 | 7
-
Bí quyết của người yếu
6 p | 74 | 7
-
Giải cứu doanh nghiệp để tránh 'phá hủy tai hại'
4 p | 63 | 5
-
Thực phẩm chức năng - cơ hội và thách thức đối với thị trường và người tiêu dùng
7 p | 68 | 3
-
Phát triển và kinh doanh bền vững của doanh nghiệp vừa trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
16 p | 43 | 3
-
Doanh nghiệp tư nhân trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - cơ hội, thách thức và một số đề xuất
6 p | 58 | 3
-
Ngành thương mại của kinh tế tư nhân tại Vĩnh Phúc - thực trạng và chính sách phát triển
7 p | 41 | 3
-
Nhận thức của các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch ở thành phố Cần Thơ về biến đổi khí hậu
8 p | 70 | 3
-
Doanh nghiệp điện tử: Xu hướng phát triển và nhận diện rủi ro
4 p | 57 | 2
-
Phát triển digital marketing tại Việt Nam
7 p | 7 | 2
-
Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi Việt Nam trước thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
8 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn