Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi Việt Nam trước thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
lượt xem 1
download
Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0 đã trở thành vấn đề cấp bách mà nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, trong đó có nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số. Phát triển nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi hiện nay đang là vấn đề cấp bách, cần phải có chiến lược và giải pháp khả thi, phù hợp với thực tiễn chung của xu thế và yêu cầu phát triển của quốc gia.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi Việt Nam trước thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
- THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở KHU VỰC MIỀN NÚI VIỆT NAM TRƢỚC THÁCH THỨC CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Trần Cao Nguyên(1), Lê Văn Giáp(2) TÓM TẮT: Nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số (DTTS) ở khu vực miền núi Việt Nam hiện nay chính là toàn bộ lao Ďộng người DTTS - chủ thể chính trị ở khu vực miền núi, nguồn nhân lực này Ďang có khả năng tham gia vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực miền núi. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) Ďưa Ďến những hy vọng mới cho nhân loại về sự phát triển của một nền văn minh mới, nó Ďang có sự tác Ďộng sâu sắc Ďến mọi mặt, mọi lĩnh vực của Ďời sống xã hội ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Đồng thời nó làm cho thị trường lao Ďộng bị phân hoá với yêu cầu Ďặt ra Ďối với chất lượng lực lượng lao Ďộng ngày càng cao, nếu như họ không Ďược trang bị những kĩ năng mới - kĩ năng sáng tạo. Vì vậy, Ďào tạo nguồn nhân lực Ďáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0 Ďã trở thành vấn Ďề cấp bách mà nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, trong Ďó có nguồn nhân lực người DTTS. Phát triển nguồn nhân lực người DTTS ở khu vực miền núi hiện nay Ďang là vấn Ďề cấp bách, cần phải có chiến lược và giải pháp khả thi, phù hợp với thực tiễn chung của xu thế và yêu cầu phát triển của quốc gia. Từ khoá: Nguồn nhân lực dân tộc thiểu số; phát triển nhân lực dân tộc thiểu số; cách mạng công nghiệp 4.0. ABSTRACT: The human resources of ethnic minorities in the mountainous areas of Vietnam today are all ethnic minority workers - political subjects in the mountainous areas. This human resource is capable of participating in socio- economic development processes in mountainous areas. The Fourth Industrial Revolution (Industry 4.0) brings new hopes to humanity about the development of a new civilization, which is having a profound impact on all aspects and areas 1. Trường Đại học Vinh. 2. Nghiên cứu sinh Trường Đại học Vinh. 726
- of social life. associations in all countries around the world. At the same time, it makes the labor market fragmented with increasing demands on the quality of the workforce, if they are not equipped with new skills - creative skills. Therefore, training human resources to meet the requirements of the 4.0 Industrial Revolution has become an urgent issue that many countries around the world are concerned about, including ethnic minority human resources. Developing human resources for ethnic minorities in mountainous areas is currently an urgent issue that requires feasible strategies and solutions, consistent with the general reality of national development trends. Keywords: Ethnic minority human resources; developing ethnic minority human resources; industrial revolution 4.0. 1. Vai trò của nguồn nhân lực ngƣời dân tộc thiểu số đối với sự phát triển ở khu vực miền núi Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá Nguồn lực con người Ďóng vai trò quyết Ďịnh trong sự phát triển của nền kinh tế hiện Ďại [15]. Việc Ďầu tư vào con người luôn là một Ďiều tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia. Trên thực tế, giữa nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất - kĩ thuật, khoa học - công nghệ,... luôn có quan hệ mật thiết với nhau, trong Ďó nguồn nhân lực Ďược xem là năng lực nội sinh chi phối các nguồn lực khác. Phát triển nguồn nhân lực chính là ―quá trình tạo lập và sử dụng năng lực toàn diện của con người vì sự hoàn thiện bản thân mỗi con người và sự phát triển của tổ chức nơi con người hoạt Ďộng‖. Thực tiễn Ďã chứng minh, có những quốc gia không giàu về tài nguyên, Ďiều kiện tự nhiên không thuận lợi như Nhật Bản, Singapore, Israel,... nhưng vẫn phát triển, xuất phát từ chỗ các quốc gia Ďó biết coi trọng phát triển và phát huy nguồn nhân lực của Ďất nước [10]. Một quốc gia không thể phát triển nếu chỉ có nguồn nhân lực nghèo nàn, hay nói cách khác, sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia chỉ có thể thực hiện Ďược khi việc phát triển nguồn nhân lực Ďược quan tâm và chú trọng. Hiện nay, toàn cầu hoá diễn ra ngày càng sâu rộng, các liên kết kinh tế xuất hiện và ngày càng có nhiều ảnh hưởng, thúc Ďẩy sự phân công lao Ďộng sâu sắc và hình thành các chuỗi giá trị toàn cầu; cạnh tranh kinh tế diễn ra quyết liệt và mỗi quốc gia phải dành cho mình ưu thế trong cuộc cạnh tranh Ďó. Trong Ďó, nguồn lực con người, trở thành lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ, là nhân tố làm chuyển dịch lợi thế so sánh giữa các quốc gia. Ở nhiều quốc gia hiện nay Ďã và Ďang xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của quốc gia thông qua hệ thống các chủ trương, chính sách, kế hoạch hoạt Ďộng dựa trên thực trạng nguồn nhân lực hiện có hướng Ďến việc Ďào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia Ďáp ứng yêu cầu thực tiễn của Ďất nước và xu thế của thời Ďại [13]. Ở cấp Ďộ vĩ mô, phát triển nguồn nhân lực quốc gia là nâng cao chất lượng của cơ cấu nguồn nhân lực về mọi mặt, bao gồm trình Ďộ học vấn, chuyên môn; phẩm chất chính trị, Ďạo Ďức lối sống; kĩ năng nghề nghiệp; sức khoẻ;... của người lao Ďộng. Vì vậy, phát triển 727
- nguồn nhân lực trong gia Ďoạn hiện nay Ďã và Ďang trở thành nhiệm vụ hết sức cấp bách không phải chỉ ở cấp quốc gia mà còn là vấn Ďề của từng vùng, miền, dựa theo Ďặc Ďiểm về Ďịa lí, dân cư và yêu cầu Ďịnh hướng phát triển kinh tế - xã hội [3]. Nguồn nhân lực DTTS ở khu vực miền núi hiện nay chính là toàn bộ lao Ďộng người DTTS - chủ thể chính trị ở khu vực miền núi, nguồn nhân lực này Ďang có khả năng tham gia vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực miền núi. CMCN 4.0 Ďưa Ďến những hy vọng mới cho nhân loại về sự phát triển của một nền văn minh mới, nó Ďang có sự tác Ďộng sâu sắc Ďến mọi mặt, mọi lĩnh vực của Ďời sống xã hội ở tất cả các quốc gia trên toàn thế giới [1]. Đặc biệt, nó tạo nên những thách thức lớn Ďối với việc Ďào tạo và sử dụng nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực người DTTS nói riêng. Với sự gia tăng của quá trình tự Ďộng hoá và ứng dụng số hoá trong sản xuất, làm cho những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, lao Ďộng phổ thông ngày càng mất dần khả năng cạnh tranh, dẫn Ďến tình trạng dư thừa lao Ďộng phổ thông, gia tăng thất nghiệp. Đồng bào DTTS và miền núi nằm trong nhóm có thu nhập thấp, chưa Ďược tiếp cận hoàn toàn công nghệ hiện Ďại, thêm vào Ďó, Ďây cũng là khu vực có Ďiều kiện tự nhiên khó khăn nhất, Ďịa hình phức tạp, bị chia cắt, dân cư sống thưa thớt, không tập trung, sinh kế còn nhiều khó khăn. Điều này ảnh hưởng Ďến sự phát triển về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực, làm gia tăng sự chênh lệch khoảng cách giàu nghèo giữa miền núi và các khu vực khác. Vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực người DTTS ở khu vực miền núi hiện nay chính là cải thiện chất lượng của cơ cấu nguồn nhân lực người DTTS về mọi mặt, bao gồm trình Ďộ học vấn, chuyên môn; phẩm chất chính trị, Ďạo Ďức lối sống; kĩ năng nghề nghiệp; sức khoẻ,... góp phần làm gia tăng chất lượng nguồn nhân lực, Ďóng góp hiệu quả nhất vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực miền núi. Chất lượng nguồn nhân lực người DTTS ở khu vực miền núi nếu Ďược nâng cao sẽ thu hút và khuyến khích Ďược nhiều trí thức và nhân tài người DTTS gắn bó lâu dài với khu vực miền núi, Ďây chính là chìa khoá quan trọng giải quyết bài toán về chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực miền núi - nơi Ďang rất thiếu về nguồn nhân lực Ďể thúc Ďẩy phát triển ở khu vực này, là khâu Ďột phá Ďể phát triển toàn diện kinh tế - xã hội ở khu vực miền núi. Vì vậy, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực người DTTS ở khu vực miền núi hiện nay là cơ sở Ďể Ďịnh hướng và tạo ra nguồn nhân lực Ďáp ứng Ďược nhu cầu thị trường lao Ďộng trong thời kỳ mới là một việc thực sự cấp thiết và quan trọng. 2. Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với nguồn nhân lực ngƣời dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi Việt Nam hiện nay 2.1. Th c trạng nguồn nhân l c người dân tộc thiểu số ở hu v c miền núi Việt Nam Khu vực miền núi Việt Nam hiện nay chiếm 3/4 diện tích cả nước, có Ďịa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, là Ďịa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, Ďối ngoại và bảo vệ môi trường 728
- sinh thái. Khu vực miền núi Việt Nam phân bố tại 51/63 tỉnh, thành phố, tập trung chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và duyên hải miền Trung. Hầu hết, các DTTS sinh sống ở miền núi, chỉ có các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa sinh sống ở Ďồng bằng và thành thị [8]. Trong công cuộc xây dựng và phát triển Ďất nước nay, với những chiến lược và kế hoạch kinh tế - xã hội, Chính phủ Ďã chỉ Ďạo thực hiện rất nhiều chương trình Ďể phát triển toàn diện ở các Ďịa bàn miền núi - nơi có nhiều DTTS sinh sống. Các chương trình an sinh xã hội và Ďầu tư công cho khu vực miền núi Ďược triển khai, như: Chương trình về xoá Ďói, giảm nghèo Ďược triển khai cho khu vực miền núi trên toàn quốc. Ðặc biệt, Chính phủ Ďã xây dựng và triển khai hai chương trình 133 và 135 với hàng loạt các kế hoạch về Ďịnh canh, Ďịnh cư và kinh tế mới, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, khuyến nông - lâm - ngư,... Ďể trợ giúp Ďồng bào các dân tộc ít người ở các vùng Ďặc biệt khó khăn. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Ďồng bào DTTS, ngày 14/3/2016, Thủ tướng Chính phủ Ďã ban hành Quyết Ďịnh số 402/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án Phát triển Ďội ngũ, cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trong tình hình mới… Với nhiều chủ trương và chính sách khác nhau Ďể thúc Ďẩy khu vực miền núi, vùng DTTS ngày càng phát triển, tính Ďến năm 2020, khu vực Ďồng bào DTTS Ďã có sự chuyển biến tương Ďối rõ nét. Hệ thống giáo dục Ďược củng cố, mở rộng, chất lượng giáo dục của các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú Ďược nâng lên; tính Ďến năm 2020, cả nước có 294 trường phổ thông dân tộc nội trú với 80.832 học sinh. Tỉ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết Ďọc, biết viết chữ phổ thông Ďạt 81,6%; tỉ lệ người Ďi học cấp tiểu học Ďạt 100 %; tỉ lệ người Ďi học cấp trung học phổ thông Ďạt 56,5 ...; 4 trường dự bị Ďại học với trên 3.000 học sinh/năm. Đến năm 2020, có 99,5 số xã có trường tiểu học; 93,2% số xã có trường trung học cơ sở; 12,9% số xã có trường trung học phổ thông và 96,6% số xã có trường mẫu giáo/mầm non; 100% số xã Ďạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, nhiều nơi Ďạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tất cả các tỉnh vùng dân tộc và miền núi Ďều có trường trung học chuyên nghiệp, cao Ďẳng, trường dạy nghề và Ďào tạo nghiệp vụ trong các lĩnh vực nông nghiệp, quản lí kinh tế, tài chính, giáo dục, y tế. Tính Ďến năm 2020, Ďồng bào các DTTS Ďã có trên 13.000 người có trình Ďộ trên Ďại học, Ďại học, cao Ďẳng; gần 80.000 người có trình Ďộ trung học chuyên nghiệp và trên 100.000 công nhân kĩ thuật,... Bên cạnh những kết quả Ďạt Ďược, nhìn chung giáo dục và Ďào tạo ở vùng DTTS và miền núi hiện nay còn nhiều hạn chế. Tỉ lệ Ďi học Ďúng Ďộ tuổi còn thấp ở các DTTS. Có khoảng 70% học sinh trong Ďộ tuổi Ďi học, Ďi học Ďúng cấp. Tỉ lệ học sinh Ďi học Ďúng cấp trung học phổ thông trung bình chỉ Ďạt 32,3%; tỉ lệ người DTTS biết Ďọc, biết viết tiếng phổ thông Ďạt 79,2%. Chỉ số phát triển con người (HDI) vùng Ďồng bào DTTS còn rất thấp. Bên cạnh Ďó, cơ sở vật chất y tế và chất lượng Ďội ngũ cán bộ y bác sĩ ở vùng DTTS còn thiếu và yếu, chưa Ďồng bộ. Tỉ lệ bác sĩ trên 1 vạn dân còn thấp, thiếu cán bộ y tế có chuyên môn sâu, cán bộ người Ďịa phương. Theo kết quả số liệu từ 729
- Uỷ ban Dân tộc, năm 2020, số người DTTS Ďược cấp thẻ bảo hiểm y tế Ďạt tỉ lệ cao nhưng số lượng người khám, chữa bệnh, mức Ďộ thụ hưởng các dịch vụ bảo hiểm y tế, mức chi trả bình quân trên thẻ bảo hiểm y tế Ďạt thấp. Tuổi thọ trung bình của người DTTS thấp, tỉ lệ trẻ em DTTS dưới 1 tuổi tử vong cao, tình trạng thấp còi, suy dinh dưỡng ở trẻ em còn phổ biến, tỉ lệ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở một số dân tộc rất ít người còn cao,… Tất cả những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp Ďến thể chất của người DTTS, Ďây cũng chính là những yếu tố ảnh hưởng Ďến chất lượng của nguồn nhân lực người DTTS [9]. Lực lượng lao Ďộng người DTTS Ďã qua Ďào tạo có tỉ lệ rất thấp với 6,2%, bằng 1/3 so với tỉ lệ trung bình của lực lượng lao Ďộng cả nước. Nam giới người DTTS có việc làm chiếm tỉ lệ 56 , trong khi Ďó, tỉ lệ việc làm của nữ giới chỉ chiếm 44 . Điều này cho thấy sự chênh lệch về giới tính trong cơ cấu việc làm người DTTS cũng rất lớn. Nguồn lao Ďộng của vùng DTTS và miền núi chủ yếu tham gia vào nghề nông và các nghề Ďơn giản, các lĩnh vực Ďòi hỏi trình Ďộ chuyên môn kĩ thuật cao và trung bình rất ít. Tại vùng trung du và miền núi phía Bắc, có Ďến 79% dân số người DTTS từ 15 tuổi trở lên, chủ yếu là lao Ďộng nông nghiệp và các ngành nghề Ďơn giản; vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, tỉ lệ lao Ďộng người DTTS trong nông nghiệp chiếm trên 65%; tại khu vực Tây Nguyên, lao Ďộng người DTTS làm nông nghiệp chiếm gần 77%. Tính Ďến năm 2020, nguồn nhân lực người DTTS trong Ďộ tuổi lao Ďộng Ďã qua Ďào tạo mới Ďạt 10,5% (so với cả nước là 25 ), trong khi lao Ďộng chưa qua Ďào tạo chiếm tỉ lệ rất lớn 89,5%; nguồn nhân lực vùng DTTS và miền núi có trình Ďộ Ďại học, trên Ďại học Ďạt 2,8 , riêng người DTTS chiếm khoảng 1,1% (thấp hơn 4 lần so với toàn quốc). 2.2. Những vấn đề đặt ra đối với nguồn nhân l c người dân tộc thiểu số ở khu v c miền núi trước yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Có thể nói rằng, các chương trình Ďược triển khai thực hiện cho khu vực miền núi, vùng DTTS trong thời gian qua Ďã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực người DTTS cho khu vực miền núi. Mặc dù Ďã có những cải thiện Ďáng kể nhưng nguồn nhân lực người DTTS khu vực miền núi hiện nay Ďược Ďánh giá còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng ở cả ba mặt: thể lực, trí lực, tâm lực. Vì vậy, nguồn nhân lực người DTTS ở khu vực miền núi hiện nay chưa Ďáp ứng Ďược yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Ďất nước, còn nhiều vấn Ďề Ďặt ra Ďối với sự phát triển nguồn nhân lực người DTTS trước yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Một là, về mặt thể lực, Ďa số lực lượng lao Ďộng người DTTS hiện nay có chiều cao, cân nặng nhỏ bé hơn mức trung bình của cả nước, kém xa mức trung bình về thể chất của lực lượng lao Ďộng ở các nước trên thế giới. Nguyên nhân là do những thiếu thốn trong chế Ďộ dinh dưỡng, hậu quả của những thủ tục lạc hậu như tảo hôn, hôn nhân cận huyết,... và Ďặc Ďiểm trong lao Ďộng sản xuất: trẻ em người DTTS phải phụ giúp công việc gia Ďình từ sớm, gùi, vác nặng,... 730
- Hai là, về mặt trí lực, chất lượng giáo dục vùng DTTS hiện nay, nhìn chung còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước, tình trạng ở lại lớp, bỏ học tuy Ďã Ďược cải thiện nhưng vẫn còn. Nguyên nhân một phần là do chương trình, sách giáo khoa chưa phù hợp với học sinh dân tộc, một phần không nhỏ khác là do trường, lớp ở xa nhà, Ďi lại khó khăn; thời tiết khắc nghiệt; hoàn cảnh gia Ďình nghèo túng; trẻ em phải giúp việc gia Ďình từ khá sớm; ảnh hưởng của một số luật tục như tảo hôn, lễ hội, du canh, du cư,... Ďã tác Ďộng tới quá trình theo học liên tục của các em. Ba là, về mặt tâm lực, do Ďặc Ďiểm về Ďịa lí, vùng Ďồng bào DTTS sinh sống, kinh tế - xã hội kém phát triển, tập quán canh tác lạc hậu, ở nhiều nơi còn du canh, du cư, y tế, văn hoá nghèo nàn, dân cư thưa thớt, Ďịa bàn cư trú rộng lớn, giao thông bị chia cắt do sông núi hiểm trở lại bị Ďe doạ nhiều vì thiên tai khắc nghiệt, Ďiều kiện sống ít giao thiệp với bên ngoài và khó khăn về mặt ngôn ngữ nên phần Ďa trẻ em DTTS, miền núi chưa có nhiều kĩ năng sống trong môi trường hiện Ďại cần hợp tác, trao Ďổi,... Những vấn Ďề Ďặt ra trên Ďây Ďã thể hiện trình Ďộ dân trí người DTTS Ďang trở thành rào cản rất lớn trong việc nâng cao năng suất lao Ďộng, thu hẹp cơ hội chuyển Ďổi hoặc tìm kiếm việc làm. Rộng hơn nữa, nó sẽ gây khó khăn trong việc chuyển giao khoa học kĩ thuật, dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Về mặt xã hội, nguồn nhân lực với trình Ďộ thấp sẽ kéo theo tình trạng nghèo Ďói, bệnh tật và tiềm ẩn các nguy cơ về tệ nạn xã hội. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực người DTTS ở khu vực miền núi là một vấn Ďề có tính chất quan trọng cả về chính trị và xã hội ở khu vực miền núi, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Ďang tác Ďộng trực tiếp Ďến quá trình xây dựng và phát triển Ďất nước hiện nay. 3. Đề xuất một số nội dung phát triển nguồn nhân lực ngƣời dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi hiện nay Một là, Ďẩy mạnh nâng cao trình Ďộ học vấn phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp trong Ďồng bào DTTS. Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường học, mở rộng quy mô hợp lí, Ďầu tư chuẩn hoá cơ sở vật chất trường, lớp học Ďáp ứng yêu cầu huy Ďộng học sinh trong Ďộ tuổi; quy hoạch và phát triển trường phổ thông dân tộc bán trú một cách hợp lí Ďể tạo nguồn nhân lực người DTTS có chất lượng; nâng cao chất lượng Ďào tạo của các trường dự bị Ďại học nhằm góp phần tạo nguồn Ďào tạo nguồn nhân lực người DTTS có chất lượng. Đa dạng hoá các loại hình Ďào tạo, Ďào tạo Ďại học theo hình thức cử tuyển, Ďào tạo theo nhu cầu sử dụng, Ďào tạo theo hình thức vừa làm vừa học cho nguồn nhân lực người DTTS,... Nâng cao chất lượng tuyển sinh học sinh vào các trường phổ thông dân tộc nội trú, dự bị Ďại học và hệ cử tuyển vào các trường Ďại học, cao Ďẳng. Thực hiện Ďầy Ďủ, kịp thời các chính sách ưu tiên Ďối với nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục ở vùng DTTS, miền núi và các chính sách khác theo quy Ďịnh hiện hành của Nhà nước. Thực hiện Ďầy Ďủ và kịp thời các chế Ďộ, chính sách ưu tiên, miễn, 731
- giảm học phí, học bổng, hỗ trợ chi phí học tập, chính sách Ďối với trẻ mầm non; tín dụng cho học sinh, sinh viên và các chính sách khác theo quy Ďịnh hiện hành của Nhà nước. Tiếp tục rà soát, chỉnh sửa những bất cập Ďối với chính sách hiện có; nghiên cứu, Ďề xuất các chính sách Ďặc thù phù hợp với học sinh, sinh viên, nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục ở vùng DTTS, miền núi. Hai là, huy Ďộng các nguồn lực cho Ďầu tư phát triển nguồn nhân lực người DTTS ở khu vực miền núi. Trong Ďó, Nhà nước cần có những chủ trương, chính sách phù hợp cho phát triển nhân lực ở khu vực miên núi, trong Ďó cần tập trung nhất là Ďầu tư cho giáo dục, cho y tế và chăm sóc sức khoẻ cho Ďồng bào miền núi. Đẩy mạnh xã hội hoá Ďể phát triển nhân lực người DTTS, nhất là trong lĩnh vực Ďào tạo, huy Ďộng nguồn vốn xã hội cho giáo dục và Ďào tạo. Cần khuyến khích các doanh nghiệp Ďầu tư cho Ďào tạo nhân lực người DTTS với các hình thức khác nhau, gắn Ďào tạo với nhu cầu doanh nghiệp, nhu cầu xã hội và phù hợp với xu thế phát triển chung của khu vực và thế giới. Cần có sự tham gia tích cực của tất cả các cấp, các ngành, của người dân. Động viên mọi nguồn lực, vận Ďộng và xúc tiến Ďầu tư Ďể thu hút các nguồn vốn từ ngoài nước, trong Ďó phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực người DTTS là yếu tố bảo Ďảm và là khâu Ďột phá cho sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của khu vực miền núi. Ba là, cần Ďổi mới nhận thức về phát triển, sử dụng, quản lí nguồn nhân lực người DTTS. Phải quán triệt sâu sắc quan Ďiểm coi con người là nền tảng, là yếu tố quyết Ďịnh Ďến sự phát triển bền vững. Vì vậy, một trong những yêu cầu của Ďổi mới nhận thức về phát triển nguồn nhân lực người DTTS ở khu vực miền núi hiện nay là phải coi trọng hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực người DTTS. Trong Ďiều kiện hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, khi nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng thu hẹp, thì vấn Ďề phát triển chất lượng nguồn nhân lực phải Ďược Ďặt lên hàng Ďầu. Bốn là, nâng cao năng lực sử dụng công nghệ, khuyến khích Ďổi mới sáng tạo Ďối với Ďồng bào DTTS và miền núi. Ưu tiên cho các dự án Ďầu tư nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ phù hợp với vùng Ďồng bào DTTS và miền núi. Nhanh chóng chuyển từ nơi cung cấp nguồn lao Ďộng phổ thông giá rẻ sang lao Ďộng tri thức có trình Ďộ cao Ďể có thể bắt kịp làn sóng công nghệ Ďang thay Ďổi nhanh như vũ bão vùng Ďồng bào DTTS và miền núi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Kim Anh (2018). ―Tác Ďộng của cách mạng công nghiệp 4.0 Ďến việc làm ở Việt Nam‖, Tạp chí Cộng sản. 2. Ban Tuyên giáo Trung ương (2021). ―Chỉ số nguồn nhân lực Việt Nam Ďứng thứ 2 trong khu vực‖. Truy cập tại: http://tuyengiao.vn/thoi-su/chi-so- nguon-nhan-luc-viet-nam-dung-thu-2-trong-khu-vuc-131532. 3. Đoàn Thế Hanh (2012). ―Quan Ďiểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ Ďẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện Ďại hoá‖, Tạp chí Cộng sản. 732
- 4. Trần Thị Bích Huyền (2019). ―Tác Ďộng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Ďối với vùng Ďồng bào dân tộc thiểu số và miền núi‖. https://bvhttdl.gov.vn/tac-dong-cua-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-40-doi-voi- vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-va-mien-nui-20200102145425687.htm. 5. Trương Thị Huệ (2020). ―Quản trị nhân lực trong kỷ nguyên số và vai trò của quản trị tri thức‖. Truy cập tại https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/98636/1/Ban%20bong%. 6. Quốc Hưng (2018). ―Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử và Ďặc Ďiểm cách mạng công nghiệp lần thứ tư‖. Truy cập tại http://socongthuong. phutho.gov.vn/post/detail/362/cuoc-cach-mang-cong-nghiep-trong lich-su-va-dac -diem-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu 7. Nguyễn Thanh Mai (2020). ―Phát triển nguồn nhân lực góp phần nâng cao mức sống cho Ďồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam‖, Tạp chí Khoa học và Công nghệ TNU (tr. 59-65) số 225 (07). 8. Nguyễn Thị Lan (2020). ―Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, tạp chí chiến lược và chính sách dân tộc‖. DOI:https://doi.org/10.25073/0866-773X/494. 9. Nghiêm Thị Thanh (2022). ―Rào cản Ďối với phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0‖, Tạp chí Giáo dục 22(5), 1-7. 10. Cao Nhâm Thành (2021). ―Đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay‖, Tạp chí Quốc phòng toàn dân. http://tapchiqptd.vn/vi/quan-triet-thuc-hien-nghi-quyet/dot-pha-chien-luoc- ve-phat-trien-nguon-nhan-luc-nhat-la-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao-hien- nay/17823.html 11. Phạm Xuân Trường, Từ Thúy Anh (2019). ―Chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam‖. VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, 35(3), 12-20. 12. Tổng cục Thống kê (2021). Thông báo cáo chí tình hình lao Ďộng, việc làm quý 1/2021. Truy cập tại: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong- ke/2021/04/thong-bao-cao-chi-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-i-2021. 13. Cseh, Manikoth (2013). The future of human resource development: Shaping national human resource development policies in the global context. [Online] Avalabile at http://www.ufhrd.co.uk/wordpress/wpcontent/uploads/2012/11/UFHRD2012. 14. Korean Educational Development Institute (2017). A Window into Korean Education. [Online] Avalabile at https://www.salzburgglobal.org/ fileadmin/user_upload/Documents/2010 2019/2018/Session_603/2018_A_Window_into_Korean_Education.pdf 15. Tolstyakova, Nazygul Batyrova (2020). Strategic management of human resources in modern conditions: a case study, Volume 8 Number 2 (December). 733
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH sản xuất giống cây trồng nông lâm nghiệp - Thực trạng và giải pháp
88 p | 1229 | 367
-
Bài giảng Chuỗi cung ứng quản trị chuỗi cung ứng và những giải pháp để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu - GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân
57 p | 849 | 266
-
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình: Chương 1 - Nguyễn Thanh Bình
95 p | 1367 | 229
-
Thực trạng và triển vọng của quảng cáo online Internet
6 p | 326 | 132
-
Những nguyên tắc thành công khi đi xin việc
5 p | 326 | 110
-
Bài giảng Quản trị thực phẩm và đồ uống - ĐH Thương Mại
251 p | 611 | 45
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 1 - Trần Đăng Khoa
20 p | 361 | 31
-
MỘT SỐ ĐIỂN HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN
3 p | 225 | 29
-
Bài giảng Thương mại điện tử căn bản: Chương 4 - Trần Thị Huyền Trang
97 p | 128 | 24
-
Tầm quan trọng của PR đối với các doanh nghiệp
4 p | 192 | 23
-
Bài giảng Văn hóa doanh nghiệp: Chương 1 - Th.S Lê Thị Út
12 p | 107 | 13
-
Bài giảng Thực hành xây dựng website - ThS. Nguyễn Phương Chi
13 p | 121 | 10
-
Chuyên đề thực tập: Hoạt động xuất khẩu tóc giả của công ty TNHH Beautiful Hair. Thực trạng và giải pháp
71 p | 45 | 10
-
Văn hóa doanh nghiệp: Bí quyết "tề gia"
3 p | 105 | 10
-
Bài giảng: Xác định và phân tích yêu cầu
42 p | 106 | 9
-
Đề tài: Điều tra thực trạng chăn nuôi bò sữa quy mô hộ gia đình tại Ba vì những năm 2006-2007
7 p | 119 | 7
-
Bài giảng Văn hóa doanh nghiệp - Chương 5: Văn hóa và hội nhập toàn cầu
5 p | 59 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn