intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận diện và khai thông điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng nông sản tại vùng Đông Nam Bộ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài viết này nhằm nhận diện và khai thông những điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng các mặt hàng nông sản chủ lực tại vùng Đông Nam bộ. Thông qua nghiên cứu số liệu thứ cấp của các bộ ngành, các nhà khoa học và phỏng vấn các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng, nghiên cứu đã chỉ ra những điểm nghẽn chính trong chuỗi cung ứng nông sản tại vùng Đông Nam Bộ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận diện và khai thông điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng nông sản tại vùng Đông Nam Bộ

  1. NHẬN DIỆN VÀ KHAI THÔNG ĐIỂM NGHẼN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG SẢN TẠI VÙNG ĐÔNG NAM BỘ Nguyễn Hữu Tịnh1 1. Trường Đại học Thủ Dầu Một; email: tinhnh@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Mục tiêu của bài viết này nhằm nhận diện và khai thông những điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng các mặt hàng nông sản chủ lực tại vùng Đông Nam bộ. Thông qua nghiên cứu số liệu thứ cấp của các bộ ngành, các nhà khoa học và phỏng vấn các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng, nghiên cứu đã chỉ ra những điểm nghẽn chính trong chuỗi cung ứng nông sản tại vùng Đông Nam bộ. Từ những điểm nghẽn này, bài viết đã đề xuất một số giải pháp đến các cơ quan hữu quan, các doanh nghiệp và các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng một số giải pháp khơi thông điểm nghẽn nhằm nâng cao hoạt động chuỗi cung ứng, nâng cao hiệu quả kinh tế cho các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng, từng bước phát triển bền vững các mặt hàng nông sản tại vùng Đông Nam bộ. Từ khóa: Chuỗi cung ứng, điểm nghẽn, nông sản, Đông Nam Bộ Abstract IDENTIFICATION AND CLEARANCE IN THE AGRICULTURAL SUPPLY CHAIN IN THE SOUTHEAST REGION The purpose of this article is to identify and address bottlenecks in the supply chain of key agricultural products in the Southeast region. Through secondary data analysis from relevant ministries, input from scientists, and interviews with supply chain stakeholders, the study has identified the main bottlenecks in the agricultural supply chain in the Southeast region. Based on these bottlenecks, the article proposes solutions to relevant agencies, businesses, and supply chain actors to overcome these obstacles, improve the efficiency of the supply chain, and enhance economic benefits for stakeholders. The goal is to achieve sustainable development and improvement in the production of agricultural products in the Southeast region. Keywords: Supply chain, bottlenecks, agricultural products, Southeast region 1. GIỚI THIỆU Vùng Đông Nam Bộ có 6 tỉnh và một thành phố: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Thuận và thành phố Hồ Chí Minh. Diện tích tự nhiên 23.564 km2, chiếm 7,3 % diện tích cả nước (Hoàng Minh và ctg, 2013). Vùng Đông Nam Bộ giữ vai trò quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nước với GRDP bình quân đầu người cao nhất cả nước. Vùng chỉ chiếm 9.2% diện tích và 20% dân số, nhưng đóng góp khoảng 45% tổng thu ngân sách và xấp xỉ 32 % GDP cả nước. Đặc biệt, đây là khu vực thu hút gần một nửa FDI của cả nước, tính đến cuối năm 2020, giá trị đăng ký các dự án FDI còn hiệu lực chiếm hơn 41% cả nước với hơn 3.000 dự án đang hoạt động. Tuy nhiên, gần đây sức hút FDI của Vùng có dấu hiệu suy giảm khi quy mô trung bình/dự án FDI ở Vùng chỉ khoảng 10 triệu USD, thấp hơn mức bình quân cả nước 12,42 triệu USD (Nguyễn Trọng Hoài, 2023). Trong vùng 477
  2. Đông Nam bộ có nhiều loại cây nông sản chủ lực, giá trị kinh tế cao, đóng góp rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước và đóng góp lớn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân như điều, cao su, tiêu, cà phê,…Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngành hàng nông sản trong vùng gặp rất nhiều khó khăn và thách thức như tình trạng được mùa, mất giá, dịch bệnh, thu nhập thấp, người dân chặt bỏ cây trồng rất nhiều. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này được xác định là do chuỗi cung ứng các mặt hàng nông sản con rất nhiều điểm nghẽn ảnh hưởng đến quá trình vận hành chuỗi cung ứng và hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng không cao. Chính vì vậy, việc nghiên cứu xác định các điểm điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng các mặt hàng nông sản tại vùng Đông Nam bộ và đề ra một số giải pháp nhằm khơi thông điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng góp phần nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng, từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế các mặt hàng nông sản cũng như góp phần phát triển kinh tế xã hội trong vùng Đông Nam Bộ. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tác giả sử dụng các dữ liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo của Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN và PTNT) về sản lượng và chi phí hoạt động trong chuỗi cung ứng một số nông sản chủ yếu tại vùng Đông Nam Bộ. Bên cạnh đó, phương pháp phỏng vấn cũng được tác giả thực hiện với đại diện nhà sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp chế biến, phân phối nông sản tại vùng Đông Nam Bộ về chuỗi cung ứng nông sản trong khu vực. Từ đó nhận diện và đề ra một số giải pháp nhằm khai thông điểm nghẽn chuỗi cung ứng một số nông sản chủ yếu tại vùng Đông Nam Bộ. 3. NHẬN DIỆN ĐIỂM NGHẼN CHUỖI CUNG ỨNG HẠT ĐIỀU TẠI VÙNG ĐÔNG NAM BỘ 3.1. Các khái niệm a. Chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là một khái niệm được nhìn nhận dưới nhiều giác độ khác nhau. Đó có thể là mạng lưới từ sẩn xuất đến phân phối nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu, chuyển thành bán thành phẩm, thành phẩm và cuối cùng, phân phối chúng đến khách hàng (Ganeshan và Harrison, 2015). Ngoài ra, Lambert và cộng sự (2008) lại đánh giá, chuỗi cung ứng là sự kết hợp giữa các doanh nghiệp nhằm đưa sản phaamra hoặc dịch vụ ra thị trường. Theo Hội đồng tổ chức chuỗi cung ứng (2010), chuỗi cung ứng bao gồm mọi nỗ lực liên quan đến việc sản xuất, phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn chỉnh, bắt đầu tư nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng. Quan điểm này khá tương đồng với quan điểm của David Blanchard (2011) khi cho rằng chuỗi cung ứng là chuỗi liên quan đến vòng đời một sản phẩm từ khi ra đời đến khi kết thúc. Đó là hệ thống bao gồm các tổ chức, con người và các hoạt động, các nguồn lực liên quan đến việc vận chuyển sản phẩm (hoặc dịch vụ) từ tay người cung cấp, (hoặc nhà sản xuất) đến khách hàng (người tiêu dùng). Còn được gọi là hoạt động vận chuyển từ B to C, từ Bussiness đến Customer. b. Khái niệm điểm nghẽn chuỗi cung ứng Qua khái niệm trên có thể hiểu, chuỗi cung ứng là mạng lưới các tổ chức tham gia vào dòng vận động của các yếu tố đầu vào và thông tin từ nhà cung cấp đầu tiên đến người tiêu dùng cuối cùng và các hoạt động của những tổ chức đó. Mỗi tổ chức trong chuỗi đều có mối quan hệ chặt chẽ, hợp tác để chia sẻ trách nhiệm, nguồn lực, thông tin nhằm tăng năng lực cạnh 478
  3. tranh của mỗi bên và tìm kiếm lợi nhuận (Togar và Sridharan, 2002). Khi một mắt xích trong chuỗi cung ứng suy giảm giá trị, thì cả chuỗi cung ứng sẽ bị ảnh hưởng, đây được coi là điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng. Ta có thể hiểu khái quát về điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng là: điểm nghẽn chuỗi cung ứng là hiện tượng một hoặc nhiều mắt xích trong chuỗi cung ứng suy giảm giá trị, làm tổn thất về số lượng, chất lượng sản phẩm, kéo theo các chi phí khác tăng cao hoặc tổn thất về lợi nhuận cho nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ. 3.2. Nhận diện những điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng nông sản tại vùng Đông Nam Bộ a. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ logistics Theo Đậu Anh Tuấn (2022), Đông Nam bộ không chỉ giữ vai trò đầu tàu kinh tế mà còn là khu vực tập trung hạ tầng logistics quan trọng, đảm nhận phần lớn số lượng hàng hóa và khối lượng hàng container cả nước. Trong khi đó, giao thông đường bộ chưa đáp ứng được tải trọng phù hợp cho giao thương hàng hóa, kết nối cảng với các khu công nghiệp, nhà máy, kho hàng. Điều này dẫn đến vận tải đa phương thức chưa thực sự phát huy hiệu quả vì thiếu kết nối giữa đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa. Việc đầu tư các phương thức này thiếu đồng bộ, thường vênh nhau và thiếu sự thống nhất cả về mục tiêu, kế hoạch thời gian thực hiện. Theo thống kê, vùng Đông Nam bộ có khoảng 14.800 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, chiếm 49,2% tổng số doanh nghiệp trong ngành này trên cả nước, tập trung chủ yếu tại TP.HCM với hơn 11.000 doanh nghiệp, Bình Dương có gần 1.700 doanh nghiệp và Đồng Nai có hơn 1.200 doanh nghiệp. Toàn vùng hiện chỉ mới có duy nhất tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Các dự án quy hoạch đường vành đai và trục giao thông kết nối đang trong tình trạng chậm triển khai. Về đường thủy, trong vùng có sáu tuyến nội địa, tuy nhiên nhiều cầu vượt sông trên các tuyến chính không bảo đảm tĩnh không, khoang thông thuyền (cầu Bình Triệu, cầu Bình Phước). Riêng tại TP.HCM, các tuyến vành đai kết nối với các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nam bộ chưa được đầu tư đúng mức, ảnh hưởng tiêu cực đến giao thông, vận chuyển hàng hóa hai chiều. Hệ thống đường bộ, đặc biệt là hệ thống vành đai 2, vành đai 3, vành đai 4, chưa hoàn chỉnh; thường xuyên có tắc nghẽn tại các tuyến đường bộ đến cảng Cát Lái, ICD Trường Thọ. Hiện sân bay Tân Sơn Nhất cũng quá tải, các ga hàng không thường hoạt động hết công suất…Hiện nay tại vùng Đông Nam bộ vẫn chưa có các trung tâm logistics đáp ứng đầy đủ tiêu chí, về lâu dài có thể gây nên những ách tắc cho vận chuyển, lưu thông hàng hóa, dẫn đến hoạt động logistics tại thành phố gặp nhiều trở ngại; đáng nói phải kể đến về hạ tầng giao thông đường bộ chật chội, xuống cấp. b. Sự liên kết, hợp tác giữa các mắt xích chuỗi cung ứng nông sản trong vùng rất kém Các mắt xích trong chuỗi liên kết cung ứng nông sản có thể chia làm 4 nhóm: Nhóm 1: những người trồng (hay còn gọi là nhà sản xuất); Nhóm 2: nhà chế biến xuất khẩu sản phẩm; Nhóm 3: nhà nhập khẩu nguyên liệu; Nhóm 4: nhóm các doanh nghiệp hỗ trợ: vận chuyển, lưu kho, phân phối. Trong một chuỗi cung ứng, mỗi mắt xích đóng vai trò quan trọng từ đầu vào đến đầu ra của sản phẩm. Theo Lê Thanh Loan và cộng sự (2006), người trồng cây công nghiệp chịu ảnh hưởng của đặc điểm nhân khẩu học và người nao có kinh nghiệm càng lâu năm thì càng có kinh nghiệm trong việc thương lượng giá cũng như liên hệ với bên mua. Tuy nhiên với vùng Đông Nam Bộ đông người dân tộc thiểu số sinh sống, sự thụ động trong sản xuất đã khiến họ khó có được những lợi thế trong quan hệ hàng hóa. Hầu hết các hộ gia đình sản xuất đều phụ thuộc vào đại lý thu mua chứ chưa chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm của mình. Nhóm 2 và Nhóm 3 là các công ty chuyên chế biến và xuất khẩu nông sản. Về vận chuyển để chủ động trong công việc, phần lớn các DN đều không có bộ phận vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa riêng mà sử dụng dịch vụ do bên thứ ba cung cấp. Tuy nhiên DN cũng cho biết rất khó để tìm một DN làm dịch vụ vận chuyển, kho bãi phù hợp vì nông sản như điều, cà phê, tiêu, cao su là sản phẩm cần điều kiện bảo quản đặc thù. Ngoại trừ một số DN có bộ phận vận chuyển riêng 479
  4. thì để giảm chi phí, DN thường thuê bên thứ ba vận chuyển hàng hóa nhưng cũng phải chịu rủi ro nhất định trong phương diện bảo quản hàng. Chi phí vận chuyển, bảo quản cao cũng là một trong những bài toán mà các DN chế biến điều phải tính toán. Như vậy có thể thấy, mối liên hệ giữa các bên trong chuỗi cung ứng nông sản tại vùng Đông Nam Bộ rất yếu kém, lỏng lẻo. Chưa có sự liên kết chặt chẽ mặc dù lợi ích của họ gắn bó với nhau. Các nhóm đều phân chia chức năng rõ ràng và gần như độc lập với nhau, không có sự liên kết về giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng để đạt được lợi ích lớn nhất. c. Chưa có quy hoạch khu công nghiệp chế biến nông sản tập trung. Tuy vùng Đông Nam Bộ được coi là thủ phủ của ngành chế biến nông sản, nhưng cho tới nay, các cơ sở chế biến, xuất khẩu vẫn mang tính chất tự phát, vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ngành, hiệp hội và địa phương, chưa có quy hoạch. Một số tỉnh như Bình Phước đã xây dựng Kế hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến điều đến năm 2025, trong đó xác định phát triển ngành công nghiệp chế biến điều được coi là giải pháp quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tạo thêm việc làm tại chỗ theo phương châm “ly nông bất ly hương”. Đồng thời phải gắn với việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp, cụm TTCN và các trung tâm thương mại đầu mối ở khu vực để tiêu thụ sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhưng thực tế cho đến nay, chưa tỉnh nào trong vùng có được khu công nghiệp chế biến nông sản mang tính chất tập trung như định hướng. Hầu hết DN chế biến nông sản và vùng nguyên liệu cách xa nhau. Các xưởng chế biến đặt ở các thành phố lớn hoặc ở các khu công nghiệp, thiếu sự liên kết với vùng nguyên liệu ở địa phương. d. Chi phí vận chuyển, bảo quản cao Các loại nông sản như tiêu, điều, cà phê nhìn chung khó bảo quản, dễ bị mối mọt, biến chất nếu không có cơ chế bảo quản đúng, kịp thời. Theo khảo sát của Ngân hàng thế giới, chi phí vận chuyển, bảo quản nguyên liệu từ cơ sở sản xuất hoặc từ cảng về nơi chế biến chiếm tới 29,5% chi phí trong khi đó tỷ lệ này ở Trung Quốc chỉ là 15,4%, Thái Lan thậm chí có 10,7%. Hay ở bình diện rộng hơn, trung bình khu vực châu Á – Thái Bình Dương là 13,5%; châu Âu và Bắc Mỹ là thấp nhất, chỉ có 9,2% và 8,6%, trong khi mức trung bình thế giới là 11,7%. Không chỉ chi phí cao, thời gian vận chuyển hàng hóa giữa các địa phương trong vùng cũng chậm do hạ tầng không đồng bộ. Vùng trồng cây thường là vùng núi, đường giao thông không thuận lợi, vận chuyển về khu công nghiệp hoặc các nhà máy chế biến chính vì vậy mất thời gian. e. Tiếp cận nguồn vốn Một trong những điểm nghẽn khác trong chuỗi cung ứng nông sản tại vùng Đông Nam Bộ đó là vốn. Khảo sát cho thấy vốn không chỉ là vấn đề của các doanh nghiệp chế biến, mà còn ở tất cả các khâu của chuỗi cung ứng. Với nhà sản xuất: các hộ gia đình thiếu sự đầu tư một cách hệ thống cho trồng trọt do khó tiếp cận nguồn vốn. Các doanh nghiệp không đầu tư bài bản, không có sự lựa chọn giống hay đầu tư vào kỹ thuật từ địa phương khiến người sản xuất không phát huy được tiềm năng sẵn có trong cung cấp nguyên liệu. Với doanh nghiệp chế biến, nhập khẩu: Không chỉ thời điểm vừa qua do ảnh hưởng của dịch Covid-19 dẫn tới đóng băng hoạt động xuất nhập khẩu nông sản, gây khó khăn về nguồn vốn cho doanh nghiệp mà từ trước đó, vốn đã là một vấn đề đau đầu với các doanh nghiệp chế biến. Hầu hết các DN tham gia khảo sát đều đánh giá, việc tiếp cận nguồn vốn hiện nay khó khăn do có nhiều biến động của thị trường nên các ngân hàng đều giảm cho vay và siết chặt điều kiện cho vay. Các DN không thu mua được nguyên liệu đủ cho sản xuất, do tối thiểu phải có vài chục tỷ đồng để thu mua. Nhưng những quy định chặt chẽ của ngân hàng về thế chấp tài sản cố định đã tạo ra rào cản lớn cho DN bởi hầu hết các DN chế biến điều là DN vừa và nhỏ, không phải cơ sở nào cũng có tài sản cố định hàng chục tỷ đồng để thế chấp. 480
  5. 4. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP Kết quả nghiên cứu đã nhận diện những điểm nghẽn đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung của chuỗi cung ứng cũng như hiện quả kinh tế của từng tác nhân tham gia chuỗi cung ứng các ngành hàng nông sản chính tại vùng Đông Nam bộ. Từ kết quả này, tác giả đề xuất một vài giải pháp cần thiết để khơi thông những điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng như sau: Thứ nhất, đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và dịch vụ logistics vùng Đông Nam Bộ bằng việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhất là đường giao thông nối giữa vùng nguyên liệu với vùng sản xuất. Hỗ trợ các doanh nghiệp logistics bằng vốn, các chính sách ưu đãi khi tham gia chuỗi cung ứng mặt hàng nông sản. Đồng thời, cũng cần quản lý tốt thông qua việc đặt ra những điều kiện, tiêu chuẩn về kho bãi, phương tiện vận chuyển đảm bảo cho quản lý, vận chuyển nông sản. Thứ hai, các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng cần liên kết với nhau và liên kết chặt chẽ với người trồng điều để tạo thành quy trình khép kín trong đầu vào và đầu ra của sản phẩm, cũng như kênh phân phối. Việc liên kết này cũng giúp giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp. Cải thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ thu gom nguyên liệu đang có sẽ tạo ra một thị trường điều hoạt động hiệu quả hơn, hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn tiếp thị và đưa sản phẩm đến thị trường nhanh chóng hơn. Thứ tư, xây dựng quy hoạch cụm công nghiệp chế biến nông sản tập trung cho vùng Đông Nam Bộ. Ví dụ như Bình Phước, Đăk Nông hiện là hai tỉnh tập trung sản xuất điều lớn nhất vùng, nên quy hoạch cụm công nghiệp chế biến điều ở hai tỉnh này, vừa giải quyết được vấn đề lưu thông trong chuỗi cung ứng, vừa giải quyết vấn đề môi trường, lao động liên quan. Thứ ba, giải quyết vấn đề vốn cho người sản xuất và cả doanh nghiệp bằng các gói vay vốn ưu đãi cho hàng nông sản chủ lực. Các ngân hàng cần nới rộng điều kiện vay vốn, bảo lãnh phát hành mua hạt điều cần được tính đến cho các doanh nghiệp như một gói chính sách chiến lược của Chính phủ. Trong những giai đoạn khó khăn, có thể giảm lãi suất hoặc cho chậm thanh toán với các khoản vay của hộ sản xuất hoặc doanh nghiệp. Thông qua khảo sát nhóm nhà sản xuất và nhóm các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng nông sản tại vùng Đông Nam Bộ cho thấy những điểm nghẽn chính trong chuỗi cung ứng nông sản là cơ sở hạ tầng giao thông và dịch vụ logistics, thiếu sự liên kết giữa các mắt xích giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng, nguyên liệu đầu vào phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu, nguồn nguyên liệu trong nước không ổn định, chất lượng bấp bênh và việc tiếp cận nguồn vốn. Những điểm nghẽn này làm cho hiệu quả chuỗi chuỗi cung ứng không cao, không mang lại những lợi ích, hiệu quả thiết thực cho các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng. Với tiềm năng của các mặt hàng nông sản, đặc biệt là các ngành hàng như cà phê, cao su, tiêu, hạt điều tại vùng Đông Nam bộ thì việc nhận diện và đề ra những giải pháp khơi thông điểm nghẽn là rất cần thiết và cấp bách. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ganesham và Harrison (2015), “An introduction to suppy chain management”, http://silmaril.smeal.psv.edu/misc/supply chain.intro.html 2. Lambert D.M., (2008), Supply Chain Management: Processes, Partnerships, Performance, 3rd Edition, The Hartley Press, Inc., Florida 481
  6. 3. Le Thanh Loan, Dang Hai Phuong, Vo Hung (2006), “Cashew nut suppy chain in Vietnam: A case study in Daknong and Binh Phuoc, Vietnam”, Case study in Vietnam prepared for SEANAFA’s 2nd Regeon Workshop on market for agroforestry tree products, Chiang Mai, Thailand 4. Togar, M.S. & Sridharan. R. (2004), The Collaboration Index: A Measure for supply chain collaboration, The International Journal of Physical Distribution of Logistics Management, Vol.35, No. 1, pp 44-62 5. Đậu Anh Tuấn (2022), https://www.sggp.org.vn/thao-go-diem-nghen-chinh-sach-ha-tang-cho- vung-dong-nam-bo-post678423.html 6. Hoàng Minh và ctg (2013), Nghiên cứu đề xuất và triển khai thử nghiệm các mô hình, giải pháp phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam, Đề tài NCKH KC01-06/11-15, 2013 7. Nguyễn Trọng Hoài (2023), Hội thảo quốc gia “Động lực phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ: Tiềm năng và thách thức”, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, 3/3023 482
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2