intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận diện Xuân Diệu qua truyện ngắn và bút ký

Chia sẻ: Milu Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

91
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Con đường sáng tạo của Xuân Diệu phát triển trên suốt nửa thế kỷ. Ông là một tác giả lớn trong văn học Việt Nam thời kỳ hiện đại với một phong cách riêng đặc sắc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận diện Xuân Diệu qua truyện ngắn và bút ký

  1. Nhận diện Xuân Diệu qua truyện ngắn và bút ký Con đường sáng tạo của Xuân Diệu phát triển trên suốt nửa thế kỷ. Ông là một tác giả lớn trong văn học Việt Nam thời kỳ hiện đại với một phong cách riêng đặc sắc. Trước và sau năm 1954, Xuân Diệu đều có những đóng góp lớn đối với nền văn học nước nhà. Ông là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới. Sau năm 1945, ông cũng thuộc số ít người ở hàng đầu của nền thơ ca Cách mạng. Xuân Diệu đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, có giá trị lâu dài về nhiều thể loại: thơ, văn xuôi, nghiên cứu phê bình, dịch thuật... Với nhà thơ tài năng này, ở thể loại nào ông cũng đạt được những thành tựu, in đậm dấu ấn riêng. Trong sáng tác của Xuân Diệu các thể loại hoà quện vào nhau, khó tách bạch; trong văn xuôi giàu chất thơ, trong thơ giàu chất sinh động của hiện thực đời sống, trong nghiên cứu phê bình tinh tế tài hoa mà không kém phần sắc sảo. Ở một người cầm bút như Xuân Diệu, tính cả về số lượng và chất lượng thì ở mỗi thể loại đều cần thiết phải có những chuyên luận, nghiên cứu một cách công phu và đầy đủ. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đi vào tìm hiểu một mảng sáng tác còn ít được bàn tới của ông, đó là văn xuôi, hay nói một cách cụ thể hơn, tìm hiểu truyện ngắn và bút ký.
  2. Là một tác giả đa tài, sự nghiệp sáng tác văn học của Xuân Diệu khá đồ sộ. Bên cạnh những mảng thơ mà Xuân Diệu đã dành phần lớn bút lực của đời mình, ông còn có một mảng sáng tác khá quan trọng nữa là văn xuôi. Nhưng nói như nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh: “Tôi không muốn tách biệt văn Xuân Diệu với thơ Xuân Diệu. Văn hay thơ thì vẫn là hình ảnh phập phồng nóng hổi của một trái tim đắm say sự sống, mùa xuân tuổi trẻ và tình yêu”. Phải chăng đó cũng là ưu thế, là điểm mạnh đối với những tài năng đa dạng như Xuân Diệu? I. Xuân Diệu và dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945 Văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 đã phát triển với một nhịp độ mau lẹ, làm nên diện mạo văn học phong phú đa dạng, đạt được những thành tựu rực rỡ cả bề rộng lẫn chiều sâu. Trong đó thể loại truyện ngắn cũng đã khẳng định được vị trí xứng đáng trong tiến trình chung của văn xuôi hiện đại nước nhà. Truyện ngắn thời kỳ này được sáng tác bởi những trào lưu, khuynh hướng khác nhau. Dòng truyện ngắn hiện thực với những cây bút đặc sắc như Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao... với phong cách độc đáo khó ai có thể bắt chước được. Bên cạnh đó, có một nhóm nhà văn lặng lẽ hơn, nhưng sáng tác của họ có sự cộng hưởng và có sức lan tỏa sâu xa, đem đến những rung cảm thẩm mỹ nhẹ nhàng mà tinh tế. Đó là Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dếnh, Xuân Diệu, Ngọc Giao, Thanh Châu, Đỗ Tốn... chính họ đã tạo nên dòng truyện ngắn trữ tình đặc sắc, thấm sâu vào lòng người đọc, tạo nên những ấn tượng khó phai mờ. Không chỉ đến với thơ, Xuân Diệu đã đến với văn xuôi từ rất sớm. Năm 1939, tập hợp các truyện ngắn đã đăng trên báoNgày nay, Xuân Diệu cho xuất bản tập truyện Phấn thông vàng. Đến năm 1945 cùng với tập thơ Gửi hương cho gió, Xuân Diệu cho ra đời tập văn xuôi Trường ca. Đặc điểm nổi bật trong văn xuôi của Xuân Diệu thời kỳ này là tính trữ tình lãng mạn. Những trang văn thật đẹp với những câu văn, những hình ảnh được trau chuốt, gọt giũa kỹ càng. Câu văn giàu nhạc điệu, không sa vào biền ngẫu song lại luôn luôn tạo được âm hưởng riêng. Chất thơ thấm đẫm trên những trang văn xuôi của Xuân Diệu. Có thể coi tập Trường ca như một kiểu thơ văn xuôi. Trong văn xuôi trước Cách mạng Xuân Diệu đã sớm hình thành một giọng điệu riêng, tinh tế, tự nhiên, mượt mà, pha chút buồn duyên dáng. Văn xuôi trong Phấn thông vàng và Trường ca dường như là sự nối dài, mở rộng những ý tưởng mà ông đã từng gửi
  3. gắm, từng nói đến trong Thơ thơ và Gửi hương cho gió. Có thể dễ dàng tìm thấy trong văn xuôi những hình ảnh, những tư tưởng nghệ thuật mà Xuân Diệu đã nhiều lần nói tới trong thơ. Ở văn xuôi, với những đặc trưng riêng của thể loại, Xuân Diệu đã giãi bày được đầy đủ, rõ ràng và đậm nét hơn những quan niệm về tình yêu, con người và cuộc sống. Bao trùm lên những trang văn của Xuân Diệu là niềm khát khao gắn bó với cuộc sống, là một tình yêu đắm say không giới hạn. Những truyện ngắn như Phấn thông vàng, Chú lái khờ, Đoá hồng nhung, Người lệ ngọc...đã bộc lộ khá đầy đủ những ý tưởng đó. Dưới con mắt của một người thơ đa tình, thiên nhiên bốn mùa dường như cũng mang một ý nghĩa khác: “Thu không phải là mùa thu sầu. Ấy chính là mùa thu yêu, mùa yêu nhau bằng linh hồn, mùa những linh hồn yêu mến nhau... Trời muốn lạnh nên người ta cần nhau hơn. Và người nào chỉ có một thân, thì cần một người khác. Xuân, người ta vì ấm mà cần tình. Thu, người ta vì lạnh sắp đến mà rất cần đôi. Cho nên không gian đầy những lời nhớ nhung, những linh hồn cô đơn thả ra những tiếng thở dài để gọi nhau...” (Thu). Truyện ngắn Thu của ông có lẽ gần với đoản văn hoặc tuỳ bút hơn. Đó là một giọng văn đầy lãng mạn, man mác chất thơ với những cảm nhận bay bổng, chơi vơi, mơ màng. Không khí và hương vị của tình yêu bảng lảng khắp trong đất trời, trong cảnh sắc thiên nhiên và cỏ cây hoa lá. Chúng ta gặp lại ở đây một con người có trái tim yêu da diết, yêu đến hết và yêu đến chết. Như chính Xuân Diệu đã từng thú nhận: “Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá - Chỉ biết yêu thôi, chẳng hiểu gì... Phấn thông vàng là chuyện về một chàng hoạ sỹ có tâm hồn lãng mạn vµ nhạy cảm. Trên bước đường lang thang của mình, chàng hoạ sỹ bất chợt gặp một cảnh rừng thông với sắc vàng “không rực rỡ nhưng nguy nga” đẹp đến mê hồn. Chàng hoạ sỹ là người đã từng yêu, mà yêu không phải ít, tới ba lần, nhưng rồi kết cục lần nào cũng gặp đau khổ. Là hoạ sỹ, nhng trong hồn chàng lại trú ngụ sẵn một hồn thơ nữa. Vì thế, cái tâm hồn nhạy cảm, yếu đuối ấy đã sầu đau biết bao khi gặp thất bại trên tình trường. Và buổi chiều hôm ấy, may mắn thay, chàng đã gặp được một “rừng thông đang yêu”. Chàng đã mở lòng mình để nhận lấy “bài học ngụ trong bài thơ của phấn thông vàng”. Bởi “tình yêu có bao giờ mất”. Xuân Diệu đã tả rất đẹp cảnh này: “Không gian đã thành một điệu vàng mênh mông: nắng vàng nhuộm vàng những cây, và phấn thông vàng lẫn vàng trong nắng”. Bút pháp trữ tình lãng mạn của ông ®· ®îc tËp trung cao ®é ë truyện ngắn này.
  4. Khao khát tình yêu cuộc sống, trải lòng ra đến tận cùng với tình yêu. Đó là âm hưởng chính trong truyện ngắn và tuỳ bút của Xuân Diệu trước Cách mạng. Nhưng bên cạnh âm hưởng chính đó còn một mảng đề tài nữa mà Xuân Diệu hướng tới. Đó là số phận của những con người nhỏ bé, cam chịu và nghèo khổ. Chúng tôi nghĩ rằng ở mảng đề tài này văn xuôi Xuân Diệu có nhiều đóng góp thiết thực hơn. Bởi vì tình yêu, những trạng thái của tình yêu đã được Xuân Diệu nói đến nhiều trong thơ một cách tài hoa và đạt hiệu quả hơn. Xu hướng văn chương lãng mạn nhưng không tách rời hiện thực đã tạo cho văn xuôi của ông một bộ mặt đầy đủ và hoàn chỉnh hơn. Kiếp người lầm than đang lay lắt trong cảnh đói nghèo tủi nhục được Xuân Diệu thể hiện khá rõ trong truyện Thương vay.Đây là loại truyện không có cốt truyện, truyện giống như một tuỳ bút tâm tình, hay gọi theo cách của tác giả là “truyện ý tưởng”. Hình ảnh bà lão nhà quê nghèo khổ nhập nhoà trong bóng tối chỉ là một cái cớ để tác giả có dịp bộc lộ những suy nghĩ về tình cảm của mình: “Một người bằng thịt bằng xương - thịt khô và xương gầy - với một lịch sử chắc chắn khổ sở hết chín phần mười, với chút sống còn sót giữa lòng, như hòn lửa nhỏ còn lấp dưới tro... Bao giờ lòng thương lại chẳng có duyên cớ ở trên cái đời cùng cực, đau đớn, khốn khổ, rách rưới, cô đơn này...”. Trong Toả nhị kiều tác giả lại hướng ngòi bút của mình vào một cảnh ngộ khác. Đó là số phận mờ nhạt của hai chị em sống ở đất Hà Thành. Họ sống đấy mà như không hề có mặt trên đời. Bao bọc chung quanh họ là một không khí tù đọng, tẻ nhạt, “Không ánh nắng, chẳng hương người”. Cả cuộc đời của hai cô gái chỉ là những buổi chiều dài vô vọng nối tiếp nhau, lẫn trong mù sương. Một buổi chiều triền miên của sự vật và của linh hồn. Tác giả như cảm nghe được tất cả sự mờ nhạt và vô nghĩa của cuộc đời hai cô gái. Giáo sư Nguyễn Lương Ngọc trong hồi ký Nhớ bạnđã kể lại rằng Toả nhị kiều được viết từ một tình cảnh có thật mà ông là người trong cuộc. Hồi đó Nguyễn Lương Ngọc ở trọ trên gian gác trong căn nhà của gia đình một viên chức. Ông đã sống ở đó một thời gian khá dài nhưng không hề chú ý đến hoàn cảnh của hai cô gái con chủ nhà. Nhưng chỉ một đôi lần đến thăm Nguyễn Lương Ngọc, Xuân Diệu đã để ý đến cuộc sống của hai cô gái. Cuộc đời buồn tẻ của hai chị em làm Xuân Diệu xúc động, và đã trở thành nguồn cảm hứng để ông viết nên Toả nhị kiều. Nhà thơ tù nhân của chữ Tình (Chu Văn Sơn), có trái tim cháy bỏng, luôn thèm khát sự sống tới cuồng nhiệt đó tỏ ra rất ghê sợ
  5. lối sống nhàm tẻ, tù đọng trong “cái Ao Đời bằng phẳng” giết chết con người trong lúc sống. Toả nhị kiều là hình ảnh giàu sức gợi về những cuộc đời nhạt nhẽo, vô vị. Ở đây, người viết tách ra khỏi nhân vật, xem nhân vật là đối tượng quan sát, còn tâm tình, cảm nghĩ của người viết là khúc xạ, là kết quả những âm vang toát ra từ hai cuộc đời lỡ nhịp, tẻ nhạt. Xuân Diệu viết văn như làm thơ. Cốt truyện chỉ như cái cớ khơi gợi và mở ra những hướng liên hệ, suy tưởng. Truyện ngắn của ông luôn có một dòng cảm nghĩ trôi chảy như con suối nhỏ róc rách đem đến sự trong trẻo tươi mát trong tác phẩm. Điều ông quan tâm là sự tự bộc lộ và giãi bầy tâm trạng. Những trạng thái tâm hồn thay thế cho các sự kiện, biến cố li kỳ của truyện tự sự thông thường. Điều này đã làm biến đổi chủ thể sáng tạo để biến người viết văn xuôi trở thành một thi sĩ trong khả năng cảm nhận và tự thể hiện mình. Những so sánh tạt ngang với những liên tưởng bất ngờ, đa chiều ở những đoạn trữ tình ngoại đề, luôn được mở rộng trong truyện ngắn Xuân Diệu, đã tạo nên sức hấp dẫn: “Tôi thương hai cô như hai con vật ngẩn ngơ trong rừng lạnh khi chiều giăng lưới qua muôn gốc cây”, “nhiều lần theo một liên tưởng nhanh chóng, tôi nghĩ đến những cụ già còn đôi chút sức lực ngày ngày quanh quất giữa bàn ghế trong nhà”, “tôi lại nhớ những khi xế trưa, khi nắng ngó vào bếp nhà tôi. Nắng vàng phai lặng, chán ngán làm sao!”. Lúc ấy mọi người đều cảm thấy mơ hồ nỗi nhạt nhẽo của ngày này tiếp ngày nọ” (Toả nhị kiều). Một số truyện ngắn như Đứa ăn mày, Chó mèo hoang, Cái hoả lò…Cũng thể hiện sự hoà cảm xót xa với những kiếp người lầm than đang vất vả trong cảnh sống tối tăm, bị đời hắt hủi và khinh rẻ. Cái hoả lò gần như là một tự truyện về tuổi nhỏ của Xuân Diệu. Cảnh nghèo túng, thua thiệt và những ngang trái trong kiếp lẽ mọn của người mẹ đã ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc đời Xuân Diệu. Nó khiến cho ông sớm già dặn, sâu sắc và dễ đồng cảm với những phận người nhỏ bé khi bước vào đời. Là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới, Xuân Diệu cũng đồng thời là một cây bút viết truyện ngắn có những thành công đáng ghi nhận. Hai tập Phấn thông vàng và Trường ca đã giúp cho văn đàn Việt Nam những truyện ngắn mang hương sắc riêng, những truyện không có chuyện mà chan chứa chất thơ. Cùng với các nhà văn thuộc dòng truyện ngắn lãng mạn, Xuân Diệu đã góp phần kiến tạo nên kiểu loại tự sự - trữ tình trong văn xuôi hiện đại Việt Nam.
  6. II. Bút ký Xuân Diệu - Sự hoà quyện giữa chất thơ và hiện thực cuộc đời Sáng tác văn xuôi là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp sáng tạo của Xuân Diệu. Sau Cách mạng, ông không viết truyện ngắn mà chỉ tập trung ngòi bút vào phê bình tiểu luận và bút ký. Bằng vốn hiểu biết phong phú và sự tinh tế nhạy cảm của nhà thơ, bằng lối viết luôn tràn đầy nhiệt tình, tràn đầy cảm xúc, các sáng tác của Xuân Diệu có một tiếng nói riêng đáng chú ý. Khối lượng lớn những sáng tác văn xuôi của Xuân Diệu đã phần nào nói lên tâm sức của ông dành cho bút ký và tiểu luận phê bình(1). Cách mạng đã đem lại cho cuộc đời sáng tạo của Xuân Diệu một nguồn sinh lực mới. Tâm hồn ông được mở rộng về phía cuộc đời rộng lớn của nhân dân, của đất nước. Trước kia Xuân Diệu chỉ biết sống và viết dựa trên những cảm xúc tự nhiên, tự phát của mình. Giờ đây nhà nghệ sĩ đã đến với Cách mạng, hoà nhập và gắn bó hết lòng với thực tế đời sống đầy khó khăn gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng, đầy ắp những sự kiện và mang một ý nghĩa mới. Cái tôi cá nhân riêng lẻ hoà với cái tôi công dân một cách hoàn toàn tự nguyện. Xuân Diệu hăm hở sống, hăm hở đi, hăm hở viết. Hàng loạt những tuỳ bút, ký sự đã tạo thành một dòng chảy liên tục, phản ánh bộ mặt phong phú, sôi động của Cách mạng Việt Nam trong suốt mấy chục năm lịch sử. Ngay trong năm đầu tiên của chính thể mới, tập bút ký Việt Nam nghìn dặm của Xuân Diệu ra đời là một minh chứng sinh động cho ý thức dân tộc và tinh thần yêu nước được ẩn chứa trong phần sâu xa của tâm hồn người nghệ sĩ. Ông vừa là người nghệ sĩ vừa là một thư ký trung thành của thời đại. Bút ký của Xuân Diệu đã ghi lại hàng loạt những sự kiện lớn của đất nước, những ngày hội trọng đại của dân tộc ta. Tất cả đều mới mẻ và tràn đầy niềm tự hào: “Quốc kỳ mới, quốc ca mới, gươm súng mới, bộ đội mới, Dân quốc mới, Chính phủ mới: Hàng triệu trái tim đã đến dự ngày độc lập cũng đem đến một dòng máu như lửa mới nhen, như trăng mới mọc”; và “trong nắng thu sáng chói đến gay gắt, dưới trời xanh có một ngọn cờ đỏ sao vàng chót vót nổi bật, một cảm giác mùa xuân dân tộc lan đi trên ngọn sóng người”. Từ những ngày Tổng tuyển cử đầu tiên ở Hà Nội đến đại thắng mùa xuân 1975, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Không chỉ nói đến những sự kiện lớn của đất nước, Xuân Diệu còn thể hiện và bộc lộ con người mình rất rõ rệt qua những thiên tuỳ bút đầy chất thơ của một thi sĩ giàu kinh nghiệm. Xuân Diệu trải lòng mình và gửi gắm biết bao tình ý trong những trang viết của mình. Bí quyết lớn nhất dẫn đến
  7. thành công của Xuân Diệu là ở trái tim có sức yêu mãnh liệt và một tâm hồn luôn rộng mở, gắn bó với cuộc đời, với đất nước, với nhân dân. Hai bài bút ký Cùng xương thịt với nhân dân in trong tập Đi trên đường lớn và Về lại quê Nam in trong tập Mài sắt nên kim hội tụ nhiều điểm mạnh và tương đối tiêu biểu cho bút pháp của ông. Cùng xương thịt với nhân dân cũng chính là cái tứ trong một bài thơ nổi tiếng, quen thuộc với nhiều người của Xuân Diệu, bài Đêm hành quân. Xuân Diệu đã nói đến những bước đi, những bước chuyển biến trong nhận thức của mình qua hai tháng đi thực tế ở khu Bốn. Không chỉ là chuyến đi thực tế “cưỡi ngựa xem hoa” mà đó là những ngày hoà mình thực sự với cuộc sống của nhân dân ở một vùng đất bị chiến tranh tàn phá ác liệt. Tác giả đã đi đến vài chục đêm từ Thanh Hoá đến Nghệ An, từ Vinh đến Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn: “Đã mấy khi tôi thức trọn với núi sông như những lúc hành quân đêm này... Tôi biết những khoảng tờ mờ gần xa trong đêm kia làm gì, ấp ủ chuẩn bị những gì. Tôi thấy hết trong đêm, bởi trái tim tôi sáng... Tôi cùng một xương thịt với nhân dân, với đất nước”. Thực ra cái khát khao muốn gắn bó, hoà hợp với cuộc đời đã là nỗi ám ảnh của Xuân Diệu từ khi mới bước vào đời. Nhưng dưới chế độ cũ, cá nhân không hoà hợp được với xã hội, tác giả thu mình trong “chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề”. Ngày nay Cách mạng đã đưa ông vào giữa lòng đời sống nhân dân. Xuân Diệu đã nói đến sự thay đổi ấy một cách thật là gan ruột và thấm thía. Về lại quê Nam, bài bút ký - thơ này được ra đời sau chuyến về thăm quê của tác giả sau một cuộc xa cách dài ba mươi năm. Bằng một giọng điệu khi sôi nổi thiết tha, lúc trữ tình sâu lắng, những liên tưởng và suy nghĩ được diễn đạt sinh động và nhiều tầng biến hoá. Chế Lan Viên - một người sắc sảo và kỹ tính của làng văn đã gọi Xuân Diệu là “ông chúa bút ký”. Xuân Diệu là một trong những văn nghệ sĩ tên tuổi có mặt ngay từ những ngày đầu xây dựng nền văn nghệ Cách mạng và kháng chiến. Kỷ niệm về cái thuở ban đầu đáng ghi nhớ ấy đã được Xuân Diệu tái hiện lại rất đầy đủ và chi tiết trong các bài ký: Đại hội văn nghệ kháng chiến 1948. Những kỷ niệm chung quanh tạp chí Văn nghệ. Đó là những tư liệu văn học vô cùng quý giá, mà chắc chắn sau này khi viết lịch sử văn học, khi dựng lại bức tranh của đời sống văn học không thể bỏ qua. Trong số những văn nghệ sĩ thành danh từ trước Cách mạng, Xuân Diệu là người nói đến sự thay đổi, sự chuyển biến trong tâm hồn và tư tưởng một cách đầy đủ, kỹ
  8. lưỡng nhất. Trong tiểu luận Những bước đường tư tưởng của tôi, ý thức công dân, ý thức Cách mạng đã được biểu biện tích cực trong niềm vui lớn của sự giải phóng, sự đổi đời. Ông đã là người sớm nhất, gắn tư cách công dân và người nghệ sĩ một cách trọn vẹn. Ngay trong tiến trình của Cách mạng, nhà thơ mới tiêu biểu nhất cho cái tôi, cho tình yêu cá nhân lại chính là người sớm nhập cuộc vào Cách mạng, vào đại chúng, vào số đông để trang trải lòng mình ở tư cách người công dân một nước độc lập và hướng tới một cái ta chung của cộng đồng là Tổ quốc và Nhân dân. Xuân Diệu lại bước vào một cuộc “nhận đường” mới. Nhận đường trở về với nhân dân, nói tiếng lòng của nhân dân. Câu hỏi lớn trở thành một nỗi day dứt nơi ông đó là: “Làm thế nào một thi sĩ trước Cách mạng chưa có chủ nghĩa Mác - Lênin trong sáng tác của mình không chết (nói về mặt thi sĩ) không chuyển ngành, không bỏ thơ dù để sang một nghệ thuật khác mà lại trở thành một thi sĩ trong cách mạng, của cách mạng?”. Xuân Diệu là người nói được một cách thấm thía về thành quả và công ơn của Cách mạng đối với toàn thể dân tộc, trong đó có lớp trí thức, văn nghệ sĩ như ông. Xuân Diệu cũng nói đầy sức thuyết phục về sự đổi đời của cả một lớp người. Có thể nói cả một thế hệ văn thơ, từ Thế Lữ, Tú Mỡ, Lưu Trọng Lư, Hoài Thanh, Chế Lan Viên, rồi Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng, Nam Cao... đều đã nói chân thành về hiện tượng “lột xác” này. Nhưng có lẽ Xuân Diệu là người nói được đầy đủ hơn cả qua Những bước đường tư tưởng của tôi. Qua bút ký của Xuân Diệu sau Cách mạng có thể thấy rõ một điều là hiện thực mới đã đem lại sự tươi trẻ trong tâm hồn, đồng thời cũng đem lại sự già dặn cho trí tụê và tư tưởng của nhà thơ. Cảm xúc tràn đầy và cái tôi chính luận sâu sắc đã làm nên giá trị cho các trang bút ký của ông. Những đóng góp của Xuân Diệu cho nền văn học nước nhà vô cùng to lớn về nhiều mặt. Ông thực sự là cây bút tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ở nơi “yên tĩnh đời đời”, Xuân Diệu có quyền tự hào về những điều ông đã làm được cho nhân dân, cho quê hương đất nước mà ông suốt đời gắn bó
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2