intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhân hai trường hợp phù phổi cấp hậu sản

Chia sẻ: ViAphrodite2711 ViAphrodite2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

44
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phù phổi cấp hậu sản tương đối hiếm gặp nhưng là biến cố đe dọa đến tính mạng của người mẹ. Các yếu tố nguy cơ thường gặp bao gồm: Dùng thuốc chống co cơ tử cung, có bệnh lý tim mạch, truyền dịch nhiều gây quá tải tuần hoàn, tiền sản giật và sản giật, nhiễm trùng nặng và đa thai. Phù phổi cấp xảy ra khoảng 0,08% trong số các phụ nữ mang thai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhân hai trường hợp phù phổi cấp hậu sản

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> <br /> NHÂN HAI TRƯỜNG HỢP PHÙ PHỔI CẤP HẬU SẢN<br /> Phan Văn Trực*, Nguyễn Thị Mộc Trân*, Hồ Thượng Dũng*, Nguyễn Đức Công*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Phù phổi cấp hậu sản tương đối hiếm gặp nhưng là biến cố đe dọa đến tính mạng của người mẹ. Các yếu tố<br /> nguy cơ thường gặp bao gồm: dùng thuốc chống co cơ tử cung, có bệnh lý tim mạch, truyền dịch nhiều gây quá tải<br /> tuần hoàn, tiền sản giật và sản giật, nhiễm trùng nặng và đa thai. Phù phổi cấp xảy ra khoảng 0,08% trong số các<br /> phụ nữ mang thai.<br /> Chúng tôi ghi nhận hai trường hợp phù phổi cấp hậu sản: sản phụ thứ nhất 29 tuổi nhập viện ngày 16/12/2010<br /> sau mổ bắt con so ngày thứ 6, có tiền căn hẹp khít van 2 lá hậu thấp đã nong van hai lá qua da bằng bóng Enoue cách<br /> 5 năm, hẹp nặng van động mạch chủ hậu thấp. Sản phụ thứ hai 34 tuổi nhập viện ngày 12/6/2015 sau sinh thường<br /> con thứ hai ngày thứ 10, tiền căn hẹp van 2 lá hậu thấp.<br /> Từ khóa: phù phổi cấp hậu sản, hẹp van hai lá, hẹp van động mạch chủ<br /> ABSTRACT<br /> ACUTE POSTPARTUM PULMONARY EDEMA: TWO CASES’ REPORTS<br /> Phan Van Truc, Nguyen Thi Moc Tran, Ho Thuong Dung, Nguyen Duc Cong<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 315 - 318<br /> <br /> Acute postpartum pulmonary edema is uncommon but life-threatening event. The most common risk factors<br /> include the administration of tocolytic agents, underlying cardiac disease, iatrogenic fluid overload, preclampsia and<br /> clampsia, multiple gestation and severe infection. We report two cases with acute postpartum pulmonary edema: the<br /> first is a 29 year - old female was admitted to hospital on the 6th day after cesarean delivery, presented with acute<br /> dyspnea, her past history were rheumatic valve disease with severe mitral stenosis and severe aortic stenosis. The<br /> second is a 34 years old female was admitted to hospital due to breathless after 10 days nomal varginal delivery, her<br /> past history was severe rheumatic mitral valve stenosis.<br /> Key words: acute postpartum pulmonary edema, mitral stenosis, aortic stenosis<br /> TRƯỜNG HỢP THỨ NHẤT PARA 1001<br /> Bệnh nhân vào khoa cấp cứu trong tình trạng<br /> Sản phụ 29 tuổi sống tại phường 8, quận Gò<br /> tỉnh, kích thích, khó thở nhiều, da có nhiều mồ hôi<br /> Vấp, thành phố Hồ Chí Minh, vào viện ngày<br /> lạnh, miệng khạc ra bọt hồng, mạch: 120 lần/phút;<br /> 15/12/2010 với lý do khó thở. Sản phụ được mổ<br /> huyết áp: 90/60 mmHg sau đó tụt xuống 60/40<br /> bắt con vào tuần thứ 39 của thai kỳ, hậu phẫu<br /> mmHg; SpO2: 75-80%; nhịp thở: 28-30 lần/ phút.<br /> ngày 3 bệnh nhân có biểu hiện ho khan, mệt, khó<br /> Bệnh nhân được đặt nội khí quản, bóp bóng qua<br /> thở nhẹ, được ra viện vào ngày thứ 6 sau sinh mổ,<br /> nội khí quản với oxy liều cao, thở máy xâm lấn<br /> về nhà bệnh nhân thấy mệt và khó thở ngày càng<br /> với FiO2: 100%. Bệnh nhân được điều trị với<br /> tăng đến tối gia đình đưa vào viện. Bệnh nhân có<br /> Dopamin, Dobutamin, lợi tiểu quai, kháng sinh.<br /> tiền căn hẹp khít van 2 lá hậu thấp đã nong van 2<br /> X-quang tim phổi thẳng tại giường ghi nhận tình<br /> lá qua da bằng bóng Enoue cách 5 năm, khi mang<br /> trạng ứ trệ tuần hoàn nặng cả hai phế trường<br /> thai đã phát hiện van 2 lá tái hẹp nặng, kèm hẹp<br /> (hình 1). Điện tâm đồ: nhịp xoang đều, tần số 120<br /> van động mạch chủ nặng, bệnh nhân tự ý ngưng<br /> lần/ phút, trục QRS trung gian.<br /> thuốc cách nhập viện 2 tháng, tiền sử sản khoa<br /> <br /> * Khoa Tim mạch cấp cứu can thiệp Bệnh viện Thống Nhất<br /> Tác giả liên lạc: ThS. BS. Phan Văn Trực ĐT: 0918737699 Email: phanvantruc1992@yahoo.com.vn<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015 315<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 6 * 2015<br /> <br /> trong tình trạng ổn định vào ngày thứ 41, với đơn<br /> thuốc ra viện gồm có: digoxin, sintrom và<br /> furosemide, verospiron.<br /> Siêu âm tim lúc nhập viện<br /> - EF: 45%, dầy đồng tâm thất trái, van 2 lá dày,<br /> xơ hóa, hẹp van 2 lá với SM=1,4cm2, Gd: 6,9/3,2<br /> (Hình 2), IM:1/4, bộ máy dưới van dày nhiều. Van<br /> động mạch chủ 3 mảnh, dày, hẹp nặng SA=0,4-0,5<br /> cm2, Gd: 100/56, IA: ¾. IT: 2/4, PAPs = 60 mmHg<br /> Diện tích mở van 2 lá (1,4 cm2)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 1- X-quang tim phổi thẳng<br /> Những ngày sau bệnh nhân có biểu hiện suy<br /> thận cấp với creatinin tăng cao nhất vào ngày thứ<br /> 4 sau nhập viện với kết quả, kèm theo có biểu<br /> hiện tăng men gan, cao nhất vào ngày thứ 4 và<br /> thứ 5 sau nhập viện, rối loạn chức năng đông máu<br /> với tỉ lệ prothrombin giảm thấp nhất vào ngày thứ Van 2 lá mở hình đầu gối, van dày, xơ hóa<br /> 2 sau nhập viện (bảng 1).<br /> Bảng 1: Các kết quả xét nghiệm<br /> Ngày 1 Ngày Ngày 4 Ngày Ngày Ngày<br /> 2 5 6- 8 9- 11<br /> Ure (mmol/l) 9,1 20,2 23,4 22,8 21,3 8,2<br /> Creatinin(µmol 121 224 276 211 170 98<br /> /l)<br /> AST (u/l) 420 3500 1679 624 128 52<br /> ALT (u/l) 150 1362 1841 1061 360 53<br /> TQ (giây) 17,4 28,6 20 13,2 Hình 2 – Hẹp van 2 lá<br /> Prothrombin( 58,5 27 45 97 TRƯỜNG HỢP THỨ HAI<br /> %)<br /> INR 1,59 2,85 1,77 1,02 Sản phụ 34 tuổi nhập viện ngày 05/6/2015 vì<br /> Từ ngày thứ 2 bệnh nhân được dùng thêm khó thở. Sản phụ sinh con thứ 2, sinh thường ở<br /> hepasel truyền tĩnh mạch, dung dịch Neprosteril tuần thứ 39, được ra viện vào ngày thứ 3 sau sinh.<br /> 7% truyền tĩnh mạch và Vitamin K1 tiêm tĩnh Cách nhập viện 3 ngày bệnh nhân có mệt, khó thở<br /> mạch. Sau đó giảm liều Dopamin và ngưng. Đến nhẹ, ho khan, ho tăng khi nằm, sáng ngày nhập<br /> ngày thứ 4 sau nhập viện thì rút nội khí quản, tình viện thấy khó thở nhiều, bệnh nhân lên cơn khó<br /> trạng lâm sàng và các thông số cận lâm sàng đều thở phải ngồi, vã mồ hôi nhiều, ho khạc ra bọt<br /> cải thiện tốt. hồng nên nhập viện. PARA: 2002. Hẹp hở van 2<br /> Siêu âm tim được thưc hiện ghi nhận hẹp van lá, 3 lá hậu thấp.<br /> 2 lá và hẹp nặng van động mạch chủ (hình số 2 và Thai kỳ lần trước bệnh nhân phải nhập viện<br /> 3). vào ngày hậu sản thứ 7 vì suy tim cấp.<br /> Bệnh nhân được phẫu thuật thay van 2 lá, van Bệnh nhân nhập phòng cấp cứu trong tình<br /> động mạch chủ cơ học vào ngày thứ 29 và ra viện trạng tỉnh, tiếp xúc được, khó thở nhiều, phải<br /> <br /> <br /> 316 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ngồi, ho khạc ra ít bọt hồng; mạch: 90 lần/ phút, MVA: 0,72cm2, IM:4/4, IT: ¾, PAPs: 72 mmHg,<br /> huyết áp: 130/70 mmHg; nhiệt độ 36,60C; nhịp thở IA: 2/4, van dày (hình số 4).<br /> 26 lần/ phút. Tim nhịp nhanh đều, thổi tâm thu Bệnh nhân đã được điều trị thở BiPAP hỗ trợ,<br /> 3/6 ở mỏm, phổi nhiều ran ẩm hai phế trường. furosemide tiêm tĩnh mạch, nitroglycerin và<br /> Điện tâm đồ ghi nhận nhịp xoang đều tần số 90 dobutamin truyền qua bơm tiêm điện. Sau đó tình<br /> lần/ phút trục QRS trung gian. trạng khó thở giảm dần, ngưng BiPAP, lâm sàng<br /> Siêu âm tim: ghi nhận dãn lớn nhĩ trái, buồng ổn định và được ra viện sau 8 ngày điều trị.<br /> tim phải, EF: 63%, Van 2 lá dày, dính, hẹp khít X-quang tim phổi thẳng: ghi nhận ứ trệ tuần<br /> hoàn phổi hai bên (hình 3).<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 3- X-quang tim phổi thẳng Hình 4: Hẹp khít van 2 lá<br /> BÀN LUẬN -Không có bệnh lý tim mạch nào được chẩn<br /> đoán trước tháng cuối của thai kỳ.<br /> Qua thăm khám và hỏi bệnh chúng tôi ghi<br /> nhận cả hai bệnh nhân đều không có tiền căn -Có rối loạn chức năng tâm thu thất trái trên<br /> dùng thuốc chống co cơ tử cung, không truyền siêu âm tim.<br /> dịch nhiều. Không ghi nhận bệnh lý cường giáp Theo A. T. Dennis(2), sản phụ có bệnh lý van<br /> khi thăm khám và hỏi bệnh, cũng không ghi nhận tim là một trong các yếu tố nguy cơ gây phù phổi<br /> tiền sản giật hay sản giật trong quá trình mang cấp sản khoa, các yếu tố nguy cơ khác như dùng<br /> thai và chuyển dạ. Cả hai đều không ghi nhận có thuốc chống co cơ tử cung, truyền dịch quá nhiều,<br /> tăng mắc cơ sinh học tế bào cơ tim, với trường tiền sản giật và sản giật. Theo Anthony C.<br /> hợp thứ nhất CK-MB: 19 U/L, và trường hợp thứ Sciscione(4), trong tổng số 62,917 sản phụ nhập<br /> hai troponin T-hs: 20 ng/ml và CK-MB: 17 U/L. viện từ 01/01/1989 đến 01/06/1999 ghi nhận có 51<br /> Bệnh cơ tim chu sinh tương đối hiếm gặp, được ca phù phổi cấp (chiếm tỉ lệ 0,08%) trong khi<br /> chẩn đoán dựa trên 4 tiêu chuẩn: mang thai hay sau sinh, tuổi trung bình 27,6 ± 6,4,<br /> -Không tìm được rõ nguyên nhân gây phù phù phổi cấp xảy ra ở thời kỳ trước khi sinh có 24<br /> phổi ca (47%), trong khi chuyển dạ có 7 ca (14%) và sau<br /> sinh có 20 ca (39%). Trong đó nguyên nhân<br /> -Suy tim tiến triển trong thángcuối thai kỳ hay<br /> thường gặp là sử dụng thuốc chống co cơ tử cung<br /> trong vòng 5 ngày sau sinh.<br /> có 13 ca (25,5%), bị bệnh lý tim mạch 13 ca (25,5%),<br /> <br /> <br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015 317<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 6 * 2015<br /> <br /> truyền dịch nhiều 11 ca (21,5%) và tiền sản giật 9 nặng (áp lực động mạch phổi > 75% áp lực động<br /> ca (18%). mạch hệ thống), bệnh van 2 lá hay van động mạch<br /> Theo Caitlin Dunne(3), phù phổi cấp ở sản phụ chủ có giảm chức năng thất trái nặng (EF < 40%),<br /> thường đi kèm rối loạn chức năng các hệ cơ quan hẹp nặng van động mạch chủ có hay không có<br /> khác, trong số 37 ca thì có 18 ca rối loạn chức năng triệu chứng là một trong những yếu tố tổn thương<br /> đông máu, 10 ca suy thận cấp, 6 ca tăng huyết áp van gây biến chứng cao ở mẹ và thai nhi.<br /> khó kiểm soát, 5 ca ngưng tim và 2 ca phù não. KẾT LUẬN<br /> Khi mang thai có sự gia tăng 40% về khối Phù phổi cấp hậu sản tương đối hiếm gặp<br /> lượng máu và cung lượng tim. Việc tăng cung trong dân số chung, nhưng là một một cấp cứu<br /> lượng tim làm tăng lưu lượng máu qua van 2 lá. nội khoa nặng. Ở sản phụ có bệnh hẹp van hai lá,<br /> Mức độ chênh áp qua van 2 lá bị hẹp sẽ gia tăng hẹp van động mạch chủ nặng thì trong quá trình<br /> đáng kể. Nhĩ trái sẽ lớn dần kèm theo tăng áp tĩnh mang thai, chuyển dạ và sau sinh cần được theo<br /> mạch phổi và phù phổi, tiến triển dần tới tăng áp dõi sát, và có sự phối hợp giữa thầy thuốc sản<br /> động mạch phổi và quá tải thất phải, đặc biệt khoa và tim mạch để phòng ngừa và điều trị kịp<br /> trong tam cá nguyệt thứ ba, vì tại thời điểm đó thời biến chứng phù phổi cấp.<br /> gánh nặng về huyết động học thời kỳ mang thai là<br /> lớn nhất: thể tích huyết tương và nhịp tim tăng lên<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Bonow R, Carabello BA, Kanu C, et al (2006) “ACC/AHA 2006<br /> tối đa. Giai đoạn gặp nhiều nguy cơ biến chứng là guidelines for the management of patients with valvular heart<br /> khichuyển dạ, sinh con và hậu sản. Suy tim cầp có disease, Circulation; 114(5):e84-231<br /> thể được khởi phátdo sự gia tăng hồi lưu tĩnh 2. Dennis AT and Solnordal CB (2012), “Acute pulmonary oedema in<br /> pregnant women”. Anesthesia, 67; 646-659.<br /> mạch về tim, vì tĩnh mạch chủ dưới giảm áp lực 3. Dunne C, Meriano A (2009) “Case report: Acute postartum<br /> rút dịch ngoại bào trở lại tuần hoàn hệ thống pulmonary edema in a-23-year-old woman 5 days after cesarean<br /> nhiều hơn. Sau sinh tuy gánh nặng thai sản lên delivery”. CJEM; 11(2): 178-181.<br /> 4. Sciscione AC, Ivester T, Laroza M et al (2003) “Acute pulmonary<br /> tim đã qua nhưng hậu quả của gánh nặng đó làm edema in pregnancy”. Obset Gynecol; 101; 511-515.<br /> đã làm dự trữ năng lượng của tim bị kiệt quệ. Rối 5. Võ Thành Nhân (2015) “Hẹp van hai lá hậu thấp: chẩn đoán và<br /> điều trị”. Nhà xuất bản y học TPHCM: tr.215-221.<br /> loạnhuyết động trong cuộc sinh vẫn còn tồn tại<br /> nên vẫn còn khả năng gây suy tim, phù phổi ở<br /> những người mẹ đang nghỉ ngơi(5). Ngày nhận bài báo: 06/09/2015<br /> Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/09/2015<br /> Theo khuyến cáo của ACC/AHA(1) về phân<br /> loại tổn thương van tim ở thai phụ: hẹp van 2 lá có Ngày bài báo được đăng: 20/10/2015<br /> mức độ khó thở NYHA II-IV, bệnh van 2 lá hay<br /> van động mạch chủ có tăng áp động mạch phổi<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 318 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1