Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NHÂN MỘT THƯỜNG HỢP TÚI THỪA THỰC QUẢN<br />
ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI XUYÊN HOÀNH<br />
Đỗ Minh Hùng*, Phan Thanh Tuấn*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Điều trị kinh điển của túi thừa thực quản trên hoành là cắt túi thừa kèm hoặc không kèm cắt cơ vòng dưới<br />
qua mổ mở ngực trái. Chúng tôi báo cáo một trường hợp túi thừa thực quản có triệu chứng được điều trị qua ngã<br />
nội soi ổ bụng. Đây là một trường hợp hiếm gặp, phẫu thuật thành công qua nội soi ổ bụng giúp tránh phải mở<br />
ngực rộng, và dẫn lưu màng phổi, giảm thiểu tối đa những biến chứng hô hấp sau mổ.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
LAPAROSCOPIC TRANSHIATAL APPROACH<br />
FOR THORACIC EPIPHRENIC DIVERTICULUM: REPORT OF A CASE<br />
Do Minh Hung, Phan Thanh Tuan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 1 - 2014: 21 - 25<br />
The conventional treatment for an epiphrenic diverticulum consists of diverticulectomy with or without<br />
myotomy via a left thoracic approach. We describe the resection of a symptomatic epiphrenic esophageal<br />
diverticulum using a laparoscopic transhiatal approach. In this rare case, laparoscopic repair eliminates the<br />
diverticular pouch without large thoracotomy and pleural drainage helped to limit post – operative respiratory<br />
complications.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
CA LÂM SÀNG<br />
<br />
Túi thừa thực quản trên hoành là một bệnh<br />
lý mắc phải hiếm gặp, thường nằm trong khoảng<br />
10cm cuối thực quản(16). Tỉ lệ mắc bệnh vào<br />
khoảng 0,015%, tuổi trung bình là 60 (32-84)(8).<br />
Túi thừa hình thành do sự thoát vị của niêm mạc<br />
và dưới niêm mạc qua những lớp cơ của thực<br />
quản. Khoảng 50-80% bệnh nhân không có triệu<br />
chứng lâm sàng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ(8).<br />
Những nghiên cứu lâu dài nguyên nhân bệnh<br />
sinh cho thấy có mối liên quan đến những rối<br />
loạn vận động của thực quản(8). Hầu hết các túi<br />
thừa được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ và tiếp<br />
cận ít xâm hại ngày càng được thực hiện nhiều<br />
hơn. Chúng tôi xem lại Y văn và báo cáo một<br />
trường hợp với cách tiếp cận của mình trong việc<br />
chẩn đoán và điều trị bệnh túi thừa thực quản<br />
trên hoành.<br />
<br />
Bệnh nhân Trần Phúc L, sinh năm 1963,<br />
nhập bệnh viện Bình Dân với bệnh sử 1 năm vì<br />
nuốt nghẹn, thỉnh thoảng nôn ói, ăn uống kém,<br />
sụt cân.<br />
Khám lâm sàng không nghi nhận dấu chứng<br />
đặt biệt.<br />
Nội soi thực quản ghi nhận tại vị trí thực<br />
quản cách cung răng khoảng 32 cm có túi thừa,<br />
có thức ăn và dịch tiêu hoá tại miệng túi thừa,<br />
lòng thực quản không thấy sự ứ đọng, không có<br />
hình ảnh co thắt tâm vị (Hình 1).<br />
X quang thực quản cản quang ghi nhận hình<br />
ảnh túi thừa ở thành phải thực quản, cách lỗ tâm<br />
vị thực quản khoảng 6 - 7cm, kích thức túi thừa<br />
khoảng 3x4cm. Không thấy tình trạng ứ đọng<br />
thuốc ở thực quản sau chụp cản quang 5 phút,<br />
không thấy hình ảnh rối loạn vận động trên<br />
phim (Hình 2).<br />
<br />
* Khoa ngoại Tiêu hóa, Bệnh viện Bình Dân Tp HCM<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Đỗ Minh Hùng<br />
ĐT: 0903857495<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />
Email: dominhhung@rocketmail.com<br />
<br />
21<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
12mm ở nơi giao nhau giữa đường trung đòn<br />
giữa bên trái và hạ sườn trái; một trocar 5mm ở<br />
vị trí đối diện nằm bên phải, là hai trocar dùng<br />
để thao tác chính; một trocar hổ trợ cầm nắm<br />
5mm ở đường giao nhau giữa đường trung đòn<br />
trái và đường ngang rốn). Tiến hành treo gan trái<br />
bằng penrose, phẫu tích thực quản ra khỏi cột<br />
trụ hoành hai bên và ra khỏi màng phổi, màng<br />
tim và động mạch chủ ngực, thấy túi thừa thực<br />
quản bên phải hơi lệch về trước, phẫu tích di<br />
động hoàn toàn túi thừa, bộc lộ rõ cổ túi. Trong<br />
quá trình phẫu tích có làm rách 1 lỗ ở màng phổi<br />
phải. Túi thừa kích thước khoảng 3x4 cm, cổ túi<br />
khoảng 2cm, cách tâm vị thực quản khoảng 6cm.<br />
Sử dụng stapler Echlon 60mm để cắt túi thừa<br />
thực quản. Khâu lại cơ thực quản ở chỗ khiếm<br />
khuyết bằng mũi Vicryl 3,0. Khâu lại chỗ rách<br />
màng phổi. Khâu lại trụ hoành bằng một mũi<br />
chử X chỉ prolene 1,0. Dẫn lưu khe thực quản<br />
bằng ống oxy xanh.<br />
<br />
Hình 1: Túi thừa (vị trí mũi tên)<br />
<br />
Hình 3: Túi thừa được phẫu tích qua nội soi ổ bụng<br />
<br />
Hình 2: Túi thừa thực quản ngay trên hoành<br />
Các xét nghiệm tiền phẫu khác trong giới<br />
hạn bình thường.<br />
Bệnh nhân được chẩn đoán túi thừa thực<br />
quản 1/3 dưới, được lên lịch mổ cắt túi thừa thực<br />
quản qua ngã nội soi ổ bụng ngày 25/07/2013.<br />
Bệnh nhân được mê toàn thân, tư thế nằm<br />
ngữa, đầu cao. Vào bụng bằng 4 trocar (một<br />
trocar 10mm ở rốn để đặt camera; một trocar<br />
<br />
22<br />
<br />
Hậu phẫu: bệnh nhân được nuôi dưỡng qua<br />
đường tỉnh mạch trong 3 ngày, sử dụng kháng<br />
sinh trong 07 ngày, sau 3 ngày bệnh nhân được<br />
rút ống mũi dạ dày, ăn uống bằng đường miệng,<br />
bệnh nhân ăn uống bình thường, triệu chứng<br />
nôn ói, nuốt khó trước mổ không còn. Nội soi<br />
thực quản kiểm tra sau 07 ngày thực quản thông<br />
suốt, sẹo mổ thực quản lành tốt. Bệnh nhân xuất<br />
viện sau 07 ngày.<br />
Bệnh nhân tái khám sau 02 tuần, vết mổ<br />
lành sẹo tốt, bệnh nhân ăn uống bình thường.<br />
Nội soi và X quang thực quản thông tốt,<br />
không có hình ảnh túi thừa được kiểm tra sau<br />
(Hình 4 và Hình 5).<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br />
<br />
Hình 4: Nội soi thực quản sau mổ không còn thấy<br />
hình ảnh túi thừa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
chưa được tiêu hóa(17). Đau và sụt cân cũng<br />
thường gặp. Những nghiên cứu gần đây cho<br />
thấy 75-100% bệnh nhân túi thừa thực quản có<br />
liên quan đến các rối loạn vận động của thực<br />
quản như co thắt tâm vị, co thắt thực quản lan<br />
tỏa, tăng áp lực cơ vòng dưới thực quản và<br />
thực quản hình quả kẹp (Nutcracker)(4,16), do<br />
dó, kích thước của túi thừa rất ít có liên quan<br />
đến mức độ của triệu chứng lâm sàng(16).<br />
Ngoài triệu chứng trên đường tiêu hoá, túi<br />
thừa thực quản còn có thể gây ra các triệu<br />
chứng trên hệ hô hấp như ho về đêm, suyễn,<br />
viêm thanh quản, hoặc viêm phổi(16).<br />
Chuyển hóa ác tính của túi thừa trên hoành<br />
và những biến chứng khác như chảy máu và<br />
thủng túi thừa có thể xảy ra nhưng hiếm(5,7,9,10).<br />
<br />
Hình 5: X quang thực quản cản quang kiểm tra sau 3<br />
tháng<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Túi thừa thực quản được cho rằng là do sự<br />
thoát vị của lớp niêm mạc và dưới niêm mạc qua<br />
lớp cơ thực quản. Túi thừa thực quản được mô tả<br />
lần đầu tiên vào năm 1833 bởi tác giả<br />
Mondiere(16). Ca cắt túi thừa thực quản đầu tiên<br />
qua ngã bụng được thực hiện bởi Roux, còn tác<br />
giả Stierling thực hiện cắt túi thừa thực quản qua<br />
ngã ngực vào năm 1916, nhưng sau phẫu thuật 2<br />
ngày bệnh nhân tử vong do xì miệng nối gây<br />
viêm trung thất(16). Đây là những bước đi đầu<br />
tiên của y học đối với bệnh lý túi thừa thực quản.<br />
Triệu chứng thường gặp của túi thừa thực<br />
quản trên hoành là nuốt nghẹn và ọe thức ăn<br />
<br />
Xét nghiệm cận lâm sàng quan trọng trong<br />
chẩn đoán bệnh là chụp thực quản cản quang.<br />
Đây là xét nghiệm quan trọng nhằm đánh giá sự<br />
tiến triển của túi thừa cũng như kế hoạch điều<br />
trị. Chụp thực quản cản quang có thể giúp xác<br />
định vị trí, kích thước túi thừa, cổ túi, khoảng<br />
cách đến tâm vị thực quản. Chụp thực quản,<br />
nhất là theo dõi trên màn huỳnh quang hoặc<br />
chụp theo thời điểm cũng giúp phát hiện những<br />
rối loạn vận động của thực quản. Về vị trí, có<br />
khoảng 70% túi thừa ở bên phải của thành thực<br />
quản(2,17). Trong hầu hết các trường hợp chỉ có<br />
một túi thừa, khoảng 15% hai hoặc nhiều hơn(2).<br />
Kích thước túi thừa thực quản thường từ 1 cm<br />
đến 14 cm, trung bình vào khoảng 4 cm đến 7 cm<br />
và thường trong khoảng 10 cm từ chỗ nối thực<br />
quản tâm vị(2,17,18).<br />
Nội soi là một xét nghiệm cần thiết đặc biệt ở<br />
người lớn tuổi, thường đến với triệu chứng nuốt<br />
nghẹn nên cần phải được nội soi để loại trừ u<br />
thực quản. Nội soi còn được thực hiện để đặt<br />
ống thông đo áp lực thực quản.<br />
Việc chẩn đoán túi thừa thực quản thường<br />
không có nhiều khó khăn nhưng việc điều trị<br />
phẫu thuật cho bệnh lý này còn một số bàn cải.<br />
Phẫu thuật cắt túi thừa được chỉ định cho những<br />
bệnh nhân có triệu rối loạn vận động của thực<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />
23<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
quản nặng được đa số các tác giả đồng ý, riêng<br />
những bệnh nhân không có triệu chứng hoặc có<br />
triệu chứng nhẹ không đáng kể thì có chỉ định<br />
phẫu thuật hay không vẫn còn nhiều tranh cải.<br />
Tỷ lệ bênh nhân có triệu chứng dao động<br />
khoảng 37% đến 63%(2), phần còn lại được phát<br />
hiện tình cờ khi chụp X quang ngực. Đối với<br />
bệnh nhân không có triệu chứng trên đường tiêu<br />
hoá mà có triệu chứng trên hệ hô hấp như ho về<br />
đêm, viêm thanh quản, viêm phổi thì việc điều<br />
trị bằng phẫu thuật được một số tác giả cho là<br />
cần thiết để tránh những biến chứng nặng sau<br />
này(16). Vì vậy mà một số tác giả khuyên nên can<br />
thiệp ở những bênh nhân không triệu chứng<br />
nhằm tránh những nguy cơ các biến chứng từ<br />
đường hô hấp.<br />
Trước đây, cắt túi thừa được thực hiện qua<br />
mổ mở ngã ngực trái có kèm cắt hoặc không cắt<br />
cơ vòng dưới thực quản là tiêu chuẩn điều trị<br />
cho hầu hết bệnh nhân và phẫu thuật viên(11,12,16).<br />
Gần đây cùng với sự tiến bộ của phẫu thuật nội<br />
soi và dụng cụ khâu nối thì việc tiếp cận phẫu<br />
tích và cắt túi thừa trở nên nhẹ nhàng hơn mổ hở<br />
truyền thống. Năm 1994 lần đầu tiên cắt túi thừa<br />
thực quản qua nội soi được thực hiện bởi tác giả<br />
Rosati, ông báo cáo 4 trường hợp đầu tiên với kết<br />
quả tốt, không biến chứng trong và sau phẫu<br />
thuật, tất cả bệnh nhân đều cải thiện triệu chứng<br />
sau mổ. Vài năm sau ông báo cáo thêm 7 trường<br />
hợp được phẫu thuật nội soi cho kết quả tốt, tuy<br />
nhiên trong đó một trường hợp bị xì thực quản<br />
phải mổ lại(14,15). Từ đó đến nay, có thêm nhiều<br />
nghiên cứu để đánh giá những ưu và nhược<br />
điểm của phẫu thuật nội soi so với mổ mở.<br />
Ngoài những ưu điểm chung của phẫu thuật nội<br />
soi so với mổ mở như ít đau hậu phẫu hơn, thời<br />
gian nằm viện ngắn hơn, thời gian hồi phục<br />
ngắn hơn, thì nội soi cắt túi thừa thực quản còn<br />
có những ưu điểm riêng như phẫu trường rõ<br />
ràng khi tiếp cận chỗ nối thực quản dạ dày, dễ<br />
tiếp cận phẫu tích túi thừa, cắt cơ vòng dưới và<br />
chống trào ngược dễ hơn, dễ đặt stapler theo<br />
trục dọc của thực quản khi cắt túi thừa(1,3,4,12,14),<br />
thông khí phổi tốt hơn và cũng tránh được dẫn<br />
<br />
24<br />
<br />
lưu khoang màng phổi khi tiếp cận qua ngã nội<br />
soi ngực trái (3,4). Tuy nhiên đối với các túi thừa có<br />
vị trí nằm cao cách tâm vị thực quản trên 10cm<br />
thì phẫu thuật nội soi có thể gặp khó khăn khi<br />
phẫu tích cổ túi và nguy cơ tổ thương màng<br />
phổi(6). Theo y văn, chỉ định phẫu thuật nội soi<br />
qua ngã ngực khi (1) khi có nghi ngờ dính trung<br />
thất, (2) kích thước túi thừa to, (3) sau khi phẫu<br />
thuật nội soi ngã bụng thất bại(8). Biến chứng<br />
nặng nề nhất của phẫu thuật là rò đường khâu<br />
và không thấy có sự khác biệt giữa mổ nội soi<br />
qua ngã bụng và ngực(8).<br />
Vẫn còn những tranh cãi về việc có nên cắt<br />
cơ thực quản hoặc chống trào ngược cùng với<br />
cắt túi thừa hay không(8). Cắt cơ vòng dưới<br />
không cần thực hiện khi không có bất thường<br />
vận động và mở cơ vòng dưới thực quản(19). Sự<br />
kết hợp giữa túi thừa thực quản và những rối<br />
loạn vận động thực quản vẫn còn chưa rõ<br />
ràng, tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây<br />
cho thấy tỉ lệ kết hợp này trên 75%, cắt túi<br />
thừa mà không chú ý đến những vận động bất<br />
thường của thực quản thường có tỉ lệ tái phát<br />
túi thừa và rò đường khâu lên đến 10-20%. Vì<br />
vậy có một sự thỏa thuận chung giữa các phẫu<br />
thuật viên là cần thiết phải cắt cơ thực quản<br />
đối bên cùng với túi thừa để sửa chữa những<br />
rối loạn vận động thực quản đi kèm(8). Mục<br />
tiêu điều trị của đa số tác giả hiện nay là cắt bỏ<br />
túi thừa, điều trị những rối loạn vận động<br />
thực quản, và chống trào ngược(3,8,13,15,19).<br />
Tỉ lệ trào ngược sau cắt cơ vòng dưới thực<br />
quản 14-57% cho nên một số tác giả đề nghị<br />
chống trào ngược thường quy ở những bệnh<br />
nhân có cắt cơ vòng dưới thực quản cùng với túi<br />
thừa(14,15). Tranh cãi vẫn còn về vấn đề chống trào<br />
ngược bằng phương pháp nào. Trong các nghiên<br />
cứu thì phương pháp Dor được thực hiện trong<br />
hầu hết các trường hợp sau này.<br />
Bảng 1: Các phương pháp điều trị qua 25 nghiên cứu<br />
từ y văn(8)<br />
Các phương pháp đi u tr<br />
Phương pháp ph u thu t n (%)<br />
N i soi l ng ng c<br />
<br />
n = 133<br />
19 (14)<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br />
C t túi th a<br />
C t túi th a + c t cơ vòng dư i<br />
C t túi th a + c t cơ vòng dư i + ch ng trào<br />
ngư c<br />
Không bi t<br />
N i soi b ng<br />
C t túi th a<br />
C t túi th a + c t cơ vòng dư i<br />
C t túi th a + ch ng trào ngư c<br />
C t túi th a + c t cơ vòng dư i + ch ng trào<br />
ngư c<br />
N i soi ng c + b ng<br />
Không bi t<br />
K thu t ch ng trào ngư c n (%)<br />
Dor<br />
Toupet<br />
Nissen<br />
Belsey<br />
<br />
8 (6)<br />
2 (2)<br />
2 (2)<br />
7 (5)<br />
112 (84)<br />
7 (5)<br />
1 (1)<br />
6 (5)<br />
98 (74)<br />
2 (2)<br />
2 (2)<br />
n = 106<br />
53 (50)<br />
35 (33)<br />
16 (15)<br />
2 (2)<br />
<br />
Chúng tôi đã điều trị thành công trường hợp<br />
túi thừa thực quản trên hoành bằng phẫu thuật<br />
nội soi ổ bụng, cắt túi thừa xuyên hoành. Trường<br />
hợp này chúng tôi không ghi nhận bất kỳ tình<br />
trạng bất thường vận động của thực quản trước<br />
mổ nên chỉ cắt túi thừa đơn thuần mà không cắt<br />
cơ vòng dưới đối bên và chống trào ngược. Hiện<br />
bệnh nhân được theo dõi 3 tháng không thấy tái<br />
phát triệu chứng lâm sàng cũng như về hình thể<br />
giải phẫu.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Túi thừa thự quản là bệnh lý hiếm gặp, việc<br />
chẩn đoán không khó nhưng việc điều trị vẫn<br />
còn bàn cải về chỉ định phẫu thuật cũng như<br />
phương pháp phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật<br />
nội soi trong điều trị cắt túi thừa thực quản hiện<br />
vẫn đang là đối tượng nghiên cứu của nhiều tác<br />
giả để đánh giá chính xác những ưu và khuyết<br />
điểm của phương pháp này. Qua ca lâm sàng<br />
của chúng tôi muốn góp một phần nhỏ kinh<br />
nghiệm của mình trong việc chẩn đoán và điều<br />
trị bệnh lý hiếm túi thừa thực quản.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
15.<br />
<br />
16.<br />
<br />
17.<br />
18.<br />
<br />
19.<br />
<br />
20.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Chami Z, Fabre J.M, Navarro F, Domergue J (1999). Abdominal<br />
Laparoscopic Approach for Thoracic Epiphrenic Diverticulum. Surg<br />
Endosc, 13:164-165.<br />
Fasano N. C, Levine M. S, Rubesin S. E, Redfen R. O, Laufer I<br />
(2003). Epiphrenic Diverticulum Clinical and Radiographic<br />
Findings in 27 Patients. Dysphagia, 18:9-15.<br />
<br />
Fisichella P.M (2012). Laparoscopic Repair of Epiphrenic<br />
Diverticulum. Semin Thorac Cardiovasc Surg, 24:223-228.<br />
Fisichella P.M, Pittman M, Kuo P.C (2011). Laparoscopic<br />
Treatment of Epiphrenic Diverticula: Preoperative Evaluation and<br />
Surgical Technique. How I Do It. Journal of Gastrointestinal<br />
Surgery, 15 (10):1866-1871.<br />
Garcia C.J, Dias A, Hejazi R.A, Burgos J.D, Huerta A,<br />
Zuckerman M.J (2011). Massive Upper Gastrointestinal Bleed<br />
from Epiphrenic Diverticulum. Am J Med Sci, 341 (5):411-413.<br />
Genio A, Rossetti G, Maffettone V, et al (2004). Laparoscopic<br />
Approach in the Treatment of Epiphrenic Diverticula: Long-Term<br />
Results. Surgical Endoscopy, 18 (5):741-745.<br />
Herbella FA, Dubecz A, Patti MG (2012). Esophageal Diverticula<br />
and Cancer. Dis Esophagus, 25 (2):153-158.<br />
Hirano Y, Takeuchi H, Oyama T, et al (2013). Minimally<br />
Invasive Surgery for Esophageal Epiphrenic Diverticulum: The<br />
Results of 133 Patients in 25 Published Series and Our Experience.<br />
Surg Today, 43 (1):1-7.<br />
Hung JJ, Hsieh CC, Lin SC, Wang LS (2009). Squamous Cell<br />
Carcinoma in a Large Epiphrenic Esophageal Diverticulum. Dig<br />
Dis Sci, 54 (6):1365-1368.<br />
Lee JH, Chae HS, Kim KH et al (2004). Delayed Primary Repair<br />
of Perforated Epiphrenic Diverticulum. J Korean Med Sci, 19<br />
(6):887-890.<br />
Motoyama S, Maruyama K, Okuyama M, Sasaki K, Sato Y,<br />
Ogawa J (2006). Laparoscopic Long Esophagomyotomy with Dor's<br />
Fundoplication Using a Transhiatal Approach for an Epiphrenic<br />
Esophageal Diverticulum. Surg Today, 36 (8):758-60.<br />
Onwugbufor MT, et al (2013). Surgical Management of<br />
Esophageal Diverticulum: A Review of the Nationwide Inpatient<br />
Sample Database. J Surg Res, 184 (1):120-125.<br />
Romario U.F, Ceolin M, Porta M, Rosati R (2012). Laparoscopic<br />
Repair of Epiphrenic Diverticulum. Semin Thorac Cardiovasc<br />
Surg, 24:213-217.<br />
Rosati R, Fumagalli U, Bona S, et al (2001). Laparoscopic<br />
Treatment of Epiphrenic Diverticula. J Laparoendosc Adv Surg<br />
Tech A, 11 (6):371-375.<br />
Rosati R, Fumagalli U, Elmore U, et al (2011). Long-Term<br />
Results of Minimally Invasive Surgery for Symptomatic Epiphrenic<br />
Diverticulum. Am J Surg, 201 (1):132-135.<br />
Soares R, Herbella FA, Prachand VN, et al (2010). Epiphrenic<br />
Diverticulum of the Esophagus. From Pathophysiology to<br />
Treatment. J Gastrointest Surg, 14 (12):2009-2015.<br />
Tedesco P, Fisichella PM, Way LW, Patti MG (2005). Cause and<br />
Treatment of Epiphrenic Diverticula. Am J Surg, 190 (6):891-894.<br />
Varghese TK, Marshall B, Chang AC, et al (2007). Surgical<br />
Treatment of Epiphrenic Diverticula: A 30-Year Experience. The<br />
Annals of Thoracic Surgery, 84 (6):1801-1809.<br />
Zaninotto G, Parise P, Salvador R, Costantini M, Zanatta L,<br />
Rella A, Ancona E (2012). Laparoscopic Repair of Epiphrenic<br />
Diverticulum. Semin Thorac Cardiovasc Surg, 24 (3):218-222.<br />
Zaninotto G, Portale G, Costantini M, Merigliano S, Guirroli E,<br />
Rizzetto C, Rampado S, Ancona E (2008). Long-Term Outcome<br />
of Operated and Unoperated Epiphrenic Diverticula. J Gastrointest<br />
Surg, 12 (9):1485-1490.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
<br />
31/10/2013<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
<br />
27/11/2013<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
20/02/2014<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />
25<br />
<br />