intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhân một trường hợp áp xe gan thứ phát sau mắc xương cá

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

58
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết báo cáo một ca lâm sàng áp xe gan thứ phát sau mắc xương cá, đó là một bệnh nhân (BN) nữ 83 tuổi được chẩn đoán xác định nhờ CTscan, điều trị lấy xương cá và dẫn lưu mủ ổ áp-xe gan qua một vết rạch nhỏ xuyên gan qua da.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhân một trường hợp áp xe gan thứ phát sau mắc xương cá

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP ÁP XE GAN THỨ PHÁT<br /> SAU MẮC XƯƠNG CÁ<br /> Phạm Văn Nhân*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mở đầu: Dị vật đường tiêu hóa là một vấn đề cấp cứu thường gặp, hầu hết có diễn biến thuận lợi. Tuy<br /> nhiên thỉnh thoảng vẫn gặp các biến chứng xảy ra, nhất là đối với các dị vật sắc nhọn mà đặc biệt là xương cá.<br /> Các biến chứng thường gặp như là viêm loét, xuất huyết, tắc nghẽn hay thủng đường tiêu hóa. Khi dị vật đi<br /> xuyên thành ống tiêu hóa nó thường gây nên các ổ áp-xe cạnh vị trí bị thủng. Áp-xe gan có thể hình thành do các<br /> ổ áp-xe có kèm dị vật này vỡ trực tiếp vào gan hoặc do vi trùng từ các ổ áp-xe trong ổ bụng đến gan theo đường<br /> tĩnh mạch cửa. Trong trường hợp rất hiếm hoi này, ổ áp-xe gan trái được hình thành với một xương cá nằm bên<br /> trong ổ áp-xe sau khi nó di chuyển ra khỏi dạ dày đến gan, mà không ghi nhận được bất cứ thương tổn nào của<br /> đường tiêu hóa hay áp-xe trong khoang bụng qua thăm khám lâm sàng, nội soi dạ dày, siêu âm, CTscan, ngoài ổ<br /> áp-xe gan có kèm dị vật xương cá.<br /> Mục tiêu nghiên cứu: Báo cáo một ca lâm sàng áp-xe gan thứ phát sau mắc xương cá.<br /> Đối tượng và phương pháp: một bệnh nhân (BN)nữ 83 tuổi được chẩn đoán xác định nhờ CTscan, điều<br /> trị lấy xương cá và dẫn lưu mủ ổ áp-xe gan qua một vết rạch nhỏ xuyên gan qua da.<br /> Kết quả: Áp-xe gan có thể được hình thành thứ phát từ một dị vật đường tiêu hóa mà BN có thể không còn<br /> nhớ khi nào và bằng cách nào họ đã nuốt vào. BN có thể không có các biến chứng tạo ra trên đường đi của dị vật<br /> ngoại trừ thương tổn cuối cùng ở gan. Chẩn đoán xác định nhờ siêu âm hoặc CTscan. Điều trị hiệu quả bằng<br /> thủ thuật ngoại khoa đơn giản và kháng sinh.<br /> Kết luận: Áp-xe gan thứ phát sau khi dị vật nuốt phải đi xuyên thành đường tiêu hóa đến cư trú ở gan và<br /> gây áp-xe là vô cùng hiếm gặp. Cần cảnh giác với các tình huống lâm sàng này để sớm chẩn đoán xác định và<br /> điều trị hiệu quả.<br /> Từ khóa: áp-xe gan, dị vật, xương cá.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> SECONDARY LIVER ABSCESS DUE TO A INGESTED FISH BONE MIGRATION - A CASE REPORT<br /> Pham Van Nhan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 25 - 28<br /> Introduction: Foreign body ingestion is a common problem in the emergency department. Most cases have<br /> uneventful outcome. But occasionally it can cause complications when foreign bodies are usually sharp metallic<br /> objects, especially that of fish bone. The complications are usually ulcers, bleeding, obstruction and perforation of<br /> the gastrointestinal tract. The foreign bodies could perforate the bowel wall leading to the formation of abscesses<br /> near by holes or peritonitis. Liver abscesses can arise from the primary abscesses ruptured into the liver. Portal<br /> hepatic absceses arise from intra-abdominal infectious sources. In this case report, it is a very rare liver abscess<br /> secondary to a ingested fish bone migration. The patient had only a unique abscess in the left lobe of the liver<br /> without another complication in one’s abdomen.<br /> Objective: Describing a rare case: liver abscess secondary to a fish bone ingestion.<br /> * Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch<br /> Tác giả liên lạc: Phạm Văn Nhân ĐT: 0903630352<br /> <br /> Email: nhanvp@yahoo.com<br /> <br /> Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br /> <br /> 25<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> Material and methods: A 83-year-old female patient with ingested fish bone liver abscess was detected by<br /> CTscans, and was treated with drainage of abscess and retrieval of fish bone by percutaneous transhepatic<br /> approach.<br /> Outcome: Liver abscess can arise secondary from ingested foreign bodies nevertheless patient could not<br /> recall any incident of foreign body ingestion.The patient can have only a unique hepatic abscess without another<br /> complication in one’s abdominal cavity. Accurate diagnosis is made by CTscans or ultrasound. The patient was<br /> treated simply by surgical operation and antibiotic.<br /> Conclusion: It is very rare for an ingested fish bone to lodge in the liver and present as a unique liver<br /> abscess. It highlights the importance of maintaining a high level of clinical acumen in managing this foreign body<br /> ingestion.<br /> Key words: liver abscess, ingested foreign body, fish bone.<br /> gây nên bất cứ một biến chứng nào khác trên<br /> ĐẠI CƯƠNG<br /> đường đi của nó.<br /> Dị vật đường tiêu hóa (TH) là bệnh<br /> BỆNH ÁN<br /> thường gặp. Phần lớn các dị vật đường TH<br /> theo phân ra ngoài, tuy nhiên vẫn có những<br /> Hành chính: BN Phan Thị O, 82t, nữ; địa chỉ:<br /> trường hợp dị vật gây ra biến chứng nguy<br /> Tỉnh lộ 10, Bình Trị Đông, Bình Tân, TPHCM.<br /> hiểm trên đường đi như: viêm loét, xuất<br /> Nhập viện ngày 25/7/2009.<br /> huyết, tắc nghẽn ống TH, hay đâm thủng<br /> Lí do nhập viện: đau thượng vị kèm sốt<br /> thành ống TH gây ra các nhiễm trùng nghiêm<br /> Bệnh sử: Khởi bệnh cách nhập viện 1 tuần<br /> trọng như: áp xe trung thất, viêm phúc<br /> với<br /> sốt,<br /> đau thượng vị, ăn uống kém, suy sụp đã<br /> mạc…(3,4). Khi đi xuyên thành ống TH ra<br /> điều trị thuốc không đỡ nên nhập viện. Không<br /> ngoài, dị vật còn có thể gây thương tổn các<br /> có tiền sử gì đặc biệt.<br /> tạng lân cận như khí phế quản, động mạch<br /> Lâm sàng<br /> chủ, bàng quang, âm đạo, và có thể gây nên<br /> cả áp-xe gan(4,2).<br /> Toàn trạng già yếu, niêm nhạt, không phù,<br /> <br /> Theo kinh điển thì áp-xe gan do 2 nhóm<br /> tác nhân<br /> Áp-xe gan amibe, và áp-xe gan sinh mủ<br /> (pyogenic abscess) bởi các tác nhân như vi<br /> khuẩn gram âm, gram dương, kỵ khí, vi sinh<br /> vật, nấm và ký sinh trùng, hoặc có khi không<br /> tìm thấy vi trùng (7%)(1,5).<br /> Các tác nhân gây nên áp-xe gan xâm nhập<br /> vào gan theo các con đường như: tĩnh mạch cửa,<br /> động mạch gan, đường mật, do chấn thương<br /> hay phẫu thuật, xâm nhập trực tiếp như thủng<br /> bít dạ dày vào gan, viêm túi mật hoại tử …, hoặc<br /> có khi không tìm thấy đường xâm nhập(1,5).<br /> Trong một tình huống hiếm gặp này, chúng tôi<br /> xin báo cáo một ca lâm sàng áp-xe gan thứ phát<br /> sau khi BN nuốt phải xương cá. Dị vật này đi<br /> xuyên qua dạ dày vào cư trú trong gan trái và<br /> gây nên một ổ áp-xe độc nhất ở đây, mà không<br /> <br /> 26<br /> <br /> vẻ mặt nhiễm trùng, môi khô, lưỡi bẩn, mạch:<br /> 100 lần/phút; nhiệt độ: 38,5oC; huyết áp:<br /> 110/70mmHg.<br /> Ăn uống kém, bụng mềm, gan trái to dưới<br /> ức 5cm, ấn vùng thượng vị đau chói, rung gan<br /> (+), Murphy (-).<br /> Tim phổi bình thường.<br /> <br /> Cận lâm sàng<br /> Huyết đồ: hồng cầu: 2700000 con/ml; Hb<br /> 7,7g%; bạch cầu: 16.300 con/ ml; bạch cầu trung<br /> tính: 87%.<br /> Chức năng gan, thận, đông máu, dấu ấn ung<br /> thư đều bình thường.<br /> Siêu âm: theo dõi áp-xe gan trái, kích thước<br /> 48 X 42 mm.<br /> <br /> Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> CTscan: áp-xe gan trái kích thước 5cm nằm<br /> sát thành bụng, có dị vật trong ổ áp-xe dài<br /> 35mm nghi do mắc xương cá.<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> BN được siêu âm hướng dẫn định vị vị trí<br /> dị vật trong gan qua thành bụng, sau đó chụp<br /> CTscan kiểm tra sau định vị, chuyển phòng mổ<br /> lấy dị vật.<br /> Tại phòng mổ BN được gây tê tại chỗ, rạch<br /> da theo hướng dẫn định vị dài 2,5cm qua da,<br /> cân cơ thành bụng, phúc mạc và thành ổ áp-xe<br /> gan thùy trái sát thành bụng, lấy dị vật trong ổ<br /> áp-xe, hút mủ, đặt dẫn lưu trực tiếp vào ổ áp xe.<br /> Dị vật là một xương cá dài 35mm một đầu nhọn<br /> một đầu tù. Thời gian mổ chỉ 15 phút.<br /> Sau mổ BN hồi phục nhanh chóng, xuất viện<br /> sau 5 ngày.<br /> Khám lâm sàng và siêu âm kiểm tra: 2 tuần<br /> sau mổ thấy không còn ổ áp-xe, chỉ còn sẹo tại<br /> chỗ áp-xe gan trái. BN hồi phục hoàn toàn, vết<br /> mổ lành tốt. Tái khám sau 6 tháng, 1 năm sau<br /> không ghi nhận dấu hiệu bất thường nào trên<br /> lâm sàng cũng như chẩn đoán hình ảnh ở gan, ổ<br /> bụng và ống tiêu hóa.<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Hình ảnh ổ áp xe gan (T) với dị vật xương cá nằm<br /> bên trong được định vị bằng 2 kim xuyên qua thành<br /> bụng trước mổ.<br /> Nội soi dạ dày tá tràng không phát hiện dấu<br /> bệnh lý.<br /> Chụp x-quang bụng đứng không sửa soạn<br /> không phát hiện được dấu dị vật.<br /> <br /> Chẩn đoán<br /> Áp-xe gan trái nghi do dị vật mắc xương cá.<br /> <br /> Điều trị ban đầu<br /> Chọc hút mủ ổ áp-xe gan dưới hướng dẫn<br /> siêu âm ra được 40ml mủ trắng đục, cấy vi trùng<br /> không mọc, điều trị kháng sinh Cephalosporin<br /> thế hệ 3 theo kinh nghiệm, truyền máu và điều<br /> trị nâng đỡ.<br /> <br /> Diễn tiến<br /> BN khỏe hơn, giảm sốt, ăn được ít, nhưng<br /> sau 5 ngày chọc hút và điều trị, siêu âm kiểm tra<br /> thì ổ áp-xe xuất hiện lại gần như cũ kèm dị vật<br /> bên trong. xét nghiệm kháng huyết thanh amibe<br /> (-), cấy mủ (-).<br /> <br /> Áp-xe gan thứ phát sau mắc dị vật xương cá<br /> là biến chứng cực kỳ hiếm gặp(4), ổ áp-xe gan có<br /> thể hình thành ở thùy trái gần dạ dày như<br /> trường hợp này, hay ở thùy phải gần tá tràng.<br /> BN có thể không còn nhớ vào thời điểm nào và<br /> bằng cách nào họ đã nuốt phải dị vật, đặc biệt là<br /> BN lớn tuổi, lú lẫn hay mắc bệnh tâm thần(4,2).<br /> Mặt khác áp-xe gan do nguyên nhân dị vật<br /> đường tiêu hóa thường không được nói đến(1,5);<br /> do đó rất khó chẩn đoán sớm trong thực hành<br /> lâm sàng mà thường bị lãng quên, và hầu hết<br /> được chẩn đoán xác định một cách tình cờ khi<br /> BN được siêu âm hay chụp CTscan. Ở BN này<br /> siêu âm lần đầu chưa phát hiện ra dị vật xương<br /> cá có lẽ là do thiếu cẩn thận và mất cảnh giác với<br /> tình huống hiếm gặp này, nhưng khi siêu âm<br /> lần hai thì xác định rất cụ thể.<br /> Thông thường dị vật xương cá sau khi nuốt<br /> phải theo phân ra ngoài hoặc gây nên các biến<br /> chứng trên ống tiêu hóa(3), hiếm hơn là gây<br /> thủng bít dạ dày tá tràng vào gan tạo nên ổ ápxe gan với sự hiện diện của xương cá tại chỗ<br /> thủng ống tiêu hóa(4). Trong trường hợp ca lâm<br /> <br /> Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br /> <br /> 27<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> sàng này điều đặc biệt ở chỗ ổ áp-xe gan thùy<br /> trái với dị vật xương cá bên trong được ghi nhận<br /> một cách đơn độc mà không thấy thương tổn<br /> nào khác trên thành ống tiêu hóa hay cạnh ống<br /> tiêu hóa qua khám lâm sàng, siêu âm, CTscan và<br /> nội soi tiêu hóa. Tình huống này tương tự như<br /> trường hợp áp-xe gan thứ phát sau khi một cây<br /> kim may bị gãy được một BN vô tình nuốt vào<br /> rồi di chuyển đến gan gây nên ổ áp-xe gan độc<br /> nhất ở thùy phải do tác giả Chintamani mô tả(2).<br /> Tuy nhiên điều khác biệt ở ca lâm sàng này là dị<br /> vật xương cá không đủ sắc nhọn, cứng và nhỏ<br /> nhắn như một mảnh kim may để dể dàng đi<br /> xuyên thành ống tiêu hóa vào gan.<br /> Vai trò của chẩn đoán hình ảnh mà đặc<br /> biệt là CTscan là rất quan trọng. CTscan giúp<br /> chẩn đoán xác định ổ áp-xe gan, dị vật tiêu<br /> hóa với các đặc tính của nó như vị trí và mối<br /> tương quan giữa dị vật và ổ áp-xe, hình dáng<br /> và kích thước của dị vật, và đặc biệt là đo<br /> được độ cản quang của dị vật để từ đó có thể<br /> dự đoán được bản chất của dị vật. Trong<br /> trường hợp này chúng tôi cũng đã chẩn đoán<br /> được nguyên nhân áp-xe gan là sau mắc<br /> xương cá trước mổ. Chẩn đoán hình ảnh còn<br /> giúp xác định thương tổn áp-xe gan do dị vật<br /> là duy nhất hay có kèm theo thương tổn nào<br /> khác ở cạnh thành ống tiêu hóa hay trong ổ<br /> bụng mà do dị vật tiêu hóa gây ra khi đâm<br /> thủng thành ống tiêu hóa chui ra ngoài đến<br /> cư trú ở gan.<br /> Trong điều trị ngoại khoa ổ áp-xe gan do dị<br /> vật tiêu hóa, các tác giả trước đây thường chọn<br /> đường mổ vào ổ bụng, vừa để dẫn lưu mủ, lấy<br /> dị vật, vừa để giải quyết thương tổn trên thành<br /> ống tiêu hóa hay cạnh ống tiêu hóa, hoặc để<br /> <br /> 28<br /> <br /> thám sát con đường di chuyển của dị vật từ ống<br /> tiêu hóa vào gan, mà có khi chỉ còn thấy các mô<br /> xơ và dây dính nối liền từ dạ dày tá tràng đến<br /> gan, nơi mà trước đó dị vật đi qua(4,2). Trong<br /> trường hợp này chúng tôi chỉ thực hiện một vết<br /> mổ nhỏ ở thượng vị xuyên gan qua da vào ổ ápxe gan trái để dẫn lưu mủ và lấy dị vật với<br /> phương pháp vô cảm là gây tê tại chỗ, mà<br /> không thực hiện một cuộc mổ lớn vào ổ bụng để<br /> thám sát vì cho rằng không cần thiết và càng<br /> không nên ở một BN lớn tuổi suy kiệt khi đã<br /> được chẩn đoán chỉ có một ổ áp-xe gan đơn độc<br /> có kèm dị vật bên trong nằm sát thành bụng. Kết<br /> quả điều trị càng được củng cố hơn khi BN<br /> được phục hồi hoàn toàn sau một thời gian dài<br /> theo dõi sau phẫu thuật.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Thương tổn áp-xe gan đơn độc do dị vật<br /> xương cá sau khi vô tình nuốt phải di chuyển<br /> đến gan là vô cùng hiếm gặp, cần cảnh giác<br /> trong thực hành lâm sàng và nhờ đến chẩn<br /> đoán hình ảnh để xác định. Khi đó việc điều<br /> trị trở nên đơn giản và mang lại kết quả rất tốt<br /> cho bệnh nhân.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> 5.<br /> <br /> Barnes SA., Lillemoe KD. (1997). Liver abscess and hydatid cyst<br /> disease. In: Zinner MJ. Maingot’s Abdominal Operations, Vol 2, 1o<br /> th edition, pp1513-1534. Appleton & Lange, Stamfort.<br /> Chintamani et al. (2003). Liver abscess secondary to a broken<br /> needle migration. A case report. BMC Surgery 2003 (3-8).<br /> Evers BM (2001). Small bowel. In: Townsend. Sabiston Textbook of<br /> Surgery, Vol 2, 16th edition, pp 873-914. W.B. Saunders company,<br /> Philadenphia.<br /> Fan KL (2002). Liver abscess caused by a fish bone. Hong Cong<br /> Journal of Emergency Medicine, Vol 9, (162-164).<br /> Meyers WC, Kim RD (2001). Pyogenic and amebic liver abscess, In:<br /> Townsend. Sabiston textbook of surgery, Vol 2, 16th edition, pp<br /> 1044-1059. W.B. Saunders company, Philadenphia.<br /> <br /> Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2