Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP SÁN LÁ GAN LỚN KÝ SINH TẠI PHỔI<br />
GÂY CHẨN ĐOÁN NHẦM VỚI UNG THƯ<br />
Nguyễn Văn Đề*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bệnh ký sinh trùng có thể gây nên các khối u gây chẩn đoán nhầm với ung thư, trong đó có sán lá gan lớn.<br />
Mục tiêu: Thông báo ca bệnh nhiễm sán lá gan lớn bị chẩn đoán nhầm với K phổi.<br />
Phương pháp: Mô tả và phân tích bệnh án.<br />
Kết quả: Bệnh nhân nam giới 36 tuổi ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội vào bệnh viện Hà nội tháng 10/2012 có<br />
triệu chứng ho ra máu từng đợt, chụp phổi có u ở thùy dưới phổi phải, hạch rốn phổi to và được chẩn đoán là<br />
ung thư phổi mặc dầu có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh ký sinh trùng (bạch cầu ái toan tăng cao). Mổ cắt thùy<br />
phổi có khối u, hạch phổi và một phần màng tim. Sau khi phẫu thuật, phân tích khối u cho thấy không phải ung<br />
thư mà là do sán lá gan lớn gây nên.<br />
Kết luận: Bệnh sán lá gan lớn ký sinh ở phổi có thể gây chẩn đoán nhầm với ung thư phổi.<br />
Từ khóa: Ung thư, ký sinh trùng, bạch cầu ái toan, Fasciola<br />
<br />
ABSTRACT<br />
A CASE STUDY OF LUNG FASCIOLIASIS FOR MISDIAGNOSIS AS CANCER<br />
Nguyen Van De* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 130 - 134<br />
Parasitic diseases, including fascioliasis caused the tumor for misdiagnosis as cancer.<br />
Objectives: To report case study for misdiagnosis between fascioliasis and lung cancer.<br />
Methods: Describe and analysis a case-record.<br />
Results: A 36-year-old man residing in a village of Chuong My district, Hanoi City, visited the Hanoi<br />
Hospital in October 2012. He have uncontinuos hemoptysis, have lung tumor in lower lobe by X-ray and CT<br />
scanner and big lung gland. This case was misdiagnosis as lung cancer, despite have been the symptoms<br />
suspected fascioliasis (as eosinophilia).Operation for cutting a lower lobe of lung. Analysis for tumor after<br />
operation showed that no cancer and caused by Fasciola<br />
Conclusions: The lung fascioliasis cans misdiagnosis as lung cancer.<br />
Key words: Cancer, Parasite, Eosinophil, Fasciola.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Con người bị bệnh do nhiều nguyên nhân<br />
gây nên. Mỗi nguyên nhân gây bệnh có những<br />
triệu chứng lâm sàng/cận lâm sàng nhất định và<br />
mỗi triệu chứng/hình ảnh có thể do nhiều<br />
nguyên nhân gây nên, trong đó có ký sinh<br />
trùng. Có những bệnh với triệu chứng lâm sàng<br />
rất đặc hiệu nhưng cũng có nhiều bệnh lâm<br />
sàng không đặc hiệu, thậm chí còn không biểu<br />
<br />
hiện lâm sàng. Việt Nam là nước nhiệt đới, có<br />
đủ các điều kiện để bệnh ký sinh trùng lưu hành<br />
rộng khắp cả nước và gây ảnh hưởng lớn đến<br />
sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt gây ra những triệu<br />
chứng hay hình ảnh tổn thương do ký sinh<br />
trùng rất đa dạng. Do vậy, trên thực tiễn lâm<br />
sàng, kể cả chẩn đoán hình ảnh nhiều trường<br />
hợp chẩn đoán nhầm, thậm chí có trường hợp<br />
đến khi xuất viện vẫn chưa tìm được nguyên<br />
nhân gây bệnh hoặc có trường hợp phẫu thuật<br />
<br />
* Đại học Y Hà Nội<br />
Tác giả liên lạc: PGS TS. Nguyễn Văn Đề, ĐT: 0912377281, Email: ngvdeyhn@gmail.com<br />
<br />
130<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
không cần thiết(8). Chính vì thế, chúng tôi muốn<br />
chia sẻ một số thông tin cần thiết nhân một bệnh<br />
nhân bị sán lá gan lớn ký sinh ở phổi đã chẩn<br />
đoán nhầm với u phổi để nhằm giảm thiểu chẩn<br />
đoán nhầm trong lâm sàng có liên quan đến<br />
bệnh ký sinh trùng.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Phân tích bệnh án: lâm sàng, cận lâm sàng<br />
Xác định các yếu tố gây chẩn đoán nhầm<br />
ung thư<br />
Xác định các yếu tố trong chẩn đoán sán lá<br />
gan lớn<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Giới thiệu bệnh án<br />
Bệnh nhân nam giới Trần Văn T. 36 tuổi, địa<br />
chỉ xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ, Hà Nội,<br />
công nhân công ty xi măng. Vào Bệnh viện Hà<br />
Nội 8/10/2012 với lý do ho ra máu, diễn biến<br />
từng đợt suốt 2 tháng và mức độ tăng dần, gầy<br />
sút.<br />
<br />
Diễn biến lâm sàng<br />
Lúc đầu ho từng đợt, ngứa họng, cảm giác<br />
tanh họng và khạc nhổ đờm lẫn máu màu đỏ, số<br />
lượng ít, ho như vậy từng đợt trong tháng,<br />
không đau rát, không sốt, kém ăn, gầy sút (1 kg).<br />
Khám toàn thân<br />
Không sốt, tỉnh táo, huyết áp 110/70, mạch<br />
đều 81 lần/phút, cân nặng 57 kg.<br />
Cận lâm sàng<br />
+ Xét nghiệm huyết học:<br />
Xét nghiệm lần 1: Hồng cầu 4,9T/L (bình<br />
thường 4,0-5,8T/L), Hb 138 G/L (bình thường<br />
125-160G/L), Hematocrit 40% (bình thường 4047%), thể tích trung bình hồng cầu 81,1fL (bình<br />
thường 85-95 fL); số lượng bạch cầu 16,09 G/L<br />
(bình thường 4,0-10 G/L), bạch cầu trung tính<br />
46,6% (bình thường 50-75%), bạch cầu Lympho<br />
9,5% (bình thường 20-45%), bạch cầu Mono 3,0%<br />
(bình thường 1,0-6,0%), bạch cầu ưa Acid 39,5%<br />
(bình thường 1,0-4,0%), bạch cầu ưa Basơ 0,1%<br />
(bình thường 0-2%), số lượng tiểu cầu 149 G/L<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
(bình thường 150-450).<br />
Xét nghiệm lần 2: Hồng cầu 5,65T/L (bình<br />
thường 4,0-5,8T/L), Hb 168 G/L (bình thường<br />
125-160G/L), Hematocrit 47% (bình thường 4047%), thể tích trung bình hồng cầu 83,2fL (bình<br />
thường 85-95 fL); số lượng bạch cầu 16,18 G/L<br />
(bình thường 4,0-10 G/L), bạch cầu trung tính<br />
37,4% (bình thường 50-75%), bạch cầu Lympho<br />
11,9% (bình thường 20-45%), bạch cầu Mono<br />
3,2% (bình thường 1,0-6,0%), bạch cầu ưa Acid<br />
45,4% (bình thường 1,0-4,0%), bạch cầu ưa Basơ<br />
0,2% (bình thường 0-2%), số lượng tiểu cầu 192<br />
G/L (bình thường 150-450).<br />
+ Xét nghiệm sinh hóa:<br />
CRP hs 10,82 mg/dl (bình thường ≤ 0,5), ion<br />
Na 137 mmol/l (bình thường 135-145), ion Kali<br />
3,89 mmol/l (bình thường 3,5-5), ion Clo 100,5<br />
mmol/l (bình thường 98-106), Calci 2,16 mmol/l<br />
(bình thường 2,15-2,6).<br />
+ Xét nghiệm khác: Siêu âm gan có 2 nốt<br />
tăng âm không bóng cản, đường kính 9 mm,<br />
nghĩ đến u máu. Hình ảnh CT có u phổi phải và<br />
hạch rốn phổi sưng.<br />
<br />
Hội chẩn phẫu thuật<br />
Bệnh nhân đã được điều và theo dõi 2 ngày<br />
(8/10 đến 9/10/2012) với có u thùy dưới phổi<br />
phải, chẩn đoán theo dõi K phổi. Kết luận sau<br />
hội chẩn là K phổi, chỉ định mổ cắt thùy phổi.<br />
Kết quả phẫu thuật<br />
Phẫu thuật cắt bỏ thùy dưới phổi phải,<br />
nạo vét hạch và cắt bỏ một phần màng tim.<br />
Màng phổi không dính, không có dịch, thùy<br />
phổi trên, giữa mềm mại, không có u, thùy<br />
dưới có u đường kính 3 x 4 cm, rắn chắc,<br />
không xâm lấn lá tạng.<br />
Xử lý tổn thương sau phẫu thuật<br />
+ Sinh thiết hạch: 3 sinh thiết 0,5 mm màu<br />
nâu, cắt mảnh nhuộm HE, PAS, Gieson, kết quả<br />
cho thấy các mảnh cắt mô hạch với cấu trúc các<br />
nang Lympho quá sản, phát triển vào vùng tuỷ<br />
và vùng tủy tăng sinh mô bào xoang, không<br />
thấy tế bào ác tính. Kết luận: hạch quá sản phản<br />
ứng.<br />
<br />
131<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
+ Làm tiêu bản khối u: mô phổi có nang hoại<br />
tử đông kèm vách xơ dày rõ với phản ứng mô<br />
hạt dị vật, có nhiều bạch cầu ái toan, một số tế<br />
bào khổng lồ, trong nang có cấu trúc của sán lá<br />
gan lớn cắt ngang (hình 1), trong mạch máu có<br />
huyết khối, mô phổi xung quanh có hiện tượng<br />
viêm long không đặc hiệu phần lớn là mô liên<br />
kết và không có tế bào u.<br />
+ Kiểm tra huyết thanh chẩn đoán: ELISA<br />
dương tính (hiệu giá 1/3200) với kháng nguyên<br />
sán lá gan lớn.<br />
<br />
Hình 1: Tiêu bản cắt mảnh qua u phổi có hình ảnh<br />
sán lá gan lớn<br />
<br />
Những yếu tố gây chẩn đoán nhầm ung<br />
thư<br />
Trên bệnh nhân có ho ra máu từng đợt, chụp<br />
phổi có khối u ở phổi và có hạch rốn phổi sưng<br />
to.<br />
<br />
Những yếu tố là triệu chứng của bệnh sán<br />
lá gan lớn<br />
Có tổn thương gan, có bạch cầu ái toan tăng<br />
cao và đặc biệt có ELISA dương tính cao (hiệu<br />
giá 1/3200) với kháng nguyên sán lá gan lớn.<br />
<br />
Những vấn đề khác<br />
Do bỏ sót những dấu hiệu nghi ngờ bệnh ký<br />
sinh trùng nên không kiểm tra nguyên nhân này<br />
trước khi quyết định phẫu thuật.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Những tổn thương “dạng u” do ký sinh<br />
trùng gây nên<br />
<br />
132<br />
<br />
Khối u là tổ chức tế bào phát triển quá mức<br />
bình thường tạo nên. Trên nguyên tắc chung,<br />
mọi tế bào của cơ thể đều có thể phát triển thành<br />
khối u (sinh u). Khối u được chia thành 2 nhóm<br />
chính là u lành tính và u ác tính (ung thư). Các<br />
khối u lành tính thường tồn tại hoà bình với cơ<br />
thể, trừ trường hợp quá to gây chèn ép hoặc bị<br />
viêm nhiễm hoặc u nội tiết gây rối loạn chức<br />
năng. Các u ác tính đều gây nguy hiểm với sức<br />
khoẻ với mức độ khác nhau tuỳ thuộc từng loại<br />
tế bào và từng loại tổ chức, phủ tạng. Khối u được tạo ra hết sức đa dạng cả về vị trí, tính chất<br />
nguy hiểm, nguyên nhân và bệnh sinh. Các khối<br />
u có thể gặp ở mọi cơ quan và tổ chức của cơ<br />
thể, chính vì vậy mà bệnh nhân bị u không chỉ<br />
có ở bệnh viện u bướu mà ở tất cả các bệnh viện<br />
từ đa khoa đến chuyên sâu. Đó là chưa kể<br />
những người chung sống hoà bình với khối u<br />
lành tính suốt đời không đến bệnh viện. Các tác<br />
nhân gây khối u bao gồm đột biến gen nguyên<br />
phát /thứ phát, loạn sản tế bào tại chỗ, viêm<br />
nhiễm /xơ hoá dẫn đến sinh u, các tuyến nội tiết<br />
tăng sinh phì đại do thiếu hocmon, các tác nhân<br />
ngoại lai như vius, vi trùng, ký sinh trùng, hoá<br />
chất độc hại (do nhiễm vô tình từ môi trường<br />
hay cố ý như thuốc lá, rượu...). Trong vô vàn<br />
nguyên nhân sinh u như vậy, có nguyên nhân<br />
do ký sinh trùng. Ví dụ các u dưới da do ấu<br />
trùng giun sán, khối u trong phủ tạng như gan,<br />
phổi phúc mạc, não, tinh hoàn, buồng trứng...<br />
đều có thể do ký sinh trùng gây nên. Những<br />
khối u ác tính trong gan, đặc biệt là ung thư<br />
đường mật cholangiocarcinoma có vai trò của<br />
ký sinh trùng ký sinh tại gan, nhất là sán lá gan.<br />
Khối u do ký sinh trùng hầu như không tự khỏi<br />
mà cần có can thiệp đúng tuỳ từng loài ký sinh<br />
trùng(2). Bản thân ký sinh trùng sinh u không<br />
những là tác nhân gây ung thư như sán lá gan<br />
mà khối u đã làm cho các nhà lâm sàng chẩn<br />
đoán nhầm với u ác tính và xử lý như một ung<br />
thư (phẫu thuật cắt bỏ, tiêm/truyền hoá chất,<br />
chạy tia xạ...) dẫn đến hậu quả không tốt cho<br />
bệnh nhân, nhất là suy sụp tinh thần bệnh nhân.<br />
Các loài ký sinh trùng thường gây u như sán lá<br />
gan, sán lá phổi, ấu trùng sán lợn, giun đũa chó,<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
giun đầu gai v.v…Để tránh nhầm lẫn đáng tiếc<br />
xẩy ra, chúng ta cần xem xét vị trí các khối u,<br />
đặc điểm của từng khối u và các biểu hiện lâm<br />
sàng/cận lâm sàng kèm theo để xác định có phải<br />
khối u do ký sinh trùng hay không(8).<br />
<br />
Tổn thương do sán lá gan lớn gây chẩn<br />
đoán nhầm với u<br />
Khi sán lá gan lớn Fasciola ký sinh trong gan<br />
gây nên tổn thương dạng khối u nhưng có âm<br />
hỗn hợp trên siêu âm, đặc biệt có ELISA dương<br />
tính với kháng nguyên sán lá gan lớn và có bạch<br />
cầu ái toan tăng cao trong máu (bệnh này lưu<br />
hành trên toàn quốc với trên 20.000 bệnh nhân ở<br />
ít nhất 52 tỉnh)(6). Điều đáng lưu ý là sán lá gan<br />
lớn ngoài ký sinh ở gan, còn bất thường sán non<br />
có thể di chuyển và ký sinh trong cơ bắp, phúc<br />
mạc, đại tràng, khớp gối, tuyến vú, dưới da, tim,<br />
phổi, màng phổi, ổ mắt, thành bụng, ruột thừa,<br />
tuỵ, lách, hạch bẹn, hạch cổ, mào tinh hoàn<br />
...gây nên những khối u nơi ký sinh rất khó chẩn<br />
đoán(1). Trong nghiên cứu này là sán lá gan lớn<br />
ký sinh ở phổi, ở Việt nam đã gặp sán lá gan lớn<br />
ký sinh ở dưới da ngực, tuyến vú, bắp chân và<br />
khớp gối(7).<br />
<br />
Những vấn đề cần lưu ý trong lâm sàng để<br />
tránh chẩn đoán nhầm bệnh ký sinh trùng<br />
với bệnh khác<br />
Khối u dưới da hay ở các phủ tạng do ấu<br />
trùng giun đũa chó Toxocara hay giun<br />
Gnathostoma gây nên sẽ có ELISA dương tính với<br />
kháng nguyên tương ứng (đã có hàng nghìn<br />
bệnh nhân rải rác trên toàn quốc), đặc biệt vị trí<br />
ký sinh là bất kỳ trên cơ thể nên dễ nhầm với<br />
nhiều bệnh khác.<br />
Đôi khi bệnh sán lá gan nhỏ<br />
Clonorchis/Opisthorchis gây nhiều khối u rải rác<br />
trong gan như các khối u di căn (đã gặp ở Bệnh<br />
viện 108), đó là các ổ sán trong đường mật của<br />
gan được quan sát trên siêu âm. Trong trường<br />
hợp này cần xét nghiệm phân tìm trứng sán hay<br />
làm phản ứng huyết thanh ELISA. Những<br />
trường hợp đã biến chứng u đường mật<br />
cholangiocarcinoma thì xử trí khó khăn hơn (đã<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
gặp nhiều ở Bệnh viện Việt Đức). Bệnh sán lá<br />
gan nhỏ phân bố ở ít nhất 24 tỉnh, có địa<br />
phương tỷ lệ nhiễm tới 37,3-40,1%, có bệnh nhân<br />
nhiễm tới 1.270 sán(4,7).<br />
Khối u do sán lá phổi, trên hình ảnh Xquang<br />
phổi do sán lá phổi Paragonimus, nhiều khi<br />
nhầm ổ sán với u phổi hay lao phổi (đã gặp ở<br />
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương và các<br />
tỉnh, có bệnh nhân nữ 13 tuổi, 2003 ở Đà BắcHòa Bình vào Bệnh viện chẩn đoán u phổi, chỉ<br />
định mổ cắt lá phổi có u, nhưng khi xác định<br />
sán lá phổi và điều trị 2 ngày khỏi và khối u<br />
biến mất. Năm 2008, bệnh nhân sán lá phổi 8<br />
tuổi ở Tuyên Quang cũng chẩn đoán nhầm u<br />
phổi và mổ cắt thùy phổi, trong khối u có 2 sán<br />
lá phổi (nếu chẩn đoán đúng không cần mổ).<br />
Bệnh sán lá phổi phân bố tại ít nhất 10 tỉnh miền<br />
núi phía Bắc, có nơi 15% (Sơn La)(3). Cần xét<br />
nghiệm đờm nhiều lần để tìm trứng sán hay làm<br />
phản ứng huyết thanh ELISA.<br />
Khối u do bệnh ấu trùng sán lợn<br />
cysticercosis gây các u dưới da dễ nhầm với<br />
bệnh da liễu, cần sinh thiết tìm đầu sán trong u;<br />
ấu trùng sán lợn ở não gây động kinh, co giật,<br />
liệt...nhầm với u não, cần chụp CT não và làm<br />
ELISA để xác định; bệnh ấu trùng sán lợn ở mắt<br />
gây nhầm với một số bệnh ở mắt. Bệnh ấu trùng<br />
sán lợn phân bố rải rác ở ít nhất 50 tỉnh, có nơi<br />
tỷ lệ nhiễm 7,2% (như ở Bắc Ninh)(5).<br />
Ngoài ra có một số ký sinh trùng hiếm gặp<br />
khác gây u và sinh u như ấu trùng sán nhái,<br />
giun chỉ tổ chức(6).<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Bệnh nhân nam giới 36 tuổi có ho ra máu, có<br />
u ở thùy dưới phổi phải, hạch to và được chẩn<br />
đoán là ung thư phổi. Mổ cắt khối u, hạch phổi<br />
và một phần màng tim. Sau khi phẫu thuật,<br />
phân tích khối u cho thấy không phải ung thư<br />
mà là do sán lá gan lớn gây nên. Như vậy là sán<br />
lá gan lớn ký sinh ở phổi gây chẩn đoán nhầm<br />
với ung thư phổi.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
Mas-Coma S, Bargues MD (1997). Human liver flukes: A review.<br />
Res Rev Parasitol 1997; 57: 145-218.<br />
<br />
133<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
134<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nguyễn Văn Đề, Đỗ Tuấn Anh (2011). Nhiễm sán lá gan lớn trên<br />
nhóm người được chẩn đoán lá U gan tại bệnh viện Việt Đức<br />
năm 2006-2010. Tạp chí Y học thực hành. Số 8/2011. Tr 169-172<br />
Nguyễn Văn Đề, Lê Khánh Thuận, Lê Thanh Hoà (2005). Sán lá<br />
phổi (Lung fluke). Nhà xuất bản Y học. Hà Nội, 2005.<br />
Nguyễn Văn Đề, Lê Khánh Thuận (2004). Sán lá gan (Liver fluke).<br />
Nhà xuất bản Y học. Hà Nội, năm 2004.<br />
Nguyễn Văn Đề (2004). Bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn ở người<br />
Việt Nam. Tạp chí Thông tin Y Dược Số 9/2004. Tr13-16<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
8.<br />
<br />
Nguyễn Văn Đề (2012). Cập nhật bệnh Ký sinh trùng ở Việt<br />
Nam. Báo cáo tại Hội nghị Khoa học Quốc tế Mekong-Sante-110 năm<br />
Đại học Y Hà Nội. Tiểu ban Truyền nhiễm Vi sinh-Ký sinh trùng.<br />
Tr. 9-21<br />
Nguyễn Văn Đề (2005). Sán lá gan với ung thư gan mật. Tạp chí Y<br />
họcViệt Nam. Tập 310. Tháng 5/2005. Tr 35-52.<br />
Nguyễn Văn Đề (2011). Vấn đề bệnh Ký sinh trùng gây chẩn<br />
đoán nhầm trong lâm sàng. Tạp chí Thông tin Y Dược Số 3/2011.<br />
Tr 2-5.<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />