Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP U MÔ BÀO XƠ ĐA HÌNH ÁC TÍNH <br />
GÂY BIẾN DẠNG MẶT TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2012 <br />
Phó Hồng Điệp*, Hoàng Ngọc Thạch*, Ivo Leuschner** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặc vấn đề: U mô bào xơ đa hình ác tính là u ác tính của mô mềm hầu hết thấy ở người trên 40 tuổi. U <br />
hiếm gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Vị trí u thường ở chi dưới, sau đó là chi trên, sau phúc mạc. Chỉ có 3% U <br />
mô bào xơ ác tính xảy ra ở đầu và cổ. Chúng tôi thông báo 01 trường hợp bệnh nhân nam 14 tuổi được chẩn <br />
đoán U mô bào xơ đa hình ác tính vùng mặt tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2012. <br />
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình thái học của U mô bào xơ đa hình ác tính tại vùng mặt. <br />
Đối tượng và phương pháp: Mô tả 01 ca bệnh. <br />
Kết quả: Khối u lớn, lan tỏa gây biến dạng toàn bộ mặt. Sinh thiết u thấy các tế bào hình thoi dạng nguyên <br />
bào xơ, mô bào và các tế bào đa hình thái. Chẩn đoán phân biệt với sarcôm xơ, sarcôm nguyên bào xơ ‐ cơ trơn, <br />
sarcôm cơ vân... Hóa mô miễn dịch (HMMD): Vimentin(+), SMA(+), CD68(+) và Desmin(‐). <br />
Kết luận: U mô bào xơ ác tính týp đa hình. Kết quả nghiên cứu đã được so sánh và tham khảo y văn. <br />
Từ khóa: U mô bào xơ đa hình ác tính, u mô mềm <br />
<br />
ABSTRACT <br />
PLEOMORPHIC MALIGNANT FIBROUS HISTIOCYTOMA <br />
OF THE FACE: A CASE REPORT <br />
Pho Hong Diep, Hoang Ngoc Thach, Ivo Leuschner* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * <br />
Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 221 ‐ 225 <br />
Background: Pleomorphic malignant fibrous histiocytoma (Pleomorphic‐MFH) is a malignant neoplasm of <br />
soft tissue most common presented in patients over age 40. Rare examples may be encountered in children, <br />
adolescents and young adults. It affects the lower extremities, the upper extremities and the retroperitoneum in <br />
order of decreasing incidence, and only 3% of MFH occur in the head and neck. We report a 14 year‐ old boy with <br />
pleomorphic‐MFH in the face, diagnosed at National Hospital of Pediatrics in 2012. <br />
Aim: Describe the morphology of the pleomorphic‐MFH in the face. <br />
Subject and method: Case study. <br />
Results: A big mass deformed face. The incisional biopsy specimens revealed proliferation of malignant <br />
spindle cells as fibroblastic and histiocytic cells, with pleomorphic cells. Differential diagnoses included <br />
fibrosarcoma, myofibroblastic sarcoma, rhabdomyosarcoma (RMS)… Immunohistochemistry: Vimentin (+), <br />
SMA (+), CD68 (+) and Desmin (‐). <br />
Conclusion: The histological diagnosis was pleomorphic malignant fibrous histiocytoma which can affected <br />
in adolescent. An early diagnosis may be useful for treatment. <br />
Key words: pleomorphic malignant fibrous histiocytoma, soft tissue tumours <br />
*Khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương. <br />
** Khoa Giải phẫu bệnh Nhi, Bệnh viện Đại học Schleswig‐Holstein, Campus Kiel, Đức. <br />
Tác giả liên lạc: BS. Phó Hồng Điệp ĐT: 090.479.1482. Email: hd2121182@yahoo.com. <br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh <br />
<br />
221<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
U mô bào xơ đa hình ác tính (Pleomorphic <br />
malignant fibrous histiocytoma) là u ác tính của <br />
mô mềm được phát hiện đầu tiên năm 1963 bởi <br />
Ozzello và cộng sự(2). U có tên gọi khác là <br />
Sarcôm đa hình không biệt hóa độ ác tính cao <br />
(Undifferentiated high‐grade pleomorphic <br />
sarcôm)(1). Đây là một u mô liên kết ác tính đa <br />
hình (pleomorphic sarcôm) đặc trưng bởi sự biệt <br />
hóa của các nguyên bào sợi và mô bào với tỉ lệ <br />
thay đổi, sắp xếp dạng xoáy lốc “storiform”. <br />
<br />
rất lớn vùng mặt. <br />
Bệnh diễn biến gần 4 năm nay, khởi đầu <br />
thường xuyên nghẹt mũi 2 bên (phải thở đường <br />
miệng), gần đây có chảy máu mũi. Đã khám ở <br />
nhiều nơi không đỡ, u lớn dần Æ vào BV Nhi <br />
TW. <br />
Khối u khoảng 10x10 (cm) gây biến dạng <br />
hoàn toàn vùng trán‐ mũi‐ mặt và đẩy lồi 2 mắt <br />
ra phía trước. Thị lực và thính lực bên T giảm <br />
nhẹ. <br />
<br />
Hầu hết các trường hợp U mô bào xơ ác tính <br />
xảy ra ở người lớn trên 40 tuổi và tỷ lệ mắc <br />
nhiều nhất ở độ tuổi 60‐70. Hiếm thấy có trường <br />
hợp u xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên. Tỷ <br />
lệ nam: nữ khoảng 1,2:1(1) <br />
U thường xuất hiện ở chi dưới, tiếp theo là <br />
chi trên và vùng sau phúc mạc(1,2). Chỉ có 3% các <br />
trường hợp U mô bào xơ ác tính xảy ra ở vùng <br />
đầu‐ cổ và trong số đó 30% ở vùng mũi xoang(4). <br />
Khối u lớn, ít đau, các triệu chứng chủ yếu liên <br />
quan đến vị trí khối u và ảnh hưởng tới các vùng <br />
lân cận(2). Di căn xa đến phổi hay gặp nhất, tiếp <br />
đến là xương và gan(1,2,4). <br />
Với những đặc điểm trên, chúng tôi nhận <br />
thấy U mô bào xơ ác tính tại vùng mặt ở lứa tuổi <br />
thiếu niên là khá hiếm gặp. Vì vậy, chúng tôi <br />
thông báo một trường hợp với mục tiêu: <br />
Mô tả đặc điểm hình thái học của U mô bào <br />
xơ đa hình ác tính vùng mặt <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP <br />
Đối tượng <br />
Nam 14 tuổi, vào viện ngày 22/10/2012 tại <br />
Bệnh viện Nhi Trung ương. Chẩn đoán GPB: U <br />
mô bào xơ ác tính típ đa hình. <br />
<br />
Phương pháp <br />
Mô tả 1 ca bệnh. <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Báo cáo ca bệnh. <br />
<br />
Lâm sàng <br />
Nam thiếu niên 14 tuổi vào viện với khối u <br />
<br />
222<br />
<br />
Hình 1: BN nam 14 tuổi và khối u lớn gây biến dạng <br />
mặt. <br />
<br />
Chẩn đoán hình ảnh <br />
Chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não <br />
‐ Khối u lớn 9x14x14,5 cm chiếm toàn bộ <br />
vùng sàng mũi và các xoang nền sọ. Tổ chức u <br />
đặc, không đồng nhất, trung tâm có ổ hoại tử <br />
lớn 6x7x9 cm. <br />
‐ U ranh giới rõ, lan lên trên tiến sát vùng <br />
màng não và trán 2 bên, lan ra sau xâm lấn vùng <br />
yên và dốc nền, lan xuống dưới ép sát toàn bộ <br />
khẩu cái gây hẹp khoang họng. Do khối choán <br />
chỗ nên không thấy cấu trúc bình thường của <br />
ngách mũi, các cuốn mũi và vùng hầu mũi. <br />
Không thấy cấu trúc các xoang sàng, xoang hàm <br />
và xoang bướm. Hệ thống não thất, bể não hình <br />
thái bình thường <br />
<br />
Giải phẫu bệnh <br />
Sinh thiết 3 mảnh nhỏ 0,4cm từ vùng xương <br />
hàm trên T. <br />
Mô học thấy hình ảnh nổi bật của một số tế <br />
bào đa hình trên nền các tế bào hình thoi xếp <br />
thành bó dải và xoáy lốc. Các tế bào có chất <br />
nhiễm sắc thô, kiềm tính. Có thể thấy một vài tế <br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
bào khổng lồ, nhân chia và tăng sinh mạch. <br />
Kèm theo còn có hình ảnh các mô bào, bạch <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
cầu ái toan. Hoại tử rải rác. <br />
<br />
B<br />
<br />
A<br />
<br />
Hình 2: Hình ảnh các lát cắt ngang (A,B) và dọc (C) qua vùng mặt <br />
<br />
<br />
A<br />
B<br />
Vimenti<br />
<br />
Hình 3 (A) Các tế bào hình thoi sắp xếp dạng xoáy lốc “storiform”. HE X 100. (B,C) Đa dạng các tế bào gồm tế <br />
bào hình thoi, tế bào đa hình (mũi tên), mô bào, BC ái toan. HE X 200. (D)Tế bào đa hình thái. HE X 400. <br />
* Nhuộm hóa mô miễn dịch: Vimentin(+), SMA(+), CD68(+), Desmin(‐) <br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh <br />
<br />
D<br />
<br />
223<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
D<br />
<br />
Hình 4(A) Vimentin(+), (B) SMA(+), (C) CD68(+), (D) Desmin(‐). HMMD X 200 <br />
sarcôm nguyên bào xơ cơ, sarcôm cơ vân… Vì <br />
Kết luận GPB: U mô bào xơ ác tính týp đa <br />
thế chúng tôi đã kết hợp với nhuộm HMMD thì <br />
hình (Pleomorphic‐MFH). <br />
thấy các tế bào phần lớn có nguồn gốc mô liên <br />
BÀN LUẬN <br />
kết (Vimentin+), một số tế bào bản chất là mô <br />
Như vậy, mặc dù hầu hết U mô bào xơ đa <br />
bào (CD68+). SMA mặc dù dương tính có thể <br />
hình ác tính được thấy ở người lớn trên 40 tuổi <br />
gặp trong u nguyên bào xơ cơ nhưng hình ảnh <br />
(cao nhất ở độ tuổi 60‐ 70), vẫn có trường hợp <br />
tế bào không đặc trưng. Desmin (‐) giúp loại trừ <br />
u xuất hiện ở độ tuổi thiếu niên. Thêm vào đó, <br />
chẩn đoán sarcôm cơ vân… <br />
khối u phát triển tại vùng mặt cũng là nơi rất ít <br />
Cuối cùng, chúng tôi nhận thấy chẩn đoán U <br />
gặp loại u này. U phát triển ngay phía dưới sọ <br />
mô bào xơ ác tính típ đa hình là một chẩn đoán <br />
não song lại có ranh giới rõ và chỉ mang tính <br />
phù hợp nhất mặc dù thời gian bệnh diễn biến <br />
chất đè đẩy dần dần. Vì vậy, ở bệnh nhân này <br />
gần 4 năm là yếu tố chưa phù hợp với loại u <br />
khối u to nhưng chưa thấy có dấu hiệu của tổn <br />
này. Có thể giải thích do quá trình phát sinh u từ <br />
thương não. <br />
một loại u mô mềm độ thấp chưa được điều trị <br />
Bệnh nhân được lấy sinh thiết tại vùng u để <br />
chẩn đoán mô bệnh học mà không thể lấy toàn <br />
bộ khối u (do u rất lớn tại vùng mặt). Hình ảnh <br />
sinh thiết nhuộm HE cho thấy các tế bào đa hình <br />
thái trên nền tế bào hình thoi, mô bào phong <br />
phú. Một số hình ảnh của u có thể gặp trong các <br />
sarcôm có tế bào đa hình khác như sarcôm xơ, <br />
<br />
224<br />
<br />
triệt để nay biến chuyển ác tính. <br />
Đối với u mô bào xơ ác tính, phương pháp <br />
điều trị chủ yếu là cắt bỏ khối u nguyên phát với <br />
diện cắt rộng(1,2,4). Vì vậy, phát hiện khối u càng <br />
sớm, việc phẫu thuật càng dễ thực hiện mà ít <br />
ảnh hưởng các vùng xung quanh. Tuy nhiên <br />
trong trường hợp này, việc phẫu thuật lấy toàn <br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
bộ u lớn vùng mặt là không thể thực hiện. Do <br />
đó, bệnh nhân chỉ được điều trị hóa chất theo <br />
phác đồ điều trị sarcôm mô mềm (non‐ RMS) <br />
nhóm nguy cơ cao. Tiên lượng đối với bệnh <br />
nhân rất xấu vì khối u quá lớn lại liên quan chặt <br />
chẽ với các cơ quan trọng yếu (não, mắt, đường <br />
hô hấp, tiêu hóa…). Bên cạnh đó, theo y văn thời <br />
gian sống thêm 5 năm của U mô bào xơ đa hình <br />
ác tính chỉ khoảng 50‐60% là một yếu tố tiên <br />
lượng không tốt cho bệnh nhân này(1). Hiện tại <br />
bệnh nhân đã xin về và từ chối điều trị sau 6 <br />
tuần điều trị hóa chất. <br />
<br />
tính của mô mềm). <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
U mô bào xơ đa hình ác tính có thể xuất hiện <br />
ở tuổi thiếu niên là đối tượng rất ít gặp loại u <br />
này. Vùng mặt là vị trí hiếm thấy u nhưng nếu <br />
có sẽ có thể gây biến dạng nặng nề và rất khó <br />
điều trị. <br />
Phát hiện sớm là cần thiết nhằm loại bỏ toàn <br />
bộ u mà ít ảnh hưởng đến chức năng và chất <br />
lượng sống, đồng thời có thể ngăn được nguy cơ <br />
tiến triển ác tính (nếu u xuất phát từ một u lành <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
4.<br />
<br />
Fletcher CDM, Berg EV, Molenaar WM (2002). Pleomorphic <br />
malignant fibrous histiocytoma/Undifferentiated high grade <br />
sarcoma. In: Fletcher CDM, Unni KK, Mertens F. World <br />
Health Organization Classification of Tumours. Pathology <br />
and Genetics of Tumours of Soft Tissue and Bone, Chapter III. <br />
International Agency for Research on Cancer (IARC), Lyon. <br />
Pp. 120‐122. <br />
Hardison SA, Davis PL, Browne JD (2013). Malignant fibrous <br />
histiocytoma of the head and neck: a case series. The <br />
American Journal of Otolaryngology‐ Head and Neck <br />
Medicine and Surgery, Volume 34, Issue 1: 10‐15. <br />
Legallo RD, Wick MR (2010). Malignant fibrous <br />
histiocytoma. In: Gattuso, Reddy (eds). Differential Diagnosis <br />
in Surgical Pathology, Chapter 17. Saunders Elsevier. Pp. 910‐<br />
911. <br />
Thompson LDR, Fanburg‐Smith JC (2005). Malignant soft <br />
tissue tumours. In: Barnes L, Eveson JW (eds). World Health <br />
Organization Classification of Tumours. Pathology and <br />
Genetics of Head and Neck Tumours, Chapter I. International <br />
Agency for Research on Cancer (IARC), Lyon. Pp. 35‐42. <br />
<br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài báo <br />
<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: <br />
Ngày bài báo được đăng: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16‐06‐2012 <br />
23‐06‐2013 <br />
15–07‐2013 <br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh <br />
<br />
225<br />
<br />