Nhận thức ban đầu của người dân phường Tân Phước Khánh về giảm thiểu chất thải nhựa theo khái niệm kinh tế tuần hoàn và đề xuất một vài giải pháp
lượt xem 1
download
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn các hộ dân tại phường Tân Phước Khánh để tìm hiểu nhận thức của người dân về khái niệm giảm thiểu chất thải theo hướng kinh tế tuần hoàn, và cho thấy 78% người dân tại phường chưa từng nghe về khái niệm này. Do đó, bài viết cũng đề xuất một vài giải pháp để khái nâng cao nhân thức của người dân tại phường Tân Phước Khánh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhận thức ban đầu của người dân phường Tân Phước Khánh về giảm thiểu chất thải nhựa theo khái niệm kinh tế tuần hoàn và đề xuất một vài giải pháp
- NHẬN THỨC BAN ĐẦU CỦA NGƯỜI DÂN PHƯỜNG TÂN PHƯỚC KHÁNH VỀ GIẢM THIỂU CHẤT THẢI NHỰA THEO KHÁI NIỆM KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT VÀI GIẢI PHÁP Bùi Thị Ngọc Bích 1 1. Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Giảm chất thải hiệu quả hơn trong thời gian theo hướng kinh tế tuần hoàn đang là khía cạnh mới ở nhiều tỉnh ở Việt Nam. Tiếp cận giảm thiểu chất thải rắn dựa trên mô hình kinh tế tuần hoàn được hy vọng sẽ có tính hiệu quả và khả thi cao. Mô hình kinh tế tuần hoàn tận dụng nguồn nguyên liệu đã qua sử dụng để tái tạo thành nguồn năng lượng mới theo một chu trình khép kín, thay vì tiêu tốn chi phí khai thác tài nguyên mới và chi phí xử lý chất thải. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn các hộ dân tại phường Tân Phước Khánh để tìm hiểu nhận thức của người dân về khái niệm giảm thiểu chất thải theo hướng kinh tế tuần hoàn, và cho thấy 78% người dân tại phường chưa từng nghe về khái niệm này. Do đó, bài viết cũng đề xuất một vài giải pháp để khái nâng cao nhân thức của người dân tại phường Tân Phước Khánh Từ khóa: chất thải, giảm thiểu, nhận thức, kinh tế tuần hoàn. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, áp lực về dân số tăng nhanh, đô thị hóa và nhu cầu tiêu thụ vật chất ngày càng lớn, khiến nguồn tài nguyên tự nhiên trở nên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tạo ra nhiều thách thức trong việc nâng cao chất lượng môi trường sống. Các quốc gia trên thế giới trong rất nhiều năm đã vận hành theo Kinh tế tuyến tính truyền thống (Linear Economy) thường bắt đầu từ Khai thác tài nguyên thiên nhiên (Take), đến Sản xuất (Make), Tiêu dùng (Use) và cuối cùng là Thải bỏ (Dispose) (Nguyễn Hoàng Nam và ctv, 2019). Cách thức vận hành này khiến tài nguyên liên tục bị khai thác và khối lượng chất thải ra môi trường gia tăng . Đó là lý do cần ưu tiên thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn (Circular Economy) để giải quyết được vấn đề kép về nguồn nguyên liệu giảm và lượng chất thải tăng bằng một chu trình khép kín, trong đó các sản phẩm hoặc nguyên liệu liên tục được bảo trì, tái sử dụng, tái chế,...từ đó đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững. Vì vậy, kinh tế tuần hoàn (KTTH) là một xu hướng chuyển dịch tất yếu trong lịch sử kinh tế loài người, vốn đang diễn ra tại nhiều nước trên thế giới (Nguyễn Hoàng Nam và ctv, 2019). Việc chuyển dịch mô hình phát triển từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn trong nhiều quốc gia đã trở thành xu hướng trên thế giới. Mô hình kinh tế tuyến tính quan tâm đến việc khai thác tài nguyên, sản xuất và vứt bỏ sau tiêu thụ, dẫn đến việc tạo ra lượng lớn phế thải thì mô hình kinh tế tuần hoàn tận dụng được nguồn nguyên liệu đã qua sử dụng để tái tạo thành nguồn năng lượng mới theo một chu trình khép kín, thay vì tiêu tốn chi phí khai thác tài nguyên mới và chi phí xử lý chất thải. Cách tiếp cận này giúp giảm áp lực lên khai thác tài nguyên khoáng sản thô, giảm vứt chất thải sẽ góp phần giảm thiểu các tác 98
- động tiêu cực của nền kinh tế truyền thống - kinh tế tuyến tính mà còn sẽ thay đổi hệ thống tạo ra khả năng phục hồi lâu dài, cơ hội kinh doanh cũng như mang lại những lợi ích môi trường và xã hội. Nhiều nghiên cứu cho thấy kinh tế tuần hoàn sẽ thay đổi mạnh mẽ nền kinh tế. Ấn Độ dự báo trong tương lai tạo ra 218 tỷ USD giá trị kinh tế năm 2030 và đạt gần ba con số này đến năm 2050 nếu chính quyền áp dụng các nguyên tắc tuần hoàn trong ba lĩnh vực: thành phố và xây dựng, thực phẩm và nông nghiệp, sản xuất xe và dịch chuyển (Song Toan Pham Phu và ctv, 2018). Các mô hình KTTH tạo Châu Âu sẽ góp 600 tỉ Euro lợi ích ròng mỗi năm, tạo ra 580.000 việc làm mới và giúp giảm một lượng lớn phát thải khí nhà kính (Bùi Đức Hiển, 2019). Ở Việt Nam, kinh tế tuần hoàn với mô hình khu công nghiệp sinh thái được thực hiện tại 4 khu công nghiệp gồm Ninh Bình, Cần Thơ và Đà Nẵng đã tiết kiệm được 6,5 triệu USD hàng năm. Công ty Heineken Việt Nam là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong áp dụng kinh tế tuần hoàn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và giảm ô nhiễm môi trường hiệu quả. Cụ thể, gần 100% chai bia thủy tinh của Heineken và các nguyên liệu khác như nhựa, giấy bìa, nhôm đã được thu hồi tái sử dụng hoặc tái chế. Những lợi ích của KTTH đang thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp và nhà đầu tư vì các ưu điểm nổi bật của nó. KTTH cũng là tiền đề để thực hiện Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs 2030) thông qua bảo đảm sản xuất và tiêu dùng bền vững, giảm khai thác tài nguyên tự nhiên, bảo vệ nhu cầu của thế hệ tương lai; tăng cường nhận thức của người dân về tái sử dụng, tái chế chất thải, hạn chế sử dụng các mặt hàng sử dụng một lần không cần thiết; đề cao trách nhiệm của nhà sản xuất để hỗ trợ thực hiện 100% tỷ lệ tái chế chất thải thành nguyên liệu. Thành phố Tân Uyên có 19 phường và 2 xã, với đặc điểm về hạ tầng kinh tế xã hội và hạ tầng kỹ thuật khác nhau. Riêng đặc điểm của phường Tân Phước Khánh bao gồm nhiều khu dân cư hiện hữu và khu dân cư mới hình thành đan xen lẫn nhau, do đó nguồn gốc, khối lượng và thành phần chất thải rắn thông thường phát sinh của các khu dân cư cũng khác nhau dẫn đến khó khăn cho công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý và tái chế chất thải thành nguyên liệu. Bài nghiên cứu thực hiện tìm hiểu “ Nhận thức ban đầu của người dân Phường Tân Phước Khánh về giảm thiểu chất thải theo hướng kinh tế tuần hoàn và đề xuất được một số giải pháp” nhằm đưa ra bức tranh khái quát về hiểu biết cuả người dân về khái niệm mới kinh tế tuần hoàn. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp thu thập tài liệu Nghiên cứu được kế thừa có chọn lọc các tài liệu thứ cấp từ: - Thông tin điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của phường Tân Phước Khánh. - Thông tin từ các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến kinh tế tuần hoàn tại phường Tân Phước Khánh. - Thông tin từ các báo cáo khoa học liên quan đến kinh tế tuần hoàn trên thế giới và Việt Nam. - Thông tin từ các chương trình thực hiện phân loại rác tại nguồn trên báo, đài, trên mạng internet. 2.2.Phương pháp phỏng vấn Bài nghiên cứu chọn ra 100 hộ dân ngẫu nhiên tại phường Tân Phước Khánh, Thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương để tiến hành phỏng vấn. Kích cỡ mẫu điều tra được tính theo công thức: 𝑵 𝒏= 𝟏 𝑵×𝒆 𝟐 99
- Trong đó: n: Cỡ mẫu điều tra. N : Tổng số dân trong khu vực nghiên cứu. e: Mức sai số chấp nhận (e nằm trong khoảng từ 0,005 đến 0,1; chọn e = 0,1 để phù hợp với số lượng phiếu điều tra và đưa lại kết quả chính xác về đối tượng nghiên cứu) . Khi đó cỡ mẫu nghiên cứu được tính bằng: 𝑛= ≈ 100 (phiếu) × , Như vậy, trong tổng số dân 66778 người tại phường Tân Phước Khánh (theo niên dán thống kê Bình Dương năm 2021), tiến hành lấy 100 phiếu phỏng vấn 100 hộ gia đình ngẫu nhiên. 2.3. Phương pháp xử lý số liệu Bài nghiên cứu tổng hợp những thông tin, số liệu thu được từ phiếu điều tra, tiến hành xử lý bằng công cụ Microsoft Excel. Các thông tin cá nhân của đối tượng tham gia phỏng vấn được lập thành bảng. Tổng hợp một số ý kiến và kiến nghị của người tham gia phỏng vấn. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nhận thức của người dân về giảm thiểu chất thải nhựa trong kinh tế tuần hoàn Nghiên cứu tiến hành đánh giá nhận thức và thái độ người dân thông qua 03 phần: (1) Hiểu biết về KTTH; (2) Thái độ người dân đối với việc tái chế chất thải nhựa; (3) Thái độ người đối với phân loại chất thải tại nguồn. Hiện nay, định nghĩa “kinh tế tuần hoàn” là một khái niệm mới và chưa được phổ biến với cộng đồng. Kết quả chỉ ra có 3% đã từng nghe và hiểu rõ về KTTH, 7% trả lời đã từng nghe và biết sơ qua, và 12% đã từng nghe nhưng không quan tâm, số còn lại chưa từng nghe bao giờ chiếm 78%. Qua phỏng vấn thực tế, người dân chủ yếu cập nhật thông tin qua các chương trình thời sự trên tivi hoặc qua báo, tạp chí. Hầu hết người dân được phỏng vấn cho rằng KTTH có thể được coi tương tự với khái niệm về “tái chế” hoặc “phân loại rác tại nguồn”. 3 7 12 78 Đã từng nghe và hiểu rõ Đã từng nghe và biết sơ qua Đã từng nghe nhưng không quan tâm Chưa từng nghe bao giờ Hình 1: Hiểu biết của người dân trả lời phỏng vấn về khái niệm “kinh tế tuần hoàn” 100
- Việc phân loại chất thải tại nguồn là một bước quan trọng trong giảm thiểu chất thải theo hướng kinh tế tuần hoàn. Do đó việc tách rác hữu cơ, rác có thể tái chế, rác nguy hại và rác thải nhựa tách biệt tại nguồn để việc thu gom và xử lý rác thuận tiện hơn là cần thiết. Tuy nhiên, đa số người trả lời phỏng vấn cho rằng họ muốn phân loại rác tại gia đình nhưng không biết phân loại những rác nào và cách làm như thế nào. Do vậy, họ đồng ý với việc chính quyền phải có trách nhiệm và nâng cao năng lực quản lý chất thải nhựa và hướng dẫn cách phân loại rác tại nguồn. Qua điều tra thì việc phân loại chất thải của người dân phần lớn là từ việc phân loại theo mục đích sử dụng của gia đình như trồng trọt, chăn nuôi hoặc tái sử dụng. Kết quả điều tra cho thấy, chỉ có 10% người dân trả lời rằng được các cán bộ hướng dẫn phân loại; 15% là học theo các hộ dân khác phân loại; 24% là học qua báo đài, internet và 52% người dân trả lời là được học theo phân loại theo mục đích sử dụng. Cho thấy, mức độ quan tâm và nhận thức của người dân về phân loại chất thải là khác nhau. 15% 24% 52% 10% Tự phân loại theo mục đích sử dụng Được cán bộ hướng dẫn Qua tivi, báo đài Học theo người khác Hình 2: Nhận thức của người dân về việc phân loại chất thải giúp giảm thải chất thải nhựa Khi được hỏi về việc sẵn sàng tham gia các chương trình về phân loại, tái chế nhựa của địa phương, số người đồng ý tham gia chiếm 34% và có 15% người không muốn tham gia, ngoài ra có 51% người cho rằng nếu có quy định về việc phân loại chất thải thì họ sẽ tham gia. 101
- 15% 34% 51% Sẵn sàng tham gia Nếu có quy định sẽ tham gia Không sẵn sàng tham gia Hình 3: Tỷ lệ người dân phỏng vấn tham gia chương trình giảm thiểu chất thải nhựa 3.2 Các giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa theo hướng kinh tế tuần hoàn Các giải pháp được đề xuất nhằm giảm thiểu việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần tại các hộ gia đình, đồng thời đề xuất mô hình kinh tế tuần hoàn phù hợp với điều kiện của Phường Tân Phước Khánh nhằm nâng cao nhận thức của người dân và hiệu quả công tác quản lý môi trường của địa phương. 3.2.1 Đề xuất mô hình kinh tế tuần hoàn cho các hộ sản xuất Bài viết đưa ra mô hình kinh tế tuần hoàn cho chất thải nhựa tại phường Tân Phước Khánh, Thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Mô hình KTTH được thực hiện theo 4 giai đoạn: (1) Sản xuất (bao gồm thiết kế và thực hiện sản xuất); (2) Tiêu dùng; (3) Quản lý chất thải; và (4) Biến chất thải thành tài nguyên. (1) Sản xuất Các doanh nghiệp sản xuất bao bì, đồ nhựa có thể lấy nguồn nguyên, nhiên liệu cung cấp từ các nhà máy tái chế. Như vậy, thay vì sản xuất bằng nhựa nguyên sinh, họ hoàn toàn có thể dùng nhựa tái chế để sản xuất để tiết kiệm nguyên liệu đầu vào. Bên cạnh đó, việc thiết kế các sản phẩm nhựa có giá trị sử dụng lâu dài, có khả năng phân hủy cao cần được các doanh nghiệp ưu tiên thực hiện. Những hoạt động tái sử dụng nguyên liệu đã qua sử dụng sẽ làm giảm giá thành và giúp giải quyết vấn đề khan hiếm nguyên liệu sản xuất trong tương lai khi tài nguyên trên thế giới đang này càng cạn kiệt. Ngày nay, tái chế sẽ trở nên quan trọng hơn bởi nó được xem như là nguồn cung cấp nguyên, nhiên vật liệu giá rẻ, là nguồn khai thác vô tận vì có sản xuất là có rác thải, có cơ hội cho tái chế. Đây còn là giải pháp hữu hiệu giúp làm giảm chi phí sản xuất, phí xử lý chất thải, hạ giá thành sản phẩm. (2) Tiêu dùng Người tiêu dùng thường mua các sản phẩm nhựa tại các trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ và sử dụng tại nhà. Sau khi sử dụng, các hộ gia đình có thể tái sử dụng các sản phẩm nhựa như chai nhựa PET, túi nhựa với các mục đích khác (chai đựng đồ, túi đựng rác,...). Sau đó, các hộ dân phải tách riêng các loại nhựa riêng biệt với các loại rác khác và đưa về trạm thu gom. Đối với các sản phẩm nhựa dùng một lần đã qua sử dụng, nhựa PET (bao gồm chai nhựa đựng nước, rượu, nước sốt,...) cần tháo bỏ nắp và nhãn chai và cho chúng vào rác thải nhựa, phần vỏ chai được phân loại vào rác tái chế. 102
- (3) Quản lý chất thải Trạm thu gom có nhiệm vụ thực hiện thu gom, phân loại và làm sạch chất thải nhựa thành 07 loại. Khuyến khích người dân thực hiện phân loại và làm sạch tại nhà trước khi mang đến trạm thu gom. Trong đó, có thể xây dựng nguyên tắc giữa Doanh nghiệp – Trạm thu gom – Người tiêu dùng như sau: khuyến khích người dân thực hiện phân loại và làm sạch tại nhà trước khi mang đến trạm thu gom. Khi đó, người dân sẽ nhận được khoản tiền từ trạm thu gom tương đương với giá trị chất thải nhựa được mang đến. Bởi vì hiện nay, các nhóm ngành sử dụng nhựa đang phải có trách nhiệm đối với những chất thải nhựa do mình sản xuất, do vậy, các nhà sản xuất lớn như Heiniken, Coca Cola, Unilever đang có xu hướng thu hồi lại các sản phẩm nhựa đã qua sử dụng quay trở về làm nguyên liệu đầu vào. Như vậy, các doanh nghiệp này hoàn toàn có thể đầu tư vào trạm thu gom. (4) Chuyển chất thải thành tài nguyên Bên cạnh đó, các loại chất thải nhựa dễ tái chế (PET, LDPE, PP) sẽ được phân loại và vận chuyển riêng về nhà máy tái chế hoặc các làng nghề tái chế đơn giản để tạo ra hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm nhựa tái chế hoàn thiện, các đồ dùng nhựa này lại quay về để phục vụ nhu cầu hằng ngày của người tiêu dùng. Thí dụ, chai nhựa PET sau khi được mua ở siêu thị và sử dụng sẽ được người dân đem đến trạm thu gom, sau đó chúng được ép cục cùng với các chất thải nhựa cùng loại và đem về nhà máy tái chế để tạo thành hạt nhựa tái sinh, các hạt nhựa này có thể được tái chế thành các chai nhựa hoặc quần áo, kính râm,... Còn đối với các loại nhựa khó tái chế (PVC, LDPE, PS, KHÁC) sẽ được bóc tách và ép cục riêng để đưa đến các nhà máy đốt sử dụng công nghệ cao để tránh ảnh hưởng đến con người và môi trường. Sau quá trình tái chế, chúng được làm để sản xuất năng lượng (điện) hoặc là nguyên liệu làm đường, phục vụ cộng đồng. 3.2.2 Giải pháp về kinh tế Giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần sẽ hiệu quả nhất nếu được hỗ trợ bằng giải pháp tài chính. Những nghiên cứu cho thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến xu hướng sử dụng sản phẩm nhựa tăng là vì giá thành rẻ và sự tiện ích. Do vậy, để thực sự giảm việc tiêu thụ sản phẩm nhựa dùng một lần hiệu quả cần phải sử dụng công cụ kinh tế để tăng giá các loại sản phẩm này. Vì vậy, nhằm giảm thiểu chất thải rắn nói chung và tình trạng ô nhiễm chất thải nhựa nói riêng trên địa bàn phường Tân Phước Khánh, chính quyền địa phương cần áp dụng thuế nilon cao đối với người tiêu dùng, từ đó thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Tại phường Tân Phước Khánh, hiện nay có thể thấy công tác quản lý chất thải sinh hoạt nói chung và chất thải nhựa nói riêng thiếu đi nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Chính vì vậy, UBND Thành phố Tân Uyên có thể ban hành các loại phí môi trường liên quan đến chất thải nhựa như không phân loại và đổ chất thải đúng quy định, thời gian. Chính quyền địa phương có thể áp dụng một số khuyến khích kinh tế như: miễn giảm phí thu gom chất thải đối với các hộ gia đình, cơ sở sản xuất nếu họ thực hiện tốt việc phân loại tại nguồn. Kinh phí này có thể bù lại thông qua việc bán (tiêu thụ) các sản phẩm nhựa sau quá trình tái chế, hỗ trợ kinh phí đầu tư cho việc mua sắm các dụng cụ đựng chất thải phân loại; biểu dương các gia đình, khu phố tốt công tác phân loại tại nguồn. Phí vệ sinh môi trường hiện tại đi kèm với chất lượng dịch vụ hiện nay chưa làm người dân hài lòng. Từ đó, việc tăng phí vệ sinh môi trường để trả thêm lương cho nhân công thu gom hoặc dùng trang trải chi phí cho hệ thống lò đốt rác, nâng cấp bãi chôn lấp hoặc xây dựng nhà máy xử lý chất thải trên địa bàn. 3.2.3 Giải pháp về truyền thông, giáo dục - Giảm thiểu chất thải rắn theo hướng kinh tế tuần hoàn thì cần thực hiện tốt công tác phân loại rác tại nguồn. Nhận thấy rõ yêu cầu bức thiết bảo vệ môi trường thông qua phân loại chất thải rắn sinh hoạt 103
- tại nguồn được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2020. Theo đó, các quy định về phân loại tại nguồn và thu giá dịch vụ theo khối lượng hoặc thể tích chất thải phải được thực hiện chậm nhất là ngày 31/12/2024. Như vậy, trong thời gian tới người dân phường Tân Phước Khánh cần phải thực hiện phân loại chất thải tại nguồn, do đó công tác tuyên truyền, truyền thông là một công tác quan trọng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trong việc phân loại chất thải tại nguồn. - Ý thức của người dân địa phương là yếu tố quyết định đến việc phân loại rác, bỏ rác đúng nơi quy định và vai trò của giáo dục rất quan trọng trong thay đổi nhận thức, hành vi phân loại rác. Hiện nay, nhiều người dân quen bỏ tất cả các loại rác vào chung một túi/ thùng rác mà không phân loại, dẫn đến trong số rác thải sinh hoạt hàng ngày cũng có những loại rác có thể đưa vào tái chế và phục vụ cho cuộc sống con người. Do vậy, chính quyền địa phương nên khuyến khích phân loại rác thải tại nguồn, nhất là tại các hộ gia đình để việc xử lý rác thải được dễ dàng hơn. Việc thay đổi nhận thức trong phân loại rác đến thay đổi hành vi là một quá trình lâu dài, cần phải xây dựng từ từ. Tuy nhiên, để nhận thức trở nên bền vững và hành vi được duy trì thường xuyên thì đòi hỏi phải xây dựng, bồi đắp và nâng ý thức ngày một tiến bộ. - Để thực hiện được điều đó, UBND phường cần phối hợp với các đoàn thể (Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên,…) tổ chức các chương trình, các hoạt động tuyên truyền như treo poster, các hoạt động ngày chủ nhật xanh ở từng khu phố để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng trong việc phân loại, tái sử dụng và tái chế rác thải nhằm thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn hướng đến phát triển bền vững. Việc truyền thông nên thực hiện rộng rãi trên các hình thức truyền thông như tuyên truyền, tập huấn đến hộ gia đình, trường học, các điểm thu mua rác tái chế hoặc trên các loa của khu phố. Phường tổ chức hướng dẫn, vận động, tạo lập cho người dân có thói quen phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn. Ngoài ra, chính quyền địa phương khuyến khích các công ty xử lý rác cần trang bị các xe vận chuyển, trung chuyển rác thải có nhiều ngăn để chứ các loại rác thải đã phân loại tại nguồn thì công tác phân loại rác của người dân mới hiệu quả. Phân loại rác thải sinh hoạt theo quy định sẽ góp phần giảm ô nhiễm, giảm áp lực diện tích chôn lấp, tăng hiệu suất tái chế rác, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên; thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiến tới một khái niệm sống xanh bền vững. - Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về những tác hại của việc sử dụng túi nhựa khó phân hủy, dùng một lần, lợi ích của việc sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường. Tuyên truyền thực hiện cắt giảm sử dụng bao bì sản phẩm bằng nhựa thay vào đó tăng cường sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường như túi giấy tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, bệnh viện, chợ, siêu thị, trường học. - Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân phân loại rác tại nguồn, đẩy mạnh thu gom và tăng dần tỷ lệ tái chế chất thải nhựa nhằm giảm lượng chất thải nhựa (như túi nhựa, chai nhựa, bao bì nhựa...) ra môi trường. - Xây dựng các mô hình có sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo vệ môi trường như: Mô hình xóm tự bảo vệ môi trường, mô hình thanh niên xung phong tham gia truyền thông, dọn dẹp đường làng ngõ xóm…để mỗi người dân có thể ý thức được trách nhiệm của mình về bảo vệ môi trường. - UBND phối hợp với các đoàn thể (Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên,…) lồng ghép các hoạt động nâng cao nhận thức của người dân, giảm thiểu rác thải nhựa, tăng cường sản xuất và sử dụng sản phẩm bao gói, túi xách thân thiện với môi trường thay thế vật liệu khó phân hủy tại các lễ phát động phong trào, mít tinh, tập huấn tại địa phương, bước đầu giúp người dân hiểu rõ hơn về khái niệm “kinh tế tuần hoàn” - Nội dung truyền thông hướng tới là thay đổi hành vi, thói quen hình thành nếp sống văn hoá là một định hướng hết sức cần thiết để giảm thiểu việc phát sinh chất thải nhựa. Các hình thức truyền thông được sử dụng là: truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, báo chí, internet hoặc tiến hành truyền thông qua các cuộc thi, tập huấn, cuộc hội thảo, mít tinh. Để công tác giảm thiểu chất thải này đạt được hiệu quả như mong đợi, vai trò của các cơ quan trong công tác quản lý chất thải là rất lớn. 104
- - Bên cạnh đó, phường Tân Phước Khánh Uyên cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường, thúc đẩy việc thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn, hướng tới xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn. Công nghệ hiện đại sẽ giúp nhân sự tại phường quản lý hiệu trong trong việc quản lý, xử lý, tái chế chất thải. Do vậy, cần đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ kêu gọi các nguồn vốn xã hội hóa, tập trung đầu tư vào lĩnh vực quản lý, xử lý CTR, nhằm giải quyếtt dứt điểm vấn đề CTR với những tác động xấu đến môi trường. 4. KẾT LUẬN Với tốc độ phát triển kinh tế diễ ra mạnh mẽ thì đi kèm là rác thải sẽ càng nhiều và là gánh nặng đối với môi trường. Tuy nhiên, rác thải sau khi tiêu dùng và sử dụng chưa được thu gom, phân loại và xử lý một cách hiệu quả dẫn đến một lượng lớn chất thải thải ra ngoài môi trường gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường biển và đời sống xã hội. Giảm thiểu chất thải theo hướng kinh tế tuần hoàn đang là xu hướng trong việc phát triển kinh tế một cách bền vững tại nhiều tỉnh thành ở Việt Nam. Việc giới thiệu các khái niệm kinh tế tuần hoàn, giảm thiểu chất thải theo hướng bền vững cho nhân dân sẽ giúp việc triển khai kinh tế tuần hoàn được hiệu quả và khả thi hơn tại Việt Nam. Người dân tại Phường Tân Phước Khánh mặc dù số đông chưa từng nghe về kinh tế tuần hoàn (chiếm 78%), nhưng trong tương lai cùng với chính sách của cả nước về các chính sách triển khai kinh tế tuần hoàn, chính quyền tại phường sẽ nổ lực triển khai các hoạt động cũng như tuyên truyền để người dân ngày càng hiểu rõ hơn với giảm thiểu chất thải theo hướng kinh tế tuần hoàn là xu hướng chung của toàn thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Đức Hiển (2019). Hoàn thiện pháp luật về quản lý rác thải nhựa hướng tới phát triển kinh tế tuần hoàn – giải pháp quan trọng để kiểm soát ô nhiễm rác thải nhựa trên biển Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Ô nhiễm rác thải nhựa trên biển Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Hà Nội, 11/2019. 2. Nguyễn Hoàng Nam, Hoàng Thị Huê, Nguyễn Thị Bích Phương (2019). Kinh tế tuần hoàn và sự chuyển dịch tất yếu. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và quản lý, 35 (3), 21 – 28. 3. Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Trọng Hạnh (2019), Thực hiện kinh tế tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và quản lý, 35 (4), 68 – 81. 4. Prata, J. C. et al., (2019). Solutions and intergrated strategies for the control and mitigation of plastic and microplastic pollution. International journal of environmental research public heath. 16(13): p.2411. 5. Song Toan Pham Phu , Takeshi Fujiwara , Pham Van Dinh, and Hoa K T( 2018). Waste Recycling System for a Tourism City in Vietnam: Situation and Sustainable Strategy Approach – Case Study in Hoi An City, Vietnam. In IOP Conference Series: Earth and Environmental Science. IOP Publishing. 105
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tìm hiểu máy tính bảng(Abacus)
16 p | 951 | 233
-
ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG Y DƯỢC
103 p | 289 | 56
-
Bài giảng Sinh học vi sinh - ThS. Biện Thị Lan Thanh (ĐH Nông Lâm TP.HCM)
332 p | 260 | 36
-
Dự án bộ gen người và tác động
37 p | 154 | 29
-
GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG SẢN XUẤT - PGS.TS. TRƯƠNG VĂN LUNG - 8
23 p | 108 | 19
-
Con người có khả năng định hướng
4 p | 158 | 11
-
Nhận thức của người dân về tác động của biến đối khí hậu đến sức khỏe cộng đồng (Điển cứu tại xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre)
13 p | 104 | 5
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi phân loại rác của người dân trên địa bàn quận 8, TP.HCM
7 p | 54 | 5
-
Bài giảng Vật lý 2: Vật lý hạt nhân
16 p | 36 | 5
-
Bước đầu nghiên cứu đăc điểm hình thái, dinh dưỡng và sinh sản của rắn mống xenopeltis unicolor ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
5 p | 57 | 4
-
Nghiêu cứu tình hỉnh sử dụng và ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang
7 p | 107 | 4
-
Tìm hiểu nguồn gốc của con người: Phần 2
46 p | 35 | 3
-
Hình tượng con người chấn thương trong tiểu thuyết Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới của Nguyễn Hải Nhật Huy
16 p | 57 | 3
-
Đánh giá ảnh hưởng của tỉ lệ textured soTextured Soy Protein đến tính chất của nhân burger chay
6 p | 7 | 3
-
Tháo gỡ các rào cản về chính sách nhằm huy động khu vực tư nhân đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình cấp nước tập trung nông thôn
8 p | 31 | 2
-
Bài giảng Sinh học người và động vật: Sinh lý các cơ quan cảm giác - TS. Trần Thị Bình Nguyên
95 p | 18 | 1
-
Tổ chức dạy học hợp tác môn Toán cho học sinh trung học phổ thông: Một số ví dụ ban đầu
3 p | 65 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn