Nhận thức các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
lượt xem 5
download
Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội” được thực hiện nhằm đánh giá các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhận thức các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
- 752 NHẬN THỨC CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Perception of factors affecting entrepreneurship intention of students at VietNam national university, HaNoi Nguyễn Thị Hải Hà, Nguyễn Minh Hòa, Phạm Quỳnh Trang, Vũ Thị Thanh Thảo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Tóm tắt Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội” được thực hiện nhằm đánh giá các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Bài nghiên cứu xác định 06 biến độc lập: (1) Hỗ trợ khởi nghiệp, (2) Nhận thức tính khả thi, (3) Môi trường giáo dục tinh thần khởi nghiệp, (4) Đặc điểm tính cách, (5) Tiếp cận tài chính, (6) Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp có tác động đến biến phụ thuộc là Ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng nhằm làm rõ ý nghĩa, hiệu chỉnh và bổ sung các biến quan sát đo lường các khái niệm trong mô hình nghiên cứu, và phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng nhằm chỉ ra mức độ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc, với mẫu nghiên cứu là 236 phiếu trả lời đến từ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy 04 trên tổng số 06 biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc, trong đó có 2 biến tác động cùng chiều vào biến phụ thuộc Ý định khởi nghiệp (YDKN). Các biến có tác động theo thứ tự giảm dần như sau: biến Hỗ trợ khởi nghiệp (HTKN) có tác động mạnh nhất (0.526), tiếp đến lần lượt là các biến Giáo dục khởi nghiệp (GDKN, 0.419), biến NTKT (Nhận thức khả thi, 0.000), biến tác động thấp nhất là Thái độ khởi nghiệp (TDKN, -0.066). Nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt về ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội theo giới tính, bậc học và trường/khoa đào tạo bằng phương pháp phân tích T-test độc lập và ANOVA. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết đưa ra một số khuyến nghị để tăng ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngoài ra, nhóm tác giả cũng đã đưa ra một số hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai. Từ khóa: Ý định, Khởi nghiệp, Ý định khởi nghiệp, Sinh viên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Abstract The study "Factors affecting entrepreneurship intention of students at Vietnam National University, Hanoi" was conducted to evaluate the factors affecting the intention to start a business of students of Vietnam National University, Hanoi. The study identifies six independent variables: (1) Support for startups, (2) Perceived feasibility, (3) Educational environment for entrepreneurial spirit, (4) Personality traits, (5) Access to finance, (6) Attitude towards entrepreneurship behavior impacting on the dependent variable Entrepreneurship intention of students at Vietnam National University, Hanoi. The qualitative research methods are used to clarify, correct and supplement observed variables to measure concepts in the theoretical research model, and the qualitative research methods are used to to show the level of impact of the independent variables on the dependent variable. Based on 236 responses from students of Vietnam National University, Hanoi, the results of multiple regression analysis show that 04 out of 06 independent variables have an influence on the dependent variable, of which 2 variables have a positive effect on the dependent @ Trường Đại học Đà Lạt
- 753 variable Entrepreneurial intention (YDKN). The variables having the effect in descending order are as follows: the variable Support for Startups (HTKN) has the strongest impact (0.526), followed by the Variable Educational environment for entrepreneurial spirit (GDKN, 0.419), the variable Perceived feasibility (NTKN, 0.000), the Attitude towards entrepreneurship behavior (TDKN, -0.066). The study shows the difference in entrepreneurial intention of Hanoi National University students by gender, school-year level and training school/faculty using independent T- test and ANOVA analysis. From the research results, the article makes some recommendations to increase the entrepreneurial intention of students at Vietnam National University, Hanoi. In addition, some limitations of the research and suggested research directions for future are also mentioned. Keywords: Startup, Entrepreneruship Intention, Students, Vietnam National University Hanoi 1. Giới thiệu Hiện nay, môi trường khởi nghiệp Việt Namcòn khá non trẻ so với thế giới, tinh thần khởi nghiệp hiện đang được khơi dậy một cách mạnh mẽ do Việt Nam vẫn trong cuối thời kỳ dân số vàng, nền kinh tế đang phát triển, bình quân một tháng có 20 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động (Báo Quân đội nhân dân, 3/2022), hàng trăm trường đại học và trung tâm nghiên cứu đang hoạt động trên khắp cả nước. Các khái niệm về khởi nghiệp được trao đổi nhiều trên các diễn đàn và được tìm kiếm nhiều trên các trang mạng thể hiện sự quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau về khởi nghiệp. Có nhiều khái niệm đã được đưa ra trao đổi. Theo Nguyễn Thị Thu Thủy (2015), khởi nghiệp là việc một cá nhân (một mình hoặc cùng người khác) tận dụng cơ hội kinh doanh mới, hoặc là một thái độ làm việc đề cao tính độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn đổi mới và chấp nhận rủi ro để tạo ra giá trị mới trong doanh nghiệp hiện tại (Bird, 1988); theo Krueger và Brazeal (1994), khởi nghiệp là chấp nhận rủi ro và tiền hành các hoạt động cần thiết khi họ nhận thấy tín hiệu của cơ hội kinh doanh; khởi nghiệp là tạo lập doanh nghiệp mới trong tương lai (Krueger, 1993)…Dù nhiều khái niệm khác nhau được đưa ra nhưngcó một nội dung khá thống nhất về khởi nghiệp là việc cá nhân sẵn sàng tiên phong trong việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh. Khởi nghiệp đóng một vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sự tăng lên về số lượng và chất lượng của doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng làm xã hội phồn thịnh và phát triển. Chính vì vậy, chính phủ các nước đều có những chính sách hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là khuyến khích và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của giới trẻ. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, Chính Phủ và các tổ chức cũng có nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp như: Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ, Khởi nghiệp cùng Kawai của Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, Business Challenges của trường Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.... Qua những chương trình, các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, sinh viên được phát huy tinh thần sáng tạo và ý chí tự lập, áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Tuy vậy, để có những hỗ trợ hiệu quả cho tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên, việc nhận thức các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trở nên rất cần thiết và ý nghĩa, làm cơ sở cho những giải pháp thực tiễn và khả thi hơn trong tương lai. Bài nghiên cứu này nhằm chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, thực hiện khảo sát với các sinh viên Đại học quốc gia Hà Nội, trong khoảng thời gian tháng 11/2021 đến tháng 2/2022. @ Trường Đại học Đà Lạt
- 754 2. Tổng quan nghiên cứu Trong thập kỷ vừa qua, rất nhiều các nghiên cứu về khởi nghiệp được thực hiện trên thế giới và ở Việt Nam. Nghiên cứu của Pingying Zhang, Dongyuan D. Wang, Crystal L.Owen (2015) “A study of Entrepreneurial Intention of University students’’ nhằm đánh giá tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học nói chung. Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp định tính, định lượng kết hợp kỹ thuật SEM để kiểm tra các giả thuyết và chỉ ra sự ảnh hưởng 5 nhân tố (rủi ro ngắn hạn, thái độ, chuẩn mực xã hội, sự kiểm soát hành vi và tâm lý sức khỏe) đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Từ đó, nhà nghiên cứu kết luận rằng các cá nhân có khả năng chấp nhận rủi ro ngắn hạn và những người có tâm lý sức khỏe tốt thường có ý định khởi nghiệp. Đồng thời, qua việc lập mô hình kiểm tra khảo sát với 275 phản hồi từ sinh viên của một trường Đại học phía nam ở Hoa Kỳ, thấy rằng chuẩn mực xã hội, sự kiểm soát hành vi và ưu tiên chấp nhận rủi ro ngắn hạn có liên quan tích cực đến ý định khởi nghiệp. Tuy nhiên, thái độ không tạo ra tác động đáng kể đến ý định khởi nghiệp. Theo như lý thuyết hành vi có kế hoạch (The Theory of Planning Behaviour), thái độ không chỉ là một yếu tố quyết định quan trọng mà còn là một trong ba yếu tố quyết định trong việc dự đoán ý định của bất kỳ hành vi nào (Ajzen 1991). Từ sự khác biệt giữa kết quả khảo sát và lý thuyết cho thấy sinh viên Đại học còn thiếu trải nghiệm kinh doanh, gặp khó khăn trong việc đánh giá chính xác giá trị kỳ vọng của việc bắt đầu khởi nghiệp. Nghiên cứu của Urve Venesaar, Ene Kolbre, Toomas Piliste (2006) “Student's Attitudes and Intentions toward Entrepreneurship at Tallin University of Technology’’ tiến hành phân tích thái độ và ý định của sinh viên hướng tới khởi nghiệp, các đặc điểm cá nhân của họ và kế hoạch tương lai có liên quan tới khởi nghiệp. Thang đo Likert được sử dụng để đo lường thái độ của sinh viên dựa trên ý kiến riêng về động lực để bắt đầu khởi nghiệp, các đặc điểm, thói quen, hành vi liên quan đến khởi nghiệp. Từ nghiên cứu cho thấy một tỷ lệ đáng kể những sinh viên được hỏi về khởi nghiệp, hầu hết không muốn bắt đầu ngay sau khi tốt nghiệp và trì hoãn đến một tương lai xa hơn. Đồng thời, tác giả bàn luận thêm về những trở ngại trước khi bắt đầu khởi nghiệp như: thiếu ý tưởng khởi nghiệp, sợ rủi ro, không đủ kiến thức để khởi nghiệp, … Từ vấn đề đó cho thấy sự cần thiết tăng cường vai trò của các trường Đại học về việc giảng dạy, cung cấp kiến thức về khởi nghiệp và những kỹ năng khác liên quan. Nghiên cứu của Võ Văn Hiên, Lê Hoàng Vân Trang (2020) “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Tiền Giang” đã tiến hành xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Tiền Giang dựa trên lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) kết hợp các nghiên cứu liên quan để xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất gồm bảy nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp nhưng kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có năm nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên: đặc điểm tính cách, giáo dục khởi nghiệp, kinh nghiệm, nhận thức kiểm soát hành vi và chuẩn chủ quan. Từ đó, đề ra các giải pháp phù hợp tương ứng với kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu của Phan Anh Tú, Trần Quốc Huy (2017) “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ’’ tập trung bàn luận về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh với 166 sinh viên thực hiện khảo sát. Bài nghiên cứu xác định 7 nhân tố chính gồm đặc điểm tính cách, thái độ cá nhân, @ Trường Đại học Đà Lạt
- 755 nhận thức và thái độ, giáo dục khởi nghiệp, nhận thức điều khiển hành vi, quy chuẩn và thái độ, chuẩn chủ quan, trong khi kiểm soát các biến gồm giới tính, tuổi, gia đình kinh doanh và kinh nghiệm làm việc trước. Ở nước ngoài, nhiều nghiên cứu tập trung vào khởi nghiệp của các chuyên ngành riêng như Công nghệ thông tin, Kinh tế, … hoặc nghiên cứu tương đối nhiều về hệ sinh thái khởi nghiệp, hành vi khởi nghiệp của cá nhân, tổ chức ở các quốc gia hoặc các khu vực và đề ra các giải pháp cho hạn chế còn tồn đọng. Tuy nhiên, theo Krueger và Brazeal (1994), ý định cho khởi nghiệp chính là tiền đề cho hành vi khởi nghiệp nên rất quan trọng. Đặc biệt các bài nghiên cứu về đối tượng sinh viên chưa được thực hiện nhiều cả ở các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Ở trong nước, cho đến thời điểm hiện tại có tương đối nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả bàn luận về vấn đề khởi nghiệp nhưng chủ yếu đề cập ở các ngành cụ thể hoặc nghiên cứu trong một phạm vi nhất định. Các nghiên cứu còn mang tính thời điểm và cũng từ khá lâu không phù hợp với sự chuyển biến của thực tiễn xã hội hiện tại. Bởi vậy, các yếu tố có thể có sự khác biệt so với những năm trở về trước. Hơn nữa, thực hiện nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh viên ở nhiều vùng khác nhau do các nền văn hóa khác nhau thì sẽ cho kết quả nghiên cứu khác nhau (Sabah, 2016), nên nghiên cứu này là cần thiết thực hiện. Nghiên cứu thực hiện trên đối tượng khảo sát là sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai, năm thứ ba, năm thứ tư thuộc tất cả các ngành đang được đào tạo tại trường ĐHQGHN. Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa theo lý thuyết của Ajzen (1991), nhưng có bổ sung các yếu tố từ các nghiên cứu trước cho phù hợp. Bài viết bổ sung một phần vào khoảng trống nghiên cứu về khởi nghiệp hiện nay bằng việc chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp ở đối tượng sinh viên, hướng đến việc chỉ ra các giải pháp khả thi nhằm hỗ trợ tinh thần khởi nghiệp ở giới trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên đang còn ngồi trên ghế nhà trường. 3. Phương pháp nghiên cứu Để đánh giá ý định khởi nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu và điều tra khảo sát. Nhóm tác giả thực hiện phỏng vấn chuyên sâu với các sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội đã và đang thực hiện các dự án khởi nghiệp, các giảng viên, chuyên gia nghiên cứu về khởi nghiệp trong và ngoài trường về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm: (i) Khoanh vùng các nhân tố ảnh hướng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, (ii) Bổ sung hay loại bớt thang đo của biến phụ thuộc Ý định khởi nghiệp và các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu: Hỗ trợ khởi nghiệp, Nhận thức tính khả thi, Môi trường giáo dục tinh thần khởi nghiệp, Đặc điểm tính cách, Tiếp cận tài chính, Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp. Nhóm tác giả sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ (1 = Hoàn toàn không đồng ý, 2 = Không đồng ý, 3 = Bình thường, 4 = Đồng ý, 5 = Hoàn toàn đồng ý) để đánh giá nhận thức của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội về các nhân tố ảnh hưởng ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Kết quả nghiên cứu Mô hình nghiên cứu được đề xuất cho đề tài này như sau: @ Trường Đại học Đà Lạt
- 756 Trong đó, 6 giả thuyết cho 6 nhân tố có ảnh hưởng cùng chiều đến biến phụ thuộc Ý định khởi nghiệp là: (1) Hỗ trợ khởi nghiệp, (2) Nhận thức tinh thần, (3) Môi trường giáo dục tinh thần khởi nghiệp, (4) Đặc điểm tính cách, (5) Tiếp cận tài chính, (6) Thái độ đối với hành vi kinh doanh. Nghiên cứu được thực hiện với mẫu gồm 385 sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, tuy nhiên sau khi loại những phiếu trả lời không đạt yêu cầu đã thu về 236 phiếu trả lời từ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Kết quả ma trận xoay cho thấy, 26 biến quan sát được phân thành 6 nhân tố, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố Factor Loading lớn hơn 0.5 và không còn các biến xấu. Như vậy, phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập được thực hiện bốn lần. Lần thứ nhất, 26 biến quan sát được đưa vào phân tích, có 2 biến quan sát không đạt điều kiện là HTKN4 và TCTC2 được loại bỏ để thực hiện phân tích lại. Lần phân tích thứ hai, 24 biến quan sát tiếp tục được đưa vào phân tích, có 1 biến quan sát không đạt điều kiện là DDTC3. Lần thứ ba, 23 biến quan sát tiếp tục được đưa vào phân tích, có 6 biến quan sát không đạt điều kiện là DDTC1,2,4,5 và TCTC1,3. Lần thứ tư (lần cuối cùng), 17 biến quan sát hội tụ và phân biệt thành 4 nhân tố. Tại các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1 và với phương pháp rút trích Principal Components và phép quay Varimax, phân tích nhân tố đã trích được 4 nhân tố từ 26 biến quan sát và với phương sai trích là 74.469% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu. Các biến độc lập của mô hình hồi quy STT Tên biến Ký hiệu 1 Hỗ trợ khởi nghiệp HTKN 2 Nhận thức tính khả thi NTKT 3 Môi trường giáo dục khởi nghiệp GDKN 4 Thái độ với hành vi khởi nghiệp TDKN @ Trường Đại học Đà Lạt
- 757 Phương trình hồi quy trên mẫu nghiên cứu: Y = B0 + B1X1 + B2X2 + … + BnXn + ε Biến NTKT (Nhận thức tính khả thi) và TDKN (Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp) có giá trị sig kiểm định t lần lượt bằng 0.993 và 0.160 > 0.05, do đó hai biến này không có ý nghĩa trong mô hình hồi quy, hai biến này không có sự tác động lên biến phụ thuộc YDKN. Các biến còn lại gồm HTKN (Hỗ trợ khởi nghiệp) và GDKN (Môi trường giáo dục khởi nghiệp) đều có sig kiểm định t nhỏ hơn 0.05, các biến này đều có ý nghĩa thống kê, đều tác động lên biến phụ thuộc YDKN. Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa: YDKN = -0.034 + 0.614*HTKN + 0.473*GDKN + ε Phương trình hồi quy chuẩn hóa: YDKN = 0.526*HTKN + 0.419*GDKN + ε Kết quả nghiên cứu 1: Ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội ở trên mức trung bình. Về kết quả các nhân tố khám phá EFA (bốn lần): KMO = 0.886 > 0.5, sig Bartlett’s Test = 0.000 < 0.05, phân tích nhân tố khám phá EFA là phù hợp. Bao gồm 4 nhân tố được trích với tiêu chí eigenvalue > 1 với tổng phương sai tích lũy là 74.469%. Nhóm tác giả phân tích nhân tố trích được 4 nhân tố từ 26 biến quan sát và với phương sai trích là lớn hơn 50% đạt yêu cầu. Đối với thang đo Ý định khởi nghiệp đạt yêu cầu khi phương sai trích tích lũy được là 85.912% (> 50%). Về Ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng Ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội ở mức độ tương đối, trên mức trung bình (giá trị trung bình = 3.436), (đạt yêu cầu Eigenvalues > 1), các hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều lớn hơn 0.5. Xem xét ma trận tương quan cho thấy rằng mức ý nghĩa của các hệ số rất nhỏ (sig=0
- 758 Kết quả nghiên cứu 3: Sự khác biệt về ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội theo giới tính, bậc học và ngành đào tạo Nghiên cứu phân tích sự khác biệt về ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội theo giới tính, bậc học và trường/khoa đào tạo. Tuy nhiên, qua thống kê mô tả không nhận thấy sự khác biệt quá lớn về Ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội theo giới tính, bậc học, trong khi trường/khoa đào tạo thể hiện sự khác biệt rõ rệt, ở mức độ tin cậy 95%. 5. Kết luận và khuyến nghị Kết quả nghiên cứu thu được, bài viết này đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng ý định khởi nghiệp và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên như sau: Các chủ thể liên quan (nhà trường, doanh nghiệp, các nhà đầu tư…) cần có những giải pháp để có thể nâng cao Ý định khởi nghiệp của sinh viên trong thời gian tới, tương ứng với khả năng hỗ trợ đặc thù của chủ thể đó. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định yếu tố hỗ trợ khởi nghiệp và môi trường giáo dục khởi nghiệp có tác động rất lớn đến hành vi khởi nghiệp. Yếu tố này gợi mở cho sinh viên cần trải nghiệm và kiên trì đầu tư cho các ý tưởng khởi nghiệp của mình thông qua các hoạt động đào tạo tại đại học nhằm tăng cường năng lực khởi nghiệp cho sinh viên. Đối với sinh viên: trước khi khởi nghiệp sinh viên cần phải hình thành động lực thông qua nhận thức tính hấp dẫn của các cơ hội khởi nghiệp, đánh giá năng lực khởi nghiệp từ đó hình thành các ý tưởng, ý định khởi nghiệp cộng với đam mê để thực hiện những ý định khởi nghiệp đó. Những nhà khởi nghiệp thành công ngoài việc có động lực, khát vọng, ý chí thì cần phải kiên trì phát triển các ý tưởng kinh doanh dù phải đối mặt với nhiều trở ngại khó khăn và thất bại. Nghiên cứu này cho thấy, khả năng khởi nghiệp là yếu tố rất quan trọng, trong khi rất nhiều người cố gắng khởi nghiệp còn thiếu những kiến thức, kỹ năng và những năng lực cơ bản. Đây là một trong những lý do mà nhiều nhà khởi nghiệp gặp khó khăn ngay từ đầu hoặc đóng cửa chỉ sau vài tháng khởi nghiệp. Để có thể khởi nghiệp, mỗi sinh viên cần được trang bị rất nhiều nền tảng kiến thức khởi nghiệp có liên quan như kiến thức về thị trường sản phẩm/dịch vụ, bán hàng và marketing, đối thủ cạnh tranh, công nghệ, nguồn nhân lực, luật pháp đặc biệt là tài chính. Nếu sinh viên có ý tưởng, kiên trì, tìm được thị trường cho sản phẩm/dịch vụ của mình nhưng thiếu vốn thì tất cả vẫn chỉ là ý tưởng trên giấy. Vì vậy, nếu không có hoặc ít vốn để khởi nghiệp thì sinh viên có thể tham dự các cuộc thi khởi nghiệp trình bày ý tưởng, dự án của mình để tìm kiếm nguồn tài trợ từ bên ngoài. Đối với trường đại học: cần tích cực hơn trong việc đưa môn học khởi nghiệp vào trong chương trình giảng dạy, tổ chức nhiều các hội thảo, cuộc thi lớn để sinh viên có cơ hội được học tập và phát triển khả năng của mình. Bên cạnh đó cần đưa các doanh nghiệp về trường, vì chỉ có thực hành mới giúp sinh viên có trải nghiệm, nên tập trung đào tạo phương pháp và kỹ năng để giúp sinh viên phát hiện ra các sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện nay, sinh viên thường được đào tạo theo các quy tắc kinh doanh, các lý thuyết kinh tế, phương pháp tài chính và xây dựng bản kế hoạch kinh doanh khá lý thuyết, trong khi khởi nghiệp phải điều hành doanh nghiệp thực. Các trường đại học tại Việt Nam nói chung chưa có hoạt động tạo môi trường để sinh viên có thể trao đổi các ý tưởng và học hỏi từ người khác, rất khó tìm ra người hỗ trợ phù hợp phần lớn sinh viên đều tự làm việc độc lập. Vì vậy, các trường đại học nên tạo ra môi trường cho sinh viên @ Trường Đại học Đà Lạt
- 759 thảo luận về các ý tưởng của họ với các doanh nhân thành công, từ đó hiện thực hóa ý tưởng và tiến tới khởi nghiệp. Khởi nghiệp là phải hành động không phải trên giấy. Bên cạnh dạy về tài chính, kinh tế và quản trị thì phải dạy cho sinh viên về tâm lý để có thể đối phó với những thất bại và chấp nhận rủi ro. Cần phải giáo dục cho sinh viên hiểu rằng khởi nghiệp rất thú vị và qua khởi nghiệp sinh viên có thể tích lũy được rất nhiều kiến thức quan trọng liên quan khác: Quản trị nhân sự, kế toán, marketing, …. Dù nghiên cứu đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề xuất một số giải pháp trên cơ sở kết quả nghiên cứu nhằm tăng ý định khởi nghiệp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên. Tuy vậy, bài viết vẫn còn một số hạn chế nhất định như sau: Thứ nhất, nghiên cứu này là một nghiên cứu mang tính thời điểm, phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể của thời điểm nghiên cứu (2022), nên kết quả nghiên cứu cũng có tính thời điểm. Thứ hai, nghiên cứu này chỉ giải thích được sự biến thiên của Ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội bởi sự biến thiên của 06 biến độc lập. Kết quả nghiên cứu cho thấy 65.4% sự biến thiên của Ý định khởi nghiệp sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội được giải thích bởi sự biến thiên của 4 biến độc lập Hỗ trợ khởi nghiệp, Nhận thức khả thi, Giáo dục khởi nghiệp, Thái độ khởi nghiệp. Như vậy, còn một số yếu tố khác ảnh hưởng đến Ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội mà nghiên cứu chưa tìm ra. Đề tài tiếp theo cần nghiên cứu, bổ sung thêm những nhân tố khác để nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Tài liệu tham khảo 1. Alessandro Bỉaglia (2019), The Role of Entrepreneurial Passion and Creativity in Developing Entrepreneurial Intentions: Insights from American Homebrewers, Journal of Small Business Management. 2. Al-Jubari, I., Hassan, A., & Linan, F. (2019), Entrepreneurial intention among University students in Malaysia: integrating self-determination theory and the theory of planned behavior, International Entrepreneurship and Management Journal, 1323–1342. 3. Ayesha Qudus, Muquaddas Mazhar, Muhammad Farhan Tabasssum (2022), The Role of Psychological Factors on Entrepreneurial Intentions among Business Students, Journal of Behavioral Sciences. 4. Đoàn Thị Thu Trang (2018), Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệo của sinh viên Việt Nam: Nghiên cứu của trường hợp sinh viên khối ngành kỹ thuật, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. 5. Dư Thị Hà, Nguyễn Ngọc Hà, Mai Anh Khoa, Hà Trọng Quỳnh (2018), Thực trạng việc làm và một số ý định khởi nghiệp của sinh viên Khoa Quốc Tế Đại học Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học và Công nghệ. 6. Đức Thao Trương, Trung Thuỳ Linh Nguyễn (2019), Một số nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, Bộ Công Thương. 7. Juan C.Leiva, Ronald Mora-Esquivel, Dyala De La O-Cordero, Rytha Picado-Arroyo and Martin Solis (2022),The entrepreneurial activity of university students in Costa Rica: the role of the university ecosystem, International Journal of Intellectual Property Man. 8. Jung Ran Lee, Gyoo Soon Chang (2018), Impact of Startup Support Program on Entrepreneurial Self-efficacy, Opportunity Recognition Startup Intention of Undergraduate Students, Asia-Pacific Journal of Business Venturing and Entrepreneurship, 43-60. @ Trường Đại học Đà Lạt
- 760 9. Mehdi Tajpour, Elahe Hosseini (2021), Entrepreneurial intention and performance of digital startups: The mediating role of social media, Journal of Content, Community & Communication 10. Mukson, Heru Subagja, Slamet Bambang Riono, Azizah Indriyani Syaifulloh (2022) , Does the Family Environment and Entrepreneurship Education Promote Students’ Entrepreneurial Intentions?, The Mediating Role of Entrepreneurial Motivations, 306 - 313. 11. Ngô Thị Thanh Tiên, Cao Quốc Việt (2016), Tổng quan lý thuyết về ý định khởi nghiệp của sinh viên, Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh - Kinh tế và Quản tri kinh doanh. 12. Nguyễn Phương Mai, Lưu Thị Minh Ngọc, Trần Hoàng Dũng (2018), Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh trên địa bàn Hà Nội, Tạp chí Khoa học và Công nghệ. 13. Tuyết Nga (2019), Khởi động dự án hỗ trợ Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo tại Đại học Quốc gia Hà Nội – VNU Pre-seed Accelerator, UET news. 14. Valentina Diana Rusu, Angela Roman, Mihaela Brindusa Tudose (2022), Determinants of Entrepreneurial Intentions of Youth: the Role of Access to Finance, Inzinerine Ekonomika- Engineering Economics, 2022, 86–102. 15. Virginia Barba-Sánchez, Jesús del Brío-González (2022), The entrepreneurial intention of university students: An environmental perspective, European Research on Management and Business Economics. @ Trường Đại học Đà Lạt
- 761 Phụ lục 1. Thống kê mô tả YDKN của sinh viên ĐHQGN theo Giới tính, Bậc học Đại học và Trường/Khoa đào tạo Gioitinh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Nam 115 48.7 48.7 48.7 Valid Nữ 121 51.3 51.3 100.0 Total 236 100.0 100.0 Bậc học Đại học Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Năm 1 61 25.8 25.8 25.8 Năm 2 68 28.8 28.8 54.7 Valid Năm 3 57 24.2 24.2 78.8 Năm 4 50 21.2 21.2 100.0 Total 236 100.0 100.0 Trường/Khoa đào tạo Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Khoa các khoa học liên 19 8.1 8.1 8.1 ngành (VNU-SIS) Khoa Quốc tế (VNU - IS) 15 6.4 6.4 14.4 Khoa Quản trị và Kinh 18 7.6 7.6 22.0 doanh (VNU - HSB) Khoa Luật (VNU - SOL) 16 6.8 6.8 28.8 Trường Đại học Khoa học 16 6.8 6.8 35.6 Tự nhiên (VNU - HUS) Trường Đại học Xã hội và 14 5.9 5.9 41.5 Nhân văn (VNU - USSH) Trường Đại học Kinh tế 50 21.2 21.2 62.7 Valid (VNU - UEB) Trường Đại học Công 37 15.7 15.7 78.4 Nghệ (VNU - UET) Trường Đại học Giáo dục 16 6.8 6.8 85.2 (VNU - UED) Trường Đại học Ngoại ngữ 11 4.7 4.7 89.8 (VNU - ULIS) Trường Đại học Việt – 13 5.5 5.5 95.3 Nhật (VNU - VJU) Trường Đại học Y dược 11 4.7 4.7 100.0 ( VNU - UMP) Total 236 100.0 100.0 @ Trường Đại học Đà Lạt
- 762 Phụ lục 2. PHIẾU ĐIỀN KHẢO SÁT Nhận thức các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội Thân gửi Anh/Chị, hiện nay nhóm chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu "Nhận thức các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội", rất mong Anh/Chị dành ít thời gian và vui lòng điền thông tin vào bảng câu hỏi dưới đây. Sự hỗ trợ của Anh/Chị có ý nghĩa rất lớn đối với kết quả nghiên cứu và sự thành công của đề tài. Xin lưu ý rằng không có câu trả lời nào đúng hay sai. Tất cả các câu trả lời của Anh/Chị đều có giá trị cho đề tài nghiên cứu này và mọi thông tin, ý kiến của Anh/Chị sẽ được giữ bí mật tuyệt đối. Rất trân trọng cảm ơn Anh/Chị. Phần 1: Thông tin cá nhân Giới tính ◦ Nam ◦ Nữ Sinh viên năm ◦ Năm 1◦ Năm 2◦ Năm 3◦ Năm 4 Anh/chị là sinh viên Trường/Khoa : Phần 2: Các nhân tổ ảnh hưởng ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội Anh/Chị lựa chọn ô tương ứng thể hiện mức độ đồng ý của Anh/Chị với mỗi phát biểu theo quy ước sau: Các giá trị từ 1 - 5 trên mỗi câu hỏi tương ứng với mức độ đồng ý của Anh/Chị. Ý nghĩa của các câu lựa chọn như sau: 1-Hoàn toàn không đồng ý 2-Không đồng ý 3-Bình thường 4-Đồng ý 5-Hoàn toàn đồng ý Bảng 1: Hỗ trợ khởi nghiệp Ý Kiến Đánh Giá STT Nội Dung 1 2 3 4 5 Gia đình Anh/Chị sẽ ủng hộ quyết định khởi 1 nghiệp của Anh/Chị Bạn bè Anh/Chị sẽ ủng hộ quyết định khởi 2 nghiệp của Anh/Chị Những người quan trọng với Anh/Chị sẽ ủng hộ 3 quyết định khởi nghiệp của Anh/Chị Nhà nước có các chính sách khuyến khích sinh 4 viên khởi nghiệp Bảng 2: Nhận thức tính khả thi Ý Kiến Đánh Giá STT Nội Dung 1 2 3 4 5 Anh/Chị tin tưởng thành công nếu khởi nghiệp 1 kinh doanh Khởi nghiệp kinh doanh là dễ dàng đối với 2 Anh/Chị Khởi nghiệp kinh doanh là tốt nhất để tận dụng 3 lợi thế trí thức của Anh/Chị Anh/Chị biết cách để phát triển một dự án kinh 4 doanh Anh/Chị có đủ khả năng để trở thành một doanh 5 nhân thành đạt Bảng 3: Môi trường giáo dục tinh thần khởi nghiệp @ Trường Đại học Đà Lạt
- 763 T Ý Kiến Đánh Giá Nội Dung T 1 2 3 4 5 Nhà trường cung cấp những kiến thức cần thiết về 1 khởi nghiệp Chương trình học chính ở trường trang bị cho 2 Anh/Chị đủ khả năng để khởi nghiệp Trường Anh/Chị thường tổ chức những hoạt động 3 định hướng về khởi nghiệp cho sinh viên (các hội thảo về khởi nghiệp; các cuộc thi về khởi nghiệp) 4 Nhà trường phát triển kĩ năng khởi nghiệp Bảng 4: Đặc điểm tính cách Ý Kiến Đánh Giá STT Nội Dung 1 2 3 4 5 Anh/Chị có xu hướng chọn những nghề nghiệp đòi hỏi 1 sự khám phá, sáng tạo Anh/Chị coi kinh doanh là thú vị, thách thức khả năng 2 của Anh/Chị 3 Anh/Chị dám đối mặt trở ngại trong kinh doanh 4 Anh/Chị dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh 5 Anh/Chị có đủ năng lực để quản lý doanh nghiệp Bảng 5: Tiếp cận tài chính Ý Kiến Đánh Giá STT Nội Dung 1 2 3 4 5 Anh/Chị có thể vay mượn tiền từ bạn bè, người thân 1 để khởi nghiệp Anh/Chị có khả năng tích lũy vốn (nhờ tiết kiệm chi 2 tiêu, làm thêm...) Anh/Chị có thể huy động vốn từ những nguồn lực 3 khác (ngân hàng, quỹ tín dụng...) Bảng 6: Thái độ với hành vi khởi nghiệp Ý Kiến Đánh Giá STT Nội Dung 1 2 3 4 5 1 Là một doanh nhân có lợi hơn bất lợi 2 Anh/Chị cho rằng doanh nhân là hấp dẫn 3 Anh/Chị sẽ trở thành doanh nhân khi có cơ hội Là một doanh nhân sẽ cho phép thỏa mãn các đòi hỏi 4 của bản thân 5 Là một doanh nhân sẽ có nhiều đóng góp cho xã hội Bảng 7: Ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại Học Quốc Gia Hà Nội Ý Kiến Đánh Giá STT Nội Dung 1 2 3 4 5 1 Anh/Chị luôn xác định sẽ lập một công ty trong tương lai 2 Anh/Chị sẽ cố gắng để công ty tôi sớm được thành lập Anh/Chị đã suy nghĩ rất nghiêm túc trong việc thành lập 3 công ty riêng 4 Sau khi tốt nghiệp, Anh/Chị sẽ tự mình kinh doanh CẢM ƠN ANH/CHỊ ĐÃ THAM GIA LÀM KHẢO SÁT CÙNG CHÚNG TÔI. Anh/Chị hãy yên tâm vì tất cả thông tin của bạn đều được bảo mật tuyệt đối. @ Trường Đại học Đà Lạt
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng đối với sản phẩm nước chấm tại Tp. Hồ Chí Minh
11 p | 381 | 43
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực - Chương 4: Tuyển mộ và lựa chọn nguồn nhân lực
29 p | 97 | 22
-
Các nhân tố ảnh hưởng tới thực hiện và báo cáo trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam
7 p | 374 | 22
-
Bài giảng chuyên đề Tuyển mộ và lựa chọn nguồn nhân lực - Lê Thị Hạnh
32 p | 210 | 21
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chuyển giao tri thức trong quá trình triển khai hệ thống ERP tại Việt Nam
13 p | 126 | 12
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn vay của các DNNVV
4 p | 112 | 7
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động trong các công ty xây dựng công trình giao thông – Trường hợp nghiên cứu tại Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Thái Nguyên
5 p | 140 | 6
-
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách hàng trong bán hàng cá nhân: Trường hợp ngành hóa chất Việt Nam
7 p | 13 | 6
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực: Chương 4 - Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn
30 p | 43 | 4
-
Kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng, thái độ và ý định mua sắm thực phẩm chức năng
10 p | 21 | 4
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quán cà phê của sinh viên Hutech
7 p | 27 | 3
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh khi sử dụng sàn thương mại điện tử Lazada
6 p | 17 | 3
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn mua sắm thương hiệu các hãng điện thoại của khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 11 | 3
-
Bài giảng Tuyển dụng nhân lực - Chương 1: Tổng quan về tuyển dụng nhân lực
15 p | 15 | 3
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khi quyết định lựa chọn thương hiệu laptop của sinh viên Đại học Hutech
6 p | 7 | 3
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu điện thoại đối với sinh viên Hutech có sử dụng smartphone
6 p | 8 | 2
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thương hiệu hãng điện thoại Apple của sinh viên Hutech
7 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn