Nhận thức của sinh viên về những vấn đề trong việc đi làm thêm: Trường hợp của sinh viên ngành Quản lý Nhà nước, trường Đại học Thủ Dầu Một
lượt xem 1
download
Bài viết này nghiên cứu nhận thức về việc làm thêm của sinh viên ngành Quản lý nhà nước Trường Đại học Thủ Dầu Một. Kích thước mẫu nghiên cứu là 230 sinh viên ngành Quản lý nhà nước đã từng và chưa từng đi làm thêm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc đi làm thêm mang lại nhiều ưu điểm cho sinh viên trong việc học tập và sinh hoạt hằng ngày, nổi bật là giúp sinh viên có thêm thu nhập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhận thức của sinh viên về những vấn đề trong việc đi làm thêm: Trường hợp của sinh viên ngành Quản lý Nhà nước, trường Đại học Thủ Dầu Một
- NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG VIỆC ĐI LÀM THÊM: TRƯỜNG HỢP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Lâm Nhật Tảo1, Lê Cảnh Nam1, Phạm Thu Phương1, Trần Thị Quỳnh Phương1 1. Lớp D23QLNN02, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Bài viết này nghiên cứu nhận thức về việc làm thêm của sinh viên ngành Quản lý nhà nước Trường Đại học Thủ Dầu Một. Kích thước mẫu nghiên cứu là 230 sinh viên ngành Quản lý nhà nước đã từng và chưa từng đi làm thêm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc đi làm thêm mang lại nhiều ưu điểm cho sinh viên trong việc học tập và sinh hoạt hằng ngày, nổi bật là giúp sinh viên có thêm thu nhập. Ngược lại, những nhược điểm do việc làm thêm gây ra không có hoặc ít ảnh hưởng tới sinh viên. Lý do đi làm thêm của sinh viên xuất phát từ nhiều động cơ, nhưng tác nhân lớn nhất được ghi nhận là nhu cầu tài chính. Khi lựa chọn công việc làm thêm, sinh viên cũng cân nhắc tới nhiều tiêu chí khác nhau. Đồng thời, nghiên cứu cũng đưa ra một số kiến nghị và giải pháp đối với những vấn đề được nêu ra trong bài viết. Từ khóa: Nhận thức; ngành quản lý nhà nước; sinh viên; việc làm thêm GIỚI THIỆU Bên cạnh thời gian học tập trên giảng đường, rất nhiều sinh viên tìm kiếm các công việc làm thêm, tham gia vào lực lượng lao động bán thời gian trong xã hội. Điều này mang lại cho sinh viên những trải nghiệm, bài học quý báu, có ích cho việc phát triển sự nghiệp trong tương lai bất kể đó là trải nghiệm xấu hay tốt. Làm thêm còn giúp sinh viên phát triển các kỹ năng mềm, tích lũy kinh nghiệm trong môi trường thực tế. Nếu tìm được việc liên quan tới chuyên ngành đang theo học, sinh viên càng có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về công việc trong tương lai. Ngoài những lợi ích vừa nêu, việc làm thêm còn hỗ trợ sinh viên ở khía cạnh tài chính, giúp sinh viên có thêm thu nhập cho sinh hoạt phí hằng ngày (Lê Thúy Hường và nnk, 2021). Tuy nhiên, làm thêm gây ra nhiều tác hại, tiêu biểu là làm tiêu hao thời gian và sức lực, ảnh hưởng không tốt tới quá trình học tập và sức khỏe của sinh viên. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc làm thêm còn ảnh hưởng đến vấn đề quan trọng nhất của sinh viên, đó là chất lượng học tập (Nguyễn Văn Nên, 2019). Nguyễn Mạnh Hùng và các tác giả khác (2020) trong nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ chính quy tại trường đại học Kinh tế, đại học Huế” cũng cho rằng đi làm thêm là một trong những các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên. Qua tổng quan một số nghiên cứu trước đây, nhóm tác giả nhận thấy vấn đề làm thêm của sinh viên vẫn còn nhiều khía cạnh cần phải tìm hiểu và làm rõ một cách sâu sắc, toàn diện hơn. Những ưu, nhược điểm của việc đi làm thêm; Những lý do đi làm thêm; Những tiêu chí để lựa chọn công việc làm thêm đối với sinh viên ngành Quản lý nhà nước Trường Đại học Thủ Dầu Một là các mục tiêu chính trong bài báo này. 1. KHUNG LÝ THUYẾT 1.1. Khái niệm việc làm thêm Theo tác giả Phạm Thị Ngọc Anh và các đồng nghiệp (2020), làm thêm (part-time job) là công việc bán thời gian, công việc này không đòi hỏi, yêu cầu kinh nghiệm bài bản hay chuyên môn cụ 421
- thể, số lượng công việc vô cùng đa dạng và phong phú. Một nghiên cứu khác cho rằng công việc làm thêm hay công việc bán thời gian (part-time work) được định nghĩa là việc làm mà trong đó số giờ làm việc ít hơn bình thường, cụ thể là khoảng ít hơn 35 giờ một tuần. Công việc bán thời gian được phân loại thành công việc vĩnh viễn và công việc tạm thời. Người lao động bán thời gian cố định được tuyển dụng để làm việc ít hơn 35 giờ mỗi tuần, làm việc liên tục tại các cơ sở lao động gọi là công việc bán thời gian vĩnh viễn. Trong khi những người lao động tạm thời được thuê trong thời gian giới hạn để giải quyết khối lượng công việc lao động hoặc thiếu hụt nhân sự ngắn hạn được gọi là lao động bán thời gian tạm thời (Hà, 2023). Tương tự, tác giả Vũ Hòa Linh (2020) cũng đưa ra ý kiến cho rằng công việc bán thời gian được định nghĩa là việc làm mà trong đó số giờ làm việc ít hơn bình thường. Tổng thời gian làm việc trung bình mỗi tuần được quy định làm căn cứ phân loại công việc bán thời gian và toàn thời gian ở các quốc gia khác nhau. 1.2. Ưu điểm và nhược điểm của việc làm thêm 1.2.1. Ưu điểm của việc làm thêm Giúp sinh viên có thêm thu nhập Một trong những ưu điểm đầu tiên mà việc làm thêm mang lại cho sinh viên là về khía cạnh tài chính (Nguyễn Thị Anh Thu và nnk, 2022). Tương tự, nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Anh và các đồng nghiệp (2020) cũng cho rằng đi làm thêm đem lại cho sinh viên một khoản thu nhập làm tăng quỹ chi tiêu, từ đó có thể phụ giúp bố mẹ và tích góp cho kế hoạch tương lai, giúp chi trả cho sinh hoạt phí hằng ngày cũng như cho việc học tập, giúp gia đình giảm áp lực chu cấp. Xây dựng được nhiều kỹ năng cần thiết cho sinh viên. Nhờ làm thêm, sinh viên sẽ tích lũy nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế, được trau dồi về mặt chuyên môn, rất có ích cho cuộc sống và phát triển sự nghiệp trong tương lai (Nguyễn Thị Anh Thu và nnk, 2022). Bên cạnh đó, đi làm thêm còn giúp sinh viên biết sắp xếp thời gian biểu để cân đối giữa mọi việc (Phạm Thị Ngọc Anh và nnk, 2020) Giúp sinh viên mở rộng các mối quan hệ xã hội Tác giả Phạm Thị Ngọc Anh và các đồng nghiệp (2020) có quan điểm rằng làm thêm giúp hoàn thiện các kĩ năng mềm như giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, mở rộng các mối quan hệ, có kinh nghiệm hơn khi xử lý các tình huống trong cuộc sống và công việc sau này đặc biệt khi được làm việc trong môi trường tốt. Làm thêm còn giúp sinh viên mở rộng các mối quan hệ xã hội, từ đó xây dựng các “kênh” hỗ trợ và liên lạc hữu ích cho bản thân trong quá trình học tập và làm việc (Nguyễn Thị Anh Thu và nnk, 2022). Làm thêm giúp sinh viên có thêm nhiều thông tin về các công việc trong xã hội, từ đó giúp ích cho việc lựa chọn công việc phù hợp trong tương lai. 1.2.2. Nhược điểm của việc làm thêm Ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập của sinh viên Việc học tập của sinh viên bị ảnh hưởng tiêu cực từ việc làm thêm như lịch học không đảm bảo, giảm thời gian học trên lớp, giảm thời gian tự học, không có thời gian học bài, phân tâm trong việc học (Nguyễn Thị Anh Thu và nnk, 2022; Bùi Đăng Toản và nnk, 2021). Ngoài ra, việc đi làm thêm quá nhiều hoặc sắp xếp chưa hợp lý sẽ khiến sinh viên rơi vào trạng thái mất cân bằng. Các bạn đi làm thêm vì thu nhập, chi tiêu rất dễ nghỉ học nhiều để đi làm làm giảm kết quả học tập và thêm gánh nặng khi nợ môn (Phạm Thị Ngọc Anh và nnk, 2020). Bên cạnh áp lực học tập, sinh viên còn chịu thêm áp lực từ công việc làm thêm Theo Phạm Thị Ngọc Anh và các đồng nghiệp (2020), đi làm thêm chắc chắn sẽ có những áp lực khiến cho sinh viên không thể tập trung hoàn toàn cho việc học, thậm chí khiến sinh viên cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi nghiêm trọng. Áp lực mà công việc công việc làm thêm gây ra cũng là nhân tố ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả học tập của sinh viên. Đối với những công việc đòi hỏi chỉ tiêu cao đồng nghĩa với khối lượng công việc nhiều sẽ dẫn đến quá tải về cả sức khỏe và khả năng tiếp nhận kiến thức của sinh viên. Sinh viên sẽ không còn giữ được trạng thái tốt nhất để học tập và làm kết quả học tập bị sa sút (Nguyễn Văn Nên, 2019) 422
- Việc phải đối mặt với sự căng thẳng của cả việc học và đi làm khiến sinh viên cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Sinh hoạt cá nhân, đặc biệt là sức khỏe thể chất của sinh viên bị ảnh hưởng khá nhiều khi không cân bằng được thời gian đi học và làm thêm, các biểu hiện cụ thể như thường bỏ bữa, thức khuya học bài, ngủ không đủ giấc. Không chỉ ảnh hưởng tiêu cực về mặt thể chất, việc làm thêm càng nhiều giờ còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của sinh viên. Khiến quỹ thời gian của sinh viên bị hạn chế Dành nhiều thời gian cho việc đi làm thêm đồng nghĩa với việc thiếu thời gian dành cho người thân và gia đình. Kể cả bản thân sinh viên đi làm thêm cũng thiếu các cơ hội trải nghiệm những hoạt động vui chơi giải trí, làm mất cân bằng cuộc sống. Đi làm thêm còn làm giới hạn cơ hội học tập, bỏ qua các hoạt động học tập bổ sung như học ngoài giờ, tham gia các dự án nghiên cứu khoa học, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập và chuyên môn sau khi ra trường của sinh viên. Vẫn có những sinh viên cân đối được việc học và làm thêm, nhưng sự cân bằng này áp dụng đối với một số lượng giờ giới hạn (Vũ Hòa Linh , 2020). Ảnh hưởng về mặt thời gian là nhược điểm dễ nhận thấy nhất ở sinh viên có tham gia đi làm thêm. Tần suất, thời gian làm thêm là một trong những yếu tố quan trọng để kết luận được rằng liệu quyết định đi làm thêm sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập của sinh viên. Mức lương nhận được và tổng thời gian làm thêm cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập và suy nghĩ của sinh viên Vì muốn có nhiều thời gian để đi làm thêm nhằm kiếm nhiều tiền hơn, dẫn đến sinh viên có những suy nghĩ lệch lạc như nhờ điểm danh hộ, thuê người làm bài tập và đi thi hộ. Ngoài ra, việc kiếm được tiền từ việc đi làm thêm còn có thể khiến việc chi tiêu của sinh viên trở nên hoang phí (Phạm Thị Ngọc Anh và nnk, 2020). Với mong muốn ngày càng độc lập về tài chính, tăng quyền tự chủ cá nhân, sinh viên ngày càng muốn kiếm tiền nhiều hơn. Học phí và chi phí sinh hoạt khiến sinh viên ngày càng áp lực về tài chính, đây là động lực thúc đẩy sinh viên đi làm để có thể chi trả cho việc học tập và sinh sống, đặc biệt là những sinh viên đến từ gia cảnh khó khăn. Khi nhu cầu chi tiêu tăng thì xu hướng kiếm một công việc có lương càng tăng và lương càng cao sẽ càng hấp dẫn người làm việc hơn, khiến sinh viên ngày càng tập trung vào làm việc mà ít quan tâm học tập (Nguyễn Văn Nên, 2019). 1.3. Lý do đi làm thêm Sinh viên làm thêm vì muốn có thêm thu nhập Xuất phát từ ưu điểm của việc làm thêm, một trong những lý do quan trọng dẫn đến quyết định đi làm thêm ở sinh viên là để giải quyết nhu cầu về mặt tài chính. Thu nhập là lý do chủ yếu khiến sinh viên quyết định đi làm thêm (Lê Thúy Hường và nnk, 2021). Khi có một công việc bán thời gian, bản thân sinh viên sẽ kiếm được một khoản tiền nhất định và có thể chi tiêu số tiền đó vào những việc cần thiết mà không cần phải nhờ cậy sự hỗ trợ từ người khác. Sinh viên làm thêm vì muốn khẳng định bản thân Theo Nguyễn Thúy Hường và các đồng nghiệp (2021), lao động cũng là cách giúp sinh viên tự khẳng định bản thân. Bằng cách tham gia làm thêm, sinh viên có cơ hội chứng minh khả năng làm việc, khả năng tự quản lý lịch trình, thời gian hay khả năng giao tiếp, hòa nhập với đồng nghiệp. Ngoài ra, việc đi làm thêm còn giúp sinh viên tạo dựng lòng tự tin về bản thân, đồng thời xây dựng một hồ sơ làm việc ấn tượng, có thể hỗ trợ cho sự nghiệp tương lai. Mong muốn tự tập, tự khẳng định là những nguyên nhân dẫn đến quyết định đi làm thêm của sinh viên (Bùi Đăng Toản và nnk, 2021). Sinh viên muốn thông qua việc làm thêm để trau dồi kinh nghiệm và xây dựng các kỹ năng cần thiết Những kinh nghiệm, kỹ năng sống cũng là một nhân tố tác động đến quyết định đi làm thêm của sinh viên. Một trong những cách mà hầu hết sinh viên cho rằng có thể tích lũy được kinh nghiệm nhiều nhất đó là từ việc làm thêm ngoài giờ học (Nguyễn Văn Nên, 2019). Một công việc làm thêm 423
- phù hợp, không chỉ giúp bản thân tăng thu nhập mà còn bổ trợ cho chuyên môn của một số ngành mà sinh viên đang theo học, vừa nâng cao kĩ năng mềm. Sẽ rất tuyệt nếu bản thân sinh viên có thể tìm được công việc phù hợp với chuyên ngành. Học tập và sau đó thực hiện đúng những gì đã được học sẽ giúp ích rất nhiều cho sự nghiệp tương lai của sinh viên (Phạm Thị Ngọc Anh và nnk, 2020). Sinh viên đi làm thêm vì có nhiều thời gian rảnh Một lý do khác khiến sinh viên muốn đi làm thêm là vì có nhiều thời gian rảnh. Trong một năm học, ngoài những khoảng thời gian căng thẳng với lịch học dày đặc, còn có những lúc sinh viên có nhiều thời gian trống như nghỉ hè, kết thúc môn, hoặc những học kì có ít môn học. Việc làm thêm có thể giúp khỏa lấp khoảng trống thời gian và tạo thêm nguồn thu. Thay vì lãng phí thời gian, sinh viên có thể tận dụng thời gian này để làm việc, tích lũy kinh nghiệm và kiếm thêm thu nhập. Vì sinh viên tìm được công việc làm thêm yêu thích Có những sinh viên đi làm thêm không phải vì hoàn cảnh, không phải để chứng tỏ bản thân hay một lý do quan trọng nào khác mà chỉ đơn giản là thích đi làm, thích công việc làm thêm đó. 1.4. Tiêu chí lựa chọn công việc làm thêm Sinh viên lựa chọn công việc làm thêm theo mức lương được nhận. Một trong những lí do lớn nhất dẫn đến quyết định đi làm thêm của sinh viên là mong muốn đáp ứng nhu cầu tài chính. Vì vậy, những yếu tố như mức lương và các phúc lợi khác của công việc được sinh viên nghiên cứu rất kỹ trước khi đi làm. Sinh viên cân nhắc về thời gian làm việc Thời gian làm việc là tiêu chí luôn được sinh viên quan tâm khi lựa chọn công việc làm thêm. Việc làm thêm có thể tạo ảnh hưởng tích cực đối với hoạt động học tập của sinh viên khi lượng thời gian làm thêm hợp lý (dưới 15 giờ/tuần), góp phần nâng cao năng lực và kết quả học tập của sinh viên, đồng thời giúp đạt điểm cao, hoàn thành chương trình học tại trường, quản lý thời gian tốt hơn và tăng cơ hội việc làm sau khi ra trường (Nguyễn Thị Anh Thu và nnk, 2022). Các tiêu chí “thời gian làm việc và “thời gian làm việc không trùng với lịch học” là những điều được sinh viên cân nhắc khi lựa chọn việc làm thêm (Lê Thúy Hường và nnk, 2021). Tính chất, mức độ linh hoạt của công việc cũng là những điều được sinh viên xem xét Công việc với tính chất và thời gian làm việc linh hoạt sẽ phù hợp để sinh viên cân bằng thời gian giữa việc học, làm thêm và các hoạt động khác. Điều này còn liên quan đến khả năng thay thế, lựa chọn việc học thay cho việc làm việc trong một số trường hợp nhất định. Mức độ linh hoạt cao thể hiện cho việc sinh viên sẽ có cơ hội lớn hơn trong việc ưu tiên tập trung cho kết quả học tập ở trường, mặt khác, mức độ linh hoạt của công việc kém sẽ khiến sinh viên chịu nhiều áp lực, không đủ thời gian khi học tập và công việc quá tải, dẫn đến sa sút trong kết quả học tập. Sinh viên thường ưu tiên những công việc liên quan đến chuyên ngành đang theo học Một tiêu chí quan trọng khác là lựa chọn công việc làm thêm liên quan đến ngành học. Việc làm thêm sẽ có tác động tích cực đối với học tập khi các sinh viên chọn việc làm thêm có liên quan đến chuyên ngành (Nguyễn Thị Anh Thu và nnk, 2022). Một công việc làm thêm không liên quan đến ngành học sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập, ngược lại, một công việc làm thêm có liên quan đến ngành học sẽ mang lại tác động tích cực cho thành tích học tập của sinh viên (Nguyễn Văn Nên, 2019). Một yếu tố khác được sinh viên quan tâm là tiềm năng phát triển của công việc. Việc lựa chọn công việc có tiềm năng phát triển mang lại lợi ích lâu dài cho sinh viên. Sinh viên có thể tìm kiếm các công việc tại những công ty, cơ quan uy tín hoặc ngành nghề có tiềm năng, những công việc mà bản thân có cơ hội phát triển ngay từ lúc còn đi học. Nếu cảm thấy phù hợp, đó có thể trở thành công việc chính thức sau khi tốt nghiệp, thuận lợi cho việc phát triển sự nghiệp. 424
- Môi trường làm việc cũng là tiêu chí được sinh viên đánh giá trước khi chọn lựa công việc làm thêm. Môi trường làm việc bao gồm các mối quan hệ với đồng nghiệp và cơ sở vật chất, điều kiện lao động. Công việc có môi trường làm việc thoải mái, dễ hòa nhập vào đội ngũ làm việc, đầy đủ các điều kiện vật chất luôn là mong muốn của sinh viên khi lựa chọn công việc làm thêm Bên cạnh đó, sinh viên cũng sẽ cân nhắc đến kỹ năng và sở trường cá nhân. Trong quá trình chọn lựa việc làm thêm, sinh viên sẽ xác định năng lực, ưu và nhược điểm của bản thân để lấy cơ sở cho việc lựa chọn công việc phù hợp. Sự phù hợp với sở thích cá nhân cũng là một tiêu chí khác cần được nhắc đến. Do nhiều bạn sinh viên coi việc làm thêm là cơ hội để trải nghiệm, nên việc lựa chọn công việc theo sở thích là không thể tránh khỏi. Một tiêu chí khác là khoảng cách di chuyển giữa nhà trường, chỗ ở và nơi làm việc. Về vấn đề này, Steven L. & Clayton R. đã nhận định rằng những công việc xa có tác động tiêu cực đến kết quả học tập của sinh viên năm cuối, trong khi những sinh viên có công việc trong khuôn viên trường thì kết quả học tập không bị ảnh hưởng hoặc nhận được tác động tích cực. Tuy nhiên, kết quả nghiên của Coates H. lại chỉ ra rằng công việc ngoài trường dường như mang lại tác động tích cực cho người học, tác động tích cực đến kết quả học tập chung và đặc biệt là phát triển nghề nghiệp (Nguyễn Văn Nên, 2019). Bên cạnh đó, khoảng cách di chuyển đến nơi làm việc còn ảnh hưởng đến sức khỏe và các hoạt động sinh hoạt khác trong đời sống hằng ngày của sinh viên. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề trong việc làm thêm của sinh viên. Khách thể nghiên cứu tham gia nghiên cứu là sinh viên ngành Quản lý nhà nước trường đại học Thủ Dầu Một khóa D20-D23. Phạm vi về không gian là ngành Quản lý nhà nước Trường Đại học Thủ Dầu Một. Về phạm vi thời gian, việc thu thập số liệu sơ cấp được tiến hành từ 9/4/2024 đến ngày 15/4/2024, số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2013 đến năm 2023. Nhóm nghiên cứu sử dụng hướng nghiên cứu tổng hợp, và phương pháp nghiên cứu định tính. Phương pháp thu thập thông tin là phương pháp dùng bảng câu hỏi. Dựa vào chương lý thuyết, nhóm nghiên cứu tiến hành phương pháp dùng bảng khảo sát, xây dựng câu hỏi khảo sát dành cho các đối tượng là sinh viên để thu thập thông tin sơ cấp về các trải nghiệm khi đi làm thêm của sinh viên. Ở phương pháp sử dụng bảng câu hỏi, đối tượng tham gia trả lời câu hỏi cho đề tài là sinh viên. Do số lượng sinh viên trên địa bàn nghiên cứu là quá lớn, nhóm nghiên cứu không thể tiến hành khảo sát hết. Vì vậy, nhóm nghiên cứu thu thập thông tin từ một bộ phận nhất định trên tổng thể toàn bộ sinh viên trên địa bàn (gọi là mẫu). Đề tài tiến hành lựa chọn kích thước mẫu theo công thức sau: 𝑁 n= 1+𝑁+𝑒 2 Trong đó: n: Kích thước mẫu cần xác định. N: Tổng thể mẫu. Tổng số lượng sinh viên ngành Quản lý nhà nước trường đại học Thủ Dầu Một vào thời điểm thực hiện nghiên cứu là 500, vì vậy N=500. e: Sai số cho phép. Đề tài sử dụng mức e=±0,05 Từ đó: 500 n= =222.(2) 1+500×0.052 Sau khi tính toán, kích thước mẫu của đề tài được xác định là 231 phiếu (tương đương với 231 sinh viên tham gia trả lời khảo sát), gồm 222 số phiếu dự kiến ban đầu và 9 phiếu dự phòng. Mẫu được lựa chọn bằng phương pháp ngẫu nhiên phi xác suất 425
- 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Mô tả mẫu khảo sát Bảng khảo sát gồm 231 phiếu tương đương với 231 đối tượng, trong đó có 22,9% tổng số đối tượng chưa từng đi làm thêm và 77,1% đã từng đi làm thêm. Tổng số đối tượng tham gia khảo sát có 51,1% là nam và 48,9% là nữ. Kết quả khảo sát của đề tài ghi nhận 27,3% tổng số đối tượng là sinh viên năm nhất; 31,6% tổng số đối tượng là sinh viên năm hai; 12,6% tổng số đối tượng là sinh viên năm ba; 28,6% tổng số đối tượng là sinh viên năm tư. 3.2. Nhận thức của sinh viên về ưu điểm ưu điểm và nhược điểm của việc làm thêm đối với sinh viên 3.2.1. Đánh giá của sinh viên ngành Quản lý nhà nước Trường Đại học Thủ Dầu Một về ưu điểm của việc làm thêm Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên ngành Quản lý nhà nước Trường Đại học Thủ Dầu Một về ưu điểm của việc làm thêm thể hiện ở Bảng 1 sau đây: Bảng 1. Nhận thức về ưu điểm của việc làm thêm Những ưu điểm mà Rất không Không đồng công việc làm thêm Bình thường Đồng ý Rất đồng ý đồng ý ý mang lại cho sinh viên SL % SL % SL % SL % SL % Có thêm thu nhập 17 7,36 1 0,43 22 9,52 112 48,48 79 34,2 Xây dựng được nhiều 16 6,93 2 0,87 28 12,12 109 47,19 76 32.90 kỹ năng sống Tích lũy nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm 17 7,36 4 1,73 34 14,72 105 45,45 71 30,74 thực tế, được trau dồi về mặt chuyên môn Mở rộng các mối quan 16 6,93 2 0,87 35 15,15 109 47,19 69 29,87 hệ xã hội Có thêm nhiều thông tin về các công việc 13 5,63 4 1,73 32 13,85 115 49,78 67 29,00 trong xã hội Xây dựng được sự tự tin trong giao tiếp, 16 6,93 2 0,87 25 10,82 109 47,19 79 34,10 tương tác với mọi người Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài Có thể thấy, phần lớn sinh viên đều cho rằng việc đi làm thêm mang lại rất nhiều lợi ích khi toàn bộ vấn đề được nêu ở trên đều nhận được sự đồng tình từ hầu hết các đối tượng. Sự chênh lệch về kết quả khảo sát giữa các lợi ích được nêu ra là không lớn, trong đó lợi ích phổ biến nhất được ghi nhận là Giúp sinh viên có thêm thu nhập (chiếm 82,68% và 7,79%). Bên cạnh đó, kết quả khảo sát của những lợi ích khác cũng nhận được sự đồng tình cao từ phía sinh viên. Trong tất cả những vấn đề được nêu trong Bảng trên, lợi ích Mở rộng các mối quan hệ xã hội được đánh giá là không phụ thuộc vào việc đi làm thêm từ nhiều sinh viên nhất chiếm 15,15%. Có thể thấy sinh viên thật sự hiểu biết và ý thức được những lợi ích của việc đi làm thêm. Bản thân sinh viên thông qua việc đi làm thêm ngoài giờ học cũng đã nhận được những ưu điểm mà công việc làm thêm mang lại, tiêu biểu như việc có thêm nguồn thu nhập để tự trang trải sinh hoạt phí và phụ giúp gia đình. Không những vậy, làm thêm còn giúp sinh viên có cơ hội học tập, trau dồi và rèn luyện bản thân, giúp xây dựng được các kỹ năng sống, tích lũy nhiều bài học thực tế. Lợi ích từ việc đi làm thêm còn giúp sinh viên phát triển ở nhiều khía cạnh khác trong học tập và phát triển sự nghiệp trong tương lai, cụ thể như giúp mở rộng các mối quan hệ và có thêm thông tin về các công việc khác nhau trong xã hội. Thông qua việc làm thêm, tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau trong cuộc sống, sinh viên sẽ xây dựng được sự tự tin trong giao tiếp và tương tác với mọi người. 426
- 3.2.2. Đánh giá của sinh viên ngành Quản lý nhà nước Trường Đại học Thủ Dầu Một về nhược điểm của việc làm thêm Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên ngành Quản lý nhà nước Trường Đại học Thủ Dầu Một về nhược điểm của việc làm thêm thể hiện ở Bảng 2 sau đây: Bảng 2. Những nhược điểm của công việc làm thêm đối với sinh viên Những nhược Rất không Không đồng Bình thường Đồng ý Rất đồng ý điểm của công việc đồng ý ý làm thêm đối với SL % SL % SL % SL % SL % cho sinh viên Ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thể chất 10 4,33 32 13,85 95 41,12 75 32,47 19 8,23 lẫn tinh thần Ảnh hưởng xấu tới 11 4,76 39 16,89 88 30,1 71 30,74 22 9,52 kết quả học tập Ít thời gian tự học, học thêm ngoài giờ 9 3,9 26 11,26 74 32,03 95 41,13 27 11,69 trên giảng đường Không đảm bảo được lịch học (Vắng 19 8,23 47 20,35 82 35,5 64 27,71 19 8,23 nhiều buổi học, trễ giờ học) Khó tập trung hoàn 14 6,06 33 14,29 86 37,23 73 31,60 25 10,82 toàn cho việc học Chịu nhiều áp lực 9 3,9 29 12,55 75 32,47 94 40,69 24 10,39 công việc Thiếu thời gian dành riêng cho bản thân, gia đình và 11 4,76 28 12,12 67 29,00 93 40,26 32 13,85 những mối quan hệ xã hội khác Dễ khiến sinh viên có những suy nghĩ lệch lạc như nhờ 17 7,36 41 17,75 68 29,44 76 32,90 29 12,55 điểm danh hộ, thuê người làm bài tập và đi thi hộ Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài Theo kết quả khảo sát, sinh viên ngành QLNN trường đại học Thủ Dầu Một cho rằng những bất lợi từ việc đi làm thêm không ảnh hưởng nhiều tới quá trình học tập, sức khỏe và cuộc sống hằng ngày. Cụ thể, đa phần các yếu tố được nhắc đến ở bảng trên đều chịu sự phản đối từ phía các sinh viên, trong đó yếu tố Ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thể chất lẫn tinh thần nhận sự phản đối lớn nhất (chiếm 59,3%). Nhược điểm của việc đi làm thêm được sinh viên đồng tình nhiều nhất là Thiếu thời gian dành riêng cho bản thân, gia đình và những mối quan hệ xã hội khác (chiếm 54,11%). Trái ngược với những ưu điểm, khía cạnh nhược điểm của việc đi làm thêm chịu nhiều sự phải đối từ phía các đối tượng tham gia khảo sát. Nói cách khác, sinh viên ngành QLNN trường đại học Thủ Dầu Một cho rằng việc đi làm thêm không gây ra những bất lợi cho sinh viên, hoặc tác động của những bất lợi đó là không đáng kể đến quá trình học tập, sức khỏe và sinh hoạt thường ngày, điều này trái ngược với kết quả nghiên cứu của những tác giả trước. Có nhiều lý do dẫn đến kết quả này, trong đó có nhiều khả năng như việc sinh viên vì quá chú trọng đến thu nhập và những lợi ích khác của việc làm thêm mà không nhận ra hoặc cố ý xem nhẹ những bất lợi mà công việc làm thêm gây ra, hoặc do sinh viên đi làm thêm với tổng số giờ làm việc vừa phải. Ở những nghiên cứu trước, kết quả cho thấy đi làm thêm ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh của sinh viên với những bằng chứng cụ thể, có thể kể đến như việc sức khỏe của sinh viên bị ảnh hưởng xấu cả về thể chất lẫn tinh thần do phải lao động ngoài giờ học và chịu nhiều áp lực từ công việc làm thêm, hay việc sinh viên khó tập trung hoàn toàn cho việc học, ít thời gian tự học 427
- ngoài giờ trên giảng đường, vắng học hoặc trễ học nhiều lần, từ đó dẫn đến không đảm bảo được lịch học, ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập của sinh viên. Tuy vậy ở nghiên cứu này, kết quả thu được tương đối trái ngược với kết quả của những nghiên cứu trước. 3.3. Khảo sát lý do đi làm thêm của sinh viên Kết quả khảo sát về lý do đi làm thêm của sinh viên ngành Quản lý nhà nước Trường Đại học Thủ Dầu Một được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3. Những lý do khiến sinh viên đi làm thêm Những lý do khiến Rất không Không Bình thường Đồng ý Rất đồng ý sinh viên đi làm đồng ý đồng ý thêm SL % SL % SL % SL % SL % Muốn kiếm thêm thu 8 3,46 5 2,16 22 9,52 123 53,25 73 31,60 nhập Muốn giảm gánh nặng tài chính cho gia 8 3,46 5 2,16 43 19,61 110 47,62 65 28,14 đình Muốn có tiền tiết 8 3,46 6 2,6 34 14,72 129 55,84 54 23,38 kiệm Muốn chứng minh 11 4,76 12 5,19 78 33,77 88 38,1 42 18,18 khả năng của bản thân Muốn tích lũy thêm kinh nghiệm, kỹ năng 8 3,46 4 1,73 32 13,85 122 52,81 65 28,14 cần thiết Muốn có thêm nhiều 19,91 9 3,9 2 0,87 46 113 48,92 61 26,41 bài học thực tế Có nhiều thời gian 13 5,63 23 9,96 87 37,66 74 32,03 34 14,72 rảnh Tìm được công việc 11 4,76 14 6,06 81 35,06 91 39,4 34 14,72 yêu thích Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài Có thể thấy lý do lớn nhất khiến sinh viên quyết định đi làm thêm xuất phát từ khía cạnh tài chính chiếm 31,6%. Lý do đi làm thêm nhận được nhiều sự phản đối nhất là Có nhiều thời gian rảnh (chiếm 15,59%), đồng thời đây cũng là lý do lớn nhất được cho là không phải động cơ để sinh viên đi làm thêm (chiếm 37,66%). Theo kết quả nghiên cứu, vấn đề tài chính là tác nhân lớn nhất nhất tác động đến quyết định đi làm thêm của sinh viên. Hầu hết sinh viên đều đồng tình với quan điểm rằng đi làm thêm vì muốn có thêm thu nhập, muốn giảm gánh nặng tài chính cho gia đình và muốn có tiền tiết kiệm. Tên gọi có thể khác nhau, nhưng điểm chung của những lý do trên là đều xuất phát từ mong muốn có nguồn thu từ việc tham gia làm thêm, điều này cũng tương ứng với lợi ích lớn nhất của việc làm thêm đã được nêu ở trên là giúp sinh viên có thêm thu nhập. Bên cạnh đó, sinh viên đi làm thêm còn vì mong muốn có cơ hội cọ xát, chứng minh năng lực của bản thân trong môi trường thực tế, muốn thông qua việc làm thêm để tích lũy những bài học, kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết. Ngoài ra, có nhiều sinh viên còn đi làm thêm với những lý do rất đơn giản như vì có nhiều thời gian rảnh hoặc tìm được công việc làm thêm yêu thích. 3.4. Khảo sát tiêu chí lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên Kết quả khảo sát những tiêu chí lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên ngành Quản lý nhà nước Trường Đại học Thủ Dầu Một được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4. Những tiêu chí lựa chọn việc làm thêm của sinh viên Những tiêu chí lựa Rất không đồng Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý chọn việc làm thêm ý của sinh viên SL % SL % SL % SL % SL % Mức lương nhận được 10 4,33 3 1,3 45 19,48 126 54,55 47 20,35 428
- Tổng thời gian làm 9 3,9 5 2,16 52 22,51 121 52,38 44 19,05 việc Tính chất, mức độ 54,11 linh hoạt của công 10 4,33 3 1,3 47 20,35 125 46 19,91 việc Liên quan đến chuyên 13 5,63 10 4,33 80 34,63 92 39,83 36 15,58 ngành đang theo học Tiềm năng phát triển 31,60 8 3,46 9 3,9 73 108 46,75 33 của công việc 14,29 Môi trường làm việc (đồng nghiệp, cơ sở 8 3,46 5 2,16 67 29,00 109 47,19 42 18,18 vật chất) Năng lực cá nhân 8 3,46 3 1,3 65 28,14 117 50,65 38 16,45 Khoảng cách di chuyển giữa nơi ở, 9 3,9 2 0,87 66 28,57 106 45,89 48 20,78 nhà trường và nơi làm việc Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài Theo kết quả khảo sát, tiêu chí lớn nhất được sinh viên quan tâm khi lựa chọn công việc làm thêm là mức lương nhận được (173 người đồng tình, chiếm 74,9%; 13 người phản đối, chiếm 5,63%). Ngoài ra, tiêu chí Liên quan đến chuyên ngành đang theo học nhận nhiều sự phản đối nhất (23 người phản đối, chiếm 9,96%), đồng thời cũng là tiêu chí được ít sinh viên cân nhắc khi lựa chọn công việc làm thêm nhất với 80 người chọn mức độ Bình thường, chiếm 34,63%. Tương ứng với kết quả ở ưu điểm và lý do của việc đi làm thêm, tiêu chí lớn nhất mà sinh viên quan tâm khi lựa chọn công việc làm thêm cũng liên quan đến khía cạnh tài chính, đó là mức lương nhận được. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên trước khi đi làm thêm còn cân nhắc đến tổng thời gian làm việc và tính chất, mức độ linh hoạt của công việc, từ đó giúp sinh viên cân bằng được giữa việc học và làm, tránh để bản thân chịu quá nhiều áp lực từ công việc làm thêm. Xuất phát từ mong muốn học tập và rèn luyện bản thân, sinh viên khi lựa chọn công việc làm thêm cũng chú ý đến năng lực cá nhân và tiềm năng phát triển của công việc. Bên cạnh đó, môi trường làm việc và sự liên quan của công việc làm thêm đến chuyên ngành đang theo học cũng là những tiêu chí nhận được nhiều sự quan tâm từ phía sinh viên. 3.5. Sự chênh lệch sự chênh lệch giữa kết quả học tập của sinh viên đã từng đi làm thêm so với sinh viên chưa từng đi làm thêm Giỏi Khá Giỏi Khá Trung bình Dưới trung bình Trung bình Dưới trung bình 2% 8% 6% 19% 31% 26% 59% 49% Hình 1: Tỷ lệ kết quả học tập trong học kỳ Hình 2: Tỷ lệ kết quả học tập trong học gần nhất của các sinh viên đã từng đi làm kỳ gần nhất của các sinh viên chưa từng thêm đi làm thêm Theo kết quả khảo sát, phần lớn các đối tượng ở cả hai nhóm là đã từng đi làm thêm và chưa từng đi làm thêm đạt học lực Khá ở học kì gần nhất (59% ở nhóm đã từng đi làm thêm và 49% ở 429
- nhóm chưa từng đi làm thêm). Tổng số đối tượng đạt loại Giỏi ở nhóm đã từng đi làm thêm là 8%, trong khi chỉ số này ở nhóm chưa từng đi làm thêm là 19%. Về chỉ số xếp loại dưới Trung bình, nhóm Đã từng đi làm thêm có 2% trong khi nhóm Chưa từng đi làm thêm có 6%. Dựa vào kết quả khảo sát có thể nhận thấy những bạn chưa từng đi làm thêm đạt có học lực cao hơn so với những bạn đã từng hoặc đang đi làm thêm. Điều này có thể bắt nguồn từ nhiều lý do, có thể kể đến việc đi làm thêm mặc dù có nhiều ưu điểm những các ưu điểm đó thường không có nhiều giá trị đối với quá trình học tập trên giảng đường (trừ các sinh viên tìm được công việc làm thêm liên quan đến chuyên ngành đang theo học). Ngược lại, những bất lợi của việc đi làm thêm đã được chứng minh ở những nghiên cứu trước lại tác động rất lớn đến sinh viên, trong đó bao gồm cả kết quả học tập. Đi làm thêm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, giới hạn quỹ thời gian sinh hoạt của sinh viên mà còn khiến việc tự ôn bài, tìm hiểu bài và học thêm ngoài giờ bị hạn chế. Nhiều sinh viên do sa đà vào việc làm thêm mà không đảm bảo được lịch học, chịu nhiều áp lực từ việc làm thêm khiến bản thân căng thẳng, khó tập trung trong lúc học, khó tiếp thu kiến thức mà thầy cô truyền đạt. Ở các bạn chưa từng đi làm thêm, thời gian và sức khỏe không bị công việc làm thêm ảnh hưởng, từ đó đảm bảo đầy đủ các nguồn lực cần thiết để đảm bảo quá trình học đạt kết quả tối ưu. 3.6. Kiến nghị Một là, kết quả khảo sát đã chỉ ra rằng các sinh viên ngành QLNN trường đại học Thủ Dầu Một hiểu biết rất rõ về ưu điểm của việc làm thêm, vì vậy nhà trường và bậc phụ huynh cần tạo điều kiện cho các bạn đi làm thêm ngoài giờ học, hỗ trợ các bạn tìm được công việc làm thêm, giúp sinh viên tối ưu hóa những ưu điểm của việc làm thêm. Chính bản thân sinh viên cũng phải học cách tận dụng những lợi ích thu được khi đi làm thêm để phát triển quá trình học tập và sự nghiệp trong tương lai. Hai là, có nhiều bất lợi do công việc làm thêm gây ra đã được chứng minh ở những nghiên cứu trước, tuy vậy các bạn sinh viên tham gia nghiên cứu này vẫn chưa nắm rõ hoặc phớt lờ những nhược điểm đó. Một trong những lí do có thể kể đến là vì sinh viên quá chú trọng vào tiền lương nhận được nên ngày càng muốn làm thêm nhiều hơn, không quan tâm những bất lợi của việc làm thêm. Nhà trường và phụ huynh cần giải thích cho sinh viên hiểu rõ nhược điểm của từng loại công việc làm thêm. Điều này sẽ giúp sinh viên hiểu rõ về tính chất của từng loại công việc, từ đó cân bằng được giữa việc học tập, làm thêm và sinh hoạt trong từng giai đoạn khác nhau Ba là, do mục đích đi làm thêm của đa số các bạn sinh viên là vì muốn có thêm thu nhập, điều này khiến sinh viên có mong muốn được đi làm thêm nhiều giờ trong một ngày. Sinh viên cần chú ý thời gian làm việc vừa phải, tránh để công việc gây mệt mỏi, căng thẳng quá mức, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và quá trình học tập. Nhà trường, phụ huynh và các tổ chức khác cần hỗ trợ sinh viên ở khía cạnh tài chính để các bạn không còn chịu áp lực về tiền bạc. Đối với sinh viên, cần xác định việc học là ưu tiên hàng đầu, cần học cách chi tiêu hợp lý và không để mức thu nhập của công việc làm thêm tác động, gây ra những suy nghĩ tiêu cực cho bản thân. Bốn là, sinh viên cần cân nhắc và chọn cho bản thân một công việc làm thêm phù hợp với năng lực cá nhân, môi trường làm việc tốt và mức thù lao xứng đáng với công sức bỏ ra. Làm một công việc có tính linh hoạt cao, thời gian làm việc vừa phải sẽ giúp hạn chế những bất lợi khi đi làm, không gây tổn hại đến sức khỏe sinh viên và ảnh hưởng xấu tới quá trình học tập. Ngoài ra, việc lựa chọn công việc làm thêm liên quan đến chuyên ngành đang theo học sẽ góp phần tối ưu hóa ưu điểm của việc làm thêm. Năm là, khi đi làm thêm cần xây dựng cho bản thân tác phong chuyên nghiệp, tinh thần học hỏi, không ngại tiếp thu lời góp ý của đồng nghiệp và cấp trên. Chủ động tương tác và hòa đồng với mọi người, từ đó mở rộng các mối quan hệ xã hội và tạo phong thái tự tin trong giao tiếp. Sáu là, tùy thuộc vào lý do đi làm thêm của bản thân, xác định những mong muốn, mục tiêu mà bàn thân muốn đạt được thông qua việc làm thêm để lựa chọn công việc phù hợp. Đánh giá khách quan, toàn diện tất cả các tiêu chí liên quan đến công việc làm thêm trước khi đưa ra lựa chọn công việc 430
- 4. KẾT LUẬN Qua kết quả khảo sát và đánh giá về những vấn đề xung quanh việc làm thêm của sinh viên ngành Quản lý nhà nước Trường Đại học Thủ Dầu Một, có thể thấy việc đi làm thêm mang lại cho sinh viên nhiều ưu điểm, nổi bật là giúp sinh viên có thêm thu nhập và được trau dồi, rèn luyện những kỹ năng cần thiết. Tuy vậy, sinh viên đi làm thêm với thời lượng quá nhiều sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, kết quả học tập và nhiều khịa cạnh khác của sinh viên. Quyết định đi làm thêm của sinh viên bắt nguồn từ nhiều động cơ khác nhau, trong đó những những mục tiêu về tài chính là tác nhân lớn nhất dẫn đến việc sinh viên muốn đi làm thêm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anh, N. P., Duyên, C. T., & Trí, H. M. (2013, 6 19). Tác động của việc đi làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học Cần Thơ. Tạp chí khoa học trường đại học Cần Thơ. Truy lục ngày 4 2, 2024 2. Bùi Đăng Toản và nnk. (2021, 3). Đánh giá thực trạng việc đi làm thêm của sinh viên tại trường đại học TDTT Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học và Đào tạo thể thao. 3. Danh, L. C., Anh, P. H., Ngân, P. N., & Vân, N. T. (2023, 6 30). Các nhân tố của việc đi làm thêm ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên. Tạp chí công thương. 4. Hà, V. T. (2023). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm thêm của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp cụ thể với sinh viên các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 59(1), 160-166. 5. Hoa, Đ. T., Thúy, T. T., & Khuy, Đ. T. (2016). Thực trạng làm thêm của sinh viên đại học Lâm Nghiệp. Trường đại học Lâm Nghiệm, 554-558. 6. Lan, L. P., Phương, C. T., & Trinh, N. T. (2016, 5 29). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng có việc làm của sinh viên đại học Ngoại thương sau khi tốt nghiệp. Trường đại học Ngoại thương; Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế(240). Truy lục ngày 4 2, 2024 7. Lê Thúy Hường và nnk. (2021). Thực trạng đi làm thêm của sinh viên trường đại học kỹ thuật y tế Hải Dương năm 2019. Vietnam medical journal, 182-186. 8. Nguyễn Mạnh Hùng và nnk. (2020). Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ chính quy tại trường đại học Kinh tế, Đại học Huế. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Xã hội và Nhân văn, 129(6C), 137-150. doi:10.26459/hueuni-jssh.v129i6C.5678 9. Nguyễn Thị Anh Thu và nnk. (2022). Nhận thức của sinh viên về tác động của việc làm thêm đối với các hoạt động học tập và sinh hoạt: Trường hợp của sinh viên Ngoại Ngữ, trường đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 58(3C), 292-301. 10. Nguyễn Văn Nên. (2019). Tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên khối ngành kinh tế khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Kỷ yếu hội nghị khoa học của cán bộ, giảng viên trẻ và người học sau đại học trường đại học Kinh tế - Luật năm 2019. 11. Nhân, N. T., & Thủy, T. T. (2014). Những nhân tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên ngành Việt Nam học, trường đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 106-113. 12. Phạm Thị Ngọc Anh và nnk. (2020). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên đại học Thương Mại. Tạp chí Khoa học Trường ĐH Thương Mại. 13. Vũ Hòa Linh . (2020). Tác động của việc đi làm thêm tới kết quả học tập của sinh viên khoa Kinh tế chính trị, trường đại học Kinh Tế. Đại học quốc gia Hà Nội, 1-34. 431
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nâng cao nhận thức của sinh viên về bình đẳng giới
5 p | 527 | 11
-
Nhận thức của sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội về năng lực giao tiếp liên văn hóa
12 p | 174 | 11
-
Nhận thức của sinh viên về việc “sống thử”
5 p | 91 | 9
-
Thực trạng nhận thức của sinh viên sư phạm về các giá trị văn hóa trong ứng xử
7 p | 115 | 8
-
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ nhận thức của sinh viên đại học
13 p | 91 | 7
-
Nhận thức của sinh viên trường Đại học Hồng Đức về hành vi lệch chuẩn
10 p | 90 | 7
-
Kết quả nghiên cứu thực trạng tính tích cực nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội
11 p | 138 | 6
-
Thực trạng nhận thức của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp về người đồng tính
11 p | 70 | 5
-
Xây dựng thang đo nhận thức của sinh viên sư phạm về tự chủ nghề nghiệp của giáo viên phổ thông trong phát triển chương trình nhà trường
12 p | 18 | 5
-
Nhận thức của sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang về chuyển đổi số trong giáo dục
8 p | 8 | 4
-
Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên về phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ
4 p | 90 | 4
-
Nhận thức của sinh viên năm nhất chuyên ngành ngôn ngữ Anh về tầm quan trọng của việc tự học: Nghiên cứu tại Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
14 p | 106 | 4
-
Nhận thức của sinh viên không chuyên ngữ thuộc đại học huế về chuẩn đầu ra năng lực tiếng anh
16 p | 37 | 3
-
Nhận thức của sinh viên điều dưỡng về môi trường học lâm sàng
7 p | 100 | 3
-
Nghiên cứu nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
9 p | 56 | 3
-
Nhận thức của sinh viên khoa sư phạm trường Đại học An Giang về quyền tác giả trong nghiên cứu khoa học
6 p | 119 | 3
-
Nghiên cứu tổng quan về nhận thức của sinh viên đối với hôn nhân và phong cách nuôi dạy ở cha mẹ
5 p | 17 | 3
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về việc phát hiện và tố giác tội phạm trên địa bàn thành phố Cần Thơ
8 p | 89 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn