NHẬN THỨC NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG THẢO DƯỢC - CHƯƠNG 3, 4
lượt xem 52
download
Chương này trình bày sơ lược về tình trạng ngành dược Việt Nam, sự tăng trưởng của ngành qua các năm, & giới thiệu một số sản phẩm của các công ty xí nghiệp trong nước cũng như một số sản phẩm của Công ty Bullivants. Thị trường các sản phẩm thuốc trong 10 năm qua đã có sự phát triển không ngừng, ngày càng có nhiều loại sản phẩm được các nhà cung cấp đưa ra thị trường. Ban đầu chỉ có một số ít công ty được phép sản xuất & cung ứng thuốc, đến nay cả...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NHẬN THỨC NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG THẢO DƯỢC - CHƯƠNG 3, 4
- Chương 3: THỰC TRẠNG NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM Chương này trình bày sơ lược về tình trạng ngành dược Việt Nam, sự tăng trưởng của ngành qua các năm, & giới thiệu một số sản phẩm của các công ty xí nghiệp trong nước cũng như một số sản phẩm của Công ty Bullivants. 3.1. THỰC TRẠNG: Thị trường các sản phẩm thuốc trong 10 năm qua đã có sự phát triển không ngừng, ngày càng có nhiều loại sản phẩm được các nhà cung cấp đưa ra thị trường. Ban đầu chỉ có một số ít công ty được phép sản xuất & cung ứng thuốc, đến nay cả nước đã có 22 doanh nghiệp tư nhân, 9 công ty TNHH, 35 doanh nghiệp sản xuất hoạt động hành nghề dược. Đó là chưa kể tới 160 cơ cở sản xuất thuốc y học cổ truyền, 6.486 nhà thuốc tư nhân, 9024 đại lý thuốc, 7.161 hiệu thuốc quốc doanh, 7.582 quầy thuốc của trạm y tế xã, …(Báo Người lao động). Bên cạnh các loại thuốc xuất xứ từ nước ngoài, đã xuất hiện ngày càng nhiều thuốc sản xuất nội địa có chất lượng cao. Thuốc sản xuất trong nước ngày càng đa dạng, số mặt hàng mới ngày càng nhiều, mẫu mã phong phú hơn, chất lượng cao
- hơn. Từ chỗ thiếu thuốc, thuốc chủ yếu dựa vào nhập khẩu, đến năm 2000, thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng được khoảng 35% nhu cầu trong nước, trong đó thuốc cổ truyền, dược liệu chiếm 10%. Sản xuất giữ mức tăng trưởng trên 10%/ năm, xuất khẩu đã chuyển từ dược liệu thô là chính thì năm 2000 tỷ trọng thuốc thành phẩm đã tăng lên. Bảng 3.1: Tổng trị giá sản lượng thuốc sản xuất trong nước từ năm 1994 đến năm 2000 tăng 1,585% Năm Trị giá (tỷ đồng VN) 1994 146,024 1995 1,035,713 1996 1,232,498 1997 1,045,807 1998 1,485,170 1999 1,727,504 2000 2,314,810 Bảng 3.2: Tổng quát về chi phí y tế ở Việt Nam Mục tiêu/ năm 1993 1996 2000 2005 Dân số (triệu người) 71,026 75,260 81,301 89,537
- Tổng sản lượng quốc gia GDP (triệu 18,209 24,240 35,892 58,841 USD) Thu nhập bình quân đầu người (USD) 256 322 441 657 Ngân sách y tế (triệu USD) 207 209 223 243 Ngân sách y tế/ đầu người (USD) 2,9 2,8 2,7 2,7 Thị trường thuốc tây (triệu USD) 180 300 538 1,083 Chi phí thuốc tây/ đầu người (USD) 2,53 3,99 6,62 12,10 Chi phí y tế khác (triệu USD) 213 343 649 1,437 Chi phí y tế khác/ đầu người (USD) 3,00 4,56 7,89 16,05 Tổng chi phí y tế (triệu USD) 600 852 1,411 2,763 Tổng chi phí y tế khác (USD) 8,44 11,32 17,35 30,86 Chi phí thuốc tây/ Tổng chi phí y tế (%) 30,00 35,20 38,20 39,20 Chi phí y tế/ GDP (%) 3,30 3,5 3,9 4,7 (Nguồn: Theo C&L/ Marc J on file information) Thông tin dự báo về tình hình chi phí y tế ở Việt Nam năm 2005 sẽ tăng trưởng 4.7%/GDP so với năm 2000, như vậy chi phí sẽ tăng là 2,763 triệu USD. Mặt khác riêng chi phí về thuốc sẽ là 1,083 triệu USD. Hiện nay về công tác quản lý, bộ y tế đang xúc tiến soạn thảo bộ luật dược Việt Nam, là những chuẩn mực trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngành dược
- Việt Nam phù hợp với hệ thống luật lệ chung trong nước và thông lệ quốc tế, tạo môi trường kinh doanh rõ ràng đối với các công ty ngành dược nói chung. Ngoài ra, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và có hiệu quả là mục tiêu quan trọng của chính sách quốc gia. Các trung tâm theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc được thành lập ở Hà Nội và tp Hồ chí Minh cùng với hệ thống mạng lưới tại một số bệnh viện trung ương và một số tỉnh đã hoạt động khá tích cực. Ban tư vấn sử dụng kháng sinh của bộ y tế, thông qua các hoạt động khảo sát, phát hành tài liệu, truyền thông, hướng dẫn cho người dân nâng cao hiểu biết kháng sinh và cách sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý. Theo Phó giáo sư- tiến sĩ Lê văn Truyền thì thị trường thuốc ở Việt Nam năm 2000 đã đạt 398 triệu USD, trong đó sản xuất trong nước đạt 150 triệu USD, chiếm khoảng 33%. Năm 2001, thị trường thuốc vẫn ổn định ở mức khoảng 400 triệu USD. Cùng với 320 công ty, xí nghiệp dược thuộc nhiều thành phần kinh tế trong nước, còn có 212 công ty dược nước ngoài, trong đó có nhiều công ty đa quốc gia, có quan hệ mua bán thuốc với Việt Nam. Các công ty nước ngoài đã được cấp 3667 số đăng ký, chiếm 38% tổng số thuốc được lưu hành tại Việt Nam. Các dược phẩm do công ty nước ngoài đưa vào Việt Nam bao gồm 924 hoạt chất, trong khi đó các xí nghiệp trong nước được cấp số đăng ký sản xuất 4520 dược phẩm nhưng chỉ mới đưa vào trên 365 hoạt chất, chủ yếu là các hoạt chất thuộc danh mục thuốc thiết yếu. Như vậy, thuốc nước ngoài chủ yếu là các thuốc mới
- phát minh, đang còn trong thời hạn bảo hộ sở hữu trí tuệ có hiệu lực của các công ty nước ngoài. Đây là một nguồn bổ sung quan trọng để các thầy thuốc có đủ các dược phẩm đặc trị, phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Về đầu tư của các công ty dược phẩm nước ngoài cho sản xuất dược phẩm ở Việt Nam, cho đến hết năm 2001 có 8 dự án liên doanh và 16 dự án 100% vốn nước ngoài, với số vốn đăng ký là 178 triệu USD. Cho đến nay, đã có 10 xí nghiệp đi vào hoạt động với doanh số 40 triệu USD năm 2000, bằng 10% thị trường dược phẩm Việt nam, đóng góp một phần đáng kể vào việc cung ứng thuốc men ở Việt Nam. Hiện nay chúng ta đã xuất khẩu được một số loại đông dược nhưng đều ở dạng “thực phẩm bổ sung”, không được coi là “thuốc chữa bệnh”. Chính vì thế, làm tốt việc đánh giá hiệu lực, an toàn các bài thuốc đông dược và thực hiện sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn GMP ASEAN, chúng ta có thể xuất khẩu thuốc đông dược với số lượng lớn. Đặc biệt, sẽ ban hành dược thư quốc gia, làm cơ sở pháp lý cho việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Đặc biệt là chưa khai thác được tiềm năng vô cùng lớn của y dược học cổ truyền. Mặc dù đã có khoảng 40,000 bài thuốc kinh nghiệm, bài thuốc dân gian, gia truyền được thừa kế, tập hợp, nhưng trên thực tế, công tác nghiên cứu, đánh giá hiệu quả, tính an toàn theo phương pháp khoa học triển khai quá chậm và gặp nhiều vướng
- mắc, nên chưa thể biến các bài thuốc đó thành sản phẩm để phòng và chữa bệnh, phục vụ trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhiều thuốc đặc trị những bệnh “nan y” vẫn còn rất thiếu. 3.2. GIỚI THIỆU VỀ MỘT SỐ SẢN PHẨM THẢO DƯỢC: Sức khỏe người tiêu dùng bao gồm nhiều khía cạnh thị trường liên quan tới việc tiêu dùng các sản phẩm sức khỏe và dịch vụ. Đồng thời có cả mặt tích cực & mặt tiêu cực. Mặt tích cực, bao gồm những sự kiện & những hiểu biết cho phép người tiêu dùng chọn lựa giải pháp đúng đắn. Mặt tiêu cực, là những yếu tố giúp người tiêu dùng tránh việc ra quyết định sai lầm do sự lừa dối của nhà sản xuất/ người bán, do thiếu thông tin, hoặc do những yếu tố khác. Công ty Bullivants thực hiện sứ mạng của mình với phương châm: “Công ty là người dẫn đầu ngành công nghiệp sức khỏe - được mọi người công nhận - để phục vụ hạnh phúc cho toàn thể cộng đồng. Bằng nghiên cứu, giáo dục, cải tiến công nghệ, công ty luôn đem đến cho khách hàng sự thỏa mãn tối đa các sản phẩm cũng như các dịch vụ mà công ty đem lại.” - Một số sản phẩm của công ty Bullivants có thể kể như: “Fresh” Echinacea 5000 : Giúp giảm đau, viêm khớp Saw Palmetto Complex : Làm giảm viêm màng nhầy
- Breath-Eze : Trị cảm lạnh, ho khan & có đàm Mega Potency Odourless Garlic : Trị viêm xoang, giảm xung huyết màng nhầy, trị cúm, cảm lạnh, giảm sốt Neurve Relaxer : Trị mất ngủ, nhức đầu, giảm căng thẳng …. Hiện nay, cũng có nhiều công ty trong nước đang sản xuất song song 2 loại sản phẩm: thuốc tây & đông dược (theo cách gọi của các công ty này). Một số sản phẩm đông dược của các công ty này như: - Xí nghiệp dược phẩm Trung ương 25 (Uphace) Pulmonal : Trị các bệnh đường hô hấp: ho, viêm cuống phổi Rheumatin : Trị thấp khớp, đau lưng Seroga : Trị an thần, chống stress Sữa ong chúa : Trị rối loạn tiêu hóa, điều hòa huyết áp. Garlic 25 : Tăng miễn dịch, chống đông máu, kháng siêu vi. Phòng chống cảm cúm, huyết áp cao Ninon : Trợ tiêu hóa, chống nhức đầu, chóng mặt, nôn mửa, say tàu xe
- Cholestan : Dùng trong các bệnh xơ mỡ động mạch, thận nhiễm mỡ, viêm túi mật, viêm ống mật, sạn mật Centula 25 : Lợi mật, thông mật, tái sinh mô, giảm cân nặng, giảm triglycérides - Xí nghiệp dược phẩm Trung ương 24 (Mekophar) Viên ngậm gừng : Trợ tiêu hóa, chữa cảm lạnh, ói, mửa, đau bụng, Ido : Ngừa và trị buớu cổ đơn thuần & các rối loạn do thiếu iod - Xí nghiệp liên hiệp dược Hậu Giang Choliver : Thông mật lợi tiểu. Trị vàng da, táo bón. Gar litin : Hạ cholesterol, điều hòa huyết áp và đường huyết. Tăng cường miễn dịch. Chống sinh huyết khối, chống nhồi máu cơ tim. - Xí nghiệp dược phẩm 2/9 Betasiphon : Lợi tiểu, lọc máu, bổ gan Hoa cúc : Giải nhiệt, an thần, làm sáng mắt chữa chứng nhức đầu
- Và còn nhiều sản phẩm khác nữa, ở đây chỉ đưa ra một số sản phẩm giới thiệu. Chương 4: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Trong chương này luận văn tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu từ cơ sở lý thuyết đã trình bày, bao gồm: Chọn phương pháp nghiên cứu Nhu cầu thông tin và nguồn thông tin trong đó trình bày nguồn thông tin cần thu thập và mô tả 2 nghiên cứu sơ bộ. Thiết kế mẫu Trình bày mô hình nghiên cứu Phần cuối cùng trình bày kế hoạch phân tích dữ liệu
- 4.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Có 3 phương pháp nghiên cứu phổ biến nhất trong nghiên cứu tiếp thị là: nghiên cứu khám phá, nghiên cứu xác định, và nghiên cứu kiểm tra. Tùy theo từng mục tiêu nghiên cứu mà áp dụng phương pháp nghiên cứu thích hợp. Nghiên cứu xác định gồm 2 nghiên cứu là nghiên cứu mô tả và nghiên cứu nhân quả. Nghiên cứu mô tả là dạng nghiên cứu dùng để mô tả thị trường. Ví dụ: mô tả đặc tính người tiêu dùng (tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp, trình độ văn hóa); thói quen tiêu dùng; nhận thức đối với một loại sản phẩm; thái độ đối với các thành phần tiếp thị…. Nghiên cứu mô tả thường được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu tại hiện trường thông qua các kỹ thuật nghiên cứu định lượng. Như vậy, mục tiêu của đề tài là “Nhận thức người tiêu dùng và một số yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng thảo dược – tp. Hồ Chí Minh” của khách hàng là hộ gia đình, nên phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu mô tả. Có 2 cách để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu mô tả là: quan sát & phỏng vấn.
- Ưu điểm của việc lấy dữ liệu bằng cách quan sát là dữ liệu thu thập sẽ khách quan hơn. Dữ liệu thu thập được sẽ không bị ảnh hưởng bởi cách hỏi lẫn khả năng trả lời câu hỏi của đối tượng phỏng vấn. Tuy nhiên, nhược điểm của cách này là dữ liệu thu thập không bao gồm nhiều dữ kiện như dữ liệu thu thập qua phỏng vấn. Ngoài ra ưu điểm trên chỉ có thể giữ vững nếu tiến hành quan sát dưới sự trợ giúp của công cụ & mẫu được quan sát phải đại diện cho tổng thể. Trong luận văn này, việc thu thập dữ liệu cho nghiên cứu sẽ được tiến hành bằng cách phỏng vấn qua bảng câu hỏi. Lý do là vì: - Có nhiều thông tin cần thu thập mà các thông tin này không thể thu thập đầy đủ qua quan sát. - Mẫu được chọn không tập trung được để quan sát. - Không có thiết bị hỗ trợ nếu tiến hành thu thập bằng quan sát. 4.2. NHU CẦU THÔNG TIN VÀ NGUỒN THÔNG TIN: Như đã trình bày ở phần cơ sở hình thành đề tài, vấn đề hiện nay mà công ty nhắm tới là:
- - Thị trường tiêu dùng thảo dược tại Việt Nam. - Nhận thức & đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm thảo dược. - Quá trình lựa chọn, & sử dụng thảo dược. - Khuynh hướng tiêu dùng. 4.2.1. Các thông tin cần thiết: a/ Hành vi mua sản phẩm thuốc thảo dược: - Ai là người mua, ai là người quyết định mua - Mua ở đâu - Mua như thế nào - Khi nào mua - Sở thích của người sử dụng trong việc mua sản phẩm - Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua - Các yếu tố người tiêu dùng quan tâm khi mua sản phẩm - Quá trình quyết định mua sản phẩm - Xu hướng sử dụng sản phẩm b/ Đối tượng quan tâm đến sản phẩm: - Phân loại theo thu nhập - Phân loại theo địa lý
- - Phân loại theo nghề nghiệp - Phân loại theo độ tuổi - Phân loại theo trình độ học vấn. c/ Các yếu tố tác động đến việc mua sản phẩm - Chất lượng sản phẩm - Giá cả - Độ tiện lợi - Hệ thống phân phối (địa điểm nơi bán) - Thói quen sử dụng sản phẩm - Mua theo lời khuyên của Bác sĩ - Thông tin quảng cáo về sản phẩm - Môi trường sống d/ Nhận thức của người tiêu dùng đối với sản phẩm - Nhận thức/ tâm lý của người tiêu dùng - Cảm nhận người tiêu dùng về sản phẩm - Cảm nhận giữa lợi ích và giá cả - Cảm nhận của người tiêu dùng về lợi ích của sản phẩm thuốc thảo dược và thuốc tây - Đánh giá của người tiêu dùng đối với sản phẩm thuốc thảo dược.
- - Niềm tin về khả năng điều trị bệnh của sản phẩm d/ Xu hưởng sử dụng sản phẩm trong tương lai: - Hành vi mua - Sự ưa thích sản phẩm - Các yếu tố ảnh hưởng… 4.2.2. Nguồn thông tin: a/ Thông tin thứ cấp: bao gồm số liệu về dân số, thu nhập bình quân được lấy từ các nguồn: Cục thống kê, báo chí, … b/ Thông tin sơ cấp: được thu thập theo phương pháp giao tiếp thông tin: phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh. 4.3. MÔ TẢ CÁC NGHIÊN CỨU SƠ BỘ TRONG THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI Tiến hành 2 nghiên cứu sơ bộ:
- 4.3.1. Nghiên cứu sơ bộ 1: Mục tiêu: Xác định các yếu tố cần thiết để thiết kế bảng câu hỏi. Cách tiến hành: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp 10 người tiêu dùng ngẫu nhiên tại 2 hiệu thuốc bệnh viện y học dân tộc: số 179, Nam Kỳ Khởi Nghĩa P.7 Q.3, và số 273, Nguyễn Văn Trỗi, P.10 Q.Phú Nhuận . Các vấn đề được đặt ra trong nghiên cứu sơ bộ 1 được mô tả trong phụ lục A. Kết quả thu thập được qua nghiên cứu sơ bộ 1 là: a. Nhận thức về sản phẩm thuốc thảo dược: - Mẫu mã bao bì. - Khả năng tiện dụng (viên nén, viên sủi, dạng nước) - Dễ sử dụng (mùi vị) - Giá cả b. Nhận thức về đặc tính sản phẩm: - Sản phẩm an toàn (không gây tác dụng phụ) - Hiệu quả sử dụng / Khả năng điều trị
- - Thời gian điều trị - Tăng cường sức khỏe - Tác dụng lâu dài - Số lượng thuốc sử dụng nhiều (cho một liều dùng) c. Nhận thức về lợi ích sản phẩm: - Không biết - Không có lợi ích - Không gây tác dụng phụ - Không thể cắt cơn đau nhanh chóng a. Niềm tin đối với sản phẩm - Khả năng điều trị - Công nghệ sản xuất/ tiến bộ khoa học kỹ thuật - Được thử nghiệm đầy đủ trước khi đưa ra sử dụng - Quen thuộc sản phẩm - Ưa thích sản phẩm - Giảm rủi ro biến chứng do tác dụng phụ - Tăng cường sức khỏe - Có thể thay thế thuốc tây (đối với một số bệnh)
- b. Các yếu tố tác động đến quá trình mua sản phẩm: (1) Sản phẩm: - Nhãn hiệu - Uy tín công ty - Hiệu thuốc được tín nhiệm - Người bán có trình độ (là thầy thuốc) - Sự hướng dẫn tận tình của người bán - Hệ thống phân phối/ địa điểm nơi bán - Mẫu mã bao bì - Khả năng tiện dụng (viên nén,…) - Dễ sử dụng (mùi vị) - Hạn sử dụng - Giá cả (2) Người tiêu dùng: - Nghề nghiệp - Thu nhập - Độ tuổi - Dân tộc - Mức độ tiếp cận thông tin (đọc báo/ tạp chí, xem truyền hình, …)
- (3) Nguồn thông tin sản phẩm: - Gia đình/ người thân/ bạn bè/ thầy thuốc - Quảng cáo trên tivi, đài phát thanh… - Báo/ tạp chí… - Kinh nghiệm bản thân c. Ý định tiêu dùng sản phẩm - Khả năng mua sản phẩm ( sẽ mua, tiếp tục mua, không mua) - Sẵn sàng mua sản phẩm khi có thông tin đầy đủ/ tin tưởng sản phẩm 4.3.2. Nghiên cứu sơ bộ 2: Mục tiêu: Kiểm tra lại ngôn ngữ, cấu trúc thông tin trong bảng câu hỏi, đồng thời chọn 2 thông tin quan trọng là nhận thức và những yếu tố tác động để tính kích thước mẫu. Cách tiến hành: Phát thử 20 bảng câu hỏi và thu hồi được 14 bảng tỷ lệ hồi đáp là 60%.
- 4.4. THIẾT KẾ MẪU: - Thị trường nghiên cứu: Bao gồm các hộ gia đình thuộc các quận trong thành phố Hồ Chí Minh. - Khung chọn mẫu: Danh bạ địa chỉ các hộ gia đình nằm trong quận - Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu xác suất theo khu vực Cách thức lấy mẫu: dựa trên khung chọn mẫu là danh bạ địa chỉ. - Xác định kích thước mẫu: + Xác định sai số e: Sai số e có thể chấp nhận được giữa ước tính của mẫu và thông số của tập hợp. Trong ước tính tỷ lệ của tổng thể sai số e cho phép là không lớn hơn 5% Chọn e = 0.05 (Độ lớn của khoảng sai số lựa chọn phụ thuộc vào độ nhạy của kết quả của sự quyết định). + Xác định mức tin cậy: Mức tin cậy mong muốn có trong ước tính của mẫu nằm trong sai số e của tham số của tập hợp. Mức tin cậy được chọn dựa trên: . Đặc điểm của nghiên cứu: Nhận thức người tiêu dùng là khó xác định . Hơn nữa độ tin cậy cao làm chi phí tăng. . Do nghiên cứu này mang tính thăm dò khách hàng sử dụng thuốc thảo dược, một khuynh hướng mới nên chọn độ tin cậy 90% z = 1.645. + Ước tính độ lệch chuẩn:
- . Ước lượng tần số xuất hiện của các tác động về ảnh hưởng của nhận thức lên quyết định mua của người tiêu dùng là không rõ rệt (dựa vào mẫu thử). Chọn p = 0.6, q = 0.4. + Ước tính tỷ lệ hồi đáp: Phát mẫu thử gồm 20 bản câu hỏi và thu hồi được 13 bản chọn tỷ lệ hồi đáp là 60%. - Kích thước mẫu: Ap dụng công thức tính mẫu theo tỷ lệ với tổng thể lớn: n = z2.p.q / e2 Với các hệ số đã chọn: z = 1.645; p = 0.6; q = 0.4; e = 0.05 Và tỷ lệ hồi đáp = 0.6 n = 433 - Một số tính toán trong bảng sau: Tỷ lệ = Số dân của quận / Tổng số dân của 17 quận Yêu cầu = Tỷ lệ * n (n = 433) Thu về = Yêu cầu * 0.6 (0.6 = tỷ lệ hồi đáp ước tính)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực đơn cho người tiểu đường
3 p | 947 | 190
-
NHẬN THỨC NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG THẢO DƯỢC - CHƯƠNG 5
42 p | 219 | 76
-
Kiểm tra thông số kỹ thuật thực phẩm
30 p | 101 | 19
-
Mẹo nhận biết thực phẩm không an toàn
3 p | 109 | 14
-
Ngộ độc thực phẩm Biểu hiện và sơ cấp cứu
6 p | 131 | 11
-
Khi nào cần dùng nước mắt nhân tạo?
5 p | 156 | 10
-
Thực trạng sử dụng kháng sinh trên người bệnh phẫu thuật và một số yếu tố ảnh hưởng tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội năm 2015
8 p | 127 | 8
-
Mức độ chấp nhận thực phẩm chức năng của người tiêu dùng
14 p | 122 | 5
-
Giáo trình Kỹ năng bán hàng- tư vấn sử dụng thuốc (Nghề: Dược sĩ - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam
72 p | 13 | 4
-
Giáo trình Khóa học chứng chỉ Quản lý dịch vụ thực phẩm: Phần 2
40 p | 39 | 4
-
Thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của nhân viên chế biến, người kinh doanh và người tiêu dùng tại 10 tỉnh/thành phố
6 p | 56 | 4
-
Phân tích tổng hợp việc sử dụng vitamin B12 và folate trong phòng ngừa và điều trị bệnh sa sút trí tuệ và suy giảm nhận thức nhẹ do alzheimer
11 p | 6 | 3
-
Đánh giá thực trạng sử dụng và phân tích ảnh hưởng của đặc điểm nhân khẩu học đến ý định mua thực phẩm bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2022-2023
6 p | 8 | 3
-
Đánh giá thang MoCA trong tầm soát suy giảm nhận thức ở người Việt Nam
6 p | 54 | 2
-
Phân tích hành vi mua thực phẩm chức năng của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 35 | 2
-
Hiệu quả mô hình dự phòng tiêu chảy cấp dựa vào cộng đồng đối với nhận thức và thực hành của người chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm tại một số xã ven biển Bắc Bộ
10 p | 66 | 2
-
Đánh giá thang đo ý định mua thực phẩm bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2022-2023
8 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn