intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận xét đặc điểm lâm sàng và hình ảnh răng khôn hàm dưới trên phim toàn cảnh panorama và phim cắt lớp chùm tia hình nón

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

105
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm nhận xét đặc điểm lâm sàng răng khôn hàm dưới lệch ngầm trên phim toàn cảnh panorama (phim 2D) và trên phim cắt lớp chùm tia hình nón (CBCT) hay phim CT Cone Beam (phim 3D).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận xét đặc điểm lâm sàng và hình ảnh răng khôn hàm dưới trên phim toàn cảnh panorama và phim cắt lớp chùm tia hình nón

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br /> <br /> NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH RĂNG KHÔN<br /> HÀM DƢỚI TRÊN PHIM TOÀN CẢNH PANORAMA<br /> VÀ PHIM CẮT LỚP CHÙM TIA HÌNH NÓN<br /> Trần Cao Bính*; Phạm Trần Anh Khoa**<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: nhận xét đặc điểm lâm sàng răng khôn hàm dưới lệch ngầm trên phim toàn cảnh<br /> panorama (phim 2D) và trên phim cắt lớp chùm tia hình nón (CBCT) hay phim CT Cone Beam<br /> (phim 3D). Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên lâm sàng, trên phim<br /> 2D và phim 3D của 60 răng khôn hàm dưới (RKHD) khám, điều trị tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt<br /> Trung ương Hà Nội, từ tháng 8 - 2014 đến 8 - 2015. Kết quả: RKHD mọc ngầm trong xương 7,53%,<br /> răng mọc ngầm dưới niêm mạc 3,23%. RKHD mọc được 89,24%. RKHD có lợi trùm 2,41%.<br /> RKHD không có lợi trùm 97,59%. RKHD lệch ngoài 50,53%, RKHD mọc thẳng 38,71%. RKHD<br /> lệch trong 1,08%. RKHD mọc ở vị trí A: 62,36%; vị trí B: 29,03%; vị trí C 8,61%. Kết luận: khám<br /> lâm sàng kết hợp với hình ảnh trên phim 2D, đánh giá phần lớn tình trạng RKHD. Khám lâm<br /> sàng kết hợp hình ảnh RKHD trên phim 3D đánh giá chính xác vị trí, hình dạng răng, chân răng<br /> RKHD lệch ngầm và cấu trúc giải phẫu liên quan để lập kế hoạch điều trị.<br /> * Từ khóa: Răng khôn hàm dưới; Phim panorama; Phim cắt lớp chùm tia hình nón.<br /> <br /> Clinical Features and Images of Mandibular Third Molar in Panoramic<br /> Radiograph and Cone Beam Computed Tomography<br /> Summary<br /> Objectives: To assess some clinical features of impacted mandibular third molar in panoramic<br /> signs (2D film) and Cone Beam computed tomography (CBCT) findings (3D film). Subjects and<br /> methods: A cross-sectional study on 60 mandibular third molars of patients who were examined<br /> and treated at Department of Oral Surgery, National Hospital of Odonto - Stomatology, Hanoi<br /> from August, 2014 to August, 2015. Results: The rate of impacted teeth: within bone (7.53%),<br /> submucosa (3.23%), erupted teeth (89.24%), operculum (gum flap) (2.41%), non - operculum<br /> (97.59%), horizontal or inverted tooth (no cases), buccoangular (50.53%), vertical (38.71%),<br /> linguoangular (1.08%). Classification according to Pell and Gregory (1933): Class A (62.36%),<br /> Class B (29.03%), Class C (8.61%). Conclusions: 2D imaging may be sufficient in most cases<br /> before removing of mandibular third molars, but CBCT may be suggested to evaluate more<br /> accurately the position and root shapes. It is believed that CBCT is an effective tool and it will<br /> change the treatment or the treatment outcome for the patient.<br /> * Keywords: Mandibular third molar; Panoramic radiograph; Cone Beam computed tomography.<br /> * Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội<br /> ** Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội<br /> Người phản hồi (Corresponding): Trần Cao Bính (dr.binhnhos@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 29/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 01/09/2017<br /> Ngày bài báo được đăng: 06/09/2017<br /> <br /> 508<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Hình thái và vị trí mọc răng hàm lớn<br /> thứ ba (răng 8) hàm dưới liên quan chặt<br /> chẽ tới tỷ lệ gây biến chứng. Khám lâm<br /> sàng và chụp phim X quang để hỗ trợ và<br /> lập kế hoạch điều trị.<br /> Phim CT Cone Beam khắc phục hạn<br /> chế của phim 2D, không những đánh giá<br /> chính xác vị trí, hình dáng, hướng của<br /> thân răng, số lượng và hình dáng chân<br /> răng, còn giúp đánh giá chính xác cấu<br /> trúc giải phẫu liên quan như vách xương<br /> mặt xa răng số 7 và liên quan ống thần<br /> kinh răng dưới theo nhiều chiều (3D). Vì<br /> vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài<br /> này với mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm<br /> sàng RKHD trước phẫu thuật và trên phim<br /> panorama (2D) và phim CTCB (3D).<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> Bệnh nhân (BN) có RKHD khám và<br /> điều trị tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt<br /> Trung ương Hà Nội từ tháng 8 - 2014 đến<br /> 8 - 2015.<br /> * Tiêu chuẩn lựa chọn:<br /> - Không có bệnh mạn tính toàn thân<br /> như: dị ứng, tim mạch, tiểu đường, bệnh<br /> về máu.<br /> - Có nguyện vọng nhổ RKHD.<br /> - Đồng ý chụp phim toàn cảnh panorama<br /> và phim CTCB.<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ:<br /> - Có các bệnh toàn thân đang tiến triển.<br /> - Không có nguyện vọng nhổ RKHD.<br /> <br /> - BN không hợp tác.<br /> - Không chụp phim panorama hoặc/và<br /> phim CTCB.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu mô tả cắt ngang<br /> * Cỡ mẫu:<br /> - Công thức:<br /> 1-p<br /> n = Z21-α/2<br /> p. e2<br /> Trong đó:<br /> n: cỡ mẫu; p: tỷ lệ RKHD có biến<br /> chứng ước tính 60% = 0,6; Z21-α/2: độ<br /> tin cậy ở mức 90% = 1,952; e: khoảng sai<br /> lệch cho phép giữa tỷ lệ thu được từ mẫu<br /> và tỷ lệ của quần thể là 0,2; xác định cỡ<br /> mẫu theo công thức: n = 58, cỡ mẫu 60.<br /> * Phương tiện và kỹ thuật tiến hành<br /> nghiên cứu:<br /> - Dụng cụ sử dụng:<br /> Thước đo kích thước của răng sau<br /> phẫu thuật là thước kẹp song song có<br /> định vị chỉ số Mitutoyo điện tử (Nhật Bản),<br /> sai số 0,02 mm.<br /> - Các bước tiến hành nghiên cứu:<br /> + Bước 1: khám lâm sàng để thu thập<br /> thông tin.<br /> + Bước 2: đánh giá trong miệng:<br /> . Đánh giá vị trí răng.<br /> . Đánh giá trục răng 8 so với răng 7.<br /> . Dùng compa để đo khoảng cách từ<br /> mặt nhai R7 đến điểm cao nhất R8 và<br /> khoảng cách từ điểm gần nhất của mặt<br /> nhai R8 đến bờ lợi cành lên xương hàm<br /> dưới.<br /> . Đánh giá các dấu hiệu lâm sàng.<br /> 509<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br /> + Bước 3: chụp phim panorama, CTCB<br /> và đánh giá:<br /> . Vị trí của răng hàm lớn thứ ba.<br /> . Ngầm hoàn toàn hay một phần trong<br /> xương dưới niêm mạc hay mọc hoàn toàn.<br /> . Tương quan vị trí của răng hàm lớn<br /> thứ ba với răng 7.<br /> . Khoảng cách từ điểm gần nhất mặt<br /> nhai răng hàm lớn thứ ba đến bờ lợi cành<br /> lên xương hàm dưới.<br /> . Khoảng cách từ điểm gần nhất mặt<br /> nhai răng hàm lớn thứ ba đến cành lên<br /> xương hàm dưới.<br /> . Sự tương quan chân răng với ống<br /> răng dưới.<br /> . Đo kích thước đường vòng lớn nhất<br /> của RKHD.<br /> . Hình thể, chiều, số lượng chân răng.<br /> . Đo chiều dài chân răng, thân răng và<br /> chiều dài toàn bộ của RKHD.<br /> + Bước 4: nhổ RKHD và đối chiếu trên<br /> 2 phim.<br /> . Lập phiếu đánh giá cho phẫu thuật<br /> viên điền thông tin.<br /> . Sau khi nhổ răng, tiến hành đo bằng<br /> thước đo điện tử (Hãng Mitutoyo, Nhật Bản)<br /> một số chỉ số: chiều dài thân và chân<br /> răng; chiều dài toàn bộ răng; độ rộng nhất<br /> của thân và chân răng; đánh giá hình dạng<br /> chân răng: chụm, thẳng, cong hay roãng<br /> rộng; đánh giá số lượng chân răng.<br /> + Bước 5: xử lý số liệu:<br /> . Nhập và phân tích số liệu bằng mềm<br /> SPSS 16.0.<br /> 510<br /> <br /> . Dùng test so sánh các tỷ lệ, hoặc test<br /> Fisher exa CTCB trong trường hợp tần số<br /> lý thuyết < 5.<br /> * Các biến số nghiên cứu:<br /> - Biến độc lập: tuổi và giới.<br /> - Biến phụ thuộc: vị trí răng 8 và khoảng<br /> cách gần - xa, trong - ngoài thân R8;<br /> chiều dài thân R8; chiều dài chân R8;<br /> chiều dài toàn bộ R8; hình dạng chân R8;<br /> khoảng cách giữa chân R8 với ống thần<br /> kinh răng dưới; khoảng cách giữa điểm<br /> gần nhất của mặt nhai R8 với bờ lợi cành<br /> lên xương hàm dưới (XHD). Khoảng cách<br /> giữa điểm gần nhất của mặt nhai R8 với<br /> cành lên XHD.<br /> * Phương pháp khống chế sai số:<br /> - Lựa chọn BN đạt tiêu chuẩn. Thống<br /> nhất cách thu thập thông tin.<br /> - Chọn phim đạt tiêu chuẩn. Không sử<br /> dụng phim mờ nhạt, không đủ tiêu chuẩn.<br /> * Tập hợp và xử lý số liệu:<br /> - Lập danh sách BN.<br /> - Lưu giữ phim, phiếu đánh giá của phẫu<br /> thuật viên, lập phiếu theo dõi phim của<br /> từng BN.<br /> - Thu thập đầy đủ thông tin, xử lý số<br /> liệu theo thuật toán thống kê y học.<br /> * Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu:<br /> - Tất cả đối tượng chọn vào nghiên cứu<br /> được giải thích về mục đích nghiên cứu và<br /> tự nguyện.<br /> - Giữ bí mật thông tin do đối tượng<br /> cung cấp.<br /> - Nghiên cứu chỉ nhằm bảo vệ và nâng<br /> cao sức khỏe cho BN, không nhằm mục<br /> đích nào khác.<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br /> 1. Đặc điểm.<br /> * Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới và nhóm tuổi:<br /> <br /> Biểu đồ 1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi.<br /> Trong nghiên cứu này, BN nhỏ nhất 18 tuổi và lớn nhất 38 tuổi. Vì vậy, chúng tôi phân theo<br /> 2 nhóm ≥ 30 tuổi và < 30 tuổi. Nhóm BN < 30 tuổi: 43/60 (72%). Số còn lại chiếm 28%.<br /> * Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính:<br /> <br /> Biểu đồ 2:<br /> Tỷ lệ có răng 8 cần phẫu thuật của 2 nhóm nam và nữ ngang nhau.<br /> * Phân bố tình trạng sưng đau theo tuổi:<br /> 511<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br /> Bảng 1:<br /> Sƣng đau<br /> <br /> Có sƣng đau<br /> <br /> Không sƣng đau<br /> <br /> Tổng số<br /> <br /> 17 - 30<br /> <br /> 31 (52%)<br /> <br /> 12 (20%)<br /> <br /> 43 (72%)<br /> <br /> > 30<br /> <br /> 10 (17%)<br /> <br /> 7 (12%)<br /> <br /> 17 (28%)<br /> <br /> 41 (68%)<br /> <br /> 19 (32%)<br /> <br /> 60 (100%)<br /> <br /> Tuổi<br /> <br /> Tổng số<br /> <br /> Nhóm sưng đau chiếm tỷ lệ cao hơn 2,125 lần nhóm không sưng đau. Tỷ lệ sưng<br /> đau cao hơn ở nhóm < 30 tuổi.<br /> * Phân bố đối tượng theo nhóm răng nghiên cứu:<br /> Bảng 2:<br /> Răng nghiên cứu<br /> <br /> Nhóm phim panorama<br /> <br /> Nhóm phim CTCB<br /> <br /> R38<br /> <br /> 34 (57%)<br /> <br /> 34 (57%)<br /> <br /> R48<br /> <br /> 26 (43%<br /> <br /> 26 (43%)<br /> <br /> 60 (100%)<br /> <br /> 60 (100%)<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> Số lượng nhóm R38 và R48 gần ngang nhau lần lượt là 34 và 26.<br /> 2. So sánh ghép cặp phim panorama, CTCB với lâm sàng trƣớc phẫu thuật.<br /> * Khoảng cách từ mặt nhai R7 đến điểm cao nhất R8:<br /> Bảng 3:<br /> Khoảng cách từ mặt nhai R7<br /> đến điểm cao nhất R8<br /> <br /> Lâm sàng<br /> <br /> Phim panorama<br /> <br /> Phim CTCB<br /> <br /> Số<br /> lượng<br /> <br /> Kích<br /> thước<br /> <br /> Số<br /> lượng<br /> <br /> Kích<br /> thước<br /> <br /> Số<br /> lượng<br /> <br /> Kích<br /> thước<br /> <br /> R38<br /> <br /> 34<br /> <br /> 2,1 ± 1,3<br /> <br /> 34<br /> <br /> 3,4 ± 1,9<br /> <br /> 34<br /> <br /> 3,3 ± 1,8<br /> <br /> R48<br /> <br /> 26<br /> <br /> 2,1 ± 1,1<br /> <br /> 26<br /> <br /> 3,4 ± 2,1<br /> <br /> 26<br /> <br /> 3,4 ± 2,1<br /> <br /> 60<br /> <br /> 2,1 ± 1,2<br /> <br /> 60<br /> <br /> 3,4 ± 2,0<br /> <br /> 60<br /> <br /> 3,4 ± 1,9<br /> <br /> Loại răng<br /> <br /> 0<br /> <br /> 2<br /> <br /> 4<br /> <br /> 6<br /> <br /> 8<br /> <br /> 10<br /> <br /> Chung<br /> <br /> Rang 38<br /> K/c mat nhai R7-R8-Truoc PT<br /> K/c mat nhai R7-R8-CT<br /> <br /> 512<br /> <br /> Rang 48<br /> K/c mat nhai R7-R8-Pano<br /> <br /> p (Wilcoxon<br /> signed-rank<br /> test ghép cặp)<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2