intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận xét hai trường hợp “dụng cụ tử cung nằm trong bàng quang tạo sỏi”, tại bệnh viện trường Đại học Y Khoa Thái Nguyên

Chia sẻ: Hoang Son | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

40
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dụng cụ tử cung (DCTC) là biện pháp tránh thai được ứng dụng từ năm 1923. Từ năm 1960 DCTC trở nên phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, có hiệu quả tránh thai cao, dễ phục hồi chức năng. Có hai trường hợp "DCTC nằm trong bàng quang tạo sỏi", bài luận có một số nhận xét về những tác động không mong muốn và tai biến liên quan DCTC, đồng thời giải thích quá trình tạo sỏi ở bàng quang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận xét hai trường hợp “dụng cụ tử cung nằm trong bàng quang tạo sỏi”, tại bệnh viện trường Đại học Y Khoa Thái Nguyên

Lê Minh Chính và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 101(01): 109 - 114<br /> <br /> NHẬN XÉT HAI TRƯỜNG HỢP<br /> “DỤNG CỤ TỬ CUNG NẰM TRONG BÀNG QUANG TẠO SỎI”,<br /> TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN<br /> Lê Minh Chính*, Nguyễn Vũ Phương,<br /> Nguyễn Hồng Ninh, Nguyễn Công Bình<br /> Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Dụng cụ tử cung (DCTC) là biện pháp tránh thai được ứng dụng từ năm 1923. Từ năm 1960<br /> DCTC trở nên phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, có hiệu quả tránh thai cao, dễ phục<br /> hồi chức năng. Có hai trường hợp "DCTC nằm trong bàng quang tạo sỏi", bài luận có một số nhận<br /> xét về những tác động không mong muốn và tai biến liên quan DCTC, đồng thời giải thích quá<br /> trình tạo sỏi ở bàng quang.<br /> Hai trường hợp bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Với cơ chế<br /> lắng đọng vì dị vật là DCTC, kèm theo các yếu tố phản ứng viêm tại chỗ, phù nề, sung huyết, lắng<br /> đọng sợi huyết, bạch cầu, hồng cầu, đại thực bào, vi khuẩn cùng với cặn niệu phức hợp oxalat,<br /> phosphat, nitrat… được kết dính vào nhau và tạo thành sỏi, bao quang DCTC như sợi trục.<br /> Khuyến cáo với các cơ sở khi đặt hoặc tháo DCTC nếu gặp bất thường, cần chuyển bệnh nhân đến<br /> cơ sở chuyên khoa kiểm tra và hỗ trợ tiếp theo, phòng tránh rủi ro kéo dài.<br /> Từ khóa: DCTC, Thủng tử cung, Bàng quang, Sỏi bàng quang.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Dụng cụ tử cung (DCTC) là biện pháp tránh<br /> thai được ứng dụng từ năm 1923, năm 1928<br /> đã được Grafenberg mô tả. Từ năm 1960<br /> DCTC trở nên phổ biến trên thế giới cũng<br /> như ở Việt Nam [1], [2].<br /> DCTC được chia làm 2 loại là vòng kín và<br /> hở. DCTC hở: TCu, Multiload, Lippes<br /> Margulies. DCTC kín: Ota, Dana. DCTC<br /> được làm bằng Polyethylene có Bari Sulfat và<br /> có thể chứa sợi đồng hoặc thuốc nội tiết.<br /> Ở Việt Nam loại DCTC được sử dụng nhiều<br /> là Multiload 375 và TCu 380A. TCu 380A<br /> hình chữ T với sợi đồng 314mm quấn quanh<br /> thân T và 2 miếng đồng 33mm ở cành ngang,<br /> chân T có dây đôi. DCTC TCu 380 có hiệu<br /> quả tránh thai cao tới 95 - 97%, thất bại từ 1,5<br /> - 4% phụ nữ/năm [1]. Chỉ định và kỹ thuật<br /> đúng, được theo dõi sát, sẽ ít có ảnh hưởng<br /> sức khỏe, dễ phục hồi chức năng có thai lại<br /> sau khi tháo DCTC.<br /> Nhân có hai trường hợp hiếm gặp "DCTC<br /> nằm trong bàng quang tạo sỏi", bài viết này<br /> muốn điểm lại một số vấn đề xung quanh<br /> DCTC. Với mục tiêu: Mô tả một số tác động<br /> không mong muốn và tai biến liên quan<br /> *<br /> <br /> Tel:<br /> <br /> DCTC, đồng thời giải thích sự dịch chuyển<br /> của DCTC và quá trình tạo sỏi ở bàng quang.<br /> MÔ TẢ CA BỆNH<br /> Giới thiệu 2 trường hợp bệnh nhân<br /> Trường hợp 1<br /> - Bệnh nhân Trần Thị Đ, 48 tuổi, làm ruộng,<br /> dân tộc Kinh, quê quán Thái Bình, lấy chồng<br /> người dân tộc Sán Chay. Chỗ ở: Sơn Cẩm,<br /> Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.<br /> - Vào viện ngày 21/11/2007, với lý do: Đau<br /> bụng hạ vị và bí đái.<br /> - Lấy chồng năm 18 tuổi, có thai 4 lần, đều<br /> đẻ thường tại trạm Y tế xã, (1983, 1986,<br /> 1988 và 1994).<br /> - 2 tháng sau đẻ lần 3 đã có kinh trở lại, được<br /> đặt DCTC tại trạm Y tế xã. Trong và sau khi<br /> đặt DCTC bệnh nhân không bị đau, không ra<br /> huyết, có dùng kháng sinh. Gần 6 năm sau<br /> bệnh nhân được tháo DCTC vì đã quá hạn.<br /> Trong khi tháo thấy đau nhói, toát mồ hôi.<br /> Sau khi làm thủ thuật, cán bộ Y tế không nói<br /> rõ là đã tháo được hay không. Tiếp theo bị<br /> rong huyết vài ngày sau. Sau vài tháng, bệnh<br /> nhân có thai lần 4, đẻ thường 1 trai vào năm<br /> 1994. Trong quá trình mang thai và đẻ không<br /> có biểu hiện gì đặc biệt, được triệt sản sau đẻ<br /> 3 tháng tại trạm Y tế, do đội công tác Y tế lưu<br /> động thực hiện.<br /> 109<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Lê Minh Chính và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> - Sau 13 năm (2007), bệnh nhân có cảm giác<br /> tức nặng vùng hạ vị, có lúc đau thành cơn,<br /> đau lan xuống vùng dưới, kèm theo đái buốt,<br /> đái rắt, nước tiểu đục có lúc lẫn máu. Đã đi<br /> khám nhiều lần, dùng kháng sinh uống nhiều<br /> đợt, kết hợp thuốc nam liên tục trong hơn 1<br /> năm, với chẩn đoán viêm bàng quang, nhưng<br /> bệnh chỉ thuyên giảm tường đợt. Trước ngày<br /> phẫu thuật, tình trạng nặng hơn, đau bụng<br /> tăng lên, kèm theo đái khó có lúc bị tắc đái,<br /> có đêm bệnh nhân phải đi đái tới hơn 10 lần.<br /> Chụp Xquang, phát hiện sỏi bàng quang, bệnh<br /> nhân đã vào Bệnh viện Trường Đại học Y<br /> Dược Thái Nguyên và được chẩn đoán sỏi<br /> bàng quang kèm theo có DCTC<br /> <br /> 101(01): 109 - 114<br /> <br /> tỉnh Thái Nguyên. Vào viện 01/10/2012, lí do<br /> đau bụng dưới, đái buốt, đái rắt. Siêu âm và<br /> chụp Xquang ổ bụng, với chẩn đoán sỏi bàng<br /> quang. Bệnh nhân được phẫu thuật mở bàng<br /> quang lấy sỏi. Phẫu thuật gặp khó khăn vì<br /> trong sỏi có DCTC, một phần viên sỏi và thân<br /> của DCTC cắm sâu vào thành trước bàng<br /> quang. Sau khi mở bàng quang đã lấy một<br /> viên sỏi và DCTC, với kích thước 2,6 x 2,1 x<br /> 1,2cm, sù sì… không có cấu trúc đồng tâm,<br /> bởi sự kết dính từng hạt cặn sỏi nhỏ lại với<br /> nhau, để tạo thành viên sỏi lớn, bám quanh<br /> một trục là DCTC, với trọng lượng 21,6 gam.<br /> <br /> Hình ảnh chụp Xquang: sỏi ở bàng quang<br /> <br /> Ảnh chụp viên Sỏi Bàng Quang sau mổ<br /> <br /> Được phẫu thuật mở bàng quang lấy sỏi ngày<br /> 22/11/2007. Lấy 1 viên sỏi to, sỏi bọc quanh<br /> DCTC TCu, một phần đuôi thân T còn cắm ở<br /> thành trước cổ bàng quang, sâu khoảng<br /> 0,5cm. Viên sỏi có cấu trúc đồng tâm, bởi<br /> từng lớp cặn kết vào nhau, màu vàng sẫm,<br /> cứng, kích thước 4,5cm x 4cm x 3,5cm, trọng<br /> lượng cả sỏi và DCTC là 30,3 gam. Trong<br /> mổ, kiểm tra tử cung và bàng quang không có<br /> tổn thương gì đặc biệt, bệnh nhân ổn định, sau<br /> 1 tuần xuất viện.<br /> Trường hợp 2<br /> - Dương Thị X, 41 tuổi, dân tộc Dao, làm<br /> ruộng. Chỗ ở: Xã Hợp Tiến huyện Đồng Hỷ,<br /> <br /> - Tiền sử Sản khoa: Có 3 con trai, 23, 21 và<br /> 17 tuổi. Sau đẻ lần 2 (1993) được 7 tháng,<br /> bệnh nhân đã đặt DCTC tại trạm Y tế xã.<br /> Trong khi đặt thấy đau nhói, giật nẩy mình,<br /> sau đó ra huyết kéo dài một tuần, kèm theo<br /> đau lâm dâm bụng dưới liên tục tới nửa tháng.<br /> Bệnh nhân nuôi con bú, nên từ sau đẻ tới 18<br /> tháng cho con bú chưa thấy kinh, ngoại trừ<br /> sau đặt DCTC bị rong huyết. Sau cai sữa có<br /> kinh trở lại, nhưng kinh nguyệt không đều,<br /> sau 2-3 tháng thì phát hiện có thai, được hút<br /> thai tại trạm y tế xã. Trong khi hút thai không<br /> thấy DCTC. Sau đó lại có thai tiếp, vì sức<br /> khỏe yếu, nên được khuyên cho đẻ, con thứ 3<br /> được ra đời vào 1995.<br /> - Cách đây hơn 1 năm (2011), xuất hiện đái<br /> buốt, đái rắt… kèm theo đau âm ỷ bụng dưới.<br /> Bệnh nhân đã đi khám hàng chục lần, tai trạm<br /> y tế và một số cơ sở Y tế, đều được chẩn đoán<br /> là viêm đường tiết niệu… dùng nhiều đợt<br /> kháng sinh và thuốc nam, nhưng chỉ đỡ,<br /> không khỏi.<br /> Tóm lại: Cả 2 trường hợp, đều ở vùng đồng<br /> bào dân tộc thiểu số miền núi. Đều được đặt<br /> DCTC sau đẻ, có những điểm giống nhau:<br /> - Trường hợp 1, được tháo nhưng không thấy<br /> DCTC và thấy đau bụng, rong huyết… có thai<br /> <br /> 110<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Lê Minh Chính và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> lại và đẻ, tiếp theo được thắt vòi tử cung thôi<br /> đẻ. Sau 13 năm kể từ khi đặt DCTC, bệnh<br /> nhân thấy những biểu hiện của viêm đường<br /> tiết niệu, đái buốt, đau vùng bụng dưới (đau<br /> bàng quang), được điều trị kháng sinh, thuốc<br /> nam và phẫu thuật lấy sỏi kèm theo DCTC<br /> còn cắm vào thành bàng quang.<br /> - Trường hợp 2 ngay sau đặt đã thấy đau,<br /> rong huyết kéo dài… vì nuôi con bú, chưa có<br /> kinh, chỉ có kinh trở lại sau con thôi bú (18<br /> tháng tuổi), ngay sau đó đã có thai và đẻ tiếp,<br /> cùng với hút thai nhiều lần. Sau 19 - 20 năm<br /> kể từ khi đặt DCTC, bệnh nhân cũng thấy<br /> những biểu hiện của viêm đường tiết niệu, đái<br /> buốt, đau bàng quang, được điều trị kháng<br /> sinh, thuốc nam và phẫu thuật lấy sỏi kèm<br /> theo DCTC cắm vào thành bàng quang.<br /> Như vậy cả 2 trường hợp kể trên đều chung<br /> chẩn đoán là DCTC chui từ trong tử cung vào<br /> ổ bụng. Trường hợp 1 là thời điểm tháo<br /> DCTC. Trường hợp 2, DCTC chui vào ổ bụng<br /> ngay thời điểm đặt và lưu lại ổ bụng 19 năm,<br /> sau đó cũng diễn ra như trên, gây viêm bàng<br /> quang, kết dính và tạo sỏi hơn 1 năm, cho đến<br /> ngày được phẫu thuật.<br /> NHẬN XÉT<br /> Vài nét về cơ chế tác dụng tránh thai của<br /> dụng cụ tử cung<br /> DCTC là một dị vật, làm thay đổi môi trường<br /> lý hóa của niêm mạc buồng tử cung, làm giảm<br /> glycogen, giảm axit sialic, giảm enzym, tiêu<br /> protein và giảm anhydrase carbonic - những<br /> yếu tố tạo nên môi trường cần thiết cho phôi<br /> thai phát triển. Chiếm diện tích niêm mạc, cản<br /> trở di chuyển của tinh trùng và sự làm tổ của<br /> trứng... DCTC đã tạo hàng rào chắn bằng tế<br /> bào bạch cầu đa nhân, limpho và thực bào…<br /> Tăng quá trình giải phóng prostaglandin E2<br /> và F2α, histamin, kinin các yếu tố hoạt hóa<br /> plasminogen và biến đổi nội tiết. DCTC mang<br /> kim loại giải phóng các ion, có tác dụng diệt<br /> khuẩn [1].<br /> Những tác động không mong muốn của<br /> DCTC có thể khắc phục<br /> Kích thích tại chỗ gây tăng chế tiết<br /> - Tăng tiết: Tuyến niêm mạc ống cổ tử cung<br /> và âm đạo, khi mang DCTC sẽ bị kích thích,<br /> gây ra nhiều khí hư hơn. Trường hợp cổ tử<br /> có viêm càng gây tăng chế tiết và viêm sẽ<br /> nặng hơn.<br /> <br /> 101(01): 109 - 114<br /> <br /> - Đau bụng (2-5%) [1], [2] DCTC là một dị<br /> vật, kích thích gây tăng co bóp tử cung, xuất<br /> tiết dịch tiểu khung. Nếu có viêm nhiễm, tình<br /> trạng đau sẽ nhiều hơn. Ngoài ra, DCTC còn<br /> gây tăng giải phóng và tích tụ prostaglandin,<br /> dẫn tới tăng co thắt và tăng ngưỡng mẫn cảm<br /> đau, nhất là khi có kinh [4].<br /> - Nếu có viêm phần phụ, sau đặt DCTC sẽ<br /> kích thích viêm và ra nhiều khí hư. Đồng thời<br /> trong viêm mạn tính phần phụ dễ tiến triển<br /> thành cấp tính và nặng hơn. Bởi vậy, trước<br /> khi đặt DCTC cần loại trừ các viêm nhiễm<br /> sinh dục.<br /> - DCTC cũng có thể gây cho kinh nguyệt kéo<br /> dài, rong kinh và ra huyết bất thường, có thể<br /> do DCTC chiếm chỗ, gây bong niêm mạc<br /> không đều... ngoài ra trường hợp mang DCTC<br /> chứa thuốc levonorgestrel còn có thể gây ra<br /> huyết bất thường.<br /> Một số biến chứng có thể gặp khi mang<br /> dụng cụ tử cung<br /> - Tụt và rơi DCTC (2-5%) [1]. Khi chỉ định<br /> đặt DCTC, người thầy thuốc cần tính đến cỡ<br /> số phù hợp. Trường hợp đúng cỡ số, đặt đúng<br /> chỉ định, kỹ thuật và thời điểm, ít có biến<br /> chứng này. Ngoài ra người đẻ nhiều lần,<br /> buồng tử cung rộng hơn bình thường đôi chút,<br /> hở eo, tư thế trung gian hoặc ngả sau có thể là<br /> yếu tố dẫn tới tụt và rơi DCTC.<br /> - Có thai khi mang DCTC, DCTC nằm ngoài<br /> buồng ối, ít ảnh hưởng tới sự phát triển của<br /> thai, rau thai và phần phụ.<br /> - Chửa ngoài tử cung: Về lý thuyết DCTC có<br /> thể gây ra rối loạn nhu động của niêm mạc<br /> vòi và luồng dịch tử cung - vòi, mầm phôi<br /> không di trú về được buồng tử cung, dẫn tới<br /> chửa ngoài tử cung.<br /> - Những rối loạn tâm, thần kinh, vận mạch và<br /> huyết áp: có thể gặp trường hợp mang DCTC<br /> lâu năm, thời kỳ cận rối loạn tiền mãn kinh...<br /> gây ra tăng huyết áp, rối loạn tim mạch và rối<br /> loạn tâm thần kinh, bởi vậy sau tháo DCTC<br /> các triệu chứng sẽ thuyên giảm.<br /> Một số tai biến trong khi đặt, tháo DCTC<br /> và lý giải hiện tượng<br /> Tai biến thủng tử cung<br /> - Khi đặt DCTC, nếu thăm khám kỹ, áp dụng<br /> đúng kỹ thuật đặt hay tháo, sẽ tránh được tai<br /> biến này. Tuy nhiên, vẫn gặp trường hợp gây<br /> 111<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Lê Minh Chính và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> ra thủng hoàn toàn hoặc DCTC cắm sâu vào<br /> một phần cơ tử cung.<br /> Thông thường nếu đặt đúng chỗ, sẽ không<br /> gây đau, hoặc chỉ gây đau ít ngay khi đặt và<br /> sau đặt vài ngày do co thắt tử cung, kèm theo<br /> ra ít huyết, dùng kháng sinh, thuốc giảm đau<br /> và nghỉ ngơi sẽ hết đau.<br /> Trường hợp gây thủng tử cung toàn bộ hoặc<br /> không hoàn toàn, có thể gây đau chói, đau dữ<br /> dội hoặc đau có thể tăng dần. Kèm theo có thể<br /> ra huyết kéo dài. Sau đó DCTC dần dần bị tử<br /> cung co bóp, bị đẩy dần vào ổ bụng, mạc nối<br /> và quai ruột xung quang bọc lại, gây ra viêm<br /> phúc mạc khu trú…<br /> Trên thực tế đã gặp những trường hợp DCTC<br /> nằm trong ổ bụng. Về cơ chế gây thủng, dù là<br /> thủng tử cung hoàn toàn chăng nữa, DCTC<br /> cũng không dễ dàng vào ngay trong ổ bụng,<br /> vì DCTC có hình dạng uốn khúc và có đường<br /> cong sẽ bị mắc lại ở thành tử cung. Tuy<br /> nhiên, vì co bóp của tử cung, mặt khác DCTC<br /> như một dị vật, nên khi đó tử cung sẽ tìm<br /> cách đào thải, loại bỏ. DCTC chuyển dịch và<br /> dần dần bị đẩy vào ổ bụng, đồng thời với<br /> phản ứng của phúc mạc và mạc nối cũng như<br /> quai ruột, DCTC sẽ được bọc lại thành một<br /> khối như một cái kém, ngăn cản sự chảy máu<br /> vào trong ổ bụng. Khi vào trong ổ bụng, dưới<br /> tác động của nhu động ruột, DCTC có thể<br /> được di chuyển ra xung quanh, bám vào thành<br /> bụng trước hoặc vùng đáy chậu, hay hố gan,<br /> lách… Cũng có thể khi dịch chuyển, DCTC<br /> bị mắc lại ở mạc nối hoặc quai ruột. Việc<br /> phẫu thuật lấy DCTC trong ổ bụng nhiều khi<br /> gặp khó khăn nhưng cũng có thể tìm thấy ở<br /> nơi bất ngờ, sau thời gian hàng giờ tìm kiếm.<br /> - Tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái<br /> Nguyên, năm 1985, các bác sỹ khoa Phụ Sản<br /> đã mổ một bệnh nhân, vào viện với triệu<br /> chứng viêm phúc mạc toàn bộ không rõ<br /> nguyên nhân, chụp ổ bụng thấy có DCTC<br /> TCu trong ổ bụng. Trong phẫu thuật, đã phát<br /> hiện và xử trí 5 lỗ thủng to nhỏ. Trong đó<br /> DCTC TCu có một đầu cành đang xuyên<br /> thủng thành một vị trí ruột non, 2 đầu cành<br /> kia đang bám dính và gây thủng chưa hoàn<br /> toàn một đoạn ruột non khác. Kết luận chẩn<br /> đoán: Viêm phúc mạc, thủng ruột do DCTC<br /> trong ổ bụng, DCTC đang tự tìm đường thoát<br /> ra ngoài, bằng cách chui qua thành ruột. Đó là<br /> do cơ thể tự đào thải dị vật của cơ thể. Vì<br /> DCTC có thân và 2 cành, nên thân (hoặc<br /> <br /> 101(01): 109 - 114<br /> <br /> cành) DCTC gây được lỗ thủng, nhưng lại bị<br /> mắc lại bởi 2 cành kia, bởi vậy đã gây ra<br /> thủng nhiều lỗ cho ruột.<br /> - Năm 2004, bệnh nhân N, trên 70 tuổi đặt<br /> DCTC từ hơn 30 năm trước, sau đó bị “bỏ<br /> quên” khi có triệu chứng dính ruột, mổ lấy ra<br /> được một DCTC được mạc nối lớn bọc dính<br /> lại và đã bị tiêu hủy một phần.<br /> - Ngày 22/11/2007, Bệnh viện Đa khoa Nhật<br /> Tân (Châu Đốc, An Giang), đã nội soi cho<br /> một bệnh nhân lấy DCTC tránh thai nằm bàng<br /> quang. (Theo Trần Đức Tuổi trẻ VnMedia.vn,<br /> cập nhật lúc 12h43", ngày 23/11/2007).<br /> Giải thích hiện tượng thủng tử cung và<br /> DCTC vào bàng quang tạo sỏi<br /> Tại sao khi có tổn thương ở tử cung, DCTC<br /> không tụt lại buồng tử cung, mà lại đâm sâu<br /> hơn vào thành và thủng qua được các lớp cơ<br /> dày và chắc của tử cung ?. Hướng đâm xuyên<br /> của TCu như thế nào, bằng từng cành, hay<br /> gập 2 cành lại để đâm xuyên qua thành tử<br /> cung?. Vì chưa tìm được tài liệu nào mô tả và<br /> giải thích rõ hiện tượng này, xin đưa ra một<br /> số suy luận, lý giải sau đây.<br /> Quá trình gây thủng tử cung và thủng bàng<br /> quang của DCTC<br /> - Đặc điểm DCTC TCu<br /> + Cấu trúc của DCTC có những đặc điểm và<br /> hình dáng phù hợp với buồng tử cung (hình<br /> thang), đáy lớn là phần đáy tử cung, đồng thời<br /> có tác dụng tránh rơi tụt DCTC. Điển hình<br /> nhất là TCu, Dana, Multilload... có 2 phần.<br /> + Phần trên (tương ứng với đáy tử cung) có<br /> diện tích tiếp xúc rộng hơn phần dưới, đồng<br /> thời cũng có trọng lượng nặng hơn phần dưới.<br /> Trọng lượng của DCTC TCu, phần trên nặng<br /> gấp 2 lần phần đuôi thân.<br /> + Khi tử cung co bóp, DCTC Tcu sẽ bị gấp<br /> lại, đồng thời có xu hướng tiến về phía trước,<br /> kết quả DCTC chuyển động theo hướng đi lên.<br /> + Gấp 2 cành TCu lại (như khi đưa vào cần<br /> đặt) dễ dàng hơn là vuốt ngược lên.<br /> Với 4 đặc điểm kể trên, có thể đi đến kết luận<br /> về 2 trường hợp nêu trên:<br /> + Khi đặt hoặc tháo DCTC, gây thủng tử<br /> cung, hoặc tổn thương một phần lớp cơ, co<br /> bóp của tử cung tiếp tục đẩy DCTC chui qua<br /> thành tử cung vào ổ bụng. Với trường hợp<br /> 1, tai biến thủng tử cung là lúc tháo DCTC,<br /> <br /> 112<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Lê Minh Chính và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> với trường hợp 2 là ngay khi đặt đã gây<br /> thủng tử cung.<br /> - Vậy DCTC TCu đã nằm trong bàng quang<br /> từ bao giờ ?, bằng cách nào ?. DCTC nằm<br /> trong bàng quang, nên gây lắng đọng cặn<br /> nước tiểu, tạo ra sỏi. Vậy cơ chế nào DCTC<br /> TCu vào được bàng quang ?:<br /> + DCTC TCu đã di chuyển vào ổ bụng bởi tử<br /> cung bị tổn thương trong khi đặt hoặc tháo,<br /> sau 3 - 5 tháng vết thương tử cung lành, nên<br /> bệnh nhân mang thai tiếp được. DCTC tự do,<br /> sau đó bị cơ thể đào thải qua bàng quang<br /> (hoặc ruột, nếu ở vị trí tương ứng), bởi vậy đã<br /> gây thủng bàng quang (hoặc ruột) từ từ.<br /> + DCTC dịch chuyển, đâm xuyên dần, tiến<br /> vào bàng quang theo cơ chế đào thải, gây<br /> thủng bàng quang, nhưng thủng từng lớp cơ<br /> chứ không thủng hoàn toàn, bởi vậy không<br /> gây dò nước tiểu vào ổ bụng. Phản ứng viêm<br /> giúp bít nước tiểu không bị dò ra, gây xơ hóa<br /> lỗ thủng qua cơ thành bàng quang. Tuy vây,<br /> tổn thương bàng quang sẽ dẫn tới viêm bàng<br /> quang liên tục, kèm theo đái buốt đái rắt…<br /> + Bàng quang co bóp khi có dị vật kích thích,<br /> nhưng trạng thái bàng quang luôn thay đổi.<br /> Lúc bàng quang rỗng, nếu có khích thích,<br /> bàng quang sẽ co rút. Khi bàng quang đầy<br /> nước tiểu có thể có co thắt và co bóp, gây đau<br /> tức, đái buốt, đái rắt. Khi đi tiểu hết, bàng<br /> quang được giảm áp lực, bởi vậy lại có tác<br /> dụng hút nước tiểu từ thận xuống... Đồng thời<br /> cũng tạo điều kiện thuận lợi cho DCTC tiến<br /> vào bàng quang.<br /> + Khi một phần DCTC TCu nằm trong bàng<br /> quang, sợi đồng của DCTC nhanh chóng bị<br /> oxy hóa và ăn mòn bởi axit nước tiểu... Phần<br /> còn lại là sợi chất dẻo Polyethylene bền vững<br /> với môi trường nước tiểu, trong quá trình xâm<br /> nhập dần vào bàng quang đã gây phản ứng<br /> viêm tại chỗ, đó là tình trạng phù nề, xung<br /> huyết, gây lắng đọng sợi huyết, bạch cầu,<br /> hồng cầu, đại thực bào và nhiễm khuẩn tại<br /> chỗ, lắng đọng cặn.<br /> Quá trình hình thành sỏi, cơ chế lắng đọng<br /> có dị vật là DCTC TCu<br /> Cơ chế tạo sỏi lắng đọng trong thận, bàng<br /> quang... có thể phụ thuộc nhiều yếu tố và ảnh<br /> hưởng bởi các nguyên nhân khác nhau. Với 2<br /> trường hợp bệnh nhân kể trên, có thể có các<br /> yếu tố sau:<br /> - Cấu trúc:<br /> <br /> 101(01): 109 - 114<br /> <br /> + Bàng quang có DCTC, là yếu tố tăng lắng<br /> đọng, cản trở lưu thông nước tiểu.<br /> + Viêm nhiễm, phù nề, xuất tiết dịch rỉ viêm,<br /> sợi huyết, tế bào bong và bạch cầu đại thực<br /> bào tăng lên, tạo ra kết dính các thành phần<br /> lắng đọng<br /> - Chuyển hóa: Rối loạn hấp thu, đào thải.<br /> + Sử dụng thức ăn có nhiều chất cặn phức<br /> hợp oxalat, phosphat, nitrat...<br /> + Các yếu tố phản ứng viên tại chỗ, tình trạng<br /> phù nề, xung huyết, lắng đọng sợi huyết, bạch<br /> cầu, hồng cầu, đại thực bào, vi khuẩn cùng<br /> với cặn niệu phức hợp oxalat, phosphat,<br /> nitrat… được kết dính vào nhau và tạo thành<br /> sỏi, bao quang DCTC (như trục cố định).<br /> Hiện tượng này diễn ra tương ứng với thời<br /> gian bệnh nhân thấy đau bụng, đái buốt kéo<br /> dài hơn 1 năm qua, cho tới khi phẫu thuật<br /> DCTC vẫn còn bám ở thành trước bàng<br /> quang, vì chưa hoàn thành quá trình đân<br /> xuyên để vào bàng quang.<br /> Một số tài liệu trên Thế giới đã đề cập tới dị<br /> vật trong bàng quang, dưới những khía cạnh<br /> khác nhau. Tác giả Houlgatte gặp DCTC lạc<br /> chỗ trong bàng quang, sau đó được lấy ra,<br /> nhưng không có sỏi [6].<br /> Theo H. Fekak và cộng sự, dị vật ở bàng<br /> quang có thể có nguồn gốc từ chính bản thân<br /> bệnh nhân cố ý như ở bệnh nhân nam 24 tuổi,<br /> có sỏi bàng quang bọc 1 chiếc kim khâu, do<br /> tự đút kim vào qua niệu đạo [5].<br /> Kamran Mahmutyaz mô tả trường hợp một<br /> phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ 30 tuổi, với chẩn đoán<br /> nội soi bàng quang lấy DCTC [7].<br /> Theo Abdurrahman Özgür và cộng sự, trong<br /> 30 năm qua, có khoảng 100 trường hợp được<br /> tìm thấy DCTC ở bàng quang [3].<br /> KẾT LUẬN<br /> - DCTC đã dịch chuyển lạc chỗ, đâm xuyên<br /> dần vào bàng quang, theo cơ chế đào thải dị<br /> vật trong ổ bụng. Quá trình này diễn ra từ từ<br /> sau thủ thuật đặt hoặc tháo DCTC.<br /> - Quá trình dịch chuyển của DCTC, các tổn<br /> thương trên đường đi của dị vật luôn được<br /> phản ứng viêm tại chỗ bao bọc, bởi vậy<br /> không gây rò rỉ hoặc chẩy máu, đồng thời với<br /> các vết thương được lành lại. Khi đâm xuyên<br /> dần qua thành bàng quang, sẽ gây viêm bàng<br /> quang kéo dài.<br /> 113<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2