Nhập môn quản trị doanh nghiệp - Ts Nguyễn Hoàng Tiến
lượt xem 1.498
download
Bài giảng Nhập môn quản trị doanh nghiệp. TS. Nguyễn Hoàng Tiến. Đây là tài liệu quản trị doanh nghiệp rất hay và bổ ích, một tài liệu tổng hợp kiến thức về quản trị.Theo quá trình quản trị kinh doanh:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhập môn quản trị doanh nghiệp - Ts Nguyễn Hoàng Tiến
- NHẬP MÔN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TS. Nguyễn Hoàng Tiến VNU-HCM UIT 1
- ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP 1. Quản trị doanh nghiệp 2. Các chức năng của quản trị doanh nghiệp 3. Vai trò và các kỹ năng của nhà lãnh đạo doanh nghiệp 4. Phân cấp và ra quyết định 5. Các học thuyết về quản trị doanh nghiệp 2
- 1. QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP 1. Định nghĩa: 1. Theo quá trình quản trị kinh doanh: quản trị là quá trình lập kế họach, tổ chức, phối hợp và điều chỉnh (kiểm soát) các hoạt động của doanh nghiệp nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã đặt ra của tổ chức. 2. Theo quan điểm hệ thống quản trị: quản trị là việc thực hiện có ý thức và liên tục các mục tiêu của doanh nghiệp. Quản trị diễn ra trong một hệ thống bao gồm các bộ phận có mối liên hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại và thúc đẩy nhau phát triển. 2. Mục tiêu của quản trị - là tìm ra cách thực hiện công việc nhằm đạt hiệu quả cao nhất với chi phí các nguồn lực ít nhất. 3
- 1. QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Sự cần thiết của quản trị xuất phát từ: 1. Tính chất xã hội của lao động – quản trị là kết quả của việc chuyển các quá trình lao động cá biệt, tản mạn, độc lập với nhau thành các quá trình có sự phối hợp. 2. Tiềm năng sáng tạo của quản trị – cùng với các điều kiện về con người và vật chất như nhau nhưng quản trị lại có thể đem lại hiệu quả kinh tế khác nhau. 3. Vai trò của quản trị trong nền kinh tế hiện đại – quản trị tốt là biết sử dụng có hiệu quả những cái đã có để tạo nên những cái chưa có trong xã hội. 4. Yêu cầu phát triển kinh tế trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường. 5. Hiệu quả = Kết quả - Chi phí 4
- 2. CÁC CHỨC NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP KẾ HOẠNH: Thiết lập các mục tiêu và cách tốt nhất để đạt được chúng KIỂM SOÁT: Kiểm tra, đánh giá TỔ CHỨC: các hoạt động Xác định và phân nhằm đạt được bổ các nguồn lực mục tiêu LÃNH ĐẠO: Gây ảnh hưởng đến mọi người hướng tới mục tiêu chung 5
- 2. CÁC CHỨC NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP Lên kế hoạch Kế hoạch là xác định mục tiêu và cách tốt nhất để đạt được nó. Kế hoạch xác định trước phải làm gì (what), như thế nào (how), vào khi nào (when) và ai (who) sẽ làm. Kế hoạch một nhịp cầu từ hiện tại tới tương lai mà ta mong đợi. Tầm quan trọng của kế hoạch hóa: Ứng phó với những bất định của môi trường bên ngoài và nội bộ doanh nghiệp. Ngay khi tương lai có độ chắc chắn và tin cậy cao thì kế hoạch vẫn là cần thiết để tìm ra những giải pháp tốt nhất đạt mục tiêu đề ra. Kế hoạch hóa bao gồm xác định công việc, phối hợp hoạt động của các bộ phân nhằm thực hiện mục tiêu chung. Kế hoạch hóa quan tâm đến mục tiêu chung đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Kế hoạch hóa là cơ sở quan trọng cho công tác kiểm tra và điều chỉnh. 6
- 2. CÁC CHỨC NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP Kế hoạch chiến lược là các chương trình hành động tổng quát: triển khai và phân bố các nguồn lực để đạt được các mục tiêu cơ bản toàn diện và lâu dài của tổ chức. Kế hoạch chiến lược là đường lối hành động chung nhất để đạt được mục tiêu. Kế hoạch chiến lược vạch ra bởi những nhà quản lý cấp cao. Kế hoạch chiến lược cần được căn cứ vào sứ mệnh, nhiệm vụ, chức năng, lĩnh vực hoạt động chung của tổ chức, cương lĩnh đề ra khi thành lập tổ chức. Kế hoạch 15 năm, 10 năm, 5 năm ... thuộc về kế hoạch chiến lược. 7
- 2. CÁC CHỨC NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP Kế hoạch tác nghiệp cụ thể hóa chương trình hoạt động của tổ chức theo Không gian (cho các đơn vị trong tổ chức) Thời gian (kế hoạch hàng năm, kế hoạch hàng quí, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày, đêm, ca, giờ). Kế hoạch tác nghiệp được xây dựng trên cơ sở và cụ thể hóa kế hoạch chiến lược. Theo cấp quản lý thì có: kế hoạch chung của doanh nghiệp, kế hoạch của bộ phận, kế hoạch của từng đội sản xuất, kế hoạch của từng nhóm thiết bị. 8
- 2. CÁC CHỨC NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP TÍNH CHẤT KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC KẾ HOẠCH TÁC NGHIỆP Ảnh hưởng Toàn bộ Cục bộ Thời gian Dài hạn Ngắn hạn Môi trường Biến đổi Xác định Mục tiêu Lớn, tổng quát Cụ thể, rõ ràng Thông Tin Tổng hợp, không đầy đủ Đầy đủ, chính xác Kết quả Lâu dài Có thể điều chỉnh Thất bại Có thể làm DN phá sản Có thể khắc phục Rủi ro Lớn Hạn chế Tính chi tiết Khái quát vấn đề Phân tích cụ thể, tỷ mỷ 9
- 2. CÁC CHỨC NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP Việc lập kế hoạch chiến lược bao gồm các bước sau: Bước 1: xác định sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức. Trả lời câu hỏi “chúng ta là ai ?”, “Mục tiêu định hướng cho chúng ta là gì?” Bước 2: Phân tích những đe dọa và cơ hội, điểm mạnh và điểm yếu. Phân tích môi trường kinh doanh, đánh giá các cơ hội và đe dọa trong tương lai để định vị được bản thân và biết điểm mạnh và yếu của ta. Bước 3: Xác định các tiền đề cho kế hoạch Bước 4: Xây dựng các phương án chiến lược. Sau khi phân tích, đánh giá doanh nghiệp một cách toàn diện, cần vạch ra các chiến lược dự thảo để lựa chọn một chiến lược thích hợp nhất đối với tổ chức: 10
- 2. CÁC CHỨC NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP Chiến lược thâm nhập thị trường: tìm cơ hội trên các thị trường hiện tại với những sản phẩm hiện có. Có thể gia tăng thị phần bằng các biện pháp như giảm giá, quảng cáo bán hàng có thưởng, có quà tặng... Chiến lược mở rộng thị trường: tìm thị trường tương lai cho sản phẩm hiện có. Chiến lược phát triển sản phẩm: phát triển những sản phẩm mới, cải tiến những sản phẩm hiện có về tính năng, bao bì, nhãn hiệu, chất lượng... Chiến lược đa dạng hóa: mở ra các lĩnh vực sản xuất-kinh doanh mới, dịch vụ mới hấp dẫn khách hàng, đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Chiến lược tạo ra sự khác biệt: tạo ra sự khác biệt (mà các đối thủ không có) về sản phẩm hoặc dịch vụ; chiến lược này có sức cạnh tranh rất lớn. Chiến lược dẫn đầu về giá thấp: sản xuất với số lượng lớn, áp dụng công nghệ năng suất cao, sử dụng nhân công giá thấp, sử dụng các loại vật liệu rẻ 11
- 2. CÁC CHỨC NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP Bước 5: Đánh giá các phương án. Bước 6. Chọn phương án tối ưu - chọn phương án đạt được mục tiêu đã đề ra với chi phí thấp nhất hoặc với lợi nhuận cao nhất. Bước 7: Xây dựng các kế hoạch phụ trợ để thực hiện kế hoạch chính. Kế hoạch cung cấp vật tư, lao động tiền lương, sửa chữa thiết bị, cung cấp năng lượng, quảng cáo và khuyến mãi... Bước 8: Lượng hóa các kế hoạch (lập ngân quỹ). Chuyển kế hoạch sang dạng các chỉ tiêu về tài chính (các khoản thu, chi, lợi nhuận ...) và xác định nguồn vốn để thực hiện nó. 12
- 2. CÁC CHỨC NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP Tổ chức Tổ chức có nghĩa là sắp xếp và bố trí công việc, giao quyền hạn và trách nhiệm, phân phối các nguồn lực nhằm tích cực thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. Công tác tổ chức có 2 nội dung sau: Tổ chức cơ cấu: cơ cấu quản lý (chủ thể quản lý), cơ cấu sản xuất-kinh doanh (đối tượng bị quản lý); Tổ chức quá trình: quá trình quản trị, quá trình sản xuất-kinh doanh; 13
- 2. CÁC CHỨC NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP Tổ chức là việc phân chia hệ thống quản lý thành các bộ phận và xác định các mối quan hệ giữa chúng, xác định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của chúng và lựa chọn, bố trí cán bộ vào các cương vị phụ trách các bộ phận đó. Xác định những hoạt động cần thiết để đạt được các mục tiêu chung Nhóm các hoạt động này thành các bộ phận Giao cho một người quản lý một bộ phận Giao quyền hạn, trách nhiệm cho người quản lý Qui định các mối quan hệ bên trong tổ chức Xác định biên chế bao gồm việc bổ nhiệm các chức vụ theo yêu cầu đặt ra bởi cơ cấu tổ chức. Nó gắn liền với việc đặt ra những yêu cầu cho một công việc, bao gồm cả việc tuyển chọn những người đảm nhận các chức vụ. 14
- 2. CÁC CHỨC NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP Cơ cấu tổ chức Cơ cấu trực tuyến, Cơ cấu chức năng, Cơ cấu trực tuyến – chức năng, Cơ cấu ma trận. 15
- 2. CÁC CHỨC NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP 1. Cơ cấu trực tuyến 16
- 2. CÁC CHỨC NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP Cơ cấu trực tuyến 1. Một cấp quản lý chỉ nhận mệnh lệnh từ một cấp trên trực tiếp. Người quản trị ở mỗi cấp phải có những hiểu biết toàn diện về các lĩnh vực. 2. Phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ vì người lãnh đạo có thể ra lệnh trực tiếp cho cấp dưới không cần thông qua một cơ quan chức năng nào. 3. Đối với những doanh nghiệp lớn, người lãnh đạo trước khi ra mệnh lệnh cần tham khảo ý kiến của các bộ phận chức năng. 17
- 2. CÁC CHỨC NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP 1. Cơ cấu chức năng 18
- 2. CÁC CHỨC NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP 1. Cơ cấu chức năng Các bộ phận quản lý cấp dưới nhận mệnh lệnh từ nhiều phòng chức năng khác nhau. Đôi khi các mệnh lệnh này có thể trái ngược nhau, gây khó khăn cho cấp thừa hành. Ưu điểm của cơ cấu theo chức năng: Phản ánh lôgic các chức năng, nhiệm vụ được phân định rõ ràng Chuyên môn hóa ngành nghề, phát huy khả năng của cán bộ theo từng chức năng Giảm chi phí và rút ngắn thời gian đào tạo Tạo ra các biện pháp kiểm tra chặt chẽ của cấp cao nhất Nhược điểm của cơ cấu quản lý theo chức năng: Cấp quản lý cao nhất chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của công ty Chuyên môn hóa và hạn chế sự phát triển của người quản lý chung Khó khăn khi cần có sự phối hợp giữa các chức năng. 19
- 2. CÁC CHỨC NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP 1. Cơ cấu trực tuyến-chức năng 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quản trị chiến lược - chương 5
40 p | 927 | 607
-
Đại cương về doanh nghiệp
40 p | 595 | 200
-
Giáo trình quản trị học căn bản 7
9 p | 335 | 106
-
Giáo trình quản trị học căn bản 1
9 p | 309 | 92
-
Giáo trình quản trị học căn bản 4
9 p | 264 | 78
-
Giáo trình quản trị học căn bản 13
9 p | 249 | 63
-
Giáo trình quản trị học căn bản 3
9 p | 213 | 62
-
Giáo trình quản trị học căn bản 12
9 p | 168 | 46
-
Giáo trình quản trị học căn bản 19
8 p | 158 | 33
-
Giáo trình quản trị học căn bản 16
9 p | 155 | 32
-
Giáo trình quản trị học căn bản 15
9 p | 168 | 31
-
Giáo trình quản trị học căn bản 17
8 p | 132 | 29
-
Bài giảng môn Quản trị rủi ro: Chương 5 - ĐH Công nghiệp TP. HCM
34 p | 151 | 17
-
Bài giảng môn Quản trị chiến lược
0 p | 164 | 7
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh nông nghiệp: Chương 1 - ThS. Nguyễn Hà Hưng
35 p | 49 | 5
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh nông nghiệp: Chương 1 - ThS. Phùng Chí Cường
20 p | 14 | 4
-
Đề cương học phần Quản trị học nhập môn (Introduction to Management)
7 p | 80 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn