intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhật ký cuối cùng cho Tây Sơn Hào Kiệt

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

62
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong điện ảnh, chẳng lẽ cứ chê = đập? Thực sự là đã hết choáng rồi, nhưng thấy thiên hạ vẫn xôn xao nên lòng không… đặng. Hôm qua em V. alo phỏng vấn vài câu xin ý kiến, bảo em lấy cái note của anh edit lại tùy ý mà đưa lên. Em ấy bảo anh Lý Hùng đang chửi rủa om xòm lên vì cái bài của bạn Quý trên Tuổi Trẻ. Tôi nghĩ, chửi cái gì mà chửi, người ta góp ý cho là phúc í, ở đó mà hoang tưởng, tưởng mình vẫn là Thăng Long...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhật ký cuối cùng cho Tây Sơn Hào Kiệt

  1. Nhật ký cuối cùng cho Tây Sơn Hào Kiệt Trong điện ảnh, chẳng lẽ cứ chê = đập? Thực sự là đã hết choáng rồi, nhưng thấy thiên hạ vẫn xôn xao nên lòng không… đặng. Hôm qua em V. alo phỏng vấn vài câu xin ý kiến, bảo em lấy cái note của anh edit lại tùy ý mà đưa lên. Em ấy bảo anh Lý Hùng đang chửi rủa om xòm lên vì cái bài của bạn Quý trên Tuổi Trẻ. Tôi nghĩ, chửi cái gì mà chửi, người ta góp ý cho là phúc í, ở đó mà hoang tưởng, tưởng mình vẫn là Thăng Long Đệ Nhất Sát Thủ à. Chiều nay đọc blog Phanxine thấy tranh luận tưng bừng kẻ bênh người
  2. chống, kẻ chả ra bênh chả ra chống ỡm ờ đủ kiểu. Vậy cho nên muốn chếnh choáng tí nữa quanh cái vụ án Tây Sơn rôm rả này. Tôi thấy có một suy nghĩ không ổn ở nhiều người rằng cứ thấy ai chê phim/nhạc v.v và v.v của ai đó thì cho rằng người ta “đập”. Hồi mới vào Sài Gòn làm việc, có viết vài bài phản ảnh văn nghệ nhẹ nhàng thôi, mà có bạn đồng nghiệp đã alo bảo sao lại đập người ta sát ván thế. Tôi cho rằng chê và đập là rất khác nhau, khác nhau ở tính chất, ở động cơ. Trường hợp phim Tây Sơn Hào Kiệt, tôi nghĩ những người bênh phim đó hay bênh người làm phim đó chắc là chưa xem phim. Chưa xem thì dễ tin quảng cáo, hay đánh đồng công sức tiền của với giá trị bộ phim. Thật sự là cái phim Tây Sơn Hào Kiệt, cho dù được làm ra với tâm huyết, tiền của ra sao, thì nó vẫn là một bộ phim dở kinh hoàng, dở về mọi phương diện, tất nhiên có nhiều lý do khách quan cho cái dở, nhưng khi đã lên phim thì dở là dở, vậy thôi, mọi lý do đưa ra để bào chữa cũng không thể biến cái dở thành hay được. Và tất nhiên, dở thì phải bị chê. Như thế người làm phim mới tỉnh táo mà lần sau rút kinh nghiệm. Chứ khen vỗ về động viên để mà làm tăng sự hoang tưởng của người ta, rồi lỡ lại có Tây Sơn sequel thì chết à! (chết vì cười í)! Mọi người rành phim ảnh chắc biết cuốn Your Movie Sucks của ông Roger Ebert. Cuốn đó ông này review các bộ phim rất dở, rất dở thế nào: Thường phim dở quá thì người review họ cho 1 sao hay không sao nào, nhưng vẫn còn những phim dở dưới mức không sao kia, dưới mức “không có gì” nữa kia (muốn biết thêm dưới ngưỡng không có gì có
  3. nghĩa là gì thì đọc thêm phần lý luận của lợn con Wilbur trong truyện Mạng nhện của Charlotte nha). Tôi thấy cuốn này ở mấy nhà sách Kinokuniya mấy lần, cầm lên đọc qua rất khoái chí, mà chưa mua. Lần trước Thong Do có nhắc đến nó trong cuộc trò chuyện rôm rả, có lẽ tôi sẽ mua tặng nó cho nhà phê bình Lâm Lê (sinh nhật chẳng hạn). Trên Google Books có cho đọc miễn phí kha khá trang của cuốn này, các bạn có thể vào đọc nếu chưa có sách. Tôi không cho rằng ông Ebert đập ai khi ông chê các bộ phim trong các bài review nổi tiếng của mình. Và tôi tin nếu ông xem Tây Sơn Hào Kiệt, ông sẽ cho phim này vào ấn bản cập nhật của cuốn Your Movie Sucks. 20. 5. 2010: Tưởng niệm thôi! Thực sự là không còn ham muốn nói về cái phim này nữa, nhất là sau khi nó đã thất bại thảm hại tại các rạp – người trong nghề chiếu bóng bảo tui thế, một thất bại hiển nhiên, phản ánh đúng sự lạc thời của cả phim lẫn người làm phim. Nhưng vì tối qua có việc qua rạp Đống Đa, thấy poster vẫn chình ình ở
  4. đó, động lòng hỏi người nhà rạp xem phim này khách khứa ra sao, đáp rằng vắng hoe à nhưng vẫn chiếu đủ định mức 2 tuần, vậy là tốt lắm rồi, những tưởng chỉ ế ở mấy cái rạp sành điệu kiêu kỳ, như là rạp mà nhà này đã kéo nhau đi xem có tổng cộng 5 mống mà 2 mống bỏ về trước, vậy mà ở Đống Đa vẫn cứ ế như thường. Nói vậy để thấy ca này là tuyệt vọng rồi. Cho dù báo Thanh Niên có đem lòng yêu nước ra bảo kê, làm như đang kêu gọi Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam, cho dù vẫn báo này có huy động cả nữ thi sĩ Nha Trang đem cả gia đình mình ra bảo đảm, cho dù báo Công An có tạo cơ hội bác Lý Huỳnh đăng đàn thanh minh dã sử không phải lịch sử, rằng cầu phao đúng là quay ở sông Hồng (cho dù mùa cạn như con mương), rằng đồn Ngọc Hồi là tranh tre nứa lá (theo cách hiểu của bác), cho dù UBNDTPHCM có tặng bằng khen cho đoàn phim… thì phim ế vẫn hoàn ế. Và nếu còn nghĩ như anh Lý Hùng, thì sẽ vẫn còn những thảm họa tương tự xảy ra. Anh í viện dẫn Oliver Stone sang Thái thuê được có 10 con voi, còn anh í có những 5 chục con. Xin lỗi anh, có phim người ta chả cần con voi nào mà lên phim nó thành hàng trăm hàng ngàn con hùng dũng như thật chứ không phải lảo đảo lộn xộn như mấy con voi du lịch bị nhổ trụi lông nhà anh. Người như ông Oliver ông í cũng chỉ cần chừng đó con là đủ, lên phim vẫn cứ hay như thường, chả cần phải đi tranh kỷ lục Việt Nam với anh. Trong thời gian phim còn chiếu, tui thấy nhiều bạn cũng bênh vực phim này, bạn nào chưa xem thì đem lòng yêu nước đoán mò ra kêu gọi mọi người đi xem, bạn nào xem rồi thì đều thấy nó kinh nhưng vì dây mơ
  5. dễ má sao đó cũng kêu gọi đi xem, lý do chung nhất, và có lẽ cũng là duy nhất để mọi người vin vào đó kêu gọi đi xem, và vớt vát chút giá trị cho phim, ấy bởi đây là phim tư nhân. Vì là phim của tư nhân cho nên phải ưu ái, phải thông cảm, phải không được chê, phải này phải kia. Lúc đó tui rất muốn hỏi mấy bạn í. Rằng: Nếu một bộ phim i sì thế này, nhưng lại là “phim nhà nước”, liệu có bạn có ưu ái nó thế không, hay các bạn lại có cơ hội mừng rỡ nhảy vào đánh hội đồng cho sướng. Dẫu sao một bộ phim đã chết. Cho nên có lời tưởng niệm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2