intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân tiểu đường

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

130
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viêm bàng quang, thận, phổi, nhiễm trùng da, răng miệng... là những biến chứng rất hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các biến chứng trên có thể là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong 1. Nhiễm khuẩn tiết niệu Loại biến chứng này rất hay gặp, nữ nhiều hơn nam, gồm các thể sau: Viêm bàng quang: Có thể sốt nhẹ hoặc không sốt, đái buốt, đái rắt. Nước tiểu đục, có cặn, có thể đái máu. Tuy nhiên, gần 90% trường hợp không có triệu chứng, để chẩn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân tiểu đường

  1. Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân tiểu đường Viêm bàng quang, thận, phổi, nhiễm trùng da, răng miệng... là những biến chứng rất hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các biến chứng trên có thể là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong 1. Nhiễm khuẩn tiết niệu Loại biến chứng này rất hay gặp, nữ nhiều hơn nam, gồm các thể sau: Viêm bàng quang: Có thể sốt nhẹ hoặc không sốt, đái buốt, đái rắt. Nước tiểu đục, có cặn, có thể đái máu. Tuy nhiên, gần 90% trường hợp không có triệu chứng, để chẩn đoán chính xác cần dựa vào các xét nghiệm nước tiểu. Viêm thận, bể thận: Đau vùng hông lưng, sốt cao, rét run; có thể đái đục hoặc đái máu. Để phòng và phát hiện sớm nhiễm khuẩn tiết niệu, bệnh nhân tiểu đường
  2. nên làm xét nghiệm nước tiểu định kỳ (bằng que nhúng); hoặc đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi có các triệu chứng trên. 2. Nhiễm khuẩn ở phổi Hay gặp nhất là viêm phổi và lao phổi. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc lao phổi ở bệnh nhân tiểu đường cao gấp 2-4 lần người bình thường. Bệnh thường nặng và tiến triển nhanh, nếu không được điều trị sẽ gây suy kiệt và tử vong. Các dấu hiệu nghi ngờ có bệnh lao phổi là mệt mỏi, chán ăn, da xanh, ra mồ hôi đêm, gầy sút cân nhanh, sốt nhẹ về chiều, dai dẳng; ho khan kéo dài, có thể ho ra đờm hoặc máu, đau ngực, có thể khó thở. Viêm phổi ở bệnh nhân tiểu đường thường nặng vì tổn thương nhu mô phổi lan rộng, dễ gây các biến chứng nguy hiểm như apxe phổi, nhiễm khuẩn huyết. Cần sớm đến khám bác sĩ chuyên khoa khi có các triệu chứng sốt cao, có thể rét run, ho, khạc đờm đặc, có thể khạc máu, đau ngực, khó thở... 3. Nhiễm trùng da và mô mềm Viêm quầng đỏ, viêm mô tế bào: Xuất hiện các mảng đỏ trên da, đau, có thể có hạch, bàn chân có thể sưng to. Loét chân, bàn chân: Hay gặp ở các vị trí ngón chân, mặt trước cẳng chân, cổ chân, lòng bàn chân. Thường có hoại tử ướt, có mủ thối kèm theo sưng nề tấy đỏ tại chỗ. Viêm da do tụ cầu: Trên da có nhiều mụn nhọt. Nhiễm nấm: Hay gặp là nhiễm nấm ở bộ phận sinh dục (thường ở nữ, do nấm Candida), nấm ở kẽ giữa các ngón chân, có thể gây loét bàn nhân. 4. Nhiễm trùng răng miệng
  3. Đây là biến chứng rất hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường, gây rụng răng, mất răng, viêm lợi, viêm quanh chân răng, sâu răng, cao răng. Tình trạng viêm mủ chân răng, sưng tấy vùng hàm mặt có thể dẫn tới nhiễm khuẩn huyết, gây tử vong nếu không được điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường còn có thể bị một số nhiễm khuẩn khác hiếm gặp hơn như viêm túi mật khí thũng, viêm tai ngoài ác tính, viêm tuyến mang tai... Đa số bệnh nhân tiểu đường bị biến chứng nhiễm khuẩn cần được tiêm insulin để kiểm soát tốt đường máu, đồng thời dùng kháng sinh và các biện pháp điều trị đặc hiệu khác. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc đang điều trị mà đường máu tăng cao không rõ lý do, bệnh nhân tiểu đường cần đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2